1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA THÀNH PHỐ 300 NĂM

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1

    CHÙA ÔNG​
    Chùa ông tọa lạc ở số 678 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, thờ Quan Công. Người Hoa và người Việt thường gọi đây là "chùa ông lớn". Ðây cũng là nơi hội họp của người Triều Châu nên còn gọi là "Nghĩa An Hội Quán" (Nghĩa An là tên một vùng đất ở Quảng đông (Trung Quốc), nơi đa số người Triều Châu sinh sống).
    Chùa được xây cất vào năm 1840 và đã được trùng tu nhiều lần, trong số đó có các lần trùng tu lớn vào năm 1866, 1901, 1969. Lần trùng tu gần nhất vào năm 1984.
    Quan Công là một nhân vật trong lịch sử Trung Hoa thời Tam Quốc, được xem là tượng trưng cho những đức tính, đạo đức của người quân tử. Ðó là công minh, chính trực, dũng cảm, thủy chung, cao thượng, trọng chữ tín, trong danh dự nhân nghĩa... Ông được xưng tụng là "vạn cổ nhất nhân" (người xưa nay chỉ có một).
    Chùa được xây dựng theo kiểu chữ "Quốc" với các dãy nhà khép kín vuông góc để tạo một khoảng trống ở giữa gọi là sân "Thiên Tinh" (giếng trời). Mái chùa có 3 cấp : giữa cao, hai bên thấp hơn. Trên nóc có gắn tượng sành hình hai con rồng tranh trái châu màu đỏ. Từ ngoài bước vào trong chùa, bên phải có bệ cao thờ ông Bổn, bên trái là tàu ngựa với một tượng ngựa gỗ màu đỏ cao khoảng 2,5m. Ðó là "ngựa xích thố", con chiến mã của Quan Công. Qua khỏi gian tiền sảnh là sân Thiên Tỉnh với những chậu cây cảnh, ở hành lang có những bia đá ghi niên đại trùng tu chùa và tên tuổi những người đóng góp vào việc trùng tu đó. Phía trong dãy cửa là gian thờ với tượng Quan Công bằng thạch cao, cao độ 50cm, ngồi trên hổ trướng, một tay vuốt râu, một tay cầm sách đọc, hai bên là tượng Châu Xương và Quan Bình thấp hơn. Phần phía ngoài của gian chính là các hàng bài vị bằng gỗ sơn son thếp vàng và các quả chuông. Bệ thờ ở giữa gian chính điện. Tượng thờ được đắp bằng thạch cao, sơn màu, cao khoảng 3 mét. Hình tượng Quan Công thể hiện ở đây mang những chi tiết đã trở thành qui ước : mặt đỏ, râu năm chòm dài đến ngực, tư thế đưa tay vuốt râu, đầu đội mão gắn kim hoa, mặc giáp trụ bên trong và áo bào xanh lá cây bên ngoài (để chỉ ông là người văn võ song toàn)... Ðứng hai bên bệ thờ là tượng Châu Xương và Quan Bình. Hai bên bệ thờ Quan Công là bệ thờ bà Thiên Hậu và Thần Tài.
    Người Hoa thuộc bất cứ bang nào và cả người Việt đều đến cúng kiến ở chùa ông. Lệ cúng ông (Quan Công) ở chùa vào ngày 24 tháng 6 âm lịch và rằm tháng giêng. Rằm tháng giêng là lễ hội lớn nhất, có hát xướng, múa lân...Lễ hội thường kéo dài 10 ngày. Ngoài ra chùa còn cúng Bà Thiên Hậu (23 thánhg 3 âm lịch), cúng ông Bổn vào mồng 1 tết và rằm tháng tám.
    (sưu tầm)
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA GIÁC VIÊN​

