1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi thăm Hà Nội!

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi MAGICSTAR, 18/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    ĐÀO NHẬT TÂN
    Buổi sáng...Hà Nội lạnh rồi...
    Đường HN trong giờ làm việc vẫn đông hơn hẳn mấy hôm trước.Đi lên mạn Hồ Tây,quyết định dành buổi sáng cho vườn đào.Hồ Tây lộng gió,vẫn có sương giăng.
    Đường Âu Cơ...Hai bên đường đã bày bán nhiều đào,chủ yếu là những cây khá to.Rồi quất vàng sậm...những cành đào đơn lẻ...mai vàng rực.Mùa xuân ở đây đến sớm nhất.Thỉnh thoảng lại thấy những chiếc xe ngược chiều lại.Chở đào,quất.
    Đã đến lãnh địa của đào Nhật Tân.Quyết định không rẽ xuống Lạc Long Quân mà đi thẳng đường Âu Cơ.khoảng 600m dọc theo Âu Cơ kể từ chỗ rẽ luôn có bóng dáng những cây đào.Bên kia đường,dưới thấp là những mảnh vườn nhỏ,vườn nào cũng trồng ít nhất vài gốc đào.Có những cây đào rất to,cao hơn 2m.Rồi cả một dải trồng đào,phóng tầm mắt ra xa thấy rất rộng.Những cây đào vừa ở xa,mờ mờ dần do bụi đường,do trời lạnh...Mắt cay cay.Quay ngược lại...Trong mảnh vườn nào đó,một bà cụ đang trầm ngâm bên gốc đào...Nhặt lá
    Đường Lạc Long Quân...Bạt ngàn...tất nhiên ít hơn rừng ...đào hồng.Một đoạn lại có những con đường nhỏ dẫn vào sâu khu trồng đào.Xen giữa những sác đào hồng ,đôi khi trơ trọi những bãi đất cát trơ trọi.Vô tình.Rẽ bừa vào một con đường dẫn vào trong.Một số cây đào được cho vào chậu to,để sát lối vào.Và có những luống...Vào một lúc rồi ra,vì không dám vào sâu hơn nữa...
    Vẫn đường Lạc Long Quân.Cho đến đường Nguyễn Hoàng Tôn(đúng không nhỉ),vẫn có thêm những gốc đào.Sát bên rìa đường,mấy gốc đào được tôn cao hơn mức bình thường...Như một sự chắp vá...Sỏi đá ngày một nhiều hơn...Giữa sắc hồng của hoa đào,giữa những gốc đào nhiều dáng vẻ,màu xám xịt của những công cụ,vật liệu xây dựng dường như trở nên tương phản.Một sự tương phản khiến người ta đau đớn.
    Đào Nhật Tân...Sẽ trở lại để làm cái điều còn chưa dám...
    4of7
    Được MAGICSTAR sửa chữa / chuyển vào 16:30 ngày 14/01/2004
  2. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Ước gì anh lấy được nàng
    Để anh mua gạch Bát Tràng về xây


