1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di tích LS-VH Quảng Bình

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi Idecghin, 08/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Di tích LS-VH Quảng Bình

    Đâu rồi dấu xưa của hào thành cổ Đồng Hới ?
    13h41, 08/05/2006



    Thành cổ Đồng Hới trong nhiều năm qua là điểm du lịch khá hấp dẫn với du khách khi đến Đồng Hới, Quảng Bình.
    Bộ Văn hóa - thông tin và UBND tỉnh Quảng Bình đã đầu tư 31,5 tỉ đồng bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật này. Trong đó có gói thầu số 3 tu bổ, phục hồi bờ kè hai bên hào thành, nạo vét hào. Dự án đã được thực hiện từ tháng 8-2005.
    Nhưng trong quá trình phục hồi, nhiều người am hiểu thành cổ này cho rằng thành cổ đang được tu bổ, phục hồi chưa đúng. Các góc bờ hào thành đã được thi công mới theo kiểu vát tròn với khẩu độ rộng, không còn như nguyên gốc.
    Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An (Huế), ở kiểu kiến trúc thành Vauban, góc thành được xây nhọn hình cạnh quả khế, vì vậy góc bờ hào thành cũng thường mang hình nhọn của cạnh khế ấy chứ không hề vát cong với khẩu độ lớn được.
    Hiện nay dự án cũng đã xây xong một đoạn bờ hào phía đông bắc theo lối mô phỏng xưa. Người ta cho sắp đá làm bờ kè, nhưng loại đá dùng để sắp hiện nay là đá bùn dẹp, lại lấy góc nhọn chìa ra phía hào nước không đúng với đá và kiểu sắp xếp của bờ hào thành xưa. Vì bờ kè cũ được xếp bằng loại đá núi (sơn thạch) tròn chứ không phải đá dẹp, nhiều góc nhọn như đang phục hồi.
    Một điều đáng tiếc là trước khi dự án tiến hành phục hồi, đoạn bờ hào phía nam (trước trụ sở Công an TP Đồng Hới) còn hàng chục mét bờ kè đá xưa. Vậy mà người ta đã cho phá hết các đoạn này để xây lại. Những đoạn bờ hào xưa nhìn rất mềm mại, tạo nên vẻ cổ kính cho thành cổ nay đã biến mất. Độ rộng của hào nước theo các tài liệu ghi lại là 7 trượng (gần 30m), thế nhưng hiện nay đơn vị thiết kế lại cho xê dịch 30-35m là không đúng nguyên gốc.
    theo Cinet
  2. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Em có ảnh hiện trạng hoặc ảnh nào đó về bờ thành ko? Nếu có gửi lên topic này có được không?
  3. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    em không có hình ảnh đâu, em đọc trong trang web của Bộ VH-TT có bài này nên đưa lên thôi.
    À mà hôm trướcđi qua cổng thành Đồng Hới em thấy "tài xế" của em bảo, vị trí của mấy cổng thành đó không đúng vị trí nền móng cổng thành cũ. Thiết nghĩ nếu sai lệch như vậy thì sao gọi là bảo tồn di tích được. còn gì là cổng thành lịch sử nữa. Có phải vậy không ạ?
  4. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Khi trùng tu lại thành cổ thì chắc là họ cũng đã tham khảo xem xét tài liệu liên quan đến nó rồi. Còn việc xây dựng như thế nào, ko đúng hiện trạng thì cũng tuỳ thuộc nhiều yếu tố.
    Ví dụ:
    - loại trùng tu tôn tạo: có thể phục hồi nguyên trạng ban đầu, hoặc có thể thêm vào hoặc bớt đi so với dạng gốc, hoặc xây mới hoàn toàn theo đúng nguyên trạng...
    - Tuỳ thuộc vào cấp độ của thành cổ, thuộc loại di tích lịch sử như thế nào. Ví dụ thuộc di sản văn hoá thế giới, nếu trùng tu xây mới thì đòi hỏi rất cao về độ chính xác, cố gắng giữ nguyên trạng....
    - Tuỳ thuộc thuật ngữ như trùng tu, tôn tạo, hay bảo tồn, bảo quản....( hồi xưa có viết bài về vấn đề này bên box Kiến trúc-nhưng tìm mãi chẳng thấy!)
    - Tuỳ thuộc vào sự khảo sát nghiên cứu và trình độ tay nghề trong việc trùng tu. Có thể lấy ví dụ ở Huế, để trùng tu một công trình nào đó dưới thời triều Nguyễn, có khi phải mất mấy chục năm chuẩn bị, tìm tòi nghiên cứu để đưa ra giải pháp trùng tu hợp lý. Thường thì kết hợp với các tổ chức nước ngoài như Nhạt, ĐỨc, Ý. Ngay cả vật liệu dùng để ốp lát trong trùng tu cũng được nghiên cứu kĩ càng......
    Thật ra ko cần bài báo đó đề cập thì tin rằng cũng có khá nhiều người nghi ngờ việc trùng tu các di tích xưa rồi! Có thể lấy ví dụ trong việc phục hồi cầu di tích gì gì đấy gần trương Năng Khiếu cũ và Cung Thiếu Nhi!
    Kiến trúc Vauban là kiến trúc phòng thủ do một kỹ sư người Pháp tên Vauban trong xây dựng thành cổ thuộc Pháp. Lay out của thành có thể có hình dạng quả khế, nhưng không nhất thiết là toàn bộ các góc cạnh, mà có thể chỉ một góc của thành, ví dụ như kinh thành Huế. Có điều, thành cổ ĐH ko biết là có đúng là xây theo kiểu Vauban hay ko? Tôi ko rõ về lịch sử hình thành Đồng Hới lắm.
    Tuy nhiên bảo Thành cổ Đồng Hới trong nhiều năm qua là điểm thu hút khách du lịch thì có vẻ hơi "phét"!
    The way to be is not to be
    Được kts_june sửa chữa / chuyển vào 09:20 ngày 09/05/2006
  5. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Đúng là quá "phét" rồi còn gì. Giờ có mấy ai về Đồng Hới mà biết thành cổ đâu? Nhìn không ra dáng củ chút mô.
    Tội nghiệp nhất là Luỹ thầy, người ta "vứt" đến tội nghiệp, cây cỏ lên um tùm, rêu xanh đúng tiêu chuẩn " quá cổ" luôn. (Nghe nói đang trùng tu).
  6. portalvn2000

