1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi tìm chủ quyền Hòang sa-Trường sa trong thư tịch cổ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 03/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đọc Etude sur un Portulan annamite du XV siècle của Dumoutier và việc nghiên cứu bản đồ cổ ở VN

    Va mỗ chưa từng có hân hạnh đọc Tứ chí lộ đồ nhưng theo những thông tin ít ỏi trên mạng thì có thể so sánh một ít về sự khác biệt giữa phần chú của Tứ chí lộ đồ và portulan như sau:

    Tứ chí lộ đồ:
    ở khu vực Phủ Thăng Hoa và Phủ Quảng Ngãi phía ngoài biển hình bãi cát kéo dài từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Kỳ với tên gọi Bãi Cát Vàng, lại ghi rõ :

    "... hai núi, mỗi núi đều có mỏ vàng, có cơ quan tuần sát. Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi- cát -vàng. Dài độ 400 dăm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến biển Sa Vinh, mỗi lần có gió tây nam, thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi giạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hoá thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải nửa ngày. Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mồi. Ngoài cửa biển Sa Kỳ có một hòn núi, trên núi sản xuất phần nhiều là cây dầu, gọi là Trường dầu, có đặt quan tuần sát.....


    Trong bản portulan thì Cụ Đumoutier dịch từ nguyên bản Hán Nôm sang tiếng Pháp, dù là tếng Pháp không phải là ngoại ngữ chính của Va mỗ nhưng Va mỗ xin mạo muội tạm dịch để so sánh:
    Trang 9,Etude sur un Portulan annamite du XV siècle

    "Ở địa phận làng Kim Hộ có dòng sông chảy viền theo một bên chân các ngọn núi, ở chân một trong các ngọn núi đó có một xưởng đúc vàng và một trạm thuế quan"
    " Không xa bờ biển huyện Bình sơn tỉnh Quãng Nghĩa, có một bãi cát chạy dài từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Hoàng (Sa huỳnh), dài khoảng 500 hay 600 lý (250 đến 300 Km), rộng 30 hay 40 lý (15 đến 20 Km)
    Bãi cát này không có cái gì sống được và tất cả các con thuyền do thời tiết xấu va vào bãi này sẽ không cứu chữa được.
    Cũng mỗi năm vào tháng 12, bọn cướp biển kéo đến với số đông để hôi của. Chúng luôn luôn tìm được một lượng hàng hóa lớn, kể cả vũ khí đạn dược.'
    "Bãi cát này có rất nhiều rùa biển"
    "Một ngọn núi có mọc một cây du trường đánh dấu lối vào cửa Hoàng sa "


    Qua so sánh có thể thấy lời chú của portulan đơn giản hơn, không nhắc gì đến nhà Nguyễn và cách dùng địa danh Quảng Nghĩa và Quãng Ngãi cho thấy bản portulan có thể có trước Tứ chí lộ đồ.

    Trong phần bàn luận trang 57, Cụ Đumoutier cho rằng bãi cát trên là Cù lao Chàm. Chắc cụ xuất phát từ ý nghĩ cửa Đại Chiêm là cửa Đại sông Thu Bồn và hòn đảo chắn ngay cửa này chính là nhóm đảo Cù lao Chàm.

    [​IMG]

    Trên bản đồ pỏrtulan Mục 541 là cửa Đại Chiêm, mục 549 là Lộ Sơn, hình vẽ bãi cát vàng không tương ứng với lời chú vì đúng ra nó phải kéo dài đến cửa Sa Hoàng (Sa Huỳnh- thuộc Bình Định)