    Chùa Giác Viên tọa lạc ở số 161/85/20 đường Lạc Long Quân, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa ở trong khu "Ðầm Sen", trên một đảo nhỏ, là một trong những thắng cảnh của đất Gia Ðịnh xưamà cách nay hai thế kỷ Trịnh Hoài Ðức đã có thơ đề vịnh "Chim ngủ trên đầm sen". Chùa ban đầu mang tên là Quan Âm Các, được ngài Hương Ðăng tạo dựng vào năm 1805 từ một am nhỏ thờ Bồ-tát Quan Thế âm. Năm 1850, Thiền sư Hải Tịnh đổi Quan Âm Các thành chùa Giác Viên. Chùa được trùng tu lớn vào các năm 1899, 1910.
    Bình đồ chùa được bố cục theo kiểu chữ "trung", chiều ngang 70m, dài 58m. Phật điện được đặt giữa chùa. Hai bên có dãy nhà nối vào phần giữa bao bọc sân, trong đó có trồng cây cảnh, non bộ. Ngoài ra còn có những dãy nhà phụ làm nhà trai và bếp, trường học. Ðặc biệt trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam.
    Trong chùa có 153 pho tượng và 57 bao lam và 60 bức phù điêu, hầu hết có niên đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
    Hiện nay chùa còn lưu giữ lại nhiều tác phẩm điêu khắc với những đường nét chạm trổ tinh vi như những tấm thêu trên mặt gỗ. Ðặc biệt chùa còn giữ được chiếc giá võng của triều đình nhà Nguyễn tặng vị ***** Hải Tịnh, người sáng lập chùa Giác Viên.
    (suu tam)
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA ẤN QUANG​
    Tổ đình Ấn Quang được xây dựng cách nay không lâu, nhưng lại giữ một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nơi đây đã từng chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong những bước thăng trầm và phát triển của đạo Phật ở miền Nam. Chùa ấn Quang hiện tọa lạc tại 243 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được Hòa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh ứng ở Ngũ Hành Sơn, Ðà Nẵng vào lập nên vào năm 1948. Lúc đầu đây chỉ là một ngôi Phật tự nhỏ bằng cây lợp lá, mang tên là ấn Quang tự. Năm 1950, Hòa thượng Thích Thiện Hòa (1907-1978), thuộc dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 43, sau 10 năm du học về đạo phép và giới luật tại Tây Thiên Phật học đường, Báo Quốc Phật học đường và chùa Quán Sứ, trở về Sài Gòn. Ngài được Hòa thượng Thích Trí Hữu giao cho quyền quản lý chùa ấn Quang để hoằng dương Phật pháp. Với tư cách là Viện chủ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã cho xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ đàm ở Huế. Từ đó, trong suốt hơn một phần tư thế kỷ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã hiến trọn tâm trí và công đức để tôn tạo ngôi chùa và thành lập trường Phật học để giáo dục và hoằng pháp. Ðầu năm 1951, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã vận động các trường Phật học Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Ðức và ấn Quang hiệp nhất thành Phật học đường Nam Việt. Chùa ứng Quang được đổi tên thành ấn Quang và được chọn làm trụ sở của Phật học đường. Hòa thượng Thích Thiện Hòa được bầu làm Tổng giám đốc. Năm 1955, chùa xây dựng thêm dãy lầu nhà tổ và trng. Liên tục hai năm sau đó, xây nhà in Sen Vàng, xưởng nhang Bồ đề, thư viện, nhà xuất bản, nhà phát hành Hương đạo. Năm 1959, xây lại dãy lầu giảng đường. Ðến năm 1966, chánh điện được tôn tạo; năm sau lầu tăng xá, nhà trai được tái thiết. Kiến trúc chùa được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Bên trong chùa, ngoài tượng đức Bổn Sư Thích-ca và tượng các vị Phật được tôn trí trang nghiêm tại chánh điện, còn có tượng ***** đạt ma (tạc bằng gổ) và bộ tranh sơn mài Quan âm, Văn-thù, Phổ Hiền do nghệ nhân Trương Văn Thanh (tức đại đức Minh Tịnh) thực hiện.
    Từ năm 1974, do Hòa thượng Thích Thiện Hòa lâm bệnh nặng, một Hội đồng Quản trị tổ đình ấn Quang gồm chín vị, do Hòa thượng Thích Huệ Hưng làm Tổng lý, đã được bầu ra để đảm đương Phật sự. Hòa thượng Thích Thiện Hòa viên tịch năm 1978. Tên tuổi Hòa thượng gắn liền với không chỉ với sự nghiệp mở mang chùa ấn Quang mà còn với sự nghiệp đào tạo hàng trăm giảng sư và hàng nghìn Tăng Ni sinh làm sứ giả của Như Lai đi bổ xứ trụ trì các chùa ở các tỉnh miền Nam.
    (suu tam)
  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA BỬU QUANG​

