1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi thăm Hà Nội!

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi MAGICSTAR, 18/04/2003.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    Ở HN, Thật hiếm có chỗ nào đẹp, sạch nhưng lại vắng vẻ như thành HN, chỗ Đoan Môn ấy. Trên đó cực rộng mà lại vắng nữa. Gió thổi mát ***g lộng. Ở đó có thể nghe mọi âm thanh của HN như là từ xa vọng lại vậy. Ánh nắng lấp lánh rọi qua kẽ của những cây đại rọi xuống, không nóng mà dìu dịu. Nói chung là trên đó cảm giác thư thái cực kỳ!!!
    Vì thế ý kiến của Magic rằng là lần sau chúng ta sẽ họp Box trên Đoan môn hay cực kỳ luôn. Đảm bảo sẽ không thể quên được. Ngồi trên đó mà bàn chuyện đại sự thì còn gì bằng. Chỉ mỗi tội là không có đồ uống thôi.

    Click the picture to know who I am
    Lucky Luke
  2. Ma_Xo

    Ma_Xo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    ----------------
    -Đền Quán Thánh(trấn Bắc)
    -Đình Kim Liên(trấn Nam)
    -Đền Bạch mã(trấnĐông)
    -Đền Voi Phục(trấn Tây)
    quyết định đi một vòng tứ trấn. Nhưng chẳng nhớ nổi trấn Nam với trấn Đông ở chỗ nào_Online...giở một loạt trang để tìm xem có địa chỉ không.nhưng mà public HN chưa có bài nào về cái đó thì phải,cả BoxLịch sử văn hoá cũng thế.Dùng YM kêu ầm lên ,gửi cả PM cho bác thaodan để hỏi,nhưng chờ lâu quá nên out luôn.Nhớ mang máng đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm(76 Hàng Buồm),đến nơi thấy đang tu sửa nên cũng chẳng muốn vào,còn đình Kim Liên thì ...chịu.Về tra bản đồthấy nó nằm ngay gần mấy hàng bán quần áo cũ ở KL hay sao ấy nhỉ?
    ---------------------
    Sao ko hỏi tớ nhỉ (GodFatherHN đây), tỉm toàn từ điển ảo trong khi "từ điển sống về HN" thì lại không hỏi .
    Hồi trước học ở KL, cứ tưởng đình KL cũng ở gần đấy, thấy vinh dự quá vì được ở cạnh một trong Thăng Long tứ trấn. Hoá ra không phải. Có một lần lên mạn Hồ Tây với một cậu bạn để ... tìm quán thì giật mình thấy một cái biển báo ghi Chùa Kim Liên. Khuôn viên chùa rộng lắm, chùa nằm trên một rẻo đất "ăn" ra hồ Tây, xung quanh toàn nước, chắc là cảnh ấn tượng lắm nhưng lúc đấy tối rồi nên không vào được. Gần đây đọc báo biết chùa bị xuống cấp lắm, các sư cụ gõ mõ ở dưới nhưng chẳng biết lúc nào thì xà nhà rơi xuống gõ vào ... (bất kính quá). Chùa nằm trong một ngõ rẽ từ đường Nghi Tàm xuống, nằm ngay giữa làng hoa Nghi Tàm và KS Thắng Lợi. Trong ngõ đấy cũng có một quán vườn đẹp lắm sâu tít bên trong, cây cảnh đẹp (vì làng hoa mà) lại có cả một cái đàn bằng guồng nước như kiểu dân Tây nguyên, nhưng phải cái nhiều bọ quá, chẳng biết bây giờ đỡ chưa.
    Tứ trấn mình mới vào được Quán Thánh. Nhưng thế quái nào mà Đình (Chùa?) Kim Liên lại ở trấn Nam nhỉ, thấy nó ở tít trên phía Bắc cơ mà.