    Làng Bát Tràng nằm bên kia sông Hồng, cách cầu Chương Dương 9km. Một buổi sáng thứ Sáu, trời Hà Nội xám xịt và nặng nề như muốn xầm xập đổ về tối. Một lúc sau thì mưa ào ào, mưa rào trong tiết trời cuối xuân vốn độ ẩm lúc nào cũng muốn với lên mức trăm phần trăm. Mưa tạnh thì trời cao lạ lùng. Nắng lên, vạn vật chưa kịp phản chiếu lại ánh nắng, chưa có cái vẻ lung linh lấp lánh sau cơn mưa nhưng nhìn đâu cũng thấy trong leo lẻo. Con đường dẫn từ chân cầu Chương Dương về phía làng Bát Tràng mềm mại như mái tóc xanh của cô gái Hà Nội dịu dàng uốn quanh triền đê xanh mướt. Phía bên kia, những nếp nhà nhỏ nằm yên bình giữa đồng, cái vẻ yên bình vốn có từ xưa đến nay của những làng ngoại thành vẫn không mất đi dù đây đó đã rải rác những ngôi biệt thự to đẹp của người thành phố về đây xây nhà nghỉ cuối tuần. Tháp nhà thờ, đúng như truyền thống, vẫn là ngọn cao nhất vùng, cho dù những hoạ tiết trên mặt tiền đã trốc lở, sạm đi màu vàng màu đỏ sau nhiều lần vôi ve. 1913, đã hơn 90 năm, thời gian có thể gặm nhấm bất cứ thứ gì vững chãi nhất..
    Hà Nội thời kinh tế mở, người người hăng say đua nhau làm giàu, bắt lấy từng cơ hội lớn nhỏ. Làng Giang Cao dường như không có gì đáng chê trách trong việc tích cực nắm lấy cơ hội. "Buôn có bạn, bán có phường", làng Bát Tràng cổ với những ngõ ngách nhỏ xíu chỉ vừa cho chiếc xe thồ chở đất sét đi vào hay chum vại đi ra không có vẻ thích hợp cho việc giao dịch mua bán, và Giang Cao đảm đương xuất sắc vai trò này. Ngày ngày, những sản phẩm gốm đưa ra từ chiếc lò nung cao ngút trong làng Bát Tràng cổ được xếp ngay ngắn vào xe thồ, đem ra ngoài Giang Cao, kiêu hãnh nằm trên giá của những cửa hàng sặc sỡ sau cửa kính trong vắt chờ người khách du lịch đến, ngắm nghía, mân mê rồi xuýt xoa không ngừng.
    Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng hào phóng tặng con người những dải đất đỏ ối, mềm mịn như thịt để từ đó xanh biếc nào ngô, khoai, dâu.. từng vạt từng vạt nối nhau bất tận dọc triền sông. Riêng làng Bát Tràng được ưu ái hơn một thứ đất sét trắng mịn như thạch cao, dưới bàn tay khéo léo của người nông dân Việt Nam xưa nay vốn vẫn cần cù, tài hoa, sau mấy ngày lao động cực nhọc, cho ra lò hàng loạt sản phẩm gốm nghệ thuật mà từ bao đời nay vẫn là niềm tự hào của dân làng, của đất Việt.
    Đất sét trắng được nhào trộn kĩ bằng những tỉ lệ nước khác nhau tuỳ từng mục đích sản phẩm. Để có được những mái đao vút cong kiêu hãnh hay đôi rồng chầu nguyệt trên mái đình, người ta đổ sét lỏng vào khuôn, đợi khoảng 15-20ph thì rót bớt ra, chỉ giữ lại lớp đất đã khô se se bám vào thành khuôn. Lại đợi thêm thời gian nữa cho đất khô hẳn mới giỡ ra khỏi khuôn, đem phơi ngoài nắng. Gian nhà cạnh đấy, những chiếc bàn xoay miệt mài suốt buổi với những vòng tròn đều đều bất tận để cho ra nào chum, lọ, cốc, ấm.. và tất cả những vật gì có dạng tròn, cong mềm mại. Đất sét ở đây đặc hơn thành từng khối. Sau khi đã thành hình, chúng được phơi la liệt ngoài nắng, rồi được lau lại bằng những miếng mút ẩm cho thêm mịn màng. Sơ nung xong, chúng lại được người thợ cần mẫn ngồi đánh giấy ráp để trôi đi những những chi tiết thừa hay khéo léo thêm những đường nét vụng về. Sau đó cả loạt lại đưa vào tráng men. Men chảy, men rạm.. cũng được pha chế theo những bí quyết riêng của người làm nghề, và men đó cũng được trộn vào với màu vẽ để có những chi tiết hoa văn trên sản phẩm. Vẽ xong thì lớn bé nhỏ to cốc chén bát đĩa đều được xếp ngay ngắn trên những giá cao ngất để đưa vào lò nung. Truyền thống người dân vốn nung bằng than, trong khoảng 2-3 ngày. Ngày nay, công nghệ hơn, họ dùng những lò nung gas chỉ trong vòng 12 tiếng.
    Công đoạn cuối cùng chỉ là lấy sản phẩm từ lò ra, xếp vào xe thồ cẩn thận, rồi đem ra ngoài bến sông Hồng chở đi mọi miền đất nước, ra cả những vùng đất xa xôi khắp các châu lục mà thậm chí người làm ra chúng chưa hề đặt chân tới. Một phần lớn sản phẩm khác cũng vòng vèo quanh co ra khỏi từng ngõ ngách nhỏ tí xíu tường gạch đen đỏ vì muội than để ra ngoài Giang Cao phục vụ người quanh vùng.
    Đến Bát Tràng, người ta không khỏi thích thú trước những công đoạn của người thợ thủ công tài hoa, và cũng muốn thử tự tay mình làm ra một sản phẩm. Người dân ở đây rất cởi mở và mến khách, họ có thể cho bạn ngồi ngay bên cạnh mình, nặn đất sét rồi tô vẽ lên sản phẩm của bạn, giảng giải cho bạn những bước công phu để làm nên một sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh. Thậm chí họ đồng ý cho bạn đưa sản phẩm lên lò nung và hẹn mấy ngày sau quay lại lấy mà không mất một đồng tiền công nào. Dân làng Bát Tràng cổ có vẻ kín tiếng hơn, nhưng những người thợ làm thuê ở đây thì luôn sẵn lòng nói cho bạn tất cả những gì họ biết về làm gốm sứ. Chị Sáng, chị Bích, chị Hoan.. tuổi 20,21 tươi cười đồng ý ngay khi chúng tôi hứng chí muốn về đây học nghề. Họ là những người thợ làm công ăn lương, ngày ngày đạp xe 5km từ vùng bên cạnh sang đây làm, mỗi người đảm đương một công đoạn nên họ không có những bí quyết gì để giấu giếm, những bí quyết mà chỉ người dân làng Bát Tràng mới có, để cho ra đời những sản phẩm có giá trị riêng không vùng đất nào khác có được. Có phải thế mà chỉ có con dâu làng Bát Tràng về đây mới rành rọt nghề, còn con gái Bát Tràng lấy chồng nơi khác đành chịu không biết gì về bí quyết làm gốm sứ..

    Yêu Hà Nội cháu yêu Hà Nội​
    [​IMG]
  3. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Ước gì anh lấy được nàng
    Để anh mua gạch Bát Tràng về xây


