1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di tích lịch sử quốc gia nhà cổ phùng hưng

Chủ đề trong 'Hải Phòng' bởi Thoatrinh, 05/04/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thoatrinh

    Thoatrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2018
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Nằm yên bình trên con phố Nguyễn Thị Minh Khai, nhà cổ Phùng Hưng được nhận xét là nhà cổ tiêu biểu nhất thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu trong các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Liên Hệ ngay đến phòng kinh doanh của D2tour để đặt tour Vinh Da Nang ngay hôm nay.
    Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng trọn gói
    MỘT BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ GIAO LƯU VĂN HÓA
    Là ngôi nhà cao và rộng nhất trong vùng thời trước, nhà cổ Phùng Hưng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào tháng 6 năm 1993. Chủ nhân đầu tiên của Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An là một thương nhân người Việt, buôn bán các mặt hàng lâm thổ sản như quế, tiêu, muối, các mặt hàng lụa tơ tằm, đồ sứ, thủy tinh... Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng hàm nghĩa Hưng Thịnh, với mong muốn công việc làm ăn luôn được phát đạt. Chủ nhân hiện nay là thế hệ con cháu của ông, vẫn tiếp tục sinh hoạt và bảo quản ngôi nhà cổ này.. Trải năm tháng cùng dòng chảy thời gian, nhà cổ vẫn giữ được trong mình những nét đẹp riêng biệt và cái hồn của sự giao lưu văn hóa Việt Nam- Nhật Bản và Trung Hoa.
    Xem thêm: Tour Vinh Nghệ An Đà nẵng giá rẻ
    Nhà cổ Phùng Hưng có hệ thống ban công và cửa mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa, trong khi mái là mái tứ hải- một kiểu mái nhà của người Nhật. Nét Việt Nam thể hiện trong hệ thống sườn gỗ, xà ngang, xà dọc, mái truyền thống ở hai gian trước và sau.
    NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG KIẾN TRÚC NHÀ CỔ
    Không chỉ là biểu tượng của sự giao lưu văn hóa, nhà cổ Phùng Hưng còn mang trong mình những nét đẹp của một công trình kiến trúc được chăm chút tỉ mỉ và xây dựng khoa học. Từ ngoài vào, cửa nhà được làm từ các thanh ngang- để khi dỡ xuống xếp thành các sạp bày bán hàng hóa- một ý tưởng tuyệt vời vừa tiết kiệm vừa khoa học.
    Gian giữa nhà được đỡ bằng 80 cây cột đặt trên các phiến đá- chống lũ lụt, ẩm mốc và mối mọt. Tầng dưới thông với tầng trên bằng một cửa sập để dễ dàng di chuyển hàng hóa khi có lũ lụt xảy ra.
    Gian giữa nhà thờ các vị thần biển, có trưng bày một mô hình thuyền được chính phủ Nhật tặng trong một lần ghé thăm. Với tín ngưỡng vạn vật hữu linh, con thuyền được vẽ thêm đôi mắt, như mong muốn đôi mắt thuyền sẽ tìm đường dẫn lối những người thương nhân vượt qua cơn sóng dữ mà cập bến an toàn. Ngoài ra, theo một câu chuyện kể lại, trước khi dong buồm ra khơi, người thuyền trưởng thả bảy con xúc xắc trong tô để thử vận may cho đoàn. Qúa nửa là mặt đỏ trong ba lần thả thì họ tin rằng cuộc đi buôn sẽ thuận lợi, nếu không họ nhất quyết không ra khơi, vì tin vào điềm báo và thần linh.
    Gian trên nhà thờ gia tiên, gian sau có bày những sản phẩm thủ công được gia đình sản xuất: khăn thêu tay và đồ mỹ nghệ.
    Nhìn chung, Nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng trong thời kỳ phát triển của đô thị Hội An, hấp thụ nhiều tinh hoa của buổi giao thời và là một trong những biểu trưng cho giai đoạn phồn vinh của thương cảng Hội An xưa. Hãy ghé nhà cổ Phùng Hưng để cảm nhận rõ hơn giá trị của sự giao lưu văn hóa trong chuyến hành trình du lịch phố cổ Hội An của mình.
    Xem thêm: tư vấn tour du lịch Nghệ An Đà Nẵng trọn gói

Chia sẻ trang này