    Chùa tọa lạc ở ấp Gò Dưa, xã Tam Bình, huyện Thủ Ðức, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được xây dựng từ năm 1939, là ngôi Tổ đình của Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) Việt Nam.
    Phật giáo Nguyên thủy ở Việt Nam xuất phát từ Kampuchia, được Hòa thượng Hộ Tông du nhập vào Việt Nam. Ngài là vị Tăng thống đầu tiên của Tổng hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam được thành lập vào năm 1957.
    CHÙA ÐÔNG HƯNG​
    Chùa tọa lạc ở số 201 đường Lương Ðịnh Của, xã An Khánh, huyện Thủ Ðức, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa do Hòa thượng Phước Bình, người Phú Yên, khai sơn năm 1934, Hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế Chúc thánh đời thứ 42, nguyên tu học tại Phật học đường Tường Vân, Huế.
    ở chùa hiện nay có cơ sở điêu khắc các mặt hàng cao cấp về gỗ của Phật giáo.
    CHÙA DƯỢC SƯ​

    Chùa tọa lạc ở số 464 đường Lê Quang Ðịnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được xây dựng vào năm 1929 do Sư Viết Tạo khai sơn. Chùa qua ba đời trụ trì, được trùng tu năm 1950. Ðây là một trong những Ni trường của Phật giáo thành phố.
    CHÙA GIÁC HảI​
    Chùa tọa lạc ở số 345/45 đường Hùng Vương, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX, năm 1887, bà Trần Thị Liễu cất ngôi chùa nhỏ. Sau đó, Hòa thượng Hoằng Ân đặt tên là chùa Giác Hải. Chùa được Hòa thượng Từ Phong tổ chức xây dựng quy mô vào những năm 1920.
    CHÙA LINH SƠN​

