1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA THÀNH PHỐ 300 NĂM

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    DI TÍCH LÁNG LE - BÀO CÒ​
    Di tích Láng Le - Bàu Cò (Bình Chánh): Cách thành phố 20km. Có nhà truyền thống, đài tưởng niệm liệt sĩ. Có thể câu cá, tắm sông và sinh hoạt cộng đồng. Nhớ chuẩn bị đầy đủ vật dụng như thực phẩm vì cách xa chợ.
    (sưu tầm)
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    ĐÌNH CHÍ HÒA​
    (ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA)​
    Ðây là di tích lịch sử văn hóa thứ ba được công nhận ở quận 10. Ðình Chí Hòa được xây dựng cách đây khoảng 150 năm. Từ năm 1875 tới 1792, cụ Võ Trường Toản đã nương tựa tại đình và làm nơi dạy học. Các học trò của cụ về sau này đã thành danh như: Trịnh Hoài Ðức, Lê Quang định, Ngô Nhơn Tịnh ...Trong kháng chiến chống Pháp, đình Chí Hòa là nơi tập hợp trai tráng trong vùng tập luyện võ nghệ, cùng nhau chống thực dân. Trong thời kỳ chống Mỹ, đây là một trong những địa bàn hoạt động nội tuyến của khu Sài Gòn - Gia Ðịnh.
    Với quá trình lịch sử của đình Chí Hòa, đình là một trong những điểm tham quan của quận 10 và thành phố Hồ Chí Minh.
    (suu tam)
    Được sửa chữa bởi - roma vào 18/04/2002 16:16
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1

    ĐÌNH PHÚ NHUẬN​

    Trên địa bàn thành phố hiện còn một số ngôi đình của các làng xã ngày xưa. Chúng tôi xin giới thiệu một ngôi đình tiêu biểu : đình Phú Nhuận.
    Vào khoảng giữa thế kỷ 19, dân cư bắt đầu quy tụ về vùng Phú Nhuận, phần lớn họ thuộc gia đình binh sĩ vào đóng ở Trấn Phiên An, hoặc di dân từ "đàng Ngoài" vào. Ông Lê Tự Tài quê ở Bắc Bộ vào Gia Ðịnh rất sớm, có công huy động dân khẩn hoang lập ấp ở quanh vùng Cầu Kiệu. Ông Tài từng là thôn trưởng thôn Phú Nhuận và trở thành Xã trưởng khi Phú Nhuận đổi thành xã, do đó người ta quen gọi ông là xã Tài. Nhận thấy đình Phú Nhuận, trước kia nằm ở vị trí vùng trũng, gần rạch Thị Nghè, thường bị lầy lội vào mùa mưa nên xã Tài hiến cho làng Phú Nhuận hai mẫu đất trên gò Kim Qui để dời đình về (tức vị trí hiện nay). Ðình trước xây cất từ 1852 đến 1860. Ngày nay đình Phú Nhuận tọa lạc trên đường Mai Văn Ngọc, phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
    Thần thành hoàng vốn được người Việt Nam xem là vị thần thay trời quản trị bảo hộ làng xã, do đó thờ thành hoàng ở đình đã từng chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng và đời sống của dân cư, nhất là cư dân nông nghiệp. Ðình làng từng được quan niệm là trung tâm của làng, của đời sống cộng đồng dân cư, nơi các hương chức bàn việc làng, nơi cử hành tế tự, những nghi lễ tín ngưỡng và những sinh hoạt xã hội của dân cư. Tại Nam Bộ, ngoài chức năng thờ thần hoàng bổn cảnh và tiền hiền, hậu tiền (là những người có công khai khẩn đất đai, xây dựng tu bổ làng xã) đình còn dung nạp một hệ thống phức tạp các vị thần thuộc mọi tín ngưỡng dân gian của các cư dân địa phương khác nhau (như Việt, Hoa, Khơme, Chăm...), vì vậy, hiện tượng thờ đa thần và tình trạng nhiều miễu trong một ngôi đình là hiện tượng đặc thù ở Nam Bộ. Từ cổng đình Phú Nhuận bước vào, bên phải có miếu thờ "Nhị Vị Công Tử", là hai người con trai - cậu Trí và cậu Quý - con thần Pônaga của người Chăm. Ðối diện với miếu này về phía trái là miếu thờ "Ngũ hành nương nương", tín ngưỡng chỉ 5 yếu tố tạo thành vũ trụ : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trước