1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA THÀNH PHỐ 300 NĂM

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA THÀNH PHỐ 300 NĂM

    Trong thời gian qua, thành viên Đất SG đã sưu tầm được một số di tích của tp.HCM và sắp xếp một cách...hơi không trật tự, mong các bạn kiên nhẫn khi xem.
    Trong thời gian tới khi đã mạng ổn định, chúng tôi sẽ biên soạn lại. Còn thiếu rất nhiều, mong được bổ sung...Xin cám ơn !

    Trang 1​
    NHÀ HÁT THÀNH PHỐ
    DINH THỐNG NHẤT
    LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU
    NHÀ THỜ ÐỨC BÀ
    CHÙA XÁ LỢI
    CHÙA VĨNH NGHIÊM
    KHU DI TÍCH BẾN NHÀ RỒNG
    CHÙA GIÁC LÂM
    CHÙA HỘI SƠN



    Trang 2​

    ĐỀN THỜ HÙNG VƯƠNG
    CHÙA BÀ (CHỢ LỚN)
    BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM - THÀNH PHỐ HỒ CHí MINH
    BẢO TÀNG MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
    BẢO TÀNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
    BẢO TÀNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MIỀN ÐÔNG NAM BỘ
    BẢO TÀNG CÁCH MẠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    ĐỀN TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ BẾN DƯỢC - CỦ CHI
    BÁT BỮU PHẬT ĐÀI(PHẬT CÔ ĐƠN)



    Trang 3

    CHÙA ÔNG
    CHÙA GIÁC VIÊN
    CHÙA ẤN QUANG
    CHÙA BỬU QUANG
    CHÙA ÐÔNG HƯNG
    CHÙA GIÁC HảI
    CHÙA LINH SƠN
    CHÙA LONG THẠNH
    NAM THIÊN NHẤT TRỤ(CHÙA MỘT CỘT)
    CHÙA PHÁP HOA
    CHÙA PHÁP QUANG
    THIỀN VIỆN VẠN HẠNH
    CHÙA PHẬT BẢO
    CHÙA PHẬT BỬU
    CHÙA PHỔ MINH
    CHÙA PHỔ QUANG
    CHÙA PHỤNG SƠN
    CHÙA PHƯỚC TƯỜNG
    CHÙA QUAN THẾ ÂM
    CHÙA HUỆ LÂM
    CHÙA HUỆ NGHIÊM
    CHÙA KHẢI TƯỜNG
    CHÙA LONG HUÊ
    CHÙA THIÊN PHƯỚC
    CHÙA THIÊN TÔN
    CHÙA TỪ ÂN
    CHÙA VẠN ÐỨC
    CHÙA VIỆT NAM QUỐC TỰ
    TU VIỆN QUẢNG HƯƠNG GIÀ LAM
    TRỤ SỞ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



    Trang 4

    DI TÍCH LÁNG LE - BÀO CÒ
    ĐÌNH CHÍ HÒA
    ĐÌNH PHÚ NHUẬN
    TỊNH XÁ NGỌC PHƯƠNG
    TỊNH XÁ TRUNG TÂM
    HÓC MÔN 18 THÔN VƯỜN TRẦU
    BẢO TÀNG TÔN ĐỨC THẮNG
    NHÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐỒNG BÀO HOA
    NGÔI NHÀ CỔ CỦA CỐ HỌC GIẢ VƯƠNG HỒNG SỂN (Vân Ðường Phủ )
    PHỐ CỔ CỦA NGƯỜI VIỆT GỐC HOA Ở CHỢ LỚN
    BẢO TÀNG PHỤ NỮ NAM BỘ



    Trang 5

    BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM - THÀNH PHỐ HỒ CHí MINH (TT)
    TAO ĐÀN
    ĐÌNH BÌNH HÒA
    MỘT SỐ DI TÍCH
    Di tích Bến đò
    Di tích Hội đò
    Di tích Gò Sao
    Di tích Bông Bàng
    Di tích Gò Cát
    Di tích Gò Cây Mai
    Di tích Long Bửu
    Di tích Giống Cá Vồ
    TIN TỨC
    XƯỞNG BA-SON - NƠI ĐỒNG CHÍ TÔN ĐỨC THẮNG LÀM VIỆC VÀ TỔ CHỨC PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở SÀI GÒN
    TÒA ĐẠI SỨ MỸ CŨ
    NƠI THÀNH LẬP AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG
    NƠI THÀNH LẬP KÝ BỘ NAM KỲ CỦA VIỆT NAM THANH NIÊN CÁCH MẠNG ĐỒNG CHÍ HỘI
    NƠI ĐẶT TÒA SOẠN BÁO DÂN CHÚNG - CƠ QUAN CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG


    Trang 6

    MIẾU THIÊN HẬU
    CHÙA NGỌC HOÀNG
    TIN TỨC


    (còn tiếp)