    Chùa tọa lạc ở số 149 đường Cô Giang, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa nguyên trước đây là ngôi miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Ðến cuối thế kỷ XIX, được xây dựng thành ngôi chùa. Năm 1931, Hội nam Kỳ nghiên cứu Phật học ra đời, đặt trụ sở ở chùa. Hội ra tạp chí Từ Bi Âm từ đầu năm 1932.
    Kiến trúc chùa hiện nay do Hòa thượng Thích Nhật Minh tổ chức đại trùng tu vào năm 1968.
    CHÙA LONG THẠNH​
    Chùa tọa lạc ở xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa do thiền sư Trí Tâm khai sơn vào thế kỷ XVIII. Ðến năm 1945, chùa bị hỏng hoàn toà. Năm 1946, chùa được xây dựng đơn sơ. Kiến trúc chùa hiện nay được Hòa thượng Thích Bửu ý cho trùng tu vào các năm 1959, 1984, 1992.
    (SUU TAM)
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    NAM THIÊN NHẤT TRỤ​
    (CHÙA MỘT CỘT)
    Thủ đô Hà Nội có "Thăng Long nhất trụ" (Chùa Một Cột) được xây dựng đời nhà Lý đầu thế kỷ XI. Thành phố Hồ Chí Minh có "Nam Thiên nhất trụ" (Trời Nam một trụ) gọi nôm là chùa Một Cột, tọa lạc đường Ðặng Văn Bi, thị trấn Thủ Ðức.
    Chùa Một Cột TP.Hồ Chí Minh do hòa thượng Thích Trí Dũng (người tỉnh Ninh Bình, tục danh Trần Ðức Huy, sinh 1906) sáng lập và xây dựng. Người tiếp tay đắc lực với hòa thượng là bà đệ tử tục danh Ðỗ Thị Vinh, pháp danh Ðức Hiển. Kinh phí xây dựng chùa do hòa thượng và bà Ðỗ Thị Vinh tự lo toàn bộ công trình, không dùng tiền công quả của Phật tử. Chùa khởi công xây dựng ngày 8-4-1958, hoàn tất 1977.
    Theo tinh thần văn bia hòa thượng, dựng Nam Thiên nhất trụ tuân thủ khuôn mẫu Thăng Long nhất trụ ở Hà Nội, ước mơ của vua Lý. Xây dựng chùa này cốt để các tín ngưỡng phương Nam chiêm ngưỡng lễ Phật, nhớ về cội nguồn tổ tiên, hun đúc hy vọng quốc thái dân an, quê hương hưng thịnh. Nhìn chùa Một Cột để đừng ai quên mỗi người đều là con cháu Lạc Hồng, có chung Tổ quốc.
    Trụ chùa Một Cột đúc vĩnh cửu bằng xi măng cốt thép. Mái lợp ngói uốn cong y như chùa Một Cột Hà Nội, nhưng thấp hơn, nhỏ hơn. Quanh chùa là hồ nước hình vuông có tên là Hồ Long Nhãn (hồ mắt rồng). Dưới hồ thả rùa, cá kiểng nhiều màu bơi lượn. Nước hồ xanh màu Hồ Gươm. Trong hồ có xuồng nhỏ làm vệ sinh môi trường mặt nước. Khuôn viên chùa rộng rãi, thoáng mát bởi vòng cây xanh cổ thụ, đường đi lối lại vệ sinh sạch sẽ càng thư giãn bởi có hoa kiểng. Khách vãn chùa gồm Phật tử mười phương và khách du lịch nước ngoài.
    Nhà lưu niệm Hòa thượng Thích Trí Dũng mô phỏng chùa Một Cột. Quanh hồ sen thơm ngát. Trong nhà treo trang trọng 4 tấm hình phóng cỡ lớn. Hình một, cụ Chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới bên hòa thượng Thích Trí Dũng. Hình hai, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; hình ba, Tổng bí thư đỗ Mười; hình bốn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm hỏi ân cần hòa thượng Thích Trí Dũng, Viện chủ Nam Thiên nhất trụ.
    Nhà lưu niệm trưng bày bút tích hòa thượng viết thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh bày tỏ nguyện vọng được tặng Nhà nước cổ vật mà hòa thượng đã giữ gìn 30 năm qua. Thư kể rằng, khi thi công đào móng chùa, nhà chùa phát hiện một tảng đá lớn. Trên mặt tảng đá có một cái đĩa kim loại khác thường (không biết kim loại gì). Ðĩa có đường kính 0,38m, dày 1m, nặng 6,200 kg. Trong đĩa có chữ "Ngũ Tử đăng Khoa" (năm con đỗ đại khoa).
    Biết tin này hồi đó(1958) Ngô Ðình Diệm cho thân tín tiếp cận hòa thượng năm bảy lần thương lượng mua, nhưng không được hòa thượng chấp nhận. Các phái đoàn Ðài Loan, Hồng Kông trả giá 200 lượng vàng và 5 triệu đồng tiền mặt. Phái đoàn thương mại Hoa Kỳ cam kết nếu hòa thượng chuyển báu vật cho họ, họ sẽ xây tặng một bệnh viện hiện đại, rộng 5.000 m2, với 7 tầng lầu, 600 giường bệnh, 3 cầu thang máy loại tốt nhất. Báu vật tiền nhân đất Nam Thiên nhất trụ Sài Gòn Gia Ðịnh không hề lay chuyển trước kinh tế cám dỗ.
    Nam Thiên nhất trụ nét độc đáo trong đời sống văn hóa tinh thần người Sài Gòn xưa, nay là TP. Hồ Chí Minh. Nam Thiên nhất trụ hiện diện vẻ đẹp bên trong của người Sài Gòn biết giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. TP. Hồ Chí Minh có công dân, nhà sư như thế đã góp hào quang rực rỡ cho Sài Gòn 300 năm, khẳng định thế đứng vững chắc và đi lên từ truyền thống dân tộc.
    (Tạp chí Du lịch TPHCM - 11/97)
  6. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA PHÁP HOA​

    Chùa tọa lạc ở số 229/24B đường Thích Quảng Ðức, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa do Hòa thượng Ðạo Thanh khai sáng năm 1928, được trùng tu vào năm 1932.
    Năm 1965 và từ năm 1989 đến nay, Thượng tọa Như Niệm đã tiếp tục cho trùng tu mở rộng chùa, xây bảo tháp Pháp Hoa, xây phòng khám từ thiện "Tuệ Tĩnh đường".
    CHÙA PHÁP QUANG​