    Thêm một ít thông tin về Đền Voi Phục, có lẽ ít người biết:
    Đền Voi phục trấn phía Tây thành phố Hà Nội là một trong những "Thăng Long tứ trấn" được xây dựng vào năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời vua Lý Thánh Tông. Đền thờ thần Linh Lang đại vương, con thứ tư vua Lý Thánh Tông có công diệt giặc ngoại xâm. Năm 1962, ngôi đền được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Và tất nhiên như hầu hết những di tích đã được xếp hạng khác, đền đang bị xâm hại nghiêm trọng vì đủ các loại quán (cạnh CV Thủ Lệ).
    OK, và cuối cùng vì chưa vào khu thành cổ bao giờ nên xin đóng góp một bài lượm được:
    Đi thăm thành cổ mới của Hà Nội
    Cuối cùng, Thành cổ Hà Nội đã mở cửa! Sau 118 năm người Pháp san phẳng tòa thành có tuổi thọ ngót 900 nằm và biến thành một trại lính, sau 6 năm thâm nghiêm kín cổng cao tường với chức năng là khu Quân đội, người Hà Nội giờ đây lại được nhìn thấy, sờ thấy tòa thành đã trở thành huyền thoại mờ mịt trong ký ức của mình, dẫu nó chỉ còn lại những mảnh vụn của tòa thành ngày xưa.
    Đã từ rất lâu, khi đi dưới những rặng sấu và xà cừ xanh đen của 2 con đường vào loại đẹp nhất Hà Nội là đường Hoàng Diệu và đường Phan Đình Phùng, dân tứ xứ về Hà Nội, du khách ghé qua và cả những người Hà Nội gốc có thói quen ngước lên nhìn vào tòa thành sau bức tường rêu và dù có kiễng chân nghển cổ lên cao hết mức, họ cũng chỉ có thể nhìn thấy thấp thoáng mái cong của Đoan Môn và Lầu Công chúa ẩn hiện sau hàng cổ thụ xanh rì. Gần phường phố hơn và dễ "thực mục sở thị" hơn cả là cổng thành Cửa Bắc với chiếc cổng vòm đồ sộ còn gần như nguyên vẹn nhưng đã bị bít kín, thì người tò mò nhất cũng chỉ kịp nhìn thấy 2 vết đạn đại bác toác hoác phía bên trái cổng thành, dấu ấn của trận công thành năm 1882 mà người Pháp cố tình giữ lại như một chiến tích. Nếu cố tình đi chậm, hoặc lại có thêm máy ảnh hay camera trên tay thì chắc chắn có một người ra hỏi thăm giấy tờ và... mời đi chỗ khác chơi ngay vì "Không phận sự miễn vào khu vực cấm".
    Bấy nhiêu lý do, cộng thêm với cái sự được biết, được nghe, được thấy qua sách vở và phim ảnh về một khu hoàng thành tòa ngang dãy dọc ngày xưa, nơi chôn giấu bao nhiêu bí mật cung đình, bao nhiêu nghi án lịch sử, lại khoác thêm những lớp áo bàng bạc của thời gian, càng khiến người ta tò mò về những gì đang tồn tại sau lớp tường thành. Rất nhiều người hy vọng nếu trong đó không còn đựợc nguyên vẹn một tòa thành cổ thời trung đại thì cũng còn lưu lại được nhiều "dấu xưa xe ngựa - hồn cũ lâu đài". Với quy mô và vị trí của Thăng Long - Hà Nội, người ta hy vọng nó còn nhiều hơn thành cổ Quảng Trị, thành cổ Sơn Tây..., thậm chí nhiều hơn cố đô Huế về tuổi tác của những di tích.
    Vì thế mà đã có biết bao nhiêu người chờ đợi ngày được vào thành cổ Hà Nội. Khi những tấm bạt phủ trên Bắc Môn và Hậu Lâu được dỡ xuống, khi cờ quạt, băng rôn được chăng lên và lễ khánh thành trùng tu các di tích trong thành cổ diễn ra và người dân thường được vào tham quan thành cổ một cách tự do, co biết bao nhiêu người đã ùa vào và sững lại trước những gì đang thấy. ít ỏi quá! Và mới đến không ngờ!