    Được doan chi thuy sửa chữa / chuyển vào 02/08/2002 ngày 11:54
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    NHÀ HÁT THÀNH PHỐ
    [​IMG]

    Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc trên con đường đồng Khởi, là một công trình văn hóa nghệ thuật với kiến trúc cổ kính, uy nghi.
    Thời Pháp thuộc, ngay từ năm 1863 đã có những đoàn hát từ Pháp sang trình diễn cho quân viễn chinh Pháp xem. Lúc đầu họ trình diễn tại ngôi nhà bằng gỗ của vị đô đốc tại Công trường Ðồng Hồ (Place de I'Horloge) ở góc Nguyễn Du - Ðồng Khởi. Sau đó một nhà hát tạm được lập ở vị trí khách sạn Caravelle ngày nay. Nhà hát lớn (nay là Nhà hát Thành Phố ) được khởi công xây dựng từ năm 1898. Ðầu năm 1900, nhà hát được khánh thành trọng thể. Mặt tiền của nhà hát được trang trí bằng nhiều tượng và tượng đắp nổi (như ở tòa nhà ủy ban Nhân dân thành phố) theo kiểu cách kiến trúc thời bấy giờ. Giữa chiến tranh thế giới lần I và chiến tranh thế giới lần II, để đưa các đoàn hát từ Pháp sang trình diễn, thành phố phải trợ cấp nhiều. Vì thế nhiều người đã phản đối và có ý muốn biến nhà hát thành nhà hòa nhạc (salle de concert). Mặt tiền nhà hát bị đánh giá là quá rườm rà. Dự án sửa đổi đã được đưa ra vào năm 1943, sau đó mặt tiền nhà hát được sửa chữa lại như ta thấy bây giờ. Sau năm 1954, "Nhà hát Tây" được dùng làm trụ sở Quốc Hội, trụ sở Hạ viện của chính quyền Sài Gòn.
    Ngày nay, Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh hoạt động thật phong phú đa dạng, vừa tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca múa nhạc, múa Balê, dân tộc, Opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước, vừa tổ chức những buổi mít tinh, kỷ niệm những ngày lễ lớn của quốc gia cũng như quốc tế; những cuộc hội thảo chuyên đề về khoa học, kinh tế, đầu tư...
    Ngoài ra, những đêm trình diễn thời trang đã thu hút bao khách thanh lịch ở Sài Gòn và nước ngoài, đặc biệt những nhà trình diễn thời trang quốc tế cũng chọn nhà hát Thành Phố làm nơi phô diễn những kiểu quần áo đặc sắc đang được thế giới ưa chuộng.
    Với một tầng trệt, hai tầng lầu, 1800 ghế, không khí dịu mát, âm thanh, ánh sáng tuyệt hảo, nhà hát Thành Phố được khách trong và ngoài nước đánh giá là nơi phục vụ chuyên nghiệp lý tưởng nhất.
    (suu tam)
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 27/05/2002 23:14
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    DINH THỐNG NHẤT
    Khi nói đến Sài Gòn với những di tích kiến trúc có tính đặc trưng, độc đáo không ai không liên tưởng đến Dinh Thống Nhất với vai trò lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, vị trí được xác lập trong giao lưu kinh tế, chính trị, xã hội đối với toàn vùng Ðông Nam á cũng như trên thế giới.
    http://www.vietnamtourism.com/images/i_tourist/i_***ich/dtlichsu/thongnhat2.gif
