1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA THÀNH PHỐ 300 NĂM

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Roma@
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Tao Ðàn
    (Công viên văn hóa thành phố Hồ Chí Minh)
    Còn gọi là Vườn Tao Ðàn. Là một vườn cây lớn có nhiều bãi cỏ nằm ở trung tâm thành phố, diện tích khoảng 10 ha, với trên 1.000 cây lớn.
    Ngày xưa, nhân dân gọi nơi này là "Vườn Ông Thượng ". Vì hồi đó, khoảng đầu thế kỷ 19, Tổng trấn Gia Ðịnh là Lê Văn Duyệt ( tức Thượng công Lê Văn Duyệt ) đã lập tại đây một vườn kiểng để thưởng lãm và xem hát bội, dân gian quen gọi là Vườn Ông Thượng. Sau khi Lê Văn Duyệt mất, vườn kiểng trở thành khu đất hoang, có nhiều ngôi mộ, ở cổng sau ( đường Nguyễn Du ) hiện nay còn một miếu tên Ngũ Hành. Thời Pháp thuộc dân chúng quen gọi là vườn Bờrô ( tên chính thức do người Pháp đặt là Maurice Long), có trường đua ngựa lớn. Thập niên 60, vườn được đổi tên là Tao Ðàn. Trong hai cuộc kháng chiến, Tao Ðàn là nơi từng diển ra nhiều cuộc mít tinh, biểu tình chống giặc của nhân dân ở trong và ngoài khu vực này.
    Từ năm 1976 thành phố cho xây dựng một Cung Văn hóa dành cho thiếu nhi. Cung thiếu nhi là một trung tâm sinh hoạt chính trị và là nơi học tập, hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí của thiếu nhi, giúp các em mở rộng tri thức, gắn học tập với lao động, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng trí thông minh, sáng tạo, kỹ năng lao động, vun đắp nhân tài cho đất nước.
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Đình Bình Hòa
    [​IMG]
    Đình Bình Hòa ở phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
    Năm 1818, thôn Bình Hòa được thành lập và ngôi đình cũng được dựng vào năm ấy.
    Năm 1853, được vua nhà Nguyễn là Tự Đức sắc phong.
    Đình được xây dựng trên gò đất cao, quay về hướng đông. Theo trục chính từ ngoài vào là nhà võ ca, tiền điện, trung điện và chính điện. Nhà võ ca mới được xây dựng thêm vào năm 1972, dài 20,7m rộng 13,49m.
    Tiền điện hình chữ nhật gồm 3 gian, có 4 hàng cột cao 6m.
    Trung điện làm theo kiểu tứ tượng, gồm bốn cột chính rồi phát triển ra xung quanh. Mái lợp 3 lớp ngói, kiến trúc theo kiểu chồng diêm đầu hồi bịt đốc, trên bờ nóc gắn tượng ''lưỡng long tranh châu'' .
    Chính diện chỉ có 1 tầng mái, các xà gỗ ở tường hồi không có thanh kẻ chéo góc.
    Nhà túc dài 16,48m, rộng 8m. Ngoài ra còn có nhà kho và nhà bếp.
    Các bàn thờ, khám thờ, hoành phi, câu đối đều được chạm trổ tinh vi, ba mặt bàn đều được chạm trổ, bốn góc bàn chạm bốn đầu rồng, bốn chân bàn chạm bốn chân rồng.

    Trên đường diềm bàn thờ tiền điện có chạm hình lưỡng long tranh châu, thân rồng được cách điệu bằng cành mai.