    Không có lâu đài và cung điện, một mảng tường thành nguyên vẹn cũng không. Ba điểm di tích đã được Bộ Quốc phòng chính thức bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội với diện tích hơn 7300m2 là Bắc Môn, Đoan Môn và Hậu Lâu nằm lọt thỏm trong một khu doanh trại trùng điệp những kiến trúc kiểu nhà binh nhà cấp 4 mái tôn, xếp dãy, tiện tập trung, tiện cơ động. Đoan Môn chưa kịp trùng tu xong nên chưa vào tự do được, chỉ còn có Bắc Môn và Hậu Lâu, nghĩa là một cái cổng và một cái lầu. Rêu phong đã được cạo sạch, những kiến trúc lai tạp vá víu trên cổng đã được dỡ bỏ, cổng vòm bị bịt kín bằng gạch thường nay được phá ra, lắp lại một cánh cửa lim "gần như ngày xưa", 3 chữ Hán "Chính Bắc Môn" và 2 vết đạn hiện lên rõ ràng sắc nét trên mặt ngoài cổng thành mới được tu bổ lại bằng gạch vồ và gạch Bát Tràng. Một cái lầu rộng 64 m2 mái ngói khang trang tọa lạc trên cổng thành. Tất cả tinh tươm, đơn giản và sạch sẽ.
    ở bên Lầu Công chúa cũng vậy. Bị người Pháp sử dụng vào chức năng khác. Lầu được làm lại hoàn toàn mới với gạch, vữa và ximăng, niên đại sớm nhất cũng là vào đầu thế kỷ, không hề có dáng dấp gì của một nơi hóng mát của những nàng công chúa. Vết tích cổ xưa chỉ còn lại cái tên. Lầu cao 3 tầng, hơn 14m, cầu thang dốc ngược, khó đi, các phòng trong Lầu phân bố lắt nhắt, vụn vặt. Không hoa văn, không họa tiết, duy nhất chỉ cái mái hơi cong báo hiệu "ở đây có một cái lầu". Nhìn vẻ mặt thất vọng của khách, người kiến trúc sư chủ trì thiết kế trùng tu nói như than: "Tháng 9 năm 1997 chúng tôi cũng mới được vào đây lần đầu tiên, chính tôi cũng không ngờ nó chỉ còn có vậy. Và anh nói thêm như để tự an ủi chính mình: "Bên Đoan Môn còn nhiều hơn, có niên đại sớm hơn. Nếu bàn giao nhanh thì vào Điện Kính Thiên, sẽ còn thấy nhiều hơn nữa".
    Nhưng nhiều hơn nữa là gì? ảnh tư liệu của Viễn Đông Bác Cổ cho thấy năm 1882, Điện Kính thiên vẫn còn nguyên vẹn là một cung điện kiểu Phương Đông với mái cong cao vút, hàng cột vàng son và những bậc thềm cao, với hàng rồng đá chầu hai bên, ảnh năm 1884 chỉ còn một nền điện cũ với một cái lô cốt được xây một cách ngang ngược cố ý ngay trên nền cũ. "Hà thành thất thủ ca" còn ghi lại những hình ảnh đau đớn và nhục nhã ấy: "Kính thiên cột dựng hai hàng - Tây ngồi đánh chén với đoàn thanh lâu". Cũng chính "Tây" và "thanh lâu" đã san phẳng thành Hà Nội để lấy gạch xây nhà (!). Cô Tư Hồng, một me Tây kiêm chủ thầu đã chỉ huy phá thành. Người Pháp chỉ để lại 2 vết đại bác trên cổng Cửa Bắc; nhưng người Hà Nội còn giữ rất lâu, rất nhiều đau đớn trong lòng mình.