kia miếu này nằm trong phạm vi đình, nhưng nay do mật độ dân cư chung quanh đình phát triển khiến khuôn viên đình hẹp dần, đẩy lùi miếu ra khỏi vòng rào của đình. Nơi mặt tiền vách tường rào khuôn viên đình có đắp nổi tấm bình phong có hình chúa sơn lâm bước hùng dũng từ trên núi xuống (có nơi còn đắp cảnh rồng vờn hổ) là biểu tượng chỉ "âm dương hòa hợp", là tín ngưỡng thờ xã tắc của tiền nhân (xã là thần đất đai, tắc là thần bảo vệ mùa màng) nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, thanh bình. Phía sau bức bình phong hình hổ là dấu vết bệ thờ Thần Nông. Theo tục lệ người ta thờ Thần Nông ngoài trời, không mái che, vì theo truyền tích nhà mái xuôi do bà Cửu Thiên Huyền Nữ dạy dân làm ra bằng cách chống tay lên hông mình như dạng cái thước nách sau này, điều đó làm vị thần Nông (thần nam giới) tự ái, không chịu ở trong nhà vì như thế có nghĩa là ở "dưới nách phụ nữ".
    Bên phải khuôn viên đình Phú Nhuận là khu vực nhà Túc (còn gọi là nhà chờ đợi, hoặc nhà làng - để bàn việc làng). Nhà Túc đặt 3 bàn thờ. Bàn giữa thờ "Tiên Sư", bàn bên phải thờ "Tiền viên chức, hậu viên chức" (do đó mới có tục lệ tế tiền hiền và tế chiến sĩ trận vong ở đây).
    Nằm song song và sát nhà Túc là khu vực vỏ ca, vỏ qui và chính điện, xây theo dạng nhà 3 căn song (nhà không có chái).Vỏ ca (vỏ là nhà, ca là ca hát) là nhà dùng để hát bội, tại đây có xây sân khấu và hai bên hiên vỏ ca có chỗ cho dân ngồi xem). Hát bội, hát chầu được phát sinh chính từ khát vọng cầu đảo sự bình yên. Vào ngày lễ kỳ yên hàng năm, ở vỏ ca thường diễn vở "Tứ Thiên Vương" (bốn vị vua trấn bốn phía trời : đông, tây, nam, bắc để trông coi việc vận hành gió mưa). Qua tuồng tích này, người dân nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, đó chính là dâú vết tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Tiếp giáp với vỏ ca là vỏ qui (còn gọi là vỏ cư, vỏ cua). ở đình Phú Nhuận ban đầu có lẽ vỏ qui là nhà trung gian giữa vỏ ca và chính điện, nhưng hiện nay vị trí của gian vỏ qui đã mờ nhạt, gần như nhập chung với chính điện.
    Chính điện là khu vực quan trọng nhất của đình vì là nơi thần ngự trị.Chính điện xây theo kiểu nhà tứ tượng, bình đồ vuông (một gian hai chái), là dạng kiến trúc đặc thù của đình miếu miền Nam.đình làng miền Nam nói chung và đình Phú Nhuận nói riêng rất phức tạp về phương diện tín ngưỡng, thể hiện qua các bàn thờ thần ở chính điện. Các bàn thờ được xếp thành ba dãy, dãy giữa gồm các bàn thờ thần, hai bên là bàn thờ tả ban và hữu ban. Bàn thờ chính ở phía trong cùng thờ sắc thần do vua Tự đức ban cho vị thần thành hoàng đình Phú Nhuận là Maha Cần. Lai lịch của nhân vật này còn là nghi vấn, có người cho đó là người Chăm, hoặc người Stiêng, có người cho là một viên quan tượng binh có công trận giúp các chúa Nguyễn, cũng có người bảo đó là một võ quan Khơme có công giúp nhà Nguyễn (vì từ Maha là một danh xưng kính trọng dành cho nhân vật tài giỏi lỗi lạc )
    Bàn thờ phía trái tính từ trong ra ngoài là bàn thờ tả ban, thờ "Ðông Nam sát hải lang lại nhị đại tướng quân tôn thần" là tước hiệu của vua Gia Long ban cho hai con rái cá theo truyền thuyết đã có công với nhà vua. Bàn thờ kế thờ " Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ" tức người có công khai khẩn, tiếp nối sự nghiệp của ông cha để phát triển, xây dựng làng xã. Tiếp theo là bàn thờ "đông trù tư mạng" (tức ông . .Táo).
