1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA THÀNH PHỐ 300 NĂM

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    ĐỀN THỜ HÙNG VƯƠNG
    Ðền thờ Hùng Vương nằm cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên. Ðền này do Pháp cho xây dựng, lúc đầu mang tên là đền Kỷ niệm, nơi ghi tên và thờ cúng những người Việt Nam đi lính cho Pháp đã chết trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau năm 1954, đổi lại là đền Quốc Tổ Hùng Vương. Trong đó ngoài việc thờ vua Hùng còn thờ Khổng Tử và một số nhân vật lịch sử khác như Trần Hưng Ðạo, Lê Văn Duyệt.. Sau năm 1975, đền được đổi thành đền thờ Hùng Vương và giao cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý. Hiện nay, trong đền thờ Hùng Vương, ngoài ngai thờ đặt ở trung tâm thờ các vua Hùng, còn có các bài vị thờ tổ tiên bách tính và lương thần danh tướng. Trước bàn thờ có bộ vũ khí bát bửu, chiêng trống. Xung quanh đền được dùng giới thiệu bằng hợp hình, tranh ảnh chuyên đề về thời đại Hùng Vương. Ngoài phần giới thiệu sơ lược về thời đại nguyên thủy trên đất Việt Nam, còn có các phần giới thiệu về nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, nghề sản xuất gốm, nghề đúc đồng, nghề dệt vải, các loại vũ khí và văn hóa nghệ thuật của thời đại Hùng Vương.
    Về kiến trúc, đền được tạo dáng mái cong, có ba bậc. Nóc trên có trang trí hình rồng và phượng, thuộc phong cách triều Nguyễn, hai bên bậc đá lên cửa chính của đền cũng có đôi rồng chầu thuộc thời Nguyễn. Bên trong phần la phong cũng có chạm khắc hình rồng, dơi, phượng và được sơn màu đỏ khá đẹp. Các lỗ thông gió xung quanh cũng được chạm khắc. Ðền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen đường kính khoảng 50 phân, tượng trưng cho thập nhị chi : tý, sửu, dần, mẹo...
    Ðền chỉ đóng cửa ngày thứ hai, các ngày còn lại trong tuần đều mở cửa. Ðặc biệt vào ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, ở đây có tổ chức lễ dâng hương và lễ hội.
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA BÀ (CHỢ LỚN)​
    [​IMG]
    Chùa Bà (Chợ Lớn) tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 10, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những ngôi chùa cổ của người Hoa. Theo lời truyền thì khoảng năm 1760 bắt đầu quyên tiền lập chùa. Chùa Bà (Chợ Lớn) được nhóm người Hoa Quảng Ðông ở huyện Tuệ Thành (Trung Quốc) đã rời bỏ làng quê sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng chùa. Bên cạnh chùa còn có Tuệ Thành Hội Quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Ðông.
    Chùa được gọi chùa Bà (Chợ Lớn), tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Việt Nam gọi là chùa Bà Thiên Hậu, người Hoa còn gọi là "Phò Miếu". Từ trước đến nay, chùa trải qua bốn lần trùng tu lớn : 1800, 1842, 1890, 1916.
    Chùa thờ bà Thiên Hậu là chính. Bà được người Quảng Ðông gọi là "A Phò" (đức Bà). Theo tước phong của phong kiến Trung Quốc thì gọi bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Người Phúc Kiến và Hải Nam thích gọi bà là "đại Mẫu". Bà được đại bộ phận người Hoa tôn thờ, thành kính nhất trong các thần và dành thờ ở ngôi chùa trang trọng, to lớn nhất của khu vực.
    Truyền thuyết về bà tuy có sự khác biệt ít nhiều nhưng chủ yếu vẫn là sự linh hiển của bà, một người phụ nữ Hoa có lòng hiếu thảo, có đức hạnh... Ðề cao bà, ngưỡng mộ và thành kính bà, người Hoa muốn qua đó giáo dục cho cộõng đồng mình hãy noi gương bà và học tập theo lòng hiếu thuận đối với cha mẹ, xả thân vì mọi người như bà. Mặt khác, khi sang Việt Nam lập nghiệp, trên bước đường nguy nan, bị đe dọa bởi sóng gió, người hoa cầu nguyện đến bà và giờ đây được an cư lạc nghiệp ở quê hương thứ hai này, người Quảng Ðông thờ bà để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với sự phù trợ của bà. Chùa Bà có vị trí quan trọng đối với người Hoa Quảng Ðông, Phúc Kiến, Triều Châu...và cả người Việt.
    Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc". Sát bên hông chùa là trường Hoa Tuệ Thành học viện trước kia, nay là trường Mạc Kiếm Hùng. Trang thờ Bà đặt tại chính điện, hai bên thờ bà Kim Huệ (Bà Mẹ sinh Mẹ đậu) và Long Mẫu nương nương (phía trái). Góc phải có chuông đồng niên hiệu Càn Long năm 60 (1796). Trong tủ kính có tượng Bát tiên và tướng lịnh của Ariès ký tên cấm các binh sĩ Pháp và Y Pha Nho phá phách trong chùa. Tướng lịnh được giữ từ khoảng năm 1860. Phần trung điện không đặt trang thờ mà đặt bộ lư phát lam mang nhãn hiệu Quang Tự thứ 12...Hai bên bộ lư là kiệu sơn son thếp vàng, bằng gỗ tốt, dành rước bà vào ngày vía Bà (23 tháng 3 âm lịch) với chiếc thuyền rồng chạm hình nhân, rước theo cùng với kiệu bà. Tiền điện từ ngoài cổng bước vào là hai trang thờ hai bên : Phúc đức Chánh thần (phải) và Môn Quang Vương Tả (trái). Gian phụ nằm hai bên chính điện thờ Quan Thánh, địa Tạng, Thần Tài.Vật liệu xây cất chùa chở từ Trung Quốc sang. Trang trí chùa sử dụng hình ảnh Tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng) và trang trí chữ Hán, hình nhân...
    Ngoài các ngày vía quan trọng, chùa Bà còn có một số ngày thu hút đông đảo khách thập phương như rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười. Trước ngày giải phóng, lễ vía Bà kéo dài hàng tuần, cúng kiến lễ vật linh đình, có khi đến 200 heo quay. Ðêm đến có múa lân, hát Tiều, hát Quảng, đèn treo rực rỡ... Người ta đặt tượng vào kiệu sơn đỏ, khiêng qua các khu phố. Ði theo kiệu có rước thuyền và nghi trượng, ghi tên các vị thần thờ tại chùa.Các cơ sở hoạt động từ thiện xã hội của chùa Bà là trường học (Mạc Kiếm Hùng) và bệnh viện (Nguyễn Tri Phương ngày nay). Chùa Bà đóng góp nhiều vào công việc công ích xã hội.
    (SƯU TẦM)
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 29/05/2002 16:40
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM - THÀNH PHỐ HỒ CHí MINH
    [​IMG]
    tiền thân của nó là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Từ 1929 đến 1956 trưng bày chủ yếu về mỹ thuật cổ của một số nước châu á. Từ 1956 đến 1975 là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn. Sau năm 1975 Bảo tàng mở rộng thêm diện tích và trở thành Bảo tàng Lịch sử Dân tộc nh hiện nay. Bảo tàng có hai phần trưng bày:
    Phần 1: trng bày lịch sử Việt Nam từ khi có dấu vết con ngời (cách đây khoảng 300.000 năm) đến năm 1930 khi ********************** ra đời, gồm các phòng:
    Thời kỳ Nguyên thủy ở Việt Nam
    Thời kỳ Hùng Vơng dựng nớc
    Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (thế kỷ I - X)
    Thời Lý (thế kỷ XI - XIII)
    Thời Trần (thế kỷ XIII - XIV)
    Thời Lê (thế kỷ XV - XVII)
    Thời Tây Sơn (thế kỷ XVIII - đầu XIX)
    Thời Nguyễn (thế kỷ XIX - giữa XX).
    Phần 2: trưng bày một số chuyên đề mang đặc trưng của khu vực phía Nam như: văn hoá óc Eo; văn hoá cổ đồng bằng sông Cửu Long, nghệ thuật Chăm pa; Bến Nghé Sài Gòn, thành phần các dân tộc Việt Nam, gốm cổ một số nước Châu á. Ngoài hệ thống trưng bày, Bảo tàng còn một hệ thống kho bảo quản hiện vật với số lượng và loại hình phong phú.