    Vậy cuối cùng thành cổ Hà Nội thực sự còn lại những gì? Theo các nhà sử học đó là Thăng Long ngàn năm đang nằm sâu dưới 3 thước đất. Rất nhiều di vật quý giá đã được phát hiện chỉ trong đợt : khai quật khảo cổ đầu tiên được phép tiến hành trong thành cổ hồi cuối 1998. Những viên gạch "Giang Tây Quân": những chân cột đá hình hoa sen từ thời Lý: những viên ngói thời Trần, những hoa văn trên một mảnh gốm thời Mạc...Xa hơn nữa là những di chỉ của thành Đại La từ thời Bắc thuộc. Dẫu chỉ là những mảnh vụn rời rạc của lịch sử, nhưng những di vật ấy đang đòi lên tiếng. Những gì khai quật được mới chỉ là phần rất nhỏ, và phần lớn còn lại đang nằm ngay dưới nền Điện Kính thiên, dưới Lầu Công chúa... Và nếu không nhanh chân lên, với tốc độ đô thị hóa hiện nay, rất có thể một lần nữa chúng ta lại phủ bê tông lên quá khứ.
    Trẻ con Hà Nội có một dạo hay chơi trò đố phố, kiểu như "Phình tàu ấm là phố nào?" - cả bọn nhanh nhảu "Trương Hán Siêu"; "gác đờ đèo"? - Yên Phụ! Nhưng có một tên phố rõ như ban ngày lại chẳng mấy đứa biết, đó là phố Nguyễn Tri Phương. Bởi vì con đường đẹp không thua gì đường Hoàng Diệu này nằm ngay trong thành cổ. Người ta đã chọn con đường vào loại đẹp và yên tĩnh nhất Hà Nội để mang tên vị tướng đã cùng 4 người con tử thủ vì tòa thành này, nhưng hôm nay nhiều người Hà Nội mới vỡ lẽ ra điều đó.
    Tôi cũng đang đi vào thành- cổ- mới qua đường Nguyễn Tri Phương, nhưng vốn đã quen với chiếc barie có dòng chữ "Không phận sự miễn vào" bao nhiêu năm trời nên dù đường Nguyễn Tri Phương thông đã lâu mà định thần một lúc tôi mới dám rẽ vào. Không phải cái gì cũng quen được ngay, dù là những điều tốt đẹp, cũng như chúng ta phải rất lâu mới quen được với việc Hà Nội của mình lại có một thành cổ mới.

    Thể thao Văn hoá - Thu Hà - TTVH, số 79
    Hồi trước bên box Lịch Sử, cũng post một bài lượm được về thành cổ Hà Nội ở topic "Những hình ảnh xa xưa về Việt Nam"
    _______________________________
  3. Ma_Xo

    Ma_Xo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    ----------------
    -Đền Quán Thánh(trấn Bắc)
    -Đình Kim Liên(trấn Nam)
    -Đền Bạch mã(trấnĐông)
    -Đền Voi Phục(trấn Tây)
    quyết định đi một vòng tứ trấn. Nhưng chẳng nhớ nổi trấn Nam với trấn Đông ở chỗ nào_Online...giở một loạt trang để tìm xem có địa chỉ không.nhưng mà public HN chưa có bài nào về cái đó thì phải,cả BoxLịch sử văn hoá cũng thế.Dùng YM kêu ầm lên ,gửi cả PM cho bác thaodan để hỏi,nhưng chờ lâu quá nên out luôn.Nhớ mang máng đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm(76 Hàng Buồm),đến nơi thấy đang tu sửa nên cũng chẳng muốn vào,còn đình Kim Liên thì ...chịu.Về tra bản đồthấy nó nằm ngay gần mấy hàng bán quần áo cũ ở KL hay sao ấy nhỉ?
    ---------------------
    Sao ko hỏi tớ nhỉ (GodFatherHN đây), tỉm toàn từ điển ảo trong khi "từ điển sống về HN" thì lại không hỏi .