    Bên phải chính điện thờ tả ban, gồm trước tiên là bàn thờ "Cung thỉnh chúa xứ nương nương chi vị" (tức Bà Chúa Xứ - nữ thần cai quản, trông coi đất đai theo tín ngưỡng của người Khơme). Ðây là một biểu tượng chung của tín ngưỡng thờ thánh mẫu (déesse mère) của nhiều dân tộc. Bàn kế tiếp thờ "bạch mã thái giám tôn thần" tức con ngựa trắng, phương tiện di chuyển của thần thành hoàng lúc đi tuần du làng xã. Bàn thờ hữu ban phía ngoài thờ bài vị lớn "Ngũ phương ngũ thế phúc đức thánh thần" (tức ông Bổn) là vị thần trông coi, bảo vệ đất đai, ruộng vườn.
    Phía trên dãy bàn thờ ngoài cùng treo 3 tấm liễn khá độc đáo : tấm giữa bằng chữ Hán viết theo lối tự dạng "Hộ quốc bảo dân" (giúp nước bảo vệ dân). Tấm bên trái bằng chữ quốc ngữ phỏng theo kiểu chữ triện "thần quan (quang) châu lục" (ánh sáng, hào quang của thần như ngọc xanh) được chạm vào khoảng đầu thế kỷ. Tấm liễn bên phải bằng chữ Hán theo kiểu chữ triện khá cổ (khoảng thế kỷ 19) ghi chữ "Phú Nhuận Ðình". Trên những cây cột trên chính điện đều treo các câu đối chạm gỗ mang nội dung ca tụng công đức của thần, ví dụ hai câu đối phía cột ngoài cùng :
    Phú cường ngưỡng lai địa linh, thế thế hân khang nhân kiệt xuất.
    Nhuận trạch khâm mông thiên báo, niên niên ánh trữ vật hoa sinh.
    (Ðất này giàu có nhờ đất linh, đời đời vui mừng mấy người hào kiệt ra đời. Ân tắm gội kính nhờ trời báo, năm năm san vật sinh sôi tươi tốt).
    (suutam)
  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    TỊNH XÁ NGỌC PHƯƠNG​

    Tịnh xá tọa lạc tại số 498/1 đường Lê Quang Ðịnh, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Tịnh xá do Ni trưởng Huỳnh Liên khai sơn năm 1958, nguyên là trụ sở trung ương của hệ phái Ni giới Khất sĩ Việt Nam. Ngôi chùa tịnh xá được trùng tu vào năm 1970.
    TỊNH XÁ TRUNG TÂM​

    Tịnh xá tọa lạc ở số 7 đường Nguyễn Trung Trực, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
    Tịnh xá được xây dựng vào năm 1965. Thượng tọa Thích Giác Toàn đã tổ chức trùng tu, mở rộng vào năm 1980. Ngôi chánh điện xây Pháp tháp bát giác, bên trong tôn trí tượng đức Phật Thích-ca. Tịnh xá thuộc hệ phái Tăng già Khất sĩ do ***** Minh đăng quang sáng lập, và nguyên là trụ sở trung ương của Giáo hội Tăng già Khất sĩ từ năm 1966 đến năm 1980.
    (suu tam)
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1

    HÓC MÔN 18 THÔN VƯỜN TRẦU​
    Mười tám Thôn vườn trầu thuộc địa phận huyện Hóc Môn, ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố chưa đầy 10 km. Từ xa xưa, dân vùng này đã nổi tiếng là khẳng khái, trọng nghĩa khinh tài, giàu lòng tương thân tương ái. Vua tôi nhà Nguyễn cũng phải mặc nhiên chấp nhận lẽ thời của những người dân "cứng đầu cứng cổ" ở nơi đây.