    Mặt tiền của Dinh Thống Nhất nằm trên ngã ba đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Lê Duẩn. Khuôn viên rộng 15ha. Trên mặt bằng này, ngày 23.2. 1868, đô đốc thực dân Pháp De lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên, đặt tên là Dinh Norodom. Dinh Norodom được xây dựng và hoàn thành sau đó 3 năm, đây là cơ quan biểu thị cho bộ máy cai trị Pháp trên toàn cõi Ðông Dương.
    Sau thất bại Ðiện Biên Phủ và Hiệp định Genève 1954, Dinh Norodom được trao lại cho Việt Nam. Năm 1954, Ngô Ðình Diệm được người Mỹ đặt ngồi vào Dinh Norodom. Ngày 26/10/1956 Dinh Norodom đổi tên là "Dinh Ðộc Lập", tức Phủ Tổng Thống. Sau ngày hai viên phi công của không quân Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom xuống Dinh Ðộc Lập (ngày 27/02/1962) làm thiệt hại nặng nề, rồi bị phá bỏ và khởi công xây lại mới ngày 01/07/1962 với nguyên trạng kiến trúc ngày nay.
    Tòa nhà có diện tích 4.500m2, gồm1 tầng nền, 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng đúc có thể làm bãi đáp cho máy bay trực thăng, trên 100 phòng ốc, 4000 ngọn đèn, 400 đường dây điện thoại nội Dinh, 1 tầng hầm kiên cố, 1 đài phát thanh dự phòng, 1 phòng chỉ huy tác chiến.... Tác giả công trình này là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người từng đoạt giải Khôi Nguyên Kiến Trúc ở La Mã. Sau 4 năm xây dựng, ngày 30/10/1966 Dinh Ðộc Lập được khánh thành. Về kiến trúc, theo kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thì từ sự xếp đặt bên trong cho đến phần tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho một truyền thuyết cổ truyền phương đông, một nghi lễ thần thánh theo phong tục tập quán của dân tộc. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, bình diện của toàn thể Dinh độc Lập được hình thành từ chữ Cát khi tâm của tòa nhà là phòng trình ủy nhiệm thư có thể so sánh như vị trí của điện Thái Hòa ở đại nội cố đô Huế.
    http://www.vietnamtourism.com/images/i_tourist/i_***ich/dtlichsu/thongnhat1.gif
    Ðã có ít nhất hơn nửa tá nguyên thủ quốc gia và gần 3 nền cộng hòa của thực dân đã giẫy chết hoặc đội nón ra đi khỏi tòa nhà này. Cho đến ngày 07/04/1975 khi những trái bom của anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung ném xuống thì Dinh độc Lập chỉ còn là cái xác không hồn.
    Rồi giây phút lịch sử: 9 giờ 45 phút ngày 30/04/1975, chiếc xe tăng của anh hùng Bùi Quang Thận húc đổ cổng Dinh, Dinh độc lập được xem là dấu móc cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mang lại cuộc thay đổi toàn diện cho một đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất sau 20 năm chia cắt. Sau cùng, Dinh độc Lập đổi tên là Dinh Thống Nhất.
    Một đêm nào đó, nhất là vào những dịp lễ hội, ngắm Dinh Thống Nhất rực rỡ ánh đèn và những chùm pháo bông tỏa sáng, đối với du khách, Dinh Thống Nhất được khoác lên một biểu tượng mới: Không khí hòa bình đang trùm phủ khắp quê hương Việt Nam.
    (suu tam)
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 12/04/2002 22:34
    Được sửa chữa bởi - roma vào 22/04/2002 17:03
  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU​