    Tòa nhà Bảo tàng Lịch sử được xây dựng năm 1927 và khánh thành ngày 1-1-1929, trong khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Kiến trúc sư thiết kế là Delaval, người Pháp. Ở giữa tòa nhà có một chỏm bát giác trên có 2 nóc mái, nóc mái dưới lợp ngói ống, đầu các góc có gắn vật trang trí hình con phụng.
    Nóc mái trên cũng ngói ống, có gắn vật trang trí hình rồng cách điệu, và trên cùng, ở giữa, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Có ý kiến cho rằng, phần này mang nhiều yếu tố của kiến trúc cổ Trung Quốc, chẳng hạn chỏm bát giác của Bảo tàng Lịch sử là hình ảnh của tháp cung điện mùa hè ở Bắc Kinh. Hai bên chỏm bát giác có nổi lên nóc mái kiểu nóc đình hay cửa tam quan.
    Phần sau của tòa nhà có hình chữ U, xây dựng vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, gồm khoảng trống ở giữa là hồ cây cảnh, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với 2 lớp nóc mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm nóc mái ở các góc.
    Hệ thống cửa, cửa sổ mở ra vườn cảnh của tòa nhà tạo ánh sáng tự nhiên và sự thoáng mát cho các phòng trưng bày. Chỏm bát giác và hai nóc mái bên vừa tạo độ cao, vừa tạo sự thoáng đạt.
    Ban đầu, Bảo tàng tên là bảo tàng Blanchard de la Brosse, sau năm 1954, bảo tàng đổi tên thành Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn, với nội dung trung bày chủ yếu nghiêng về mỹ thuật như: "Mỹ thuật Việt Nam", "Mỹ thuật Chàm", "Mỹ thuật Khme", "Mỹ thuật Trung Quốc", "Mỹ thuật Nhật Bản"...
    Ðến ngày 26-8-1979, Bảo tàng được đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Sau này đổi lại thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng có 15 phòng trưng bày khái quát về lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy cho đến khi thành lập Ðảng 1930 và 6 phòng trưng bày chuyên đề giới thiệu các giai đoạn lịch sử văn hóa văn minh ở miền Nam.
    Hiện nay, Bảo tàng lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh có trưng bày 10.700 hiện vật của các triều đại Việt Nam. Bảo tàng có những di chỉ và hiện vật quý báu như: Trống đồng, rìu đá, những chiếc cọc Bạch đằng, tượng Phật Bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt... luôn thu hút khách tham quan và những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa của Việt Nam và thế giới.
    (suu tam)
    Được sửa chữa bởi - roma vào 22/04/2002 17:17
  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    BẢO TÀNG MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh chính thức hoạt động từ năm1991, là nơi sưu tầm, lưu trữ, bảo quản, trưng bày các hiện vật Mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ truyền thống tiêu biểu cho các dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử nằm trên địa bàn thành phố và các tỉnh thuộc khu vực phía Nam. Hiện nay, bảo tàng Mỹ thuật thành phố có ba phần trưng bày chính. Toàn bộ lầu II là khu trưng bày các tác phẩm hội họa và điêu khắc của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Các tác phẩm này được thể hiện qua nhiều thể loại, bằng nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu xoay quanh hai đề tài: "Chiến đấu bảo vệ Tổ quốc" và "Xây dựng cuộc sống hòa bình". Trong số các tác giả có những tên tuổi đã trở nên rất quen thuộc với nhiều người như: Nguyễn Sáng, Thái Hà, Quách Phong, Trịnh Cung, Nguyễn Trung, Nguyễn Thanh Châu... đặc biệt ở đây có bộ tranh sơn mài nổi tiếng "Vườn xuân Trung - Nam - Bắc" của cố họa sĩ Nguyễn Gia Trí từng được giới hâm mộ trong và ngoài nước đánh giá cao. Nơi đây còn có một số tác phẩm quý như bức tranh "Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc", "Suối Lênin", "Rừng Pắc Pó"... của họa sĩ Diệp Minh Châu vẽ năm 1951 ở chiến khu Việt Bắc, hai bức chân dung Bác Hồ của họa sĩ Alecxandre Jitomirơxki (Liên Xô cũ) còn lưu chữ ký của vị lãnh tụ dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh, v.v...