    Làng Bát Tràng nằm bên kia sông Hồng, cách cầu Chương Dương 9km. Một buổi sáng thứ Sáu, trời Hà Nội xám xịt và nặng nề như muốn xầm xập đổ về tối. Một lúc sau thì mưa ào ào, mưa rào trong tiết trời cuối xuân vốn độ ẩm lúc nào cũng muốn với lên mức trăm phần trăm. Mưa tạnh thì trời cao lạ lùng. Nắng lên, vạn vật chưa kịp phản chiếu lại ánh nắng, chưa có cái vẻ lung linh lấp lánh sau cơn mưa nhưng nhìn đâu cũng thấy trong leo lẻo. Con đường dẫn từ chân cầu Chương Dương về phía làng Bát Tràng mềm mại như mái tóc xanh của cô gái Hà Nội dịu dàng uốn quanh triền đê xanh mướt. Phía bên kia, những nếp nhà nhỏ nằm yên bình giữa đồng, cái vẻ yên bình vốn có từ xưa đến nay của những làng ngoại thành vẫn không mất đi dù đây đó đã rải rác những ngôi biệt thự to đẹp của người thành phố về đây xây nhà nghỉ cuối tuần. Tháp nhà thờ, đúng như truyền thống, vẫn là ngọn cao nhất vùng, cho dù những hoạ tiết trên mặt tiền đã trốc lở, sạm đi màu vàng màu đỏ sau nhiều lần vôi ve. 1913, đã hơn 90 năm, thời gian có thể gặm nhấm bất cứ thứ gì vững chãi nhất..
    Hà Nội thời kinh tế mở, người người hăng say đua nhau làm giàu, bắt lấy từng cơ hội lớn nhỏ. Làng Giang Cao dường như không có gì đáng chê trách trong việc tích cực nắm lấy cơ hội. "Buôn có bạn, bán có phường", làng Bát Tràng cổ với những ngõ ngách nhỏ xíu chỉ vừa cho chiếc xe thồ chở đất sét đi vào hay chum vại đi ra không có vẻ thích hợp cho việc giao dịch mua bán, và Giang Cao đảm đương xuất sắc vai trò này. Ngày ngày, những sản phẩm gốm đưa ra từ chiếc lò nung cao ngút trong làng Bát Tràng cổ được xếp ngay ngắn vào xe thồ, đem ra ngoài Giang Cao, kiêu hãnh nằm trên giá của những cửa hàng sặc sỡ sau cửa kính trong vắt chờ người khách du lịch đến, ngắm nghía, mân mê rồi xuýt xoa không ngừng.
    Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng hào phóng tặng con người những dải đất đỏ ối, mềm mịn như thịt để từ đó xanh biếc nào ngô, khoai, dâu.. từng vạt từng vạt nối nhau bất tận dọc triền sông. Riêng làng Bát Tràng được ưu ái hơn một thứ đất sét trắng mịn như thạch cao, dưới bàn tay khéo léo của người nông dân Việt Nam xưa nay vốn vẫn cần cù, tài hoa, sau mấy ngày lao động cực nhọc, cho ra lò hàng loạt sản phẩm gốm nghệ thuật mà từ bao đời nay vẫn là niềm tự hào của dân làng, của đất Việt.
    Đất sét trắng được nhào trộn kĩ bằng những tỉ lệ nước khác nhau tuỳ từng mục đích sản phẩm. Để có được những mái đao vút cong kiêu hãnh hay đôi rồng chầu nguyệt trên mái đình, người ta đổ sét lỏng vào khuôn, đợi khoảng 15-20ph thì rót bớt ra, chỉ giữ lại lớp đất đã khô se se bám vào thành khuôn. Lại đợi thêm thời gian nữa cho đất khô hẳn mới giỡ ra khỏi khuôn, đem phơi ngoài nắng. Gian nhà cạnh đấy, những chiếc bàn xoay miệt mài suốt buổi với những vòng tròn đều đều bất tận để cho ra nào chum, lọ, cốc, ấm.. và tất cả những vật gì có dạng tròn, cong mềm mại. Đất sét ở đây đặc hơn thành từng khối. Sau khi đã thành hình, chúng được phơi la liệt ngoài nắng, rồi được lau lại bằng những miếng mút ẩm cho thêm mịn màng. Sơ nung xong, chúng lại được người thợ cần mẫn ngồi đánh giấy ráp để trôi đi những những chi tiết thừa hay khéo léo thêm những đường nét vụng về. Sau đó cả loạt lại đưa vào tráng men. Men chảy, men rạm.. cũng được pha chế theo những bí quyết riêng của người làm nghề, và men đó cũng được trộn vào với màu vẽ để có những chi tiết hoa văn trên sản phẩm. Vẽ xong thì lớn bé nhỏ to cốc chén bát đĩa đều được xếp ngay ngắn trên những giá cao ngất để đưa vào lò nung. Truyền thống người dân vốn nung bằng than, trong khoảng 2-3 ngày. Ngày nay, công nghệ hơn, họ dùng những lò nung gas chỉ trong vòng 12 tiếng.
    Công đoạn cuối cùng chỉ là lấy sản phẩm từ lò ra, xếp vào xe thồ cẩn thận, rồi đem ra ngoài bến sông Hồng chở đi mọi miền đất nước, ra cả những vùng đất xa xôi khắp các châu lục mà thậm chí người làm ra chúng chưa hề đặt chân tới. Một phần lớn sản phẩm khác cũng vòng vèo quanh co ra khỏi từng ngõ ngách nhỏ tí xíu tường gạch đen đỏ vì muội than để ra ngoài Giang Cao phục vụ người quanh vùng.
    Đến Bát Tràng, người ta không khỏi thích thú trước những công đoạn của người thợ thủ công tài hoa, và cũng muốn thử tự tay mình làm ra một sản phẩm. Người dân ở đây rất cởi mở và mến khách, họ có thể cho bạn ngồi ngay bên cạnh mình, nặn đất sét rồi tô vẽ lên sản phẩm của bạn, giảng giải cho bạn những bước công phu để làm nên một sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh. Thậm chí họ đồng ý cho bạn đưa sản phẩm lên lò nung và hẹn mấy ngày sau quay lại lấy mà không mất một đồng tiền công nào. Dân làng Bát Tràng cổ có vẻ kín tiếng hơn, nhưng những người thợ làm thuê ở đây thì luôn sẵn lòng nói cho bạn tất cả những gì họ biết về làm gốm sứ. Chị Sáng, chị Bích, chị Hoan.. tuổi 20,21 tươi cười đồng ý ngay khi chúng tôi hứng chí muốn về đây học nghề. Họ là những người thợ làm công ăn lương, ngày ngày đạp xe 5km từ vùng bên cạnh sang đây làm, mỗi người đảm đương một công đoạn nên họ không có những bí quyết gì để giấu giếm, những bí quyết mà chỉ người dân làng Bát Tràng mới có, để cho ra đời những sản phẩm có giá trị riêng không vùng đất nào khác có được. Có phải thế mà chỉ có con dâu làng Bát Tràng về đây mới rành rọt nghề, còn con gái Bát Tràng lấy chồng nơi khác đành chịu không biết gì về bí quyết làm gốm sứ..