    Thời ấy Mười tám Thôn vườn trầu lắm thứ dữ, cảnh trí hoang sơn, cỏ cây rậm rạp. Nhắc tới địa danh này, nhiều cụ cao niên cho biết ngày xưa ở đây nhiều hổ lắm, "ông ba mươi" đi trên đường làng giữa ban ngày, còn ban đêm thì thả sức tung hoành quấy phá, bởi vậy mới có câu truyền miệng "dữ như hổ Mười tám Thôn vườn trầu". Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một nghề ăn nên làm ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia bằng một màu xanh bất tận của cây trầu. Nghề nuôi ngựa, nuôi gà chọi cũng là một trong những nghề nổi tiếng ở đây. Buổi đầu Pháp xâm chiếm Nam Bộ, giữa tết năm ất Dậu (1885), nhân dân Mười tám Thôn vườn trầu đã nổi dậy, khởi nghĩa giết đốc phủ Ca, một tên tay sai gian ác, rồi kéo quân vào Sài Gòn.....
    Năm 1930 khi Ðảng Cộng Sản Ðông Dương ra đời thì Mười tám Thôn vườn trầu được chọn làm hậu cứ, nơi nuôi dưỡng các cán bộ lãnh đạo của Ðảng, nơi cất dấu tài liệu bí mật của Ðảng. Trong khoảng thời gian năm 1930 đến 1940, bà con Mười tám Thôn vườn trầu đã bảo vệ, che dấu, nuôi nấng nhiều chiến sĩ cộng sản, nhiều người con ưu tú của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam: Nguyễn Văn Cừ, Phan Ðăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn......Tin vào dân, dựa vào dân, Trung ương Ðảng đã tổ chức ở đây ba cuộc họp quan trọng. Tháng 3 năm 1937 Trung ương Ðảng họp hội nghị mở rộng kiểm điểm tình hình, bàn chủ trương biện pháp cụ thể, nhất là công tác mặt trận và công tác đấu tranh hợp pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng tại ấp Tiến Lâm. Cũng tại ấp này, tháng 3 năm 1938, Trung ương Ðảng họp hội nghị toàn thể kiểm điểm ưu khuyết điểm về các mặt công tác: xây dựng Ðảng, tổ chức quần chúng, xây dựng mặt trận. Và đề ra những chủ trương cụ thể nhằm phát huy thắng lợi đã giành được, đưa phong trào đấu tranh dân chủ lên một bước nữa. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939, hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 6 khai mạc tại ấp Tây Bắc Lân - Mười tám Thôn vườn trầu với sự tham gia của các đồng chí Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư), Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Võ Văn Tần..... Hội nghị đã bàn toàn diện các chủ trương của Ðảng trong tình hình mới. Ðêm 23 tháng 11 năm 1940, khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ. Cả một vùng rộng lớn nông thôn Nam Bộ rung chuyển trước sức nổi dậy, tiến công của quần chúng cách mạng. Ngày đó, bà con Mười tám Thôn vườn trầu tự vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác đánh vào các cơ quan hành chính của thực dân Pháp. Do điều kiện chưa chín muồi, cuộc khởi nghĩa này đã thất bại. Thực dân Pháp dựng trường bắn ngay tại thị trấn Hóc Môn - chỗ ngã ba Giồng. Tại đây, những người con ưu tú của dân tộc, những cán bộ xuất sắc của Ðảng: Nguyễn văn Cừ, Võ Văn Tần,. Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai........ đã ngã xuống.
    Ngày nay Hóc Môn vẫn còn những di tích lịch sử ghi dấu những giai đoạn lịch sử anh hùng của nhân dân Hóc Môn cùng nhân dân Nam Bộ đấu tranh anh dũng kiên cường với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ dành độc lập. Nhưng "Bia căm thù" ở Cầu Xáng, khu di tích Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Ngã ba Giồng, bia kỷ niệm liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai... Cùng với địa danh 18 Thôn vườn trầu Bà Ðiểm, Hóc Môn mãi mãi vẫn còn lưu danh khi nói đến Hóc Môn. Cùng với những thành tích vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến, huyện Hóc Môn xứng đáng được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng, trong đó có 3 xã là 3 đơn vị anh hùng là xã Xuân Thới Thượng, Tân Xuân và Bà Điểm.