    Hồi trước học ở KL, cứ tưởng đình KL cũng ở gần đấy, thấy vinh dự quá vì được ở cạnh một trong Thăng Long tứ trấn. Hoá ra không phải. Có một lần lên mạn Hồ Tây với một cậu bạn để ... tìm quán thì giật mình thấy một cái biển báo ghi Chùa Kim Liên. Khuôn viên chùa rộng lắm, chùa nằm trên một rẻo đất "ăn" ra hồ Tây, xung quanh toàn nước, chắc là cảnh ấn tượng lắm nhưng lúc đấy tối rồi nên không vào được. Gần đây đọc báo biết chùa bị xuống cấp lắm, các sư cụ gõ mõ ở dưới nhưng chẳng biết lúc nào thì xà nhà rơi xuống gõ vào ... (bất kính quá). Chùa nằm trong một ngõ rẽ từ đường Nghi Tàm xuống, nằm ngay giữa làng hoa Nghi Tàm và KS Thắng Lợi. Trong ngõ đấy cũng có một quán vườn đẹp lắm sâu tít bên trong, cây cảnh đẹp (vì làng hoa mà) lại có cả một cái đàn bằng guồng nước như kiểu dân Tây nguyên, nhưng phải cái nhiều bọ quá, chẳng biết bây giờ đỡ chưa.
    Tứ trấn mình mới vào được Quán Thánh. Nhưng thế quái nào mà Đình (Chùa?) Kim Liên lại ở trấn Nam nhỉ, thấy nó ở tít trên phía Bắc cơ mà.
    Thêm một ít thông tin về Đền Voi Phục, có lẽ ít người biết:
    Đền Voi phục trấn phía Tây thành phố Hà Nội là một trong những "Thăng Long tứ trấn" được xây dựng vào năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời vua Lý Thánh Tông. Đền thờ thần Linh Lang đại vương, con thứ tư vua Lý Thánh Tông có công diệt giặc ngoại xâm. Năm 1962, ngôi đền được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Và tất nhiên như hầu hết những di tích đã được xếp hạng khác, đền đang bị xâm hại nghiêm trọng vì đủ các loại quán (cạnh CV Thủ Lệ).
    OK, và cuối cùng vì chưa vào khu thành cổ bao giờ nên xin đóng góp một bài lượm được:
    Đi thăm thành cổ mới của Hà Nội
    Cuối cùng, Thành cổ Hà Nội đã mở cửa! Sau 118 năm người Pháp san phẳng tòa thành có tuổi thọ ngót 900 nằm và biến thành một trại lính, sau 6 năm thâm nghiêm kín cổng cao tường với chức năng là khu Quân đội, người Hà Nội giờ đây lại được nhìn thấy, sờ thấy tòa thành đã trở thành huyền thoại mờ mịt trong ký ức của mình, dẫu nó chỉ còn lại những mảnh vụn của tòa thành ngày xưa.
    Đã từ rất lâu, khi đi dưới những rặng sấu và xà cừ xanh đen của 2 con đường vào loại đẹp nhất Hà Nội là đường Hoàng Diệu và đường Phan Đình Phùng, dân tứ xứ về Hà Nội, du khách ghé qua và cả những người Hà Nội gốc có thói quen ngước lên nhìn vào tòa thành sau bức tường rêu và dù có kiễng chân nghển cổ lên cao hết mức, họ cũng chỉ có thể nhìn thấy thấp thoáng mái cong của Đoan Môn và Lầu Công chúa ẩn hiện sau hàng cổ thụ xanh rì. Gần phường phố hơn và dễ "thực mục sở thị" hơn cả là cổng thành Cửa Bắc với chiếc cổng vòm đồ sộ còn gần như nguyên vẹn nhưng đã bị bít kín, thì người tò mò nhất cũng chỉ kịp nhìn thấy 2 vết đạn đại bác toác hoác phía bên trái cổng thành, dấu ấn của trận công thành năm 1882 mà người Pháp cố tình giữ lại như một chiến tích. Nếu cố tình đi chậm, hoặc lại có thêm máy ảnh hay camera trên tay thì chắc chắn có một người ra hỏi thăm giấy tờ và... mời đi chỗ khác chơi ngay vì "Không phận sự miễn vào khu vực cấm".