    [​IMG]

    Lăng tả quân Lê văn Duyệt, còn gọi là "Lăng ông Bà Chiểu", là một di tích lịch sử - văn hóa ở TP.HCM đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Ðây không chỉ là nơi thờ cúng một nhân vật lịch sử cách nay hơn thế kỷ mà còn là công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và vùng đất Nam bộ nói riêng. Nằm kề bên chợ Bà Chiểu nên "Lăng ông Bà Chiểu" là tên gọi phổ biến trong dân gian để chỉ di tích lịch sử - văn hóa: lăng tả quân Lê Văn Duyệt. Lăng tọa lạc số 126 Ðinh Tiên Hoàng - phường 1 - Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh trên một khu đất rộng 18.500 m2. Thật ra, theo đúng như hàng đại tự phù điêu trên cổng Tam quan thì tên gọi chính xác phải là "Thượng Công Miếu".
    Vốn nằm trên vùng đất hoang ở thượng du Nghi giang nên dọc lối đi vào khuôn viên lăng ngày nay vẫn còn nhiều cây gỗ quý cao to, bóng mát như: si, dầu, bằng lăng... Theo lời của một số người am hiểu thì ngày xưa, Lăng ông nằm trên một gò đất hình lưng qui. Ðối với khoa "địa lý" thì đây là vị thế nằm vào "long mạch" hợp với "địa linh nhân kiệt", tài lộc đời đời vĩnh tế và sẽ có ảnh hưởng tốt cho sự an lạc của đồng bào cư trú trong khu vực.
    Khuôn viên Lăng ông hiện còn khá rộng, được giới hạn bởi bức tường vây quanh với chu vi 500m, cao 1,2m. Bốn cổng lăng mở ra bốn hướng:
    - Cổng Ðông (mở ra đường Trịnh Hoài Ðức).
    - Cổng Tây (mở ra đường Ðinh Tiên Hoàng).
    - Cổng Bắc (mở ra đường Phan Ðăng Lưu).
    - Cổng Nam - Cổng Tam quan (mở ra đường Vũ Tùng).
    Trước kia, khi những con đường trên chưa được mở thì diện tích Lăng ông lớn gấp 2 lần hiện nay. Phía trước và hai bên lăng miếu là phần đất hương hỏa mà triều đình Tự Ðức - năm thứ 13 (1860) ban cho xã Bình Hòa thâu huê lợi để phụng sự và trùng tu lăng miếu.
    Tuy gọi là Lăng ông nhưng tại khu lăng mộ lại có hai ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và của chánh thất tả quân phu nhân Ðỗ Thị Phận, được song táng theo cổ lệ "càn khôn hiệp đức" của Nho giáo. Trước mộ phần là một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp âm dương, phía trên vòm cửa hình vòng cung phù điêu hàng chữ "Lê Công Bí Ðình".
    Cùng nằm trên một trục và cách khu lăng một khoảng sân rộng 26 x 15m là khu vực trung tâm diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng được gọi là "Thượng công linh miếu". Bố cục của "Thượng công linh miếu" bao gồm: tiền điện, trung điện và chánh điện, mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân Thiên Tĩnh. Ðối xứng hai bên trục nhà chính là Ðông Lang , Tây Lang - Lễ khách đường. Nhìn bề ngoài, toàn bộ mái nhà "Thượng công linh miếu" như điệp vào nhau xếp thành lớp, thành tầng. Nóc sau cao hơn nóc trước với các cổ lầu rất nguy nga, bề thế. Vật liệu cũng như kỹ thuật kết cấu của "Thượng công linh miếu" có những đặc điểm đáng chú ý: kế thừa kiến trúc cổ truyền Việt Nam, đồng thời có sự cách tân , nên hình khôí kiến trúc có những thay đổi, tạo sự vững vàng, bền chắc. Tường gạch giữ vai trò quan trọng trong kết cấu chịu lực; cột gạch thay thế cột gỗ ở hàng hiên để chịu đựng lâu dài trước mưa dầm và nắng gắt của vùng nhiệt đới phương nam. Nhìn chung Tiền điện, Trung điện và chánh điện có một vài sự khác nhau về vật liệu và kỹ thuật kết nối bên trong. Tuy nhiên bộ mái nhà hai tầng là một nét đặc sắc chung trong tổng thể kiến trúc "Thượng công linh miếu", thể hiện đặc điểm kiến trúc Việt Nam. Các bờ nóc được xây cao với hai đầu cong, trang trí "Lưỡng Long chầu nguyệt" trông giống như những chiếc thuyền rồng đang neo lại. Trên bề mặt bờ nóc được chia thành từng ô hình vuông và chữ nhật để đắp những đề tài trang trí khác. Cảm giác cong nhẹ của mái là điểm xoáy hất lên của đuôi rồng chầu vào bờ nóc hoặc nơi oằn xuống của lưng kỳ lân.
    Sau nhiều đợt trùng tu, di tích Lăng ông đã phần nào phục hồi được nét uy nghiêm, cổ kính vốn có của một cơ sở tín ngưỡng và đã trở thành di sản quí giá trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.
    (Tài liệu Lăng tả quân Lê văn Duyệt - Nhà XB TP.HCM)
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 27/05/2002 22:37
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    NHÀ THỜ ÐỨC BÀ
    Nhà thờ đức Bà do người Pháp xây từ năm 1877, là nhà thờ Thiên chúa giáo lớn nhất và xưa nhất ở Việt Nam, mô phỏng hình ảnh nhà thờ Ðức Bà ở Paris.
    http://www.vietnamtourism.com/images/i_tourist/i_***ich/nhatho/ducba.gif
    Giám mục người Pháp hồi ấy là Isdoro Colombert, cai quản địa phận Sài Gòn đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên ngày 7.10.1877. Công trình sư thiết kế là Kiến trúc sư J.Bourard người Pháp.
    Móng của nhà thờ thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Chiều dài nhà thờ dài 93m, ngang 36m60, cao 21m. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Ðịnh lúc ấy và bây giờ.