    Cụ Hoàng Xuân Hãn đã xem qua bản đồ portulan và cho rằng bãi cát vàng bắt đầu ở ngoài biển của cửa sông Tam kỳ chứ không phải sông Thu bồn. Đối chiếu các cửa sông ngày nay có thể thấy 90% là cụ đúng. Do đó có hai khả năng:
    1-Cửa Đại chiêm không phải là cửa sông Thu bồn mà là sông Tam kỳ, điều này khó xảy ra vì phần lớn các học giả khẳng định ngược lại
    2-Người vẽ bản đồ portulan đã đánh tên sai chổ, lưu ý là nếu thế thì trên bản đồ portulan có một khoảng dài không được vẽ và ghi chú kỹ càng: từ cửa sông Tam kỳ đến bán đảo Sơn trà.Chẳng thấy địa danh Hôi Yên (Hội An) đâu cả

    Cũng từ đó cụ Hãn cho rằng cái Du Trường /Du ai sơn đó chính là cù lao Ré
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đọc Etude sur un Portulan annamite du XV siècle của Dumoutier và việc nghiên cứu bản đồ cổ ở VN


    Trang thứ 19 trong bản đồ portulan


    [​IMG]
    Đường thẳng ở giữa bản đồ là đường cái quan, tương ứng với qốc lộ 1 ngày nay

    [​IMG]

    Mục 541 là cửa Đại Chiêm, mục 549 là Lộ Sơn, hình vẽ bãi cát vàng không tương ứng với lời chú vì đúng ra nó phải kéo dài đến cửa Sa Hoàng (Sa Huỳnh- thuộc Bình Định)

    [​IMG]

    Mục 550 bên phải có ba chữ nôm "Bãi cát vàng" nhưng cụ Dumoutier bó tay không dịch nổi cụ đành để trống phần ghi chú
    Lưu ý mục 550 có hai phần, phần còn lại là Du ái sơn không rõ có phải là ""Một ngọn núi có mọc một cây du trường đánh dấu lối vào cửa Hoàng sa ".

    Có lẽ từ "bãi Cát Vàng" và từ "Hoàng sa" có liên quan với quần đảo Hoàng sa ngày nay lần đầu tiên xuất hiện trong một văn bản của nước Việt Nam là ở quyển bản đồ mà cụ Dumoutier đọc được, tiếc rằng quyển đó nay ở đâu thì không ai biết.

    Cụ Hãn từng càm ràm:
    "Giữa khoảng bể từ cửa Sa-kì (cửa sông Tam kì) đến bãi Tràng sa có vẽ hình một đảo có núi đề tên Du-tràng sơn (viết lầm ra chữ Tràng là dài, chính phải viết chữ Trường là xưởng, là nhà…). G.Dumontier đã vẽ lại trong sách Étude sur un Portulan Annamite du XV siècle một bản đồ tuy cùng gốc với sách nói trên, nhưng có nhiều chi tiết hơn Bức XIX có vẽ bãi cát đề tên Bãi Cát vàng, và đảo Du trường nhưng chữ Trường lại lầm ra chữ Ái vì tự-dạng (trong sách này còn có khá nhiều chữ lầm như vậy: trong bức này, huyện Mộ hoa đã lầm ra Qui hoa vì tự dạng). Đảo Du-trường này chắc là Cù lao Ré ngày nay, thuộc phường An Vĩnh phụ trách việc đội Hoàng Sa, mà tên nôm là cát vàng"

    Va mỗ không nghĩ là cụ Dumoutier gây nên vấn đề tự dạng vì cụ chỉ chép lại. Va mỗ đồ rằng chẳng có xưởng làm dầu gì ở đây mà từ Du ái có thể đọc theo chữ Nôm là "dầu rái", một loại cây đặc sản ở Quãng Ngãi không chừng.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thực ra đó là một bản đồ duy nhất, dài ngất ngưỡng và cụ Dumoutier đã dùng giấy can để scan lại thành 25 trang, cụ bỏ phần chú chữ Hán chỉ để lại tên địa danh, trên đó cụ đánh số để người đọc dễ dàng đối chiếu

    [​IMG]
    Cây bút bi đánh dấu trang 19 có hình bãi cát Vàng
    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    bản đồ portulan có đường cái quan xuyên suốt bản đồ trong khi Tứ chí lộ đồ lại không có, tại sao như thế?