    Bấy nhiêu lý do, cộng thêm với cái sự được biết, được nghe, được thấy qua sách vở và phim ảnh về một khu hoàng thành tòa ngang dãy dọc ngày xưa, nơi chôn giấu bao nhiêu bí mật cung đình, bao nhiêu nghi án lịch sử, lại khoác thêm những lớp áo bàng bạc của thời gian, càng khiến người ta tò mò về những gì đang tồn tại sau lớp tường thành. Rất nhiều người hy vọng nếu trong đó không còn đựợc nguyên vẹn một tòa thành cổ thời trung đại thì cũng còn lưu lại được nhiều "dấu xưa xe ngựa - hồn cũ lâu đài". Với quy mô và vị trí của Thăng Long - Hà Nội, người ta hy vọng nó còn nhiều hơn thành cổ Quảng Trị, thành cổ Sơn Tây..., thậm chí nhiều hơn cố đô Huế về tuổi tác của những di tích.
    Vì thế mà đã có biết bao nhiêu người chờ đợi ngày được vào thành cổ Hà Nội. Khi những tấm bạt phủ trên Bắc Môn và Hậu Lâu được dỡ xuống, khi cờ quạt, băng rôn được chăng lên và lễ khánh thành trùng tu các di tích trong thành cổ diễn ra và người dân thường được vào tham quan thành cổ một cách tự do, co biết bao nhiêu người đã ùa vào và sững lại trước những gì đang thấy. ít ỏi quá! Và mới đến không ngờ!
    Không có lâu đài và cung điện, một mảng tường thành nguyên vẹn cũng không. Ba điểm di tích đã được Bộ Quốc phòng chính thức bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội với diện tích hơn 7300m2 là Bắc Môn, Đoan Môn và Hậu Lâu nằm lọt thỏm trong một khu doanh trại trùng điệp những kiến trúc kiểu nhà binh nhà cấp 4 mái tôn, xếp dãy, tiện tập trung, tiện cơ động. Đoan Môn chưa kịp trùng tu xong nên chưa vào tự do được, chỉ còn có Bắc Môn và Hậu Lâu, nghĩa là một cái cổng và một cái lầu. Rêu phong đã được cạo sạch, những kiến trúc lai tạp vá víu trên cổng đã được dỡ bỏ, cổng vòm bị bịt kín bằng gạch thường nay được phá ra, lắp lại một cánh cửa lim "gần như ngày xưa", 3 chữ Hán "Chính Bắc Môn" và 2 vết đạn hiện lên rõ ràng sắc nét trên mặt ngoài cổng thành mới được tu bổ lại bằng gạch vồ và gạch Bát Tràng. Một cái lầu rộng 64 m2 mái ngói khang trang tọa lạc trên cổng thành. Tất cả tinh tươm, đơn giản và sạch sẽ.
    ở bên Lầu Công chúa cũng vậy. Bị người Pháp sử dụng vào chức năng khác. Lầu được làm lại hoàn toàn mới với gạch, vữa và ximăng, niên đại sớm nhất cũng là vào đầu thế kỷ, không hề có dáng dấp gì của một nơi hóng mát của những nàng công chúa. Vết tích cổ xưa chỉ còn lại cái tên. Lầu cao 3 tầng, hơn 14m, cầu thang dốc ngược, khó đi, các phòng trong Lầu phân bố lắt nhắt, vụn vặt. Không hoa văn, không họa tiết, duy nhất chỉ cái mái hơi cong báo hiệu "ở đây có một cái lầu". Nhìn vẻ mặt thất vọng của khách, người kiến trúc sư chủ trì thiết kế trùng tu nói như than: "Tháng 9 năm 1997 chúng tôi cũng mới được vào đây lần đầu tiên, chính tôi cũng không ngờ nó chỉ còn có vậy. Và anh nói thêm như để tự an ủi chính mình: "Bên Đoan Môn còn nhiều hơn, có niên đại sớm hơn. Nếu bàn giao nhanh thì vào Điện Kính Thiên, sẽ còn thấy nhiều hơn nữa".