    (Theo Việt Nam - Di tích và Thắng cảnh)
  6. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Bảo tàng Tôn Đức Thắng
    Số 5, đường Tôn Đức Thắng Quận I.
    Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1988) tại toà nhà vốn là tư dinh của Trần Thiệu Khiêm, Thủ tướng của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
    Bảo tàng là nơi lưu giữ, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu, về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng - nhà yêu nước lớn, một chiến sĩ kiên cường mẫu mực. Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người Việt Nam duy nhất đã tham gia phản chiến trên chiến hạm France tại biển Đen vào năm 1917, ủng hộ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới thắng lợi - cách mạng tháng Muời Nga. Là người kế tục chức vụ ************* Việt Nam sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, từ năm 1969 đến năm 1980.
    Hiện này, Bảo tàng có 07 phòng trưng bày với diện tích trên 700 m2. Bảo tàng đã thể hiện một cách sinh động , khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Tôn Đức Thắng qua hơn 600 hiện vật, tài liệu, hình ảnh.
    Roma@
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    NHÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ÐỒNG BÀO HOA​

    Nhà Truyền thống cách mạng của đồng bào Hoa TP.HCM tại số 91 Phạm Văn Chí, quận 6. Nhà Truyền thống là cơ sở cách mạng của đồng bào người Hoa đã từng che dấu nhiều cán bộ cách mạng. Ngoài nhiều hình ảnh về hoạt động đấu tranh chống Pháp, Mỹ, Nhà Truyền thống còn phục hiện các hầnm bí mật, vũ khí của cán bộ, chiến sĩ người Hoa trước đây.
    (suu tam)
  8. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Ở Tp. HCM có 1 ngôi nhà cổ của cố học giả Vương Hồng Sển là 1 địa chỉ đáng được chúng ta quan tâm, nhưng hiện căn nhà đang xuống cấp nặng nề, các bạn xem bài sau:

    Chuyện gì xảy ra nơi ngôi nhà cổ của cố học giả Vương Hồng Sển​
    Khi nào Vân Ðường Phủ bình yên ?
    Âu Dương Tiến Ðạt
    --------------------------------------------------------------------------------
    LTS: Một nhà báo nước ngoài đã từng viết: "Ði thăm ngôi nhà ông Sển là trơ lại thăm những ngày thú vị và yên bình của thế kỷ trước". Ngôi nhà của cụ Vương Hồng Sển được rất nhiều người biết đến không chỉ vì trong ngôi nhà ấy có rất nhiều cổ vật mà ngay cả chính ngôi nhà và cảnh quan xung quanh nó cũng được lưu giữ như một món cổ vật. Sau năm năm cụ Vương Hồng Sển mất, có khá nhiều dư luận xung quanh ngôi nhà (Tọa lạc số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, Quận Bình Thạnh) như có nhiều kẻ cư trú bất hợp pháp, chứa chấp bọn buôn ma tuý, gây mất trật tự khu phố. Ðau lòng hơn, cảnh quan ngôi nhà và những món đồ còn sót lại (sau khi một số lớn đã được viện bảo tàng và thư viện đem đi trưng bày, bảo quản theo ý nguyện của cụ Vương) hiện luôn trong tình trạng "phập phồng"...