    Vì kiến trúc theo kiểu mẫu Notre Dame de Paris, cho nên 2 gác chuông cũng cao ngang tầm nóc nhà thờ, bên trong có treo 6 quả chuông, trọng lượng 24.000 kg. Lầu chuông bên Nam (từ công viên có tượng đức Mẹ, nhìn vào là lầu chuông bên tay phải), được treo quả chuông lớn nhất và 3 quả chuông nhỏ hơn, lầu chuông bên Nữ (nằm bên trái, nhìn từ công viên vào) treo hai quả chuông nữa. Năm 1920 xây thêm hai tháp từ hai gác chuông trở lên, cao 36m, mỗi nóc có đính 1 cây thánh giá cao 3m50, ngang 2m, nặng 600kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60m50.
    Giữa hai gác chuông còn có chiếc đồng hồ hiệu R.A với 1 bộ máy nặng trên 1.000 kg, gắn trong khung sắt, chiều ngang 2m, cao 1m, đặt nằm trên bệ gạch; mặt kim đồng hồ hướng ra đường Catina (nay là đường đồng Khởi). Máy đồng hồ trông đơn giản, thô sơ nhưng chạy bền và đúng giờ, đổ chuông báo giờ rất chính xác. Ðồng hồ này chào đời từ 1877, đến nay đã được 120 tuổi.
    Sau 3 năm xây dựng, nhà thờ khánh thành vào dịp lễ Phục sinh ngày 11.4.1880. Ðiều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt, thép, gạch, ngói đinh ốc, và cả 6 quả chuông đều được chở từ bên Pháp sang. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, vẫn còn hàng chữ 1877-1880 - J. Bourard (ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư). Từ đó, nhà thờ Sài Gòn có tên gọi là nhà thờ Nhà nước.
    Sau năm 1962, Giáo hội Việt Nam đề nghị Tòa thánh Vatican, phong tước hiệu Vương Cung Thánh đường cho nhà thờ Sài Gòn. Ðề nghị ấy được chuẩn y. Từ đó Nhà thờ Sài Gòn mang tước hiệu Vương Cung Thánh Ðường.
    Vào những lễ Phục sinh, Giáng sinh, lễ Chư thánh... 6 quả chuông của Nhà thờ Ðức Bà cùng đổ một lượt, âm thanh ngân vang trên 10 cây số đường chim bay. Tiếng ngân của 6 quả chuông hòa tạo ra thanh âm sắc lanh lảnh, nhưng êm dịu và rộn rã như tiếng reo vui của một đám đông từ xa vọng lại. Tiếng ngân đặc biệt của chuông Nhà thờ đức Bà không thể nào lẫn với chuông các nhà thờ khác.
    http://www.vietnamtourism.com/images/i_tourist/i_***ich/nhatho/ducba1.gif
    Ngoài những danh hiệu giáo dân quen gọi là Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Nhà nước, Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn, nhà thờ này còn có thêm một danh hiệu nữa là Nhà thờ đức Bà. Vì vào năm 1959, Linh mục Joseph Phạm Văn Thiên, cai quản Giáo xứ Sài Gòn lúc bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, đã đặt ở Roma tạc một tượng đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch qúi hiếm. Tượng cao 4m80, nặng trên 3.000 kg. Khi tượng từ Roma gửi sang Sài Gòn, Linh mục Joseph Phạm Văn Thiên làm Phép Thánh cho tượng và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Tự tay Linh mục viết câu kinh cầu nguyện "XIN ĐỨC MẸ CHO VIỆT NAM ĐƯỢC HOÀ BÌNH" rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy, nhiều người vẫn còn ghi nhớ câu kinh cầu nguyện Hòa Bình của Linh mục Joseph Thiên cho đến ngày nay.
    Hàng năm, vào đêm Noel, hàng trăm nghìn đồng bào và nam nữ thanh niên Thiên Chúa giáo hội tụ về đây xem lễ, các quảng trường chung quanh nhà thờ đều bị tràn ngập.
    (sưu tầm)
    Được sửa chữa bởi - roma vào 22/04/2002 17:05
  6. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA XÁ LỢI​
    Ðịa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan - Quận 3. Ðiện thoại: 8292438.
    Chùa Xá Lợi nằm trên một khuôn viên rộng 2500m2, giữa một khu phố khá yên tĩnh, cổng chính nhìn ra đường Bà Huyện Thanh Quan, cổng phụ nhìn ra đường Sư Thiện Chiếu. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1956 theo đồ án của hai kiến trúc sư đồ Bá Vinh và Trần Văn Ðường với sự đóng góp kinh phí của tín đồ thuộc các tỉnh ở Nam Bộ.
    Cấu trúc ngôi chùa gồm có: chánh điện, giảng đường, thư viện, văn phòng, phòng hội đồng, phòng họp, phòng khách, phòng tăng và vãng sinh đường. Chánh điện ở lầu một, dài 31m, rộng 15m. Trong lễ ường chỉ tôn trí một vị Phật là đức Thích-ca Mâu-ni. Tượng này do Trường Mỹ nghệ Biên Hòa thực hiện năm 1958 bằng bột đá màu hồng. Trên tường chánh điện có những bức tranh minh họa đời sống đức Phật Thích ca từ lúc đản sinh cho đến khi nhập niết bàn.