    Yêu Hà Nội cháu yêu Hà Nội​
    [​IMG]
  4. nhipmuaroi1981

    nhipmuaroi1981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Làng gốm sứ bát tràng
    Sách Gốm Bát Tràng (Giáo sư sử học Phan Huy Lê) có viết tại Đình làng Bát Tràng còn lưu giữ được đôi câu đối cổ phản ánh lịch sử của cư dân và nghề gốm:
    Bồ di thủ nghệ khai đình vũ
    Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần
    Dich là:
    Nghề từ làng Bồ ra, khởi dựng Đình miếu.
    Lòng thành như hương lan, cúng tạ thánh thần
    Theo cổ sử, năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra đất Thăng Long - nay là Hà nội. Trên cơ sở thành Tống Bình - Đại La thời Thuộc Tuỳ (608 -618) Thăng Long đã trở thành Trung tâm chính trị của nước Đại Việt độc lập và nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế ?" văn hoá của cả nước. Biết bao thành quách, cung điện, đền đài được xây dựng; các phố phường bến chợ được mở rộng hoặc xây dựng mới, cần rất nhiều nguyên vật liệu cho xây dựng và đáp ứng nhu cầu của dân số đất Kinh kỳ ngày càng tăng lên. Biết bao các phường thợ, đủ các ngành nghề được điều về kinh đô hoặc các vùng ven đô để hành nghề. Hix hix
    Vùng Bạch Thổ (Có lẽ lý do mọi người gọi như vậy vì đây là vùng có đất sét trắng), sau là Bạch Thổ phường, rồi đổi thành Bát Tràng được ra đời, nằm vào giai đoạn đó. Tương truyền rằng xưa kia, ở nơi đây còn là vùng đất hoang, ven sông Nhĩ Hà sau gọi là Hồng Hà có tới 72 gò đất sét trắng - một nguyên liệu quan trọng cho sản xuất gốm và sứ ... Dòng họ Nguyễn Ninh Tràng - họ Nguyễn làm gạch nên được Triều đình nhà Lý điều ra để sản xuất gạch, cung cấp cho kinh thành xây dựng.
    Hix hix... Khổ nỗi bây giờ sang bát tràng đố pác nào tìm được cài gò đất sét trắng nào. Nghe đâu mấy gò đất đó đã bốc hơi rùi! Hi hi....
    Theo sách làng xã ngoại thành Hà nội (Bùi Khiết) có chép truyền thuyết là: "Vào khoảng các thế kỷ từ thế kỷ thứ XI đến XIV một bộ phận dân cư làm nghề gốm ở làng Bồ Bát (nay thuộc Ninh Bình) gồm một số dòng họ đã đến đây, cùng với dân sở tại lập ra Phường gốm gọi là Bạch Thổ Phường, đến thế kỷ XIV đổi ra Bát Tràng.
    Từ những năm 80, việc thành công và nhân rộng lò hộp, một sáng kiến của Cụ Nguyễn Văn Âu ra toàn xã đã mở cho Bát Tràng vượt qua được khó khăn và vươn lên mạnh mẽ của việc tiếp thu ứng dụng khoa học vào khâu nung đốt lò vào men thuốc, vào mẫu hàng và nhất là đất kao lanh đánh lỏng thành hồ vận chuyển bằng thùng, bằng xe từ cơ sở chuyên sản xuất "đất hồ" tới các nhà sản xuất. Bát Tràng bắt đầu các dịch vụ phục vụ cho sản xuất gốm sứ, như cung cấp mang tính chuyên môn vật liệu than, củi đốt lò.
    Cho đến năm 1999 ở Bát Tràng đã xuất hiện những chiếc lò đun bằng gas đầu tiên. Hi hi nhưng các sản phẩm nung bằng lò than vẫn có những chất men đẹp và đặc biệt hơn...