    [​IMG]

    [​IMG]


  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đọc Etude sur un Portulan annamite du XV siècle của Dumoutier và việc nghiên cứu bản đồ cổ ở VN


    Sự thất bại liên tiếp của Chiêm Thành phải kể đến việc biến mất của Hải quân Chiêm. Những đội tàu chiến hùng mạnh một thời vượt biển ngược sông Hồng lên đánh phá kinh thành Thăng Long thời nhà Lý không hiểu tại sao biến mất vào thời Lê làm cho Chiêm Thành hoàn toàn thụ động chống đỡ về phía biển khơi. Trong quyển Portulan ghi rõ phải đi đường bộ 60 ngày từ Thăng long mới đến được kinh đô Chiêm Thành ở Phan rang còn bằng đường biển vào dịp gió mùa đông bắc thì chỉ trong khoảng 1 tháng.

    Để đi đánh Chiêm Thành năm 1471 vua Lê Thánh Tôn đã điều động một lực lượng thủy binh hùng hậu lên đến 26 vạn quân và hàng nghìn chiến thuyền.Cũng hành quân vào mùa gió Đông bắc

    Nhờ sử dụng Hải quân nên quân đội Đại Việt tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành một cách nhanh chóng và không tổn hao.

    Đại Việt Sử Ký Toàn Thư( Bản kỷ thực lục Q2(b) ghi lại:

    'Tháng 2, ngày mồng 5, Trà Toàn sai em là Thi Nại1901 và 6 viên đại thần đem 5.000 quân và voi, ngầm đến sát dinh vua.
    Ngày mồng 6, vua bí mật sai bọn Tả du kích tướng quân Lê Hy Cát, Hoàng Nhân Thiêm và bọn Tiền phong tướng quân Lê Thế, Trịnh Văn Sái đem hơn 500 chiếc thuyền, 3 vạn tinh binh, ban đêm ra cửa Áp và cửa Toạ vượt biển gấp, bí mật tiến vào cửa biển Sa Kỳ1904 dựng lũy đắp thành để ngăn chặn lối về của giặc. Người Chiêm Thành không biết gì về việc này. "

    (Chỉ trong vài giờ một đạo thủy binh lớn đã tập kết khóa đuôi quân giặc mà giặc không hề hay biết)
    Ngày mồng 7, vua tự mình dẫn hơn 1.000 chiếc thuyền, hơn 70 vạn tinh binh ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Tọa dựng cờ thiên tử, đánh trống hò reo mà tiến.
    Trước đó, vua đã bí mật sai bộ binh tướng quân Nguyễn Đức Trung dẫn bộ binh ngầm đi đường chân núi. Tướng giặc trông thấy ngự doanh thì tan vỡ, giày xéo lẫn nhau chạy về Chà Bàn. Chạy đến núi Mộ Nô , bỗng thấy quân của bọn Hy Cát đã chặn đường về, giặc cuống cuồng sợ hãi, chạy rẽ ngang trèo qua chân núi cao, xác người, ngựa và đồ quân tư đầy núi đầy đường. Bọn Lê Niệm, Ngô Hồng tung quân ra đánh, chém được 1 viên đại tướng giặc, còn thì đều sợ hãi tan chạy cả.

    (đạo thủy binh vu hồi góp công lớn trong việc đánh tan đội quân xung kích của giặc)

    Một đất nước ven biển mà lại không phát triển Hải quân thì họa mất nước luôn rình rập. Ông cha ta qua thực tiển giữ nước đã nhìn thấy rõ điều này.