    Phía bên trái tam quan chùa trên đường Bà Huyện Thanh Quan có một tháp chuông cao 7 tầng, được khởi công xây dựng vào ngày 15-12-1960 và khánh thành vào ngày 23-12-1961. Ðại hồng chung đã phải đúc hai lần mới thành công và được đem lên tháp ngày 17-10-1961 với sự chứng minh của đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết.
    Chùa Xá Lợi từng được chọn làm trụ sở của ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo và là nơi tổ chức thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1963. Cũng trong năm này, vào thời kỳ đầu của phong trào đấu tranh chống chế độ Ngô Ðình Diệm, chùa Xá Lợi là một trung tâm đầu não của tăng ni phật tử Saigon. Chùa cũng là nơi tiếp nhận và phát hành hai tập kinh đầu tiên đại Tạng Kinh Việt Nam và ngày 31-8-1991.
    Từ năm 1981 đến tháng 5 năm 1993, chùa đặt trụ sở Văn phòng II Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại phía Nam.
    Do vị trí quan trọng và sự đóng góp lớn lao của chùa trong việc hoằng dương chánh pháp, chùa Xá Lợi đã nhiều lần đón các vị khách quốc tế và là nơi thường xuyên có nhiều du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái.
    (SƯU TẦM)
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA VĨNH NGHIÊM
    Ðịa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
    Ðiện thoại: 8441153.
    [​IMG]
    Chùa Vĩnh Nghiêm cách trung tâm thành phố 2km về hướng Tây Bắc. Từ sân bay Tân Sơn Nhất đi vào, qua khỏi cầu Nguyễn Văn Trỗi, chùa nằm về hướng tay phải. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1964, hoàn thành vào năm 1971, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu, có sự hợp tác của kiến trúc sư Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu...
    Từ xa, chùa Vĩnh Nghiêm đã thu hút du khách với ngọn tháp cao 40m, chia làm 7 tầng mái. Bảo tháp hình vuông, mỗi cạnh đáy 6m. Ðỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn và mấy hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu. Ðây là ngôi tháp đồ sộ nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam.
    Chùa mang tên gọi của dòng Phật giáo Vĩnh Nghiêm thời Lý ở Bắc Giang (Hà Bắc) vốn là nơi đại diện cho dòng Thiền đặc biệt Việt Nam: dòng Trúc Lâm tam tổ. Chùa kiến trúc theo lối cổ miền Bắc, nhưng kỹ thuật, vật liệu xây dựng hiện đại. Ðây là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20. Mặt bằng chính diện có hình chữ I, có hành lang phía trước. Có hai phần: tầng trệt và tầng lầu. Tầng trệt gồm: phần ngoài, dưới sân thượng và phần trong, dưới Phật điện, dùng làm giảng đường, văn phòng, thư viện, lớp học, phòng học... Chùa là cơ sở của trường cơ bản Phật học và có một thư viện của Thành Hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Phần trên, tay phải có một gác chuông, treo một chuông lớn (đại hồng chung) đường kính 1,8m, do các Phật tử dòng Tào động (Nhật Bản) quyên góp và đúc năm 1971. Bái điện là tòa nhà nguy nga rộng 22m, dài 35m, cao 15m, có hoành phi và câu đối chữ Hán. Hai bên cổng vào bái điện có hai tượng Hộ Pháp. Có bao lam tứ linh, cửu long và các phù điêu chạm hình các ngôi chùa danh tiếng trong nước và các nước châu á.
    Chính điện của chùa thờ Phật Thích Ca, bên phải là Phổ Hiền Bồ Tát, bên trái là Văn Thù Bồ Tát, dọc theo tường của chánh điện có các tranh La Hán. Bên trong khu tầng trệt có bàn thờ Tổ và bàn thờ Bồ Ðề Ðạt Ma. Khu Phương Trượng trong cùng chùa gồm dãy nhà hình chữ thơ (chữ L) ôm bọc một hồ sen dùng cho khách thập phương nghỉ ngơi và tăng xá cùng một dãy dùng làm thanh trai đường. Một tháp Xá Lợi công cộng mới được xây dựng năm 1984, để tro cốt người quá cố.
    Ngày mồng một và ngày rằm, Phật tử đến lễ bái rất đông. Hàng ngày, chùa đón tiếp nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan và mua kinh sách, kỷ vật lưu niệm như tượng Phật, chuỗi hạt...
    Chùa Vĩnh Nghiêm là một trung tâm hành hương quan trọng nhất của đồng bào Phật tử thành phố hiện nay.
    (sưu tầm)
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 04/06/2002 16:59
  8. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    KHU DI TÍCH BẾN NHÀ RỒNG
    [​IMG]