    Có một huyền thoại truyền khẩu trong nhiều thế hệ người làng gốm kể rằng: Vào thời Trần (thế kỷ 13-14) có ba vị đỗ thái học sinh (tức ngang với tiến sĩ thời Lê - Nguyễn) được triều đình cử đi sứ Bắc Quốc là Hứa Vĩnh Kiều người Bát Tràng cùng với Đào Trí Tiến người làng Thổ Hà và Lưu Phương Tú người làng Phù Lãng. Sau khi hoàn tất công việc ngoại giao, trên đường về nước qua vùng Thiều Châu gặp bão lớn phải dừng lại nghỉ. Nơi đó có xưởng gốm Khai Phòng. Ba ông bèn học lấy nghề gốm rồi đem về nước truyền bảo cho dân quê mình. Do vậy, mà làng Bát Tràng chuyên chế các hàng gốm men có sắc trắng đỏ, còn làng Phù Lãng thì chế các hạng đồ gốm men có sắc vàng thẫm.
    Lịch sử lập làng của Thổ Hà còn khá rõ. Đây là một trung tâm sản xuất đồ sành. Nơi đây còn có đền thờ bà chúa Sành, một cô gái bán gốm có nhan sắc duyên dáng điển hình của xứ Bắc được tuyển vào làm cung phi của vua Trần Anh Tông. Tìm hiểu thêm nữa thì được biết ở Thổ Hà, tấm bia cổ nhất làng có niên đại dựng vào năm 1692. Bia cho biết, lúc ấy dân làng Thổ Hà chỉ có 58 mẫu. Thời kỳ phát đạt nhất của làng là thế kỷ 17. Cũng khi ấy, dân làng Thổ Hà mới có điều kiện xây dựng các công trình công cộng của làng như: đình, chùa, văn chỉ.. Thực ra, nghề gốm ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Hiện nay, khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra những dấu vết đồ gốm thô trên đất nước ta có niên đại trên 6.000 năm trước. Chuyển đến giai đoạn gốm Phùng Nguyên, Gò Mun (vĩnh Phú) thời đầu các vua Hùng, thì chất lượng đã cao hơn, chắc hơn, với độ nung 800-900oC. Các sản phẩm gốm trong giai đoạn này có xương gốm bước đầu được tinh luyện, kỹ thuật tạo dáng đã đẹp và tiện dụng hơn. Hoa văn trang trí được thể hiện bằng các phương pháp: chải, rạch, đập và in. Người thợ gốm đã loại bỏ dẫn những yếu tố ngẫu nhiên, bắt đầu quan tâm tới cái đẹp và công dụng của từng chủng loại sản phẩm. Đến giai đoạn gốm men Đại Việt (từ thế kỷ 11 trở đi) thì một số trung tâm gốm đã hình thành trên đất nước ta như vùng gốm Hà Bắc, Thanh Hoá, Thăng Long, Đà Nẵng. Những sản phẩm gốm dân dụng kết hợp với nghề làm gạch ngói đáp ứng yêu cầu xây đựng chùa, tháp như chùa Phật Tích (Hà Bắc), Quốc Tử Giám (Hà Nội), tháp Chàm (Quảng Nam Đà Nẵng)... Đặc biệt ở thời Trần có trung tâm gốm Thiên Trường, (Hà Nam Ninh) với các sản phẩm tiêu biểu như bát, đĩa, bình lọ phủ men ngọc, men nâu...
    Duy chỉ có truyền thuyết nói về việc dân làng Bát Tràng từ Bồ Bát chuyển cư ra Bắc và định cư ở tả ngạn sông Hồng phía dưới Thăng Long để tiện chuyên chở nguyên liệu và thành phẩm? là tiếp cận với thực tiễn lịch sử. Nghề gốm ở Bát Tràng gắn liền với quá trình lập làng. Do vậy, thời điểm chuyển cư hợp lý nhất của người Bồ Bát phải là khoảng cuối thời Trần (thế kỷ 14) và có thể coi đó là thời điểm mở đầu của làng gốm. Nhưng việc lập làng phải tính từ thời họ Nguyễn Ninh Tràng ở đất Hoa Lư (Ninh Bình) được vua Lý điều ra làm gạch để xây dựng Thăng Long. Rồi sau mới là các dòng họ ở Bồ Bát ra.
    Con kiến leo cành đa
    Leo phải cành cụt leo vào leo ra
    Anh yêu em
    Anh đi ra đi vào
    Được nhipmuaroi1981 sửa chữa / chuyển vào 14:03 ngày 29/04/2004
  5. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    PHỐ HOÀNG HOA THÁM
    Nằm gần như song song với phố Thuỵ Khuê- mà theo thống kê năm 2000( hơi cũ) là phố dài nhất Hà Nội ( chắc xấp sỉ 4 km), phố Hoàng Hoa Thám ở cao hơn khá nhiều, và không bao giờ ngập lụt. Bắt đầu từ chợ Bưởi...nói chính xác là nơi diễn ra phiên chợ Bưởi...dù đi qua rất nhiều nhưng chẳng mấy khi để ý nó diễn ra ngày nào( nếu không nhầm là một tháng có 6 buổi)....là lựa chọn số một của bạn khi muốn tìm mua một cái gì đó về trồng. Vào ngày phiên, cây được bày đầy 2 bên đường, với nhiều màu sắc...và tất nhiên đều tươi. Cây tụ họp ở phiên chợ ...là hầu như tất cả những gì để trồng- như đã nói ở trên, được mang