    Ðang đứng bên cạnh rào nhà cụ Vương, tôi khá thất vọng khi thực tế khác xa những gì mình tuởng tượng. Tôi cũng từng nghe có gì đó "lộn xộn", có tranh chấp nhưng mọi việc chưa ngã ngũ, cũng có nghe ngôi nhà không còn nguyên vẹn nhưng... Bức tường xanh rêu phong được trồng rất khéo bằng dây thằn lằn bám sát tường quanh ngôi nhà cụ Vương mà người ta hay nhắc tới giờ không còn nữa, thay vào đó là bức tường vôi trắng nham nhở những dòng chữ nguệch ngoạc như một bức tường công cộng. Vườn tược hoang tàn với những chậu kiểng còn sót lại rải rác, cái bể nát, vụn vỡ. Trong sân sau, bàn ghế lỏng chỏng, kẻ đứng người ngồi vào ra tấp nập. Một cây sầu riêng cao vút gốc sầu riêng đã trở thành một đống rác tự khi nào. Phải chăng đây là gốc sầu riêng mà lúc lâm chung cụ Vương đa từng trăn trối "Thân xác tôi xin gửi lại quê nhà. Linh hồn tôi xin chia làm hai, một nửa gửi ở viện bảo tàng nơi mười mấy năm làm việc, một nửa xin gửi lại ở gốc sầu riêng sau nhà"? Lời người xưa nghe như còn văng vẳng đâu đây, bên những tán lá sầu riêng lao xao trong cơn gió chiều mát lạnh. Tiếc rằng nơi cụ đã từng đặt niềm tin ấy bây giờ chắc hẳn đã khác xa những ngày cụ còn sống. Chắc rằng cụ biết, cụ chứng kiến hết thảy những điều đó, một nửa hồn cụ còn ở đây kia mà...
    Một toán xe máy xịn đời mới độ chừng dăm bảy chiếc rú ga lao vào con hẻm cắt ngang dòng suy nghĩ. "Dun dủi" sao dừng ngay trước nhà cụ Vương, í ới cất tiếng gọi "Hùng ơi, mau lên" rồi cười nói ầm ĩ cả con hẻm, bất chấp những ánh mất khó chịu được ném ra từ những khung cửa sổ các căn hộ trong hẻm. May thay, người được gọi là Hùng ấy nhanh chóng lên xe và biến mất, để lại mình tôi đứng tần ngần trước cổng. Một người dân bức xúc lên tiếng: "Là người sống nơi này từ khi cố học giả Vương Hồng Sển còn sống tới nay, đứng trước những hành động kém văn hóa và thiếu tôn trọng hương hồn người quá cố của những người lạ mặt đang hiện diện trong nhà cụ, chúng tôi rất bất bình nhưng không thể làm gì được".
    Không biết bộ dạng thập thò lúc ấy của tôi có giống một tay đi "rình rập" nhà người khác không, bởi rốt cuộc cũng có người đánh tiếng hỏi. Có lẽ người đến đây có cùng mục đích như tôi không phải hiếm nên người cháu gọi cụ Vương bằng bác vui vẻ tiếp chuyện. Hiện chị Vương Thị Việt Hoa chính là người được nhà nước giao cho trách nhiệm săn sóc và bảo quản ngôi nhà cổ của cụ Vương và đồng thời cũng là người quản lý số tiền ăn học của ba cháu nội cụ Vương. Chị đồng ý cho tôi ghé mắt qua phía trong ngôi nhà. Ði ngang qua cửa sau, đồ đạc vất bừa bãi, nửa như nhà bếp, nửa được dùng làm nơi ngủ. Những chiếc tủ cổ - có lẽ ngày xưa để sách - nay được dùng vào việc "trưng bày" hàng mỹ phẩm. Nơi này cũng là một phần của ngôi nhà cổ nhưng không hiểu sao chúng tôi phải bước qua một khoảng sân - ở giữa là hòn non bộ với chú cá thật to rêu phong phủ khấp người, cũng một dạng "đồ cổ" còn lại - mới đến phần do chị Hoa giữ chìa khóa và quản lý. Gọi là khóa cho oai, chứ quả tình ổ khóa hết sức lỏng lẻo, sức thư sinh như tôi chỉ cần cố gắng một chút là khóa đi đằng khóa, cửa về với cửa thôi...