    Chùa tọa lạc ở số 71 đường Liên tỉnh số 5, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được xây dựng vào năm 1945. Hòa thượng trụ trì Thích Ðạt Hảo, thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhiều lần trùng tu, mở mang ngôi chùa. Chùa thuộc Phật giáo Bắc tông, dòng Thiên Thai Giáo Quán tông.
    (suu tam)
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    THIỀN VIỆN VẠN HẠNH​
    Thiền viện tọa lạc tại số 716 đường Nguyễn Kiệm trên một diện tích rộng khoảng 1 ha, bao gồm ngôi chánh điện, nhà tổ, các dãy nhà làm trụ sở trường Cao cấp Phật học Việt Nam, văn phòng Viện nghiên cứu Phật học, văn phòng Hội đồng phiên dịch đại Tạng kinh Việt Nam, dãy nhà tăng, trai đường, ngày nay thiền viện còn đang xây dựng thêm dãy nhà cao rộng làm những phòng học cho các Tăng Ni.
    Trước năm 1975, nơi đây là Phân khoa Khoa học ứng dụng thuộc Viện đại học Vạn Hạnh do Hòa thượng Thích Minh Châu làm Viện trưởng. Năm 1976, Hòa thượng đã tạp lập thiền viện này làm nơi tu trì và nghiên cứu Phật học.
    Cổng thiền viện được xây dựng vào năm 1990, theo kiến trúc cổ Phật giáo ở Huế do đại đức Tâm Ðoan và đại đức Tịnh Quang đảm trách. Ngôi chánh điện gồm hai tầng. Tầng trệt, gian giữa thờ tượng đức Phật Thích Ca màu trắng ngà ngồi trên tòa sen, vẻ mặt đầy bao dung. Nơi đây bài trí đơn sơ nhưng rất nghiêm cẩn. Hai bên là phòng đọc sách của thư viện với nhiều sách quý. Tầng lầu là phòng khách và phòng làm việc của Hòa thượng Viện chủ.
    Ngôi nhà Tổ cũng có hai tầng. Tầng lầu thờ Phật và thờ Tổ, trên bàn thờ Tổ có chân dung đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất trước đây. Tầng trệt là giảng đường, nơi thường tổ chức các buổi giảng kinh, thuyết pháp, nói chuyện chuyên đề, biểu diễn văn nghệ. Thiền viện Vạn Hạnh giữ một vị trí rất quan trọng trong việc nghiên cứu và hoằng dương Phật pháp. Ðây là nơi làm việc của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam do Hòa thượng Thích Minh Châu, Tiến sĩ Triết học và Phật học làm Viện trưởng. Cơ cấu của Viện gồm có: Ban Phật giáo Việt Nam, Ban Phật giáo quốc giáo chuyên môn, Ban in ấn và xuất bản. Ngoài ra còn đặt văn phòng. Hội đồng phiên dịch đại Tạng kinh Việt Nam do Hòa thượng Thích Minh Châu làm Chủ tịch. Trong bốn năm qua, Viện đã xuất bản nhiều bộ kinh trong Tam Tạng kinh điển như: Kinh Trường Bộ (2 tập), Kinh Trung Bộ (3 tập), Kinh Tương Ưng Bộ (5 tập)... Ðược Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ nguyên bản Pali ra tiếng Việt; Kinh Trường A Hàm (2 tập), Trung A Hàm (2 tập), Tạp A Hàm (3 tập)... Ðược Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Thích Thiện Siêu... Dịch từ bản Hán tạng ra tiếng Việt. Ðây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như trong đời sống văn hóa dân tộc.
    Thiền viện Vạn Hạnh còn là trung tâm đào tạo Tăng tài cho các tỉnh phía Nam. Nơi đây đặt trường Cao Cấp Phật học Việt Nam. Trường đào tạo theo phương thức tập trung thông qua một kỳ thi tuyển, mỗi khóa học kéo dài 4 năm, với văn bằng tương đương trình độ đại học.Từ năm 1984 đến nay, trường đã mở được 3 khóa, đào tạo hơn 400 Tăng Ni Sinh. Chương trình giảng dạy gồm phần nội điển do chư tôn túc giảng sư của Giáo hội phụ trách và phần ngoại điển do các giáo sư, giảng viên các trường đại học đảm nhiệm. Thiền viện Vạn Hạnh thường xuyên được vinh dự đón tiếp các đoàn đại biểu các Giáo hộiphật giáo trên thế giới và nhiều đoàn khách quốc tế đến làm việc, thăm viếng; cùng đông đảo du khách, Phật tử đến lễ bái, sinh hoạt, nhất là vào các ngày lễ Phật đản, Vu lan...
    (Trích từ "Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam")
  8. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA PHẬT BẢO​