    Đình thờ bốn vị thành hoàng và thần Nam Hải.
    Lễ kỳ yên hàng năm là lễ lớn nhất từ ngày 11 đến 14 tháng 9 âm lịch.
    (Theo hỏi đáp 300 năm Sài Gòn - Tp.HCM)
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 26/05/2002 22:52
  4. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Vùng đất thành phố Hồ Chí Minh có nhiều di tích khảo cổ và nhiều nơi có những vết tích cổ. Đa số các di tích thuộc thời đại kim khí, sớm nhất là di tích Bến Đò (quận 9) có niên hóa đại cách nay khoảng 4.000 năm, một số di tích thuộc văn hóa Oóc Eo những thế kỷ đầu sau Công nguyên và một vài di tích hay vết tích thuộc giai đoạn muộn hơn. Tập trung nhiều di tích khảo cổ nhất là huyện Cần Giờ, sau đó là quận 1 và quận 9.
    Di tích Bến đò được khai quật tháng 5-1977 tìm được 513 công cụ đá, 783 mảng công cụ vỡ, phế vật, 58.446 mảnh gốm và hàng trăm viên bi gốm vào thời đại kim khí cách nay khoảng 4.000 năm. Một số hiện vật tiêu biểu độc đáo của di tích Bến Đò: rìu đá, cuốc đá mang số ký hiệu BTLS.9450 và BTLS.4557, một hiện vật đá khá độc đáo mang ký hiệu BTLS.4876. Năm 1915, Molbé đã giới thiệu loại hiện vật này dưới tên lưỡi dao găm hay lưỡi giáo.
    Di tích Hội đò ở ấp Bến Đò, xã Long Bình,quận 9, thành phố Hồ Chí Minh được Henri Fontaine phát hiện và công bố vào năm 1971. ở Hội Sơn cũng nh ở Bến Đò tìm thấy rìu tứ giác, hai loại vòng hình đĩa và loại vòng tay.
    Di tích Gò Sao được phát hiện năm 1987, thuộc ấp 7 xã Thạnh Lộc, quận 12, tìm được rìu đá và mảnh gốm. Niên đại tương đương với niên đại của di tích Bến Đò.
    Di tích Bông Bàng thuộc ấp Thới Tây, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn được phát hiện năm 1990. Hiện vật tìm được gồm chiếc đục đó, đá basalt, có lớp patin màu xanh, dài 7,5cm, rộng 3cm, dày 1,1cm mang ký hiệu BTLS.9397, thân mài nhẵn nhng còn ít nếp ghè, hai mặt cong đều, góc lưỡi cân, có niên đại tương đương với niên đại của di tích Bến Đò, Hội Sơn và Gò Sao.
    Di tích Gò Cát thuộc ấp Chùa Ông, xã Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, được phát hiện vào năm 1985 gồm cuốc đá, rìu đá, đục đá, bàn mài, rìu đồng,bi gốm, mảnh gốm. C dân cổ ở đây ngoài việc sử dụng hiện vật bằng đá và gốm đã biết sử dụng hiện vật bằng đồng. Di tích Gò Cát có niên đại cách nay khoảng 3.000 năm.
    Di tích Gò Cây Mai nay nằm góc đường Hùng Vương và Nguyễn Thị Mão, quận 11, được phát hiện vào năm 1900. ở đây đã tìm thấy những vật bằng đá và rìu đồng. Trước đó theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, vào năm Bính Tý (1816) có đào được gạch kích thước lớn và tìm được 2 miếng vàng lá hình vuông mỗi cạnh 1 tấc, trên chạm hình "cổ phật cõi voi", có niên đại trải dài từ thời kim khí (cách nay khoảng 3.000 năm) đầu thế kỷ XIX.
    Di tích Long Bửu ấp Long Bửu, xã Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh được phát hiện vào năm 1977 với 28 hiện vật đá, 2 hiện vật đồng; 5 hiện vật sắt, một số hiện vật gồm có niên đại 2.500 năm. Điểm đáng lu ý là c dân cổ ở Long Bửu đã biết đến nghề đúc đồng mà những mảnh khuôn tìm được là bằng chứng (ở đây tìm được 3 mảnh khuôn đúc đồng bằng đá).
    Trong khi đào móng xây dựng nhà thờ Sài Gòn, năm 1878, những người làm việc ở đây đã tìm thấy những hiện vật khảo cổ bằng đá, bằng gốm và xương cốt. Theo J.Silvester thì đó là xương cốt của trẻ em được chôn trong chum hay vò bằng gốm.
    Di tích Giống Cá Vồ thuộc ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, cách ủy ban nhân dân huyện 4 km về phía Nam, được khai quật năm 1994, tìm thấy 339 mộ chum, 10 mộ đất và nhiều hiện vật khác bằng đá, thủy tinh, xưởng kim loại và gốm. Theo các nhà khảo cổ học, Giống Cá Vồ là một trung tâm thủ công nghiệp với nghề sản xuất gốm, chế tác đồ trang sức đá, thủy tinh và vỏ nhuyễn thể... Trong số mộ có 306 mộ chum tìm thấy di cốt người và 258 mộ có đồ tùy táng chôn theo. Người chết được mai táng theo t thế ngồi bó gối trong chum.
    (300 năm Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh - NXB Chính trị Quốc gia)
    Roma@
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Gần một nửa số di tích ở TP HCM bị xâm hại
    Chùa Phụng Sơn (quận 11) đang là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân, họ "tọa lạc" ngay giữa và xung quanh khuôn viên chùa. Song, bản thân nhà chùa cũng đang cho dân thuê đất làm dịch vụ ăn uống, rửa xe. Đó là một trong những di tích bị xâm hại nặng nhất trên địa bàn này.
    Sau khi khảo sát toàn bộ hiện trạng di tích lịch sử trên địa bàn TP HCM, Đoàn thanh tra nhà nước và UBND thành phố đã đưa ra kết luận trên với dẫn chứng: năm 1998 chỉ có 6/44 di tích bị xâm hại thì nay con số đã là 18/47. Đình Phong Phú (quận 9) đang bị 4 hộ dân "tư nhân hóa" khoảng 200 m2 đất. Giác Viên, một trong những ngôi chùa cổ nhất (xây dựng năm 1789), cũng bị vi phạm nặng nhất của thành phố. Chùa hiện là nơi cư trú của 10 hộ dân phía bờ kênh, một số gia đình khác được các vị trụ trì ký hợp đồng cho thuê 30 năm, nay chưa hết hạn.
    Các cơ quan nhà nước cũng tranh thủ "tạm đóng" tại một số địa điểm khác, ở Bót Dây Thép (quận 9) có tới 4 cơ quan chia nhau đất sống: Trung tâm văn hóa, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Ban Chỉ huy quân sự quận (trong năm nay mới có kế hoạch dời đi).
    Bên cạnh đó, nhiều di tích bị sử dụng sai mục đích: Trụ sở Báo Dân Chúng (quận 1) đã bị bán, nay chỉ còn cái tên; trụ sở Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh quân đội (quận Phú Nhuận) cho tư nhân thuê; khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán (nơi Trần Phú hy sinh) đã lên nhà hai tầng làm văn phòng và căng-tin của bệnh viện; lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh) bị chiếm dụng làm cửa hàng bán sách, quần áo, xưởng in.
    Ngoài ra, Thanh tra Sở VH-TT cho biết, các di tích đều xuống cấp nặng nề, phần lớn đã được tu sửa nhưng không ăn thua, vì kinh phí quá eo hẹp. Nhiều ngôi chùa ngập nước, mối xông, nứt tường. Một số di tích không giữ được giá trị vì sau khi sửa chữa, kiến trúc bị thay đổi. Những di tích sử dụng kinh phí nhà nước cấp thì chất lượng kém, chưa bảo đảm nguyên tắc trùng tu như khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán, hầm in tài liệu bí mật của Ban Tuyên huấn Hoa Vận, đình Thông Tây Hội, đình Bình Hòa... Tuy nhiên, biện pháp xử lý tình trạng này vẫn còn "án binh bất động".
    Tính đến nay, số tiền đầu tư cho tôn tạo di tích cấp quốc gia chỉ có 3,6 tỷ đồng, trong đó 2,3 tỷ là đóng góp của xã hội, còn lại là ngân sách nhà nước.
    (Theo Lao Động)
  6. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Xưởng Ba-Son - Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng làm việc và tổ chức phong trào công nhân ở Sài Gòn
    [​IMG]