    Lầu III là khu trưng bày cổ vật gồm nhiều phòng khác nhau, phòng cổ vật của người Việt Nam và người Trung Hoa sinh sống trên đất nước Việt Nam, trưng bày các hiện vật bằng gốm sứ, đồ sơn son thiếp vàng, gỗ khảm xà cừ... được chế tạo từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Phần mỹ thuật Cổ đại gồm 5 phòng trang trọng, trưng bày các hiện vật óc Eo ở đồng bằng Sông Cửu Long, hiện vật của dân tộc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam và dân tộc Khme ở miền Tây Nam Bộ. Các hiện vật này thể hiện một nền mỹ thuật cao từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII.
    Ngoài ra còn có phòng trưng bày nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống của người Việt từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX, bao gồm các đồ gốm sứ, đồ đồng, đồ khảm xà cừ... và phòng trưng bày nghệ thuật của người phương Tây đến Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX.
    Bên cạnh việc sưu tầm, trưng bày các hiện vật mỹ thuật, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố còn thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm tác phẩm của nhiều tác giả trong và ngoài nước tại lầu I, trong đó có nhiều cuộc triển lãm đã gây được ấn tượng và để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng người xem, giúp họ hiểu thêm về nền mỹ thuật nước nhà.
    (sưu tầm)
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
    Bảo tàng chứng tích chiến tranh được thành lập tháng 9-1975, tiền thân là "Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy". Mặc dù nằm khuất nẻo tại góc một con đường ở trung tâm quận 3, nhưng từ hơn 20 năm nay. Bảo tàng chứng tích chiến tranh luôn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, nhất là những cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam.
    Với nội dung trưng bày, giới thiệu một số hiện vật, hình ảnh tội ác của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh chống Mỹ, tại đây có các phòng trưng bày khá đầy đủ và có hệ thống các chủ đề: Lính Mỹ tàn sát nhân dân, rải chất độc hóa học, tra tấn, tù đày, chiến tranh phá hoại miền Bắc. Tham quan nơi này, du khách được tận mắt nhìn thấy các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngàn "chuồng cọp" được xây dựng đúng với kích thước như ở nhà tù Côn đảo. Trong những năm tháng sau này, bám sát theo những sự kiện của đất nước, nhà bảo tàng đã mở thêm nhiều phòng trưng bày theo các chủ đề như: Chiến tranh biên giới tây Nam, Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, Vấn đề quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch...
    Vào dịp tháng tư hàng năm, khi cả nước ta kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, rất nhiều du khách nước ngoài tìm đến đây, đông nhất vẫn là các du khách người Mỹ, các cựu chiến binh, họ đến để nhìn lại một quá khứ đau buồn, có rất nhiều giọt nước mắt và những lời sám hối.
    Ðến thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh hôm nay du khách đã có cảm giác như bước vào một tụ điểm giao lưu văn hóa. Sau những giây phút sống lại với kỷ niệm trong các phòng trưng bày hiện vật, bước ra khuôn viên của bảo tàng du khách lại được sống trong không khí đầm ấm, thân thiện. ở đây có những gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, các gian hàng lưu niệm. Ðộc đáo hơn tại đây còn có công trình nghệ thuật rối nước dân gian Việt Nam...
    Dân tộc Việt Nam rất kiên cường, bất khuất trong cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ bảo vệ Tổ quốc, nhưng cũng rất nhân hậu, vị tha. đến Bảo tàng chứng tích chiến tranh, bạn sẽ cảm nhận được điều này.
    (sưu tầm)
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 13/04/2002 17:25
  6. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    BẢO TÀNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH​
    BIỂU TƯỢNG CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
    Ðịa chỉ: 2 Lê Duẩn, quận 1.