    Những chiếc trường kỷ chạm trổ, những tủ đứng, tủ ngang bằng gỗ quý bụi bám đầy từng lớp. Cái màu nâu đen ấy nếu dùng nhiều lẽ ra có thể dùng để soi mặt cũng được là đằng khác. Ngồi xuống lọt thỏm trên một chiếc trường kỷ, chị Hoa buồn buồn: "Dăm bữa nữa tháng tôi mới có thể rảnh rỗi để sang đây quét dọn, thành thử ngôi nhà vẫn như không người, vắng chủ". Hàng hiên trước nhà lỉnh kỉnh những chậu sành sứ kiểng, những chậu kiểng còn sót lại mà chị Hoa đã ôm vào trong vì sợ một ngày nào đó có ai vui tay đập mất. Ngôi nhà cổ của cụ Vương còn chưa ngã ngũ, ý nguyện của cụ trước khi ra đi như thế nào là một lẽ, nhưng để giải quyết những hậu quả mà quý tử của cụ để lại mới là vấn đề lớn, chính vì vậy mà chủ quyền ngôi nhà vẫn chưa được giao về tay ai. Bào tàng thành phố cứ ba tháng lại cho người đến phòng chống mối mọt một lần, âu cũng là một nghĩa cử, sự gánh vác trách nhiệm trước một mối lo mất đi một vật quý...
    Trở về khoảng sân nhà sau với cây rầu riêng, chị Hoa "thuyết minh" với tôi rằng chị mới cho người tráng lại khoảng sân này. "Anh đến trước đây ít lâu sẽ thấy đây là một bài sình lầy. Hệ thống thoát nước không có do nhà đã được xây dựng từ vài chục năm, vậy mà người ta vẫn ngang nhiên dùng làm nơi tắm giặt, thậm chí phóng uế...". Trở về nhà qua một cửa chui nhỏ, chị dàu dàu nét mặt: "Nhận trách nhiệm này quả tình tôi lo lắm, cửa nẻo thì lỏng lẽo, tôi thì không thể cứ lúc nào cũng chăm bẵm trong nom. Trật tự thì hỗn loạn, cảnh quan và ngôi nhà thì cứ ngày một xuống cấp, nhiều lúc tôi cảm thấy mệt mỏi không còn muốn dính líu gì nữa. Nghĩ tới bác tôi nhủ mình phải cố gắng thôi...". Có lẽ chị Hoa cũng đã cố gắng rất nhiều, nhất là việc cứ làm hết đơn xin trục xuất này đến tờ trình khác gửi đến các cấp. Xấp đơn ấy càng ngày càng dày hơn. Công an phường thì bảo việc trục xuất người vượt quá khả năng, quận thì không thấy trả lời, cấp cao hơn nữa thì cứ chờ đợi... Những kẻ lạ mặt mà những người hàng xóm bất bình kia là ai? Làm những việc gì?
    "Vợ chồng Hùng và Kim Anh vốn là người cùng quê với Phạm Thị Hồng (Tình nhân của Vương Hồng Bảo - con trai duy nhất của cụ Vương Hồng Sển), chuyên nghề cho vay trả góp. Trong thời gian tạm trú tại nhà cụ Vương Hồng Sển đến nay, Hùng và Kim Anh đã có nhiều hành vi phạm luật cư trú như sau:
    - Bản thân là người tạm trú không trả tiền thuê nhà, lại tự tiên cho nhiều thân nhân của mình từ quê ở miền Trung vào tá túc thời gian dài mà không khai báo chính quyền...
    - Thường xuyên tổ chức cờ bạc trong nhà, bán số đề. Hơn nữa còn chứa chấp bọn buôn lậu ma túy... Công an Tân Bình đã bắt quả tang 19 lượng hêrôin và 2,3 kg thuốc phiện...
    - Tự tiện lấn chiếm khu vực thờ phụng của gia đình cụ Vương, biến nơi ấy thành khu vực bếp...".
    "Chúng tôi thật lấy làm bất nhẫn đau lòng vì chính con cháu ruột chúng tôi đang ngày đêm cận kề, sống chung đụng với bọn người buôn bán ma túy bất lương bấy lâu nay. Chúng tôi rất lo sợ con cháu chúng tôi sẽ dần bị đầu độc trong ngôi nhà mà tệ nạn cờ bạc ăn tiền, cho vay trả góp, tổ chức ghi đề, đánh lộn đổ máu đang diễn ra..."