    Ðịa chỉ: số 1 Nguyễn Tất Thành, quận 4.
    Ðiện thoại: 8293747.
    Sau khi chiếm được thành Gia Ðịnh, thực dân Pháp tự ý mở thương cảng Saigon vào ngày 22/02/1860, độc quyền kiểm soát tàu bè ra vào để thu thuế. Năm 1864 Nhà Rồng được xây xong, dùng làm văn phòng và kho hàng trên bến cảng. Trên nóc nhà có xây hai con rồng châu đầu vào nhau chầu hầu một tấm phù hiệu hình đầu ngựa và mỏ neo, biểu trưng của Tiêu Cục Vận Tải Thủy Bộ thuộc lãnh thổ hoàng gia Pháp (Messageries Impériales). Vì có hình hai con rồng trên nóc nhà nên giới bình dân gọi tòa nhà này là Nhà Rồng.
    Nhà Rồng là ngôi nhà xưa lâu đời nhất còn lưu lại của thực dân Pháp ở đông Dương. Chính từ bến cảng này, năm 1911, Bác Hồ đã bí mật xuống tàu Amiral Latouche Tréville rồi đi khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu nước. Từ đó bến Nhà Rồng chứng kiến nhiều sự kiện, biến cố lịch sử như:
    - Ngày 1-1-1937, 20.000 đồng bào Sài Gòn mít tinh đón tiếp đại diện Pháp sang điều tra tình hình Ðông Dương trong thời kỳ Mặt trận Bình Dân lên nắm chính quyền ở Pháp.
    - Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945 quân và dân Việt Nam nhiều lần tiến công quân Pháp ở Vùng Khánh Hội - Bến Nhà Rồng. đặc biệt đêm 15-10-1945 quân Việt Nam đã đốt cháy chiếc tàu Alec của Pháp vừa cập bến Nhà Rồng.
    - Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng, nhiều lần bến Cảng Nhà Rồng bị tê liệt vì những cuộc bãi công của công nhân cảng.
    Và đặc biệt, những ngày đầu giải phóng thành phố Sài Gòn, chiều ngày 13-5-1975 nhân dân thành phố vui mừng đón tiếp chiếc tàu biển "Sông Hồng" trọng tải một vạn tấn, cặp bến Nhà Rồng, chính thức nối lại con đường biển thông thương giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam.
    Sau ngày đất nước độc lập thống nhất, hai con rồng Việt Nam không phải chầu hầu cái tiêu cục đầu ngựa mỏ neo nữa. Dưới mái nhà Rồng là Bảo tàng Hồ Chí Minh với 5 phòng trưng bày, trong đó có phòng dành trưng bày về bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các hình ảnh về ngôi làng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời, phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi khách tham quan đốt nhang tưởng niệm Người, phòng trưng bày thời vụ các chuyên đề có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phòng trình diễn các bản nhạc về Hồ Chí Minh, về dân tộc, bằng nhạc cụ dân tộc. Một gian dành trưng bày "Sài Gòn những năm 1910", thời gian Hồ Chí Minh đến Thành phố và đi tìm đường cứu nước. Một gian trưng bày tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết dân tộc và gian trưng bày các tuyên ngôn độc lập của Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử... Bảo tàng còn là một trung tâm sưu tầm nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực Hồ Chí Minh, thường xuyên tổ chức hội thảo khoa học, tổ chức nói chuyện về Hồ Chí Minh.
    Vào ngày sinh thứ 85 của Bác, các em thiếu nhi miền Bắc đã mang một cây đa con từ Tân Trào về trồng ngay trong sân khu lưu niệm. Cây đa lớn lên xanh tốt.
    (sưu tầm)
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 27/05/2002 22:46
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA GIÁC LÂM
    [​IMG]
    Vị trí bề thế, nhưng qui mô lại khiêm tốn, chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố Hồ Chí Minh đã được Bộ Văn Hóa ra quyết định số 1288 VH/QÐ ngày 16-11-1988 công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa.
    Chùa tọa lạc ở số 118 đường Lạc Long Quân, phường 23, quận Tân Bình, trong vùng Phú Thọ Hòa. Chùa vốn ở trên gò Cẩm Sơn, còn gọi là Cẩm Ðệm và Sơn Can, do ông Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền của xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744), đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Sách Gia Ðịnh thành tông chí của Trịnh Hoài đức miêu tả khu vực này như sau: "Rộng ba dặm, cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nối bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà có nhã thú. Thi nhân du khách, mỗi dịp tết Thanh minh, Trùng cửu rảnh rỗi, kết bầy năm ba người đến mở tiệc thưởng hoa, chuốc chén ngâm vịnh, ngó xuống chợ búa rộn ràng xa cách xa ngoài tầm mắt..."