    Tuy vậy ta cũng có thể thấy hải quân Đại Việt thời Lê với những chiến thuyền chở được 60 binh lính thì cũng chỉ là hải quân sông ngòi và ven biển chứ chưa đủ sức vượt biển lớn. Đọc portulan ta cũng có thể thấy HQ ta thời đó men theo ven bờ để hành quân

    Một bản đồ các cửa sông và ven biển là trang bị cần thiết cho HQ thời bấy giờ.
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đọc Etude sur un Portulan annamite du XV siècle của Dumoutier và việc nghiên cứu bản đồ cổ ở VN


    C
    húng ta chưa biết tên người vẽ bản đồ portulan nhưng rất có thể đây là một công trình tập thể vì tính phức tạp của công việc nên chỉ một người khó mà hoàn thành được. Ngay ở một trang trong số 25 trang thì ta cũng đã thấy có những khiếm khuyết như đã nói ở trên.

    Như vậy khi tập thể đó đưa "bãi cát vàng" vào bản đồ thì chắc nó không phải là một sản phẩm tưởng tượng của một cá nhân nào đó.

    Vậy bãi cát vàng trong bản đồ portulan thực ra là cái gì?

    Với kích thước như mô tả thì nó không thể là Cù lao Chàm hay Hòn Ré vì những đảo này những người vẽ bản đồ portulan có thể nhìn thấy và hiểu rõ kích thước của những đảo này khi dong thuyền dọc bờ, họ phải là những người khá thông thuộc vùng biển ven bờ này. Ta nhớ lại trong đêm tối năm 1471, để 500 chiến thuyền không đèn lặng lẽ từ cửa sông Tam kỳ ra biển và đổ bộ vào mũi Ba Làng An mà không tổn hại gì cần phải có một đội ngũ hoa tiêu rất lành nghề. Sau đó hơn 100 năm không lẽ những hòn đảo quá gần bờ như cù lao Chàm và cù lao Ré họ lại không biết kích thước.

    Một lưu ý khác là lúc bản đồ portulan được vẽ cũng là thời gian Hội An trở nên nhộn nhịp các thương thuyền từ Nhật và TQ đến mua bán. Phải chăng thông tin về một "bãi cát vàng" nguy hiểm đã được các thương nhân ngoại quốc kể cho những người vẽ bản đồ portulan? Vì nhiều người cùng nói đến nó nên họ tin là có một thực thể mà họ chưa từng nhìn thấy. Thực thể đó nằm trãi dài ngoài biển, từ đàng sau cù lao Ré.

    Portulan có thể không khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng sa nhưng có thể đây là tài liệu đầu tiên ghi chép về Hoàng sa của nước ta. Từ đó nhà Nguyễn mới có cơ sở chỉ thị cho các đội Hoàng sa tiến ra biển khơi.

    Tất nhiên các tài liệu sau này sẽ có những thông tin chi tiết hơn về Hoàng sa khi thu thập được các thông tin mà đội Hoàng sa mang về
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Có bác email cho rằng có vẽ Hoàng sa trên bản đồ thì đó phải là đất của ta
    Tuy nhiên trong portulan không khẳng định như thế. Bãi Cát vàng trong portulan vẽ thì gần bờ nhưng lại xa trong câu chữ: hàng hóa súng đạn dạt vào đấy nếu gần ta đã ra lấy chứ không để bọn cướp đến lấy vào mùa đông.
    Ai đến được đó một cách thuận lợi đầu mùa đông? chắc chắn là ai đó đến từ phương bắc khi gió mùa đông bắc nổi lên ​



    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trong khoảng thời gian bản đồ được vẽ (sau 1631-trước 1653) thì có một số sự việc xảy ra trong khu vực từ Đà Nẵng đến Cù lao Chàm:

    Năm 1633, hai chiếc tàu Hà Lan bị đắm gần Cù lao Chàm, một chiếc thuyền buồm tên Kemphaan còn chiếc kia tên là Quinam, hàng hóa bị tịch thu, những thủy thủ sống sót bị bắt, quan hệ giữa chúa Nguyễn với Công ty Đông Ấn Hà Lan trở lên căng thẳng, thương điếm của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Hội An phải đóng cửa.