    Chùa tọa lạc ở số 57 đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được xây dựng vào năm 1965. Vị trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Giới Nghiêm. ở sân chùa có ngôi tháp cao 11,55m được dựng vào năm 1985. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.
    CHÙA PHẬT BỬU​
    Chùa tọa lạc ở số 80A đường Cao Thắng, phường 4, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa do Hòa thượng Thích Minh Trực khai sáng vào năm 1948. Chùa là ngôi Tổ đình của phái Thiền Tịnh đạo tràng thuộc Phật giáo Bắc tông, được trùng tu năm 1968.
    CHÙA PHỔ MINH
    Chùa tọa lạc ở số 02 đường Thiên Hộ Dương, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được xây dựng từ năm 1934, trùng tu năm 1981.
    Ðây là nơi trụ xứ của cố Hòa thượng Thích Bửu Chơn, nguyên là Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Nam Tông, đã trụ trì từ ăm 1960 đến năm 1979 thì viên tịch, Tháp của ngài cao 12m, xây năm 1981.
    CHÙA PHỔ QUANG​

    Chùa tọa lạc ở đường Phổ Quang, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được xây dựng vào năm 1961-1962 theo đồ án của Kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo. ở ngôi chánh điện có bộ tượng Thập Ðiện Minh Vương cao 0.64m, bằng gỗ. Chùa đang được đại đức Thích Huệ Xướng cho trùng tu.
    CHÙA PHỤNG SƠN​

    Chùa tọa lạc ở số 1408 đường 3 tháng 2, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được Thiền sư Liễu Thông tạo lập vào đầu thế kỷ XIX. Nhiều tượng thờ ở chùa do nhóm thợ Sa Ðéc tạo tác vào những năm đầu thế kỷ XX.
    Giới khảo cổ thành phố đã tìm thấy dấu vết của ngôi đền thờ Bà-la-môn cách nay khoảng 1500 năm, chôn sâu dưới đất chùa.
    CHÙA PHƯỚC HẢI ​
    (ĐIỆN NGỌC HOÀNG)​
    Chùa tọa lạc ở số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa do Lão sư Lưu Ðạo Nguyên tạo dựng vào năm 1900. Ðến nay, chùa đã trải qua 6 đời trụ trì. Chánh điện thờ Ngọc Hoàng và các thiên thần. Tiền điện và tầng lầu thờ chư Phật, Bồ-tát.
    CHÙA PHƯỚC TƯỜNG​
    Chùa tọa lạc ở số 13/32 ấp Tăng Phú 1, xã Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Ðức, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được Thiền sư Phật Chiếu khai sáng vào năm 1741 ở gần chợ Tăng Nhơn Phú. Ðến năm 1834, chùa được dời về địa điểm hiện nay. Chùa đã được trùng tu nhiều lần.
    CHÙA QUAN THẾ ÂM​

    Chùa tọa lạc ở số 90 đường Thích Quảng Ðức, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được xây dựng năm 1922, được trùng tu từ năm 1964 đến 1969 và những năm gần đây. Chùa là nơi di tích cuối cùng của Bồ-Tát Quảng Ðức.
    (suu tam)
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CHÙA HUỆ LÂM

    Chùa tọa lạc ở số 154 đường Tùng Thiện Vương, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
    Tương truyền chùa được lập vào năm 1780. Ngôi chùa hiện nay do bà Chiêm Thị Mai hiến đất, bà Ðỗ Hữu Phương cho trùng tu vào năm 1912.
    CHÙA HUỆ NGHIÊM​
    Chùa tọa lạc tại thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa cho xây dựng vào năm 1962 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Võ Ðình Diệp. Chùa được trùng tu vào năm 1965 và 1989. Ðây là nơi tu học của chư tăng từ năm 1963 đến năm 1985 với các tên: Trường Trung đẳng Phật học chuyên khoa, Phật học viện Huệ Nghiêm, Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm.
    CHÙA KHẢI TƯỜNG​