đến từ nhiều nơi: Nhật Tân, Quảng Bá, Ngọc Hà... Có lần, vì tìm một loại cây, cố mò vào làng Ngọc Hà, rồi sau đó...lạc đường, lung tung mãi cũng ra được, nhưng chẳng tìm được gì. Vào ngày phiên, có nhiều cây 2 bên đường, đường đông hơn, do mọi người vẫn nhằm phiên chợ để đi chọn cho mình những cây mong muốn. Bình thường, cây vẫn được bày bán ở những cửa hàng cố định...và dĩ nhiên mua trong cửa hàng bao giờ cũng đắt hơn. Phiên chợ ngày xưa thường bán cả động vật, nhưng bây giờ có lẽ đã chuyển vào trong chợ.Phần đầu phố là nơi bán cây. ngày nay, phố bán vô số chim cảnh và những đồ đi kèm. Sau đợt cúm gà, chưa biết lượng lông vũ này thế nào, chỉ biết ***g vẫn vô khối. Phố Hoàng Hoa Thám thường khá đông người qua lại, kinh doanh buôn bán đủ loại mặt hàng: đồ gỗ, thời trang, gia dụng...Đợt Seagames 22, phố được thông xuống đường Liễu Giai, là đường mà xe ô tô luôn phải rẽ xuống nếu muốn đi từ đầu đến cuối đường HHT hoặc ngược lại( tránh tắc đường).
    Khoảng giữa đường HHT là Tỏng công ty rượu bia và nước giải khát- nơi mà xung quanh luôn có một lượng lớn các quán bia hơi.
    Phố Hoàng Hoa Thám- con phố mình đi cực nhiều, dù nó không đẹp.. Hoàng Hoa Thám- tức đề Thám...ai chắc cũng biết được như mình- là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống lại thực dân Pháp, là người Bắc Giang. Điều tớ biết chỉ có thế. Lí do mà mình hay đi nó thì... :
    thứ nhất là nó ở cao, nên lạnh hơn vào mùa đông, mát hơn vào mùa hè, và không bao giờ ngập lụt trong mùa bão lũ.
    thứ 2 vì phiên chợ Bưởi luôn có nhiều hoa, và đó là một nét còn giữ được của Hà Nội mấy chục năm nay.
    Và thứ 3...đó là nơi cuối đường Hoàng Hoa Thám....
    Sau khi đi khoảng 3km trên cao, bên trái nhìn xuống trường cấp 2 Chu Văn An, đường rẽ sang phố Thuỵ Khuê, bên phải là các lối rẽ xuống Ngọc Hà, Đội Cấn, là đến một khoảng mà bạn có thể nhìn thấy rất nhiều cây. Công viên Bách Thảo - hay thường gọi là Bách Thảo. Bách thảo nghĩa là...trăm loài cây .Đoạn cuối này thường vắng hơn, người ta dễ đi nhanh hơn, còn mình lại thường đi chậm hơn, lượn vòng theo đường và ngắm nhìn một khoảng xanh mướt mắt. Đường Hoàng Hoa Thám có lẽ cũng là nơi vào tháng 3, bạn có thể thấy cây hoa sưa đầu tiên của HN nở hoa...rắc xuống mặt đường...trắng xoá tung theo gió....và cũng là nơi nhìn thấy nhiều hoa sưa nhất. Bởi bên trong Bách Thảo là núi Sưa mà.
    Đến cuối đường Hoàng Hoa Thám, là ta có thể nhìn thấy cái cổng cây xanh cổ thụ của HN- trên phố Phan Đình Phùng... Nhìn xa xa và trọn vẹn...chuẩn bị tiếp theo một nét đẹp của Hà Nội.
  6. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Gần một năm đã trôi qua. Những ngày đầu năm dương lịch, khi cái lạnh vẫn đang quấn lấy chân, khi những ngày cuối năm âm lịch sắp đến, tôi lại nhớ đến hoa đào. Thương nhớ hoa đào đã là một topic cũ, có lúc lang thang thấy ai đó hỏi sao chụp ảnh với nền là vườn hoa đào...Cũng chạnh lòng.
    Năm nay nghe nói đào mất mùa, mai cũng mất mùa. Nghe vậy, chứ cũng chẳng biết chuyện hoa đào giữa hai làng thế nào. Còn mai....không phải của miền Bắc.
    Ngoài bãi sông Hồng, ai đó nói vẫn có vườn đào. Đi vào một chỗ nào đó, thấy những cành khô sẫm như củi. Hay lại đang bấm lá. Cả một miền ngoài bãi tiêu điêu. Gạch ngói, cây khô, những bãi đất gần trống, những cây ngô vừa đựôc đốt. Xa lắm rồi cái màu xanh mứơt của xuân, cái đẹp ngây ngất của sự yên bình. Quy hoạch ngày càng lấn sâu ra sát bờ nước, những bóng áo cam đo đạc, những tính toán...
    Bước tùng bước trên đưồng... nhìn những khu nhà, những vỉa hè rộng mà trứơc kia là vườn đào Nhật Tân . Đường rộng... cũng thích, nhưng vẫn còn cảm giác nao nao tiếc nuối.
    Hà Nội ngày một đổi thay. Về đến nhà trời đã tối. Lạnh mà toát mồ hôi. Nhớ cánh hoa đào bừng ấm lên trong tiết đông. Như một ký ức mong manh.
    [​IMG]
    Được MAGICSTAR sửa chữa / chuyển vào 20:27 ngày 09/01/2007
  7. okaley