    Ðiện thoại: 8229357
    Tọa lạc trong một khuôn viên 6.000m2 ở vị trí trung tâm thành phố trên đường Lê Duẩn, Quận I , Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh - nơi lưu giữ và tái hiện toàn bộ chiến dịch giải phóng Sài Gòn - hiện diện như một biểu tượng chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
    Vốn là phòng trưng bày chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc Bảo tàng lực lượng vũ trang miền Ðông Nam Bộ mở cửa từ hơn 10 năm nay, Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng, nâng cấp thành một bảo tàng độc lập nằm trong hệ thống các bảo tàng của cả nước. Toàn bộ phần trưng bày của bảo tàng chia làm hai khu vực: trưng bày ngoài trời và trưng bày trong nhà. Khu trưng bày ngoài trời có diện tích 2.000m2 , giới thiệu các loại vũ khí, khí tài sử dụng trong chiến dịch như máy bay, xe tăng, đại bác các loại. Khu trưng bày trong nhà có diện tích mặt nền 1.000m2 cấu trúc thành 5 phòng trưng bày riêng biệt. Ðó là phòng trưng bày chiến dịch đường 14 - Phước Long, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Ðà Nẵng; phòng trưng bày chiến dịch Hồ Chí Minh; phòng trưng bày sở chỉ huy chiến dịch; phòng trưng bày Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn trong tháng 4 -1975; và phòng trưng bày tranh tượng về đề tài chiến dịch Hồ Chí Minh của các họa sĩ quân đội. ở phòng trưng bày trung tâm, một sa bàn lớn, có diện tích 60m2, sử dụng thiết bị điện tử hiện đại, ***g các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, kết hợp với màng hình video diễn tả toàn bộ tiến trình chiến dịch. Bằng các mảnh khối trưng bày mạch lạc, hấp dẫn, với 467 hiện vật gốc, 108 ảnh tư liệu, 36 tài liệu khoa học phụ, 34 tranh tượng minh họa cùng 100 hiện vật gốc khác bảo quản trong kho mở, bảo tàng đã đem đến cho người xem những nhận thức và cảm xúc chân thực về bối cảnh và diễn biến của sự kiện trong lịch sử trọng đại này.
    Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức hoạt động từ ngày 29 -02 -1996.
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    BẢO TÀNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MIỀN ÐÔNG NAM BỘ
    (Tên gọi tắt của Bảo tàng Quân khu 7)
    Ðịa chỉ: 247 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình.
    Ðiện thoại: 8421354 -.
    Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền đông Nam Bộ được Bộ Quốc phòng - Bộ Văn hóa Thông tin quyết định là Bảo tàng quốc gia hạng II. Tổng diện tích trưng bày 22.500 m2 trong nhà và ngoài trời. Bảo tàng là nơi lưu giữ các sưu tập về vũ khí, trang phục quân sự, các tác phẩm tranh tượng về đề tài kháng chiến, các hiện vật điển hình của quân và dân miền đông qua 30 năm kháng chiến, làm nghĩa vụ quốc tế, xây dựng quân đội.
    Bảo tàng cũng là trung tâm tổ chức các hội thảo, các cuộc họp truyền thống và phối hợp với các ngành văn học nghệ thuật giới thiệu các triển lãm và sáng tác mới của các nghệ sĩ - sỹ quan, chiến sĩ phục vụ trong quân đội.
    (sưu tầm)
  8. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    BẢO TÀNG CÁCH MẠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH​
    Ðịa chỉ: 65 - Lý Tự Trọng - Quận 1.
    Tòa nhà Bảo tàng Cách mạng thành phố Hồ Chí Minh ngày nay được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890 thì hoàn thành, thực hiện theo đề án của kiến trúc sư người Pháp Foulhoux.
    Khởi đầu, việc xây dựng ngôi nhà này với mục đích làm nơi triển lãm thương mại. Nhưng khi xây dựng xong thì được làm tư dinh cho viên Thống đốc Nam Kỳ. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), nơi đây được làm dinh Thống đốc Nhật Minôda và sau đó là dinh Khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm. Sau Cách mạng tháng Tám tòa nhà được làm trụ sở ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ.
    Tháng 9/1945 thực dân Pháp làm trụ sở của Cao ủy Cộng hòa Pháp, tiếp theo là dinh thủ hiến Nam Kỳ của Trần Văn Hữu.