    Công ty Đông Ấn Hà Lan sau đó càng tức giận vì việc Chúa Nguyễn đã tịch thu hàng hóa của 2 tàu Hà Lan bị đắm. Một trong 2 tàu này là chiếc Grootenbrock (đắm năm 1635 ở Hoàng sa hay gần bờ chưa xác định rõ lắm) có chở theo một lượng lớn hàng hóa trị giá tới 23.580 real (1 real = 0,8 quan).

    Tháng 11 năm 1641, hai tàu Hà Lan là chiếc Golden BuisMaria de Medicis bị đắm ở vùng biển Đàng Trong, sát Cù lao Chàm. 82 người Hà Lan sống sót đều bị bắt giam ở Hội An và chính quyền tịch thu cả 2 chiếc tàu.

    Những vụ việc trên gây nên cuộc Xung đột của Công ty Đông Ấn Hà Lan với Đàng Trong
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Xung_%C...%C3%A0ng_Trong

    Qua những sự kiện trên có thể thấy được:
    1-Cù lao Chàm không phải là bãi Cát vàng vì là nơi quân đội Đàng Trong dễ dàng tới để tịch thu tàu bè hàng hóa và bắt người như đã thấy ở trên
    2-Bãi Cát vàng là nơi ko dễ đến ở xa hơn bên ngoài của cù lao Rái (cù lao Ré)
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tìm kiếm chủ quyền HS-TS từ phía Chăm pa

    Trong lịch sử, người Việt chưa bao giờ là một dân tộc đi biển giỏi. Thế nhưng trên đất nước Việt Nam đã từng có những tộc người biết làm chủ biển cả. Họ đã dong thuyền đi đến Nhật Bản, TQ, Mã lai, Philippin...từ hàng nghìn năm trước.
    Do đó ta có thể thử tìm kiếm chủ quyền TS-HS cho Việt Nam thông qua những cuộc hải hành của họ ​
    Người Sa Huỳnh và tầm nhìn hướng biển

    [​IMG] Đồ trang sức Sa Huỳnh: khuyên tai 3 mấu nhọn bằng đá, đất nung, hạt chuỗi bằng đá mã não, hạt cườm thuỷ tinh... khai quật được tại khu mộ Động Cườm (Bình Định).

    (LĐCT) - Cách đây nửa thế kỷ, một nhà khoa học Mỹ đã nhận thấy có sự giống nhau lạ lùng giữa đồ gốm của văn hoá Sa Huỳnh (Việt Nam) và đồ gốm ở Kalanay (Philippines). Theo ông có thể giữa hai vùng xa xôi cách biển này có những mối quan hệ giao lưu văn hoá mật thiết...
    Sa Huỳnh - Trường Sa - Palawan

    Ông là nhà khảo cổ học dạy ở Đại học Hawaii (Mỹ), tên là W.G. Solheim II. Theo ông, gốm của hai nơi giống nhau đến nỗi có thể xếp chung vào một nhóm mà ông đặt tên và khảo cứu công phu trong nhiều bài viết: nhóm "phức hệ gốm Sa Huỳnh-Kalanay".

    Những đồ gốm của hai nơi này đều có những kiểu dáng giống nhau, cách trang trí hoa văn bằng mép vỏ sò biển hay bằng cách tô màu, đồ gốm có chân đế cao được trổ lỗ thủng... Công trình của ông đã được nhiều nhà khảo cổ học nước ngoài thừa nhận.

    Bốn mươi năm sau phát hiện về mối liên hệ văn hoá cổ đại giữa miền Trung Việt Nam và quần đảo Philippines, năm 2000, với những tài liệu mới, ông lại khẳng định một cách rõ rệt hơn: tổ tiên của một số tộc người sử dụng gốm cổ ở Philippines đến từ Việt Nam. Con đường đó được ông giả định là con đường biển băng qua Borneo theo cả hai hướng bắc và nam đảo này để đến Philippines.