    okaley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Mình chưa từng ra Hà Nội nhưng Ba Má và mấy anh, chị mình thì hầu hết đã ra Hà Nội rồi và ai cũng khen Hà Nội đẹp - cả phong cảnh lẫn con người Hà Nội - . Chắc chắn lần tới khi về VN mình sẽ ra Hà Nội ...
  8. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
    Đọc tin thức thấy triển lãm "Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh - Những tháng năm giữ nước" tại bảo tàng HCM, nên quyết định đi xem. Rủ đến 4 người, người nào cũng bận. May cuối cùng tớ rủ được ấy. Cám ơn nhiều nhiều.
    Đã gần 20 năm không vào, gần như không thể chắc chắn nó nằm ở đâu. Chỉ biết ở ngay cạnh lăng Bác. Nên lượn một vòng. Có thể vào bằng cổng ở phố Chùa Một Cột( vào được lăng Bác), cổng 5 Ngọc Hà. ( không nhớ A hay B- vào được lăng Bác) và cổng 17B Ngọc Hà( cổng chính của Bảo tàng HCM- trên web thấy ghi là 19 Ngọc Hà). Có lẽ có 4 đường vào. Không mất vé vào tham quan.
    Cách bố trí và sắp đặt hiện nay so với ngày xưa mình vào, quá khác nhau. Triển lãm ảnh ?oThăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh - Những tháng năm giữ nước? được bố trí trong 1 gian nhỏ ở tầng 2. Đa số là những bức ảnh liên quan đến Bác. Một số ảnh về các buổi mít tinh, đoàn quân về giải phóng thủ đô, máy bay bị bắn rơi đầu năm 1972 và 12 ngày đêm Hà Nội trên không( cuối tháng 12-1972)?.; một số tặng phẩm, vật dụng của Bác; các tài liệu được đánh bằng máy chữ, nhìn quá khó đọc: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, các bản báo cáo, kế hoạch thực hiện, các cuộc vận động? Thấy thú vị với cái thông tin( không nhớ chính xác lắm):
    Năm 1954(57?): dân số Hà Nội là khoảng 570 nghìnngười
    Năm1961(hay63nhỉ?):hơn 1020 nghìnngười
    Đến năm nay, 2010,dân số là gần 6,5triệu ngnười
    Dù những cách thống kê có thể khác nhau.
    Có một vài bản vẽ kỹ thuật của cầu Chương Dương và cầu Thăng Long. Mờ mịt, nên không đọc nổi thông tin nếu muốn tìm hiểu. Bản đồ Hà Nội từ xưa, ?bản đồ nội thành Hà Nội mới nhất, đã có thêm quận Hà Đông.
    Với những người thích đi xem tranh, ảnh và bảo tang, những tư liệu này cũng được.
    Đã vào, nên tận dụng chuyến đi để bước chân lên tầng 3. Một không gian hoàn toàn khác với những bảo tang đã từng đến. Mọi thứ được bố trí rất pro.(không biết nên dung từ nào cho đúng hơn). Có lẽ vì đây là nơi được nhiều khách quốc tế và những nhân vạt quan trọng đến thăm nhất. Những kỷ vật, sách báo, và những giai đoạn lịch sử liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hình thành chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít, tiến bộ của khoa học kỹ thuật?Rất thích mấy cái không gian gương kính. Bảo tang bố trí để người đi xem đi lần lượt, không phải nhìn lại những gì đã xem. Mỗi một giai đoạn quan trọng đều có màn hình minh họa. Ở đây, có khá nhiều không gian tối, mà bạn sẽ thích nếu ít người tham quan?.
    Tiếc là bảo tàng đóng cửa quá sớm(4h chiều), nên chưa kịp xem hết.
    Và vừa ra khỏi nhà đã tiếc là quên mang theo máy ảnh, nên lỡ mất khá nhiều thứ có thể chụp.
    Có thể tham khảo một số thông tin cần thiết tại trang web http://www.baotanghochiminh.vn/
  9. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    THĂNG LONG TỨ TRẤN.
    Tháng 10, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Cũng sắp xếp thời gian để đi được một số nơi mình muốn. Bận rộn, đợt 1000 năm qua đi, một năm cũ cũgn sắp hết, vậy mà vẫn để cả đống ảnh trong máy. Bây giờ, ngày 30 Tết rồi, đành viết tạm một ít coi như trả nợ năm cũ. Về một nơi có ý nghĩa với Hà Nội- Thăng Long tứ trấn.
    Ngày 9/10, có hẹn ai muôn đi thì 2h đến cổng trường ĐH GTVT. Đợi 15 phút không thấy ai( mà có ai mới thì mình cũng chịu), nên đi. Đúng kế hoạch và cũng đường định sẵn: Trấn Tây- Trấn Nam- Trấn Đông- Trấn Bắc. Từ cổng trường GT đến đền Voi Phục cực gần.
    Đường vào nhìn ra hồ Thủ Lệ:
    [​IMG]