    Chùa xưa ở ấp Tân Lộc, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Ðịnh, tức khu vực chợ đũi, quận 3 ngày nay.
    Chùa được dựng vào thế kỷ XVIII. Năm 1804, Vua Gia Long dâng cúng chùa pho tượng Phật bằng gỗ, cao 2,5m. Năm 1832, Vua Minh Mạng cho trùng tu chùa để kỷ niệm nơi sinh của ông. Chùa bị hỏng hoàn toàn vào năm 1867. Hiện nay tấm biển "Quốc Ân Khải Tường Tự" được treo tại chùa Từ Ân và tượng đức Phật được tôn trí tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh.
    CHÙA LONG HUÊ​

    Chùa tọa lạc ở số 131/27 đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa do Thiền sư đạo Thông, người Quảng nam, vào xã Cai Hạt lập một am nhỏ để tu hành vào năm 1798. Chùa đã được Vua Gia Long ban tấm biển "Sắc tứ Long Huê tự". Dưới đời Vua Thành Thái, Hòa thượng Từ Huệ đã trùng kiến ngôi chùa hiện nay được trùng tu vào năm 1966.
    CHÙA THIÊN PHƯỚC ​
    Chùa tọa lạc ở ấp Trường Thọ, xã Phước Long, huyện Thủ Ðức, Thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa do Thiền sư Tịnh Nhãn khai sơn vào thế kỷ XIX. Chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì và nhiều lần trùng tu, như lần trùng tu vào đầu thế kỷ XX dưới đời Hòa thượng Huệ Cẩn trụ trì và lần trùng tu vào những năm 1970 dưới đời Hòa thượng Thiện Ngọc trụ trì.
    CHÙA THIÊN TÔN​
    Chùa tọa lạc ở số 117/9 đường An Bình, phường 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được Hòa thượng Minh Ðức dựng vào năm 1954, thuộc Phật giáo Cổ truyền, hệ Thiên Thai Thiền giáo tông. Ðại đức Lệ Tập đã cho trùng tu chùa những năm gần đây.
    CHÙA TỪ ÂN​
    Chùa tọa lạc ở số 23 đường Tân Hóa, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa do Thiền sư Phật ýự khai sơn vào năm 1752, lúc bấy giờ chùa ở trong khu chợ đũi. Trong thời gian tránh quân Tây Sơn, Nguyễn Vương có thời gian ở lại chùa. Năm 1822, vua Minh Mạng tặng chùa tấmbiển: "Sắc tứ Chùa Từ ân tự". Chùa được dời về địa điểm hiện nay vào khoảng cuối thế kỷ XIX.
    CHÙA VẠN ÐỨC​
    Chùa tọa lạc ở số 23/4 ấp Phú Châu, xã Tam Phú, huyện Thủ Ðức, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa được xây dựng vào năm 1954 và được trùng tu mở rộng những năm gần đây. Viện chủ là Hòa thượng Thích Trí Tịnh, chủ tịch Hội đồng Trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
    CHÙA VIỆT NAM QUỐC TỰ
    Chùa tọa lạc ở số 16B đường 3 tháng 2, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
    Chùa do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất xây dựng vào năm 1963. Ngôi chùa hiện nay do Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh quản lý, đang tổ chức trùng tu mở rộng.
    TU VIỆN QUẢNG HƯƠNG GIÀ LAM ​
    Tu viện tọa lạc tại số 498/11 đường Lê Quang Ðịnh, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
    Tu viện do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1958, dành cho các học tăng cấp đại học. Ðây là chi nhánh của Phật học viện Trung phần.
    (sưu tầm)
  10. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    TRỤ Sở ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ​
    Là tòa nhà được xây dựng từ năm 1900 theo kiến trúc cổ điển của Pháp. Dưới chế độ cũ là Tòa Ðô Chính. Nay là Trụ Sở ủy Ban Nhân Dân TP.Hồ Chí Minh. Pho tượng Bác Hồ đặt ở công viên trước trụ sở là công trình tâm huyết cuối đời của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu. Du khách trong và ngoài nước thường thích đứng chụp hình lưu niệm trước tượng Bác Hồ để chứng tỏ mình đã đến Thành phố Hồ Chí Minh.
    (sưu tầm)

Chia sẻ trang này