    Một nhà khảo cổ học nổi tiếng khác người Australia - ông P. Bellwood - trong cuốn sách "Tiền sử vùng quần đảo Indo-Malaysian" cũng khẳng định con đường giao lưu Việt Nam và Philippines qua vùng đảo Borneo theo góc nhìn khảo cổ học, dân tộc học và ngôn ngữ học.

    Các nhà khoa học Philippines cũng hoàn toàn ủng hộ quan điểm giữa hai vùng biển này có mối quan hệ mật thiết trong thời cổ đại. Học giả Eusebio Z. Dizon ở Bảo tàng Quốc gia Philippines nghiên cứu các loại khuyên tai đá ngọc ở quần đảo này đã khẳng định một số khuyên tai độc đáo như khuyên tai hai đầu thú tìm được ở hang Duyong là do người cổ đại ở đây có sự tiếp xúc với người ở vùng lục địa Đông Nam AÁ theo con đường biển vào khoảng thời gian 500 năm trước Công nguyên cho đến 500 năm sau Công nguyên.

    Vậy là, từ bên ngoài và từ các học giả nước ngoài, văn hoá Sa Huỳnh đã được nhìn nhận như một nền văn hoá hướng biển, có mối giao lưu rộng rãi đến tận các vùng quần đảo xa xôi.

    Ba chục năm gần đây, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh một cách hệ thống hơn, hàng chục di tích văn hoá Sa Huỳnh được khai quật. Diện mạo nền văn hoá này đã được làm sáng tỏ nhiều phần.

    Những tư liệu mới đã cho thấy dự cảm khoa học của học giả W.G. Solheim II là có cơ sở, nhiều đồ gốm của hai nước trong thời cổ đại khá giống nhau từ chất liệu, cách chế tác đến kiểu dáng, hoa văn trang trí. Có thể đã có những đồ gốm văn hoá Sa Huỳnh được đem sang Philippines trong thời cổ đại. Những tín hiệu rõ ràng hơn về mối liên hệ này lại là những chiếc khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai ba mấu nhọn, đặc sản của Sa Huỳnh có mặt ở đây. Các nhà khoa học đều thừa nhận, các loại khuyên tai này chỉ có người Sa Huỳnh cổ đại chế tạo ra.

    Với những tài liệu khảo cổ mới, con đường biển từ Sa Huỳnh đi Philippines đã dần được chắp nối các tuyến hải hành. Dựa vào các dòng hải lưu trên biển, người Sa Huỳnh cổ đã thành thạo đi thuyền dọc biển xuôi nam, bằng chứng là mộ chum và khuyên tai Sa Huỳnh tìm được ở vùng ven biển Cần Giờ (TPHCM).

    Từ cả một dọc bờ biển miền Trung và miền Nam VN có thể người Sa Huỳnh đã đến vùng biển Indonesia, đảo Borneo để có mặt tại Philipines hoặc có thể băng ngang biển Đông để đi tắt đến vùng đảo này. Nhưng dẫu bằng con đường nào thì cũng qua quần đảo Trường Sa của nước ta. Đảo Palawan của Philippines là nơi tìm được khuyên tai hai đầu thú chính là đảo cực tây của Philippines cũng là nơi gần vùng Trường Sa hơn bất cứ đảo nào khác của vương quốc đảo này.

    Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ học đã từng lặn lội 3 lần ra Trường Sa, đã từng khai quật 50 mét vuông trên đảo Trường Sa lớn, thu được một số gốm thô mang đặc trưng của "phức hợp gốm Sa Huỳnh-Kalanay" mà nhà khảo cổ học Mỹ đã nói tới. Một số mảnh sứ tìm được trong hố khai quật cũng được xác định là sứ của người Chăm - hậu duệ của