    Năm 1772, Hòa thượng Viên Quang thuộc dòng Lâm Tế tới trụ trì, từ đó mới đổi tên là Giác Lâm. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu. Lần thứ nhất, vào khoảng năm 1799-1804, Hòa thượng Viên Quang cho xây lại ngôi chùa. Ðến năm 1906-1909, Hòa thượng Hồng Hưng với sự giúp sức của Hòa thượng Như Phòng, đã cho tôn tạo lại ngôi chùa một lần nữa. Các sự kiện này được ghi lại trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo ở chánh điện.
    Khuôn viên chùa khá rộng, nằm lọt giữa phố phường đông đúc, chung quanh là những bức tường xây. Qua cổng chùa, ngay giữa sân có dựng tượng Bồ-tát Quan Thế âm dưới bóng cây bồ đề tán lá xanh tốt. Ðây là cây bồ đề do đại đức Narada mang từ Srilanca sang trồng ngày 18-6-1953. Nhân dịp này Ngài cũng cúng cho chùa Xá-Lợi Phật Thích-ca. Ngày 17 tháng 6 năm 1994, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành Bảo tháp Xá-Lợi và cung nghinh Xá-Lợi Phật từ chùa Long Vân, Bình Thạnh về chùa Giác Lâm, tôn trí tại Bảo tháp (nguyên từ năm 1953, Xá-lợi Phật được đưa về tôn trí tại chính điện chùa Long Vân). Bảo tháp gồm 7 tầng, hình lục giác, mỗi tầng đều có mái ngói, cửa ra vào. Tháp được xây dựng từ năm 1970 theo đồ án của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến năm 1993 mới được tiếp tục. Tháp cao 32m, mặt hướng đông, là một trong những bảo tháp lớn và nổi tiếng ở thành phố.
    Ngôi chùa có hình chữ nhật, dài 65m, rộng 22m, gồm ba lớp nhà chính: chánh điện, giảng đường và nhà trai, không kể các dãy nhà phụ. Chùa có tất cả 98 cột. Trên cột có khắc 86 câu đối dính liền, chữ thếp vàng, khung viền chung quanh được chạm trổ rất công phu. Các đầu kèo đều tạc hình đầu rồng. Các bàn thờ trong chánh điện đều được làm bằng gỗ quí nên rất chắc chắn. Gian giữa có ba tấm bao lam chạm hình Tứ quí (mai, lan, cúc, trúc), Tứ linh (long, ly, qui, phụng) và Cửu Long. Chùa có 113 pho tượng cổ, chủ yếu bằng danh mộc (gỗ mít nài) được sơn son thếp vàng. Ngoài ra có 7 pho tượng đồng. Toàn bộ tượng, bao lam, ghế bàn, bảo tháp đều được chạm khắc cực kỳ tinh xảo. Pho tượng Phật cổ nhất ở chùa là tượng đức Phật Thích-ca Mâu-ni ngồi trên tòa sen, bằng gỗ, cao 0.65m; bề ngang hai gối 0.38m, có niên đại vào khoàng thế kỷ XVIII. Tòa Cửu Long diễn tả sự tích đức Phật Thích-ca đản sinh, được đúc bằng đồng, tôn trí ở bàn thờ chánh điện. Khá đặc sắc về nghệ thuật tạc tượng là hai bộ Thập bát La-hán. Bộ La-hán nhỏ, mỗi pho tượng cao khoảng 0.57m (tượng cao 0.5m và đế cao 0.07m) được tạo tác vào những năm đầu thế kỷ XX, đặt hai bên điện Phật ở chánh điện.
    Bên trái khuôn viên chùa có khu mộ tháp của các vị Tổ đã trụ trì ở đây: Viên Quang, Hải Tịnh, Minh Vi, Minh Khiêm, Như Lợi, Như Phòng... ở đây còn có cả tháp của Tổ Phật ýự, thầy của Tổ Viên Quang, trụ trì chùa Sắc tứ Từ ân, được dời về chùa Giác Lâm vào năm 1923.
    Ngoài các ngày cúng lớn trong tháng như ngày rằm và mồng một, trong năm chùa tổ chức nhiều lễ ký giỗ các tổ thờ tại chùa. Trong ngày ký giỗ, buổi lễ tiến hành trong chùa và có lễ tưởng niệm ngoài tháp. Vào các ngày thường du khách trong và ngoài nước cũng đến viếng chùa, vãn cảnh.
    (Sưu tầm)
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 27/05/2002 22:56
  10. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA HỘI SƠN​
    Chùa tọa lạc ở ấp Cầu ông Táng, xã Long Bình, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, trên một ngọn đồi bên sông Ðồng Nai.
    Chùa do Thiền sư Khánh Long dựng vào cuối thế kỷ XVIII. Ðến năm 1927, ông Nguyễn Minh Giác đã trùng kiến ngôi chùa. Năm 1938, Sư bà Thích nữ Như Thanh tổ chức trùng tu lớn. Ðợt trùng tu mới nhất là năm 1981.
    Đây là một ngôi chùa cổ có phong cảnh đẹp, khi tới đây ngoài viếng cảnh chùa còn có thể ghé quán nước dưới đồi để đón gió sông mát rượi trên những chiếc võng trong sự yên tĩnh kỳ lạ trong thành phố mấy triệu người và giải khát bằng nước dừa tươi mát rượi.
    Diện tích chùa rộng lớn mang vẻ cổ xưa với rừng cây cổ thụ xanh um nên đa số các vidéo cải lương ở thành phố đều chọn Chùa để quay các cảnh trong các vở cải lương tuồng cổ.

Chia sẻ trang này