    Sau Hiệp định Genève 1954, nơi đây là "Dinh thủ hiến Nam phần", đến "Dinh Gia Long" của Ngô Ðình Diệm rồi "Tối cao pháp viện" trong thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu".
    Từ ngày 12/8/1978 ngôi nhà này được sử dụng làm Bảo tàng cách mạng thành phố Hồ Chí Minh.
    (Sưu tầm)
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    ĐỀN TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ BẾN DƯỢC - CỦ CHI​
    MỘT CÔNG TRÌNH CỦA NGHĨA TÌNH VÀ ÐẠO LÝ VIỆT NAM
    Trên vùng đất nổi tiếng của địa đạo Củ Chi năm xưa đánh Mỹ và ngay giữa lòng "tam giác sắt" một thời rền vang bom đạn, ngày nay, sau 20 năm giải phóng thành phố và thống nhất đất nước, đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tạo dựng nên công trình: ÐềN TƯởNG NIệM LIệT Sĩ BếN DƯợC. Ðền được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh; trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược chống Pháp và Mỹ. Là một công trình dành cho thế hệ mai sau nhớ mãi, tri ân và tự hào.
    Ðền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi là một công trình tập hợp những đóng góp vật chất và trí tuệ của đồng bào, của lãnh đạo Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các bậc lãnh đạo trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân ... Mỗi người đóng góp bằng sự nhiệt tình của trái tim cháy bỏng, của đạo lý và trí tuệ trong sáng nhât để làm nên một quần thể kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc.
    Ðền được xây dựng trên một vùng đất rộng 7 ha, khởi công vào ngày 19/5/1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người sáng lập Ðảng Cộng sản Việt Nam.
    Ngày 19.12.1995, đền tưởng niệm khánh thành giai đoạn 1 và bắt đầu đón lớp lớp những đoàn người trong nước và nước ngoài đến tưởng niệm, và trầm ngâm về một lẽ sống còn đã làm nên hồn thiêng dân tộc.
    Ðền tưởng niệm được các nhà kiến trúc, những nhà xây dựng và những người tâm huyết tạo thành một phần thể kiến trúc hài hòa, thoáng đãng, mang bản sắc văn hóa Việt một cách tinh tế, dịu dàng như tâm hồn dân tộc Việt.
    Ðền tưởng niệm liệt sĩ bến dược gồm có các hạng mục:
    Cổng tam quan: Cổng tam quan được kiến trúc theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương. Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình lành nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới. Chính giữa cổng tam quan là biển đề "Ðền Bến Dược" và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Ðịnh Giang:
    " Trải tấm lòng son vì đất nước,
    Ðem dòng máu đỏ giữ quê hương."
    " Lòng biết công ơn nhang thơm một nén,
    Ðời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm."
    Nhà văn bia: Nhà văn bia là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m, nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ một khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành Sơn, tỉnh Quảng Nam - Ðà Nẵng và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc. Bài văn được khắc vào bia đá với tựa đề "đời đời ghi nhớ" của nhà thơ Viễn Phương, được chọn trong một cuộc thi có 217 bài ở 29 tỉnh, thành phố. Bài văn bia thật sự là một ánh sáng hùng văn bất hủ, vừa thể hiện hào khí ngất trời của dân tộc ta, vừa nói lên cái tâm nhân hậu của dân tộc, cái hùng " bạt núi, san đèo" của nhân dân, cái nghĩa tình cao cả, đằm thắm của biết bao đồng chí, đồng bào đã không quản ngại gian khổ, hy sinh để làm nên những trang lịch sử vẻ vang, chói lọi.
    Ðền chính: Kiến trúc mang dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam, vừa tôn nghiêm, vừ tĩnh mịch. Ðiện thờ bố trí theo hình chữ U: Trung tâm là bàn thờ tổ quốc, chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trên ghi: Vì nước quên mình. Tổ quốc ghi công. Ðời đời ghi nhớ. Tả, hữu là hai hương án thờ các bậc tiền hiền tiên liệt và đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, chưa tìm được tên. Dọc theo các bậc tường bên trái là liệt sĩ Khối dân Chính Ðảng, các bậc tường bên phải là tên liệt sĩ lực lượng võ trang.