    Những dòng đơn tương tự cứ trải dài ra trước mặt tôi. "Vụ án" của Vương Hồng Bảo xem ra khó chừng giải quyết khi con số nợ nần của Bảo với những người cho vay góp nghe đâu đã lên đến 6 tỷ đồng, một con số khủng khiếp có nằm mơ tôi cũng không thấy...
    Trước khi mất, ý nguyện của cụ Vương là bán căn nhà cổ này lại cho nhà nước. Vấn đề bây giờ là khi mua, khoản tiền của ngôi nhà sẽ được trao cho ai? Chủ nhân của ngôi nhà đang còn được bàn cãi. Có lâu quá không khi đã gần đến ngày giỗ thứ năm của mình, nơi chín suối lòng cụ vẫn chưa được toại nguyện. Trong khi một phần của căn nhà ấy đang được sử dụng uổng phí, dưới gốc sầu riêng thanh bình ngày nào giờ đây hằng ngày lại là chứng nhân của những cuộc cãi lộn, đánh nhau, những lời nói chợ búa kém phần tôn trọng một không gian lẽ ra cần được tôn trọng...
    Phủ Vân Ðường, khi nào mới được bình yên?
    (Theo Báo Sân khấu TPHCM)
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Phố cổ của người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn
    Một khu phố cổ với những nét văn hóa đặc thù của người Việt gốc Hoa sẽ được phục dựng và phát triển theo hình thức điểm du lịch trong thành phố. Dự án này vừa được UBND quận 5, TP HCM thông qua.
    Dự án sẽ khôi phục ''dấu xưa hồn cũ'' cho khu nhà số 41 - 46 đường Hải Thượng Lãn Ông - khu phố trung tâm Chợ Lớn. Sau phố cổ sẽ là khu phố đi bộ nằm trên đường Trần Hưng Đạo, đoạn Châu Văn Liêm - Hồng Lạc hoặc một đoạn trên đường Triệu Quang Phục. Phố ẩm thực, phố ăn đêm, phố dược liệu cũng sẽ được xây dựng.
    Trên con phố cổ xưa, du khách có thể nhâm nhi trà đạo, chơi cờ tướng, khoác cổ phục, xem làm ***g đèn, múa lân sư rồng, hoặc ngất ngưởng cao lâu mà thưởng nguyệt. Người yếu chân hẻo sức đã có trung tâm chẩn trị y học chữa trị bằng phương pháp khí công, châm cứu, cùng nhiều dược liệu quý và thức ăn bổ dưỡng.
    Phố ăn đêm hiện có ở đường Tản Đà, Hải Thượng Lãn Ông, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Tri Phương thu hút khá nhiều khách. Nay lại có thêm khu ăn nhẹ ngoài trời với xe đẩy chở fastfood do người Hoa chế biến. Chợ đêm sẽ chong đèn cho khách ghé thăm cơ sở làng nghề, cửa hàng thủ công mỹ nghệ.

    (Theo Tiền Phong)
    Được sửa chữa bởi - roma vào 18/04/2002 16:12
  10. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
    Đ/c: Số 202, đường Võ Thị Sáu, phường 7 Quận 3
    Toà nhà này nguyên là dinh cơ của Nguyễn Ngọc Loan - Giám đốc Tổng nha Cảnh Sát chế độ nguỵ quyền Sài Gòn cũ. Năm 1984 được Nhà nước giao làm Nhà truyền thống Phụ nữ Nam Bộ. Sau đó được xây thêm toà nhà 4 tầng và đổi thành Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.
    Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ có diện tích trưng bày khoảng 2000 m2 gồm 10 phòng trưng bày về truyền thống dựng nước và giữ nước của phụ nữ Nam Bộ. Có một hội trường 800 chỗ ngồi, một phòng chiếu phim, một thư viện và một kho lưu giữ hàng trục ngàn hiện vật, tranh ảnh quý hiếm.
    Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ mở cửa từ năm 1985, là trung tâm sinh hoạt văn hoá giáo dục , hội thảo khoa học, họp mặt truyền thống, giao lưu văn hoá của giới nữ nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ.
    Roma@

Chia sẻ trang này