    Nhưng nhiều hơn nữa là gì? ảnh tư liệu của Viễn Đông Bác Cổ cho thấy năm 1882, Điện Kính thiên vẫn còn nguyên vẹn là một cung điện kiểu Phương Đông với mái cong cao vút, hàng cột vàng son và những bậc thềm cao, với hàng rồng đá chầu hai bên, ảnh năm 1884 chỉ còn một nền điện cũ với một cái lô cốt được xây một cách ngang ngược cố ý ngay trên nền cũ. "Hà thành thất thủ ca" còn ghi lại những hình ảnh đau đớn và nhục nhã ấy: "Kính thiên cột dựng hai hàng - Tây ngồi đánh chén với đoàn thanh lâu". Cũng chính "Tây" và "thanh lâu" đã san phẳng thành Hà Nội để lấy gạch xây nhà (!). Cô Tư Hồng, một me Tây kiêm chủ thầu đã chỉ huy phá thành. Người Pháp chỉ để lại 2 vết đại bác trên cổng Cửa Bắc; nhưng người Hà Nội còn giữ rất lâu, rất nhiều đau đớn trong lòng mình.
    Vậy cuối cùng thành cổ Hà Nội thực sự còn lại những gì? Theo các nhà sử học đó là Thăng Long ngàn năm đang nằm sâu dưới 3 thước đất. Rất nhiều di vật quý giá đã được phát hiện chỉ trong đợt : khai quật khảo cổ đầu tiên được phép tiến hành trong thành cổ hồi cuối 1998. Những viên gạch "Giang Tây Quân": những chân cột đá hình hoa sen từ thời Lý: những viên ngói thời Trần, những hoa văn trên một mảnh gốm thời Mạc...Xa hơn nữa là những di chỉ của thành Đại La từ thời Bắc thuộc. Dẫu chỉ là những mảnh vụn rời rạc của lịch sử, nhưng những di vật ấy đang đòi lên tiếng. Những gì khai quật được mới chỉ là phần rất nhỏ, và phần lớn còn lại đang nằm ngay dưới nền Điện Kính thiên, dưới Lầu Công chúa... Và nếu không nhanh chân lên, với tốc độ đô thị hóa hiện nay, rất có thể một lần nữa chúng ta lại phủ bê tông lên quá khứ.
    Trẻ con Hà Nội có một dạo hay chơi trò đố phố, kiểu như "Phình tàu ấm là phố nào?" - cả bọn nhanh nhảu "Trương Hán Siêu"; "gác đờ đèo"? - Yên Phụ! Nhưng có một tên phố rõ như ban ngày lại chẳng mấy đứa biết, đó là phố Nguyễn Tri Phương. Bởi vì con đường đẹp không thua gì đường Hoàng Diệu này nằm ngay trong thành cổ. Người ta đã chọn con đường vào loại đẹp và yên tĩnh nhất Hà Nội để mang tên vị tướng đã cùng 4 người con tử thủ vì tòa thành này, nhưng hôm nay nhiều người Hà Nội mới vỡ lẽ ra điều đó.
    Tôi cũng đang đi vào thành- cổ- mới qua đường Nguyễn Tri Phương, nhưng vốn đã quen với chiếc barie có dòng chữ "Không phận sự miễn vào" bao nhiêu năm trời nên dù đường Nguyễn Tri Phương thông đã lâu mà định thần một lúc tôi mới dám rẽ vào. Không phải cái gì cũng quen được ngay, dù là những điều tốt đẹp, cũng như chúng ta phải rất lâu mới quen được với việc Hà Nội của mình lại có một thành cổ mới.

    Thể thao Văn hoá - Thu Hà - TTVH, số 79
    Hồi trước bên box Lịch Sử, cũng post một bài lượm được về thành cổ Hà Nội ở topic "Những hình ảnh xa xưa về Việt Nam"
    _______________________________
  4. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Ui,nhưng tớ tra trên bản đồ,thấy cả mấy cái trấn ấy mà?Đình KimLiên trên bản đồ nằm ngay cuối Phạm Ngọc Thạch.Nhòm thử bản đồ lại xem>Có khi hôm nào phải vào thử xem cái chỗ đấy nó gọi là gì vậy!
    4of7
  5. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Ui,nhưng tớ tra trên bản đồ,thấy cả mấy cái trấn ấy mà?Đình KimLiên trên bản đồ nằm ngay cuối Phạm Ngọc Thạch.Nhòm thử bản đồ lại xem>Có khi hôm nào phải vào thử xem cái chỗ đấy nó gọi là gì vậy!