    portalvn2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2004
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Gãi đúng chổ ngứa của anh chàng người dân tọc KTS_June rồi
  7. 132989

    132989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Em xin lỗi nhưng mà em thấy bác nguoinguon ni cứ hay nói kiểu gì ấy.Bên kia thì bảo
    , bên này thì lại nói thế này,chả ăn nhập gì với nội dung bài viết cả.
    Bác nguoinguon đang ở QB, vậy ra đó làm quả ảnh up lên cho anh em ở ngái coi cái hiện trạng hiện nay của Luỹ Thầy như thế nào được k ạ?
    hé hé. Bác Mod cứ xoá nếu thấy k hợp topic nhé
  8. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    @132989 : Không biết bạn nghĩ thế nào khi đưa ra những nhận xét như vậy. Nhưng dù sao cũng chân thành cảm ơn đã nhận xét những lời văn của mình. Lần sau bạn trích dẫn bài nên trích đúng nguyên văn dùm mình (cụ thể trong bài giới thiệu ở phòng khách mình dùng từ "y như" chứ không phải là " cứ tưởng" hai từ này khác xa nhau về bản chất diễn đạt đó bạn à). Bạn trích lời từ 2 bản khác nhau tất nhiên là không ăn nhập với nội dung rồi. Tất nhiên khi đưa ra nhận xét thì cũng là ý kiến chủ quan của mình mà thôi.
    Trong tay mình hiện không có tấm ảnh nào về luỹ thầy, mình sẽ chụp, khi có điều kiện sand ảnh mình sẻ post lên cho các bạn
    Thân!
  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Nếu thật như thế thì đó là tội phá hoại di tích lịch sử, không thể tha thứ được
    Không hiểu sao cơ quan nào lại cho phép làm điều đó nhỉ? Sở VHTT chăng?

Chia sẻ trang này