    Nay là phân xưởng cơ khí trong Xưởng Ba-Son, số 2 đường Tôn Ðức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1 . Tại đây vào năm 1925, đồng chí Tôn Ðức Thắng đã làm công nhân và tổ chức phong trào Công hội Ðỏ của Xưởng Ba-son cũng như của Sài Gòn.
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Tòa Đại Sứ Mỹ cũ​
    Số 4 đường Lê Duẩn, phường Ða kao, Quận 1. Tại đây từ tháng 9 năm 1965 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 là sứ quán Mỹ. Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), 17 chiến sĩ biệt động thành phố đã đánh thẳng vào đây, gây nhiều thiệt hại cho giặc, làm chủ trận địa trong nhiều giờ.
  8. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Nơi thành lập An Nam Cộng Sản Đảng​
    Nay là phòng số 1, lầu 1, nhà số 1, đường Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành, Quận 1. Tại đây vào thượng tuần tháng 8 năm 1929, đã tiến hành hội nghị tuyên bố thành lập An Nam Cộng sản Ðảng do đồng chí Châu Văn Liêm chủ trì.
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Nơi thành lập Ký bộ Nam Kỳ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội​
    Nay là phòng số 1, lầu 1, nhà số 1, đường Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành, Quận 1. Tại đây vào thượng tuần tháng 8 năm 1929, đã tiến hành hội nghị tuyên bố thành lập An Nam Cộng sản Ðảng do đồng chí Châu Văn Liêm chủ trì.
  10. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Nơi đặt tòa soạn báo Dân Chúng - cơ quan của Trung ương Đảng
    Nay là nhà số 43, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Tại đây trong hai năm 1938 và 1939, các chiến sĩ cách mạng hoạt động công khai đã phát hành tờ báo Dân Chúng để tuyên truyền đường lối, chính sách của Ðảng.

Chia sẻ trang này