    4of7
  6. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Chiều hôm qua,tớ đã ghé qua chùa Kim Liên.Và khẳng định rằng đây không thể là đình Kim Liên-trấn Nam HN.Trước hết là nếu là một trong tứ trấn,chắc chắn sẽ có một số thông báo về nó,nhưng tớ tìm khắp cả chùa không thấy.Thứ 2 là trên bản đồ HN,tớ thấy vị trí đền Kim Liên ngay cuối khúc cong của phố Nguyễn Lương Bằng với đường qua khu bán quàn áo cũ Kim Liên,và thứ 3 là,vị trí của đến Kim Liên trong chỉ dẫn là"nằm trong làng Kim Liên,thuôcphựờng phương liên,quận Đống Đa thờ Cao Sơn đại vương,vị thần trấn giữ phía Nam,tương truyền có từ thời lê Tương dực(1504-1516)"
    Khi nào rỗi thì tớ với ấy vào thăm đền Kim Liên đi,Ma Xo nha...
    4of7
  7. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Chiều hôm qua,tớ đã ghé qua chùa Kim Liên.Và khẳng định rằng đây không thể là đình Kim Liên-trấn Nam HN.Trước hết là nếu là một trong tứ trấn,chắc chắn sẽ có một số thông báo về nó,nhưng tớ tìm khắp cả chùa không thấy.Thứ 2 là trên bản đồ HN,tớ thấy vị trí đền Kim Liên ngay cuối khúc cong của phố Nguyễn Lương Bằng với đường qua khu bán quàn áo cũ Kim Liên,và thứ 3 là,vị trí của đến Kim Liên trong chỉ dẫn là"nằm trong làng Kim Liên,thuôcphựờng phương liên,quận Đống Đa thờ Cao Sơn đại vương,vị thần trấn giữ phía Nam,tương truyền có từ thời lê Tương dực(1504-1516)"
    Khi nào rỗi thì tớ với ấy vào thăm đền Kim Liên đi,Ma Xo nha...
    4of7
  8. condomdom

    condomdom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Đi từ đường Đại Cồ Việt,xuống Phạm Ngọc Thạch,gần cuối mấy dãy bán quần áo,bạn sẽ nhìn thấy bên tay phải,phía đang đi có một tấm biển xanh đề đình Kim Liên.Ở cổng có ghi đền đình Kim liên,Nam trấn thành Thăng Long,di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng.Đây là trấn Nam của HN.Vào thử mà xem...
    Tí tuổi đã ti toe....
  9. condomdom

    condomdom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Đi từ đường Đại Cồ Việt,xuống Phạm Ngọc Thạch,gần cuối mấy dãy bán quần áo,bạn sẽ nhìn thấy bên tay phải,phía đang đi có một tấm biển xanh đề đình Kim Liên.Ở cổng có ghi đền đình Kim liên,Nam trấn thành Thăng Long,di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng.Đây là trấn Nam của HN.Vào thử mà xem...
    Tí tuổi đã ti toe....
  10. Ma_Xo

    Ma_Xo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Hì, cứ mỗi khi viết một bài nào đó dài dài một chút là y như rằng kèm theo một lô một lốc các đính chính . Ừ Magic nói đúng rồi, trấn Nam là đền Kim Liên chứ ko phải chùa Kim Liên. Tớ ko để ý cái chữ trấn là từ động từ mà ra...
    ------ Khi nào rỗi thì tớ với ấy vào thăm đền Kim Liên đi,Ma Xo nha... -----
    Tớ còn có ý định là kêu gọi mọi người trong box "đóng góp" địa điểm để tạo thành các tour riêng, made in Public HaNoi. Khoảng tháng 9 khi thời tiết mát mẻ hơn sẽ tổ chức đi, nghe thế nào?
    Tớ cứ xong được cái TN thì rỗi ngay mà, sang tháng 6. Lúc đấy thì đi cả tứ trấn luôn .
    _______________________________

Chia sẻ trang này