    Tên liệt sĩ được khắc vào bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Có 44.209 liệt sĩ được ghi tên trong đền. Gồm Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng, liệt sĩ, trong đó có 9.119 liệt sĩ là con em của 40 tỉnh, thành phố khác. Hằng ngày, có nhiều lượt người đếm tìm tên của thân nhân và đồng đội, đã nghẹn ngào, xúc động vì đã tìm thấy được tên, biết được nơi an táng và những chi tiết khác của liệt sĩ do ban quản lý cung cấp.
    Chúng ta vừa xúc động vừa tự hào về những con người ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền. Từ nay hương hồn của các liệt sĩ sẽ được ấm áp, thanh thản bởi hằng ngày có biết bao nhiêu người đến dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ đến những người đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do hạnh của dân tộc!
    Tháp: Thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai. Tháp có 9 tầng, cao 39m. Trên vách tháp có nhiều văn hoa, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi "đất thép thành đồng". Tầng cao của tháp để chúng ta ngắm nhìn một phần của vùng căn cứ cách mạng mà địa danh đã đi vào lịch sử: vùng "tam giác sắc".
    Hoa viên: từ khu đất đầy hố bom, cằn cỗi do chiến tranh tàn phá, nay đền đã có một mảng hoa viên mượt mà, tươi đẹp, hoa nở quanh năm với nhiều loại cây kiểng quý do nhiều nghệ nhân và các ban, ngành gởi tặng. Ðặc biệt, các các đồng chí lãnh đạo trung ương, thành phố và các tỉnh đã trồng lưu niệm nhiều loại cây quý ở hoa viên trước đền.
    (Sưu tầm)
  10. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1

    BÁT BỮU PHẬT ĐÀI​
    (PHẬT CÔ ĐƠN)​
    Bát Bửu Phật đài (còn được gọi là tượng Phật Cô đơn) ở cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về phía Tây Nam, hướng Ðức Hòa, cách tỉnh lộ số 10 khoảng 1 km. Ðây là một vùng đất thuộc xã Lê Minh Xuân, diện tích trên 1000m2. Chung quanh có rừng bạch đàn bao bọc, có những con kinh dẫn nước từ sông Vàm Cỏ Tây chảy qua, cảnh quan yên tĩnh, mát mẻ, phù hợp với phong cảnh thiền môn.
    Phật đài được kiến trúc theo hình bát giác, cao 3m. Tượng đức Phật Thích Ca cao 7m, nặng trên 4 tấn, do nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu hoàn thành năm 1957. Cư sĩ Ngô Chí Bình, ngộ duyên thành tâm thỉnh tượng từ chùa Xá Lợi (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) đưa về cử lễ an vị năm 1961 tại vị trí trước chùa Thanh Tâm hiện nay.
    Trải qua những năm tháng chiến tranh, bom đạn đã tàn phá chọn xóm làng, thiêu rụi cả chùa Thanh Tâm, chỉ riêng ngôi Phật đài với Kim Thân đức Phật vẫn sừng sững, trang nghiêm giữa nơi hoang vắng. Vì thế, dân địa phương gọi di tích tôn nghiêm này là Phật Cô đơn.
    Ngày nay, Bát Bửu Phật đài đã được sửa khang, xây dựng khang trang. Cổng Tam quan trang nghiêm, hài hòa với cả khuôn viên, các tượng Phật, Bồ Tát, Thiên Long, Hộ Pháp... Cũng được an vị ở chánh điện như ở những ngôi chùa khác.
    Kiến trúc độc đáo, trang trí hài hòa, khung cảnh thanh nhàn đã hấp dẫn du khách, tín đồ ngày càng đông đảo. Sự việc tượng đức Thích Ca vẫn tồn tại nguyên vẹn trong khi cả một vùng bom đạn bị cày xới, trơ trụi vì bom đạn càng làm tăng thêm niềm tin Phật của giới Phật tử. Hiện nay, Bát Bửu Phật đài đã trở thành một trong những khu tham quan, chiêm bái của du khách

Chia sẻ trang này