    Sau khi được tu sửa, đường vào khá rộng:

    [​IMG]

    Đền Voi Phục thờ Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, hoàng tử thứ tư của vua Lý Thánh Tông, sinh sống ở Thị Trại, nay là phường Thủ Lệ. Khi quân Chiêm xâm lược nước ta, hoàng tử xin đi đánh giặc. Sắp đặt quân tướng xong, Honàg tử thét lớn: "Ta là Thiên tướng!",con voi phục xuống để hoàng tử ngự lên, vì vậy đền có tên là Voi Phục. Thắng giặc, đất nước thanh bình, ít lâu sau hoàng tử lâm bệnh, chữa không khỏi, hoá thành Giao Long. Sau khi hoàng tử hoá, vua Lý Thánh Tông sắc phong Linh Lang Đại Vương, đổi Thị Trại thành Thủ Lệ. Thời nhà Trần và Lê Trung Hưng, ngài 2 lần hiển thánh đánh tan giặc....
    Cổng vào có 2 con voi đá trong chuồng, ở 2 bên:
    [​IMG]

    [​IMG]

    Cổng vào đền Voi Phục:
    [​IMG]

    Đền- Đình Kim Liên nằm trên đường Kim Liên mới, thờ Cao Sơn Đại Vương Thần Từ, là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, đã cùng Sơn Tinh chốgn lại Thuỷ tinh mang lại bình yên cho trăm họ. Đến triều Lê, vua lánh nạn vào Tây Đô dấy nghĩa binh, khôi phục cơ nghiệp của Vua Cao Tổ; một số quần thần phụng lênh vua mang quân đi chinh phạt, gặp ngôi đền bên trong dựng tảng da đề chữ Cao Sơn Đại Vương cùng cúi lạy ngầm khấn, không đầy một tuần sau nghiệp lớn thành công. Vua giành lai ngai vàng, nghĩ đến ơn thần ngầm giúp nên cho dựng lại đến thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa, gần Thăng Long.
    Đình kết cấu chữ Đinh ( T) gồm bái đường 5 gian và hậu cung. Đình óc tấm bia đá đồ sộ mang tên CAO SƠN ĐẠI VƯƠNG THÀN TỪ BI MINH cao 2,43m, rộng 1,57m, dày 0,22m. Tấm bia ghi về thần tích và bài minh ca ngợi Thần, so Sử thần Lê tung sợn năm Canh nGọ- Hồng Thuận thứ 3( 1510) và đuwcj dựng ngày 1 tháng Trọng Thu năm Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33(1772).
    Bây giờ đang thắc mắc, trong ảnh sao không thấy tấm bia đó. Cũng không nhớ mình có nhìn thấy không nữa. Có lẽ do mình kiêng chụp trực tiếp chỗ điện thờ.
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]

    Hà Nội những ngày này rất đông. Khắp nơi đều thấy chỗ gửi xe

    [​IMG]

    Đền Bạch Mã nằm tại số 76 Hàng Buồm, thờ thần “Long Đồ Thần Quân Quảng Lợi Bạch Mã Đại Vương”. Tương truyền rằng, vào thế kỷ IX, viên quan đô hộ nhà Đường (Trung Quốc ) là Cao Biền đắp La Thành. Khi ra ngoài Cửa Đông, thấy một người lạ trong đám mây ngũ sắc. Biền vốn là đạo sỹ có ý muốn trấn áp. Đêm, Biền nằm mộng thấy người đã gặp. Người đó tự xưng là Long Đỗ. Cao Biền đem chiếc búa bằng đồng đi chôn yểm. Đêm sau nổi mưa gió. Sáng ra thấy chiếc búa đồng bị đánh tan như cát bụi. Biền sợ và lập đền thờ. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành, nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khẩn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra. Vua lần theo dấu vét chân ngựa để vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long. ( thông tin cụ thể về đền Bạch Mã, xem tại http://www.hoankiem.vn/city_info/an...m?region_id=70&keyword=&masterid=2404&id=2604). Cách đây lâu lâu, có lẽ khoảng 6 năm, public HN có đến đền Bạch Mã nhưng đang tu sửa. Nằm trên phố cổ, nên đền là nơi nhỏ nhất trong Thăng Long tứ trấn.
    Đền Bạch Mã
    [​IMG]

    Thờ thần Long Đỗ...
    [​IMG]

    Về đến đền Quán Thánh lúc 4h35 chiều. Đền Quán Thánh thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, một vị thần trấn cửa Bắc môn thiên phủ, sau đầu thai làm con vua nước Tinh Lạc bên Trung Quốc, khi lớn lên bỏ ngôi hoàng tử, đi tu ở núi Vũ Dương. Sau khi đắc đạo sang du ngoạn nước ta, đến bên Hồ Tây thì dùng đạo phép khủ trừ các loại yêu quái để cứu dân rồi hóa. Do đó người dân ;ập đền thờ gọi là Huyền Thiên Quan.
    Một truyền thuyết nữa: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản ph­ương Bắc, đã nhiều lần sang giúp n­ước Việt đánh đuổi ngoại xâm: Lần thứ nhất, vào đời Hùng Vư­ơng thứ VI đánh giặc từ vùng biển tràn vào, Lần thứ hai, vào đời Hùng V­ương thứ VII đánh giặc Thạch Linh... Chuyện Huyền Thiên Trấn Vũ còn thêm chi tiết giúp dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng xung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vư­ơng 14), trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, giúp An D­ương V­ương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thư­ờng đến đây để cầu m­a mỗi khi có hạn hán, những lời khấn thần còn ghi trong "Thiên Nam Dư­ hạ tập".( cái này tìm trong http://www.badinh.gov.vn/htx/Vietnamese/default.asp?Newid=1144 )
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được triều đình cho đúc lại bằng đồng đen (hun). Tợng cao 3,07m, chu vi 8m. Tượng mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của dân ta cách đây 3 thế kỷ. Tại nhà bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ.

    Đền Quan Thánh

    [​IMG]




    [​IMG]

    Huyền Thiên Trấn Vũ

    [​IMG]

    Ra đến cổng, chẳng kịp cafe thì bị gọi về.
    Thăng Long tứ trấn, vào dịp 1000 năm Thăng Long, mình đi thắp hương mong cho Hà Nội sẽ bền vững. Có điều còn thắc mắc. Cùng là trấn, sao đến tấm biển cũng không đồng nhất?

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]

    Cố gắng hoàn thành một món nợ. Chúc mọi người một năm mới bình an và hạnh phúc.
  10. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Chào Magicstar và mọi người!
    Mình xa HN từ bé và vào Sài Gòn sống cùng gia đình, giờ cũng đã lập gia đình rồi.
    Sắp tới mình tính cùng bà xã ra thăm HN nhưng hiện tại chưa biết nên đi đứng sao cho nó thuận tiện. Vậy Magicstar và mọi người có thể tư vấn cho mình nên đi những đâu, ăn gì (mình thích bình dân thôi), thuê chỗ ở ở đâu thì tiện được không??
    Cám ơn mọi người! Mình có thể lưu lại HN 5 đến 6 ngày.

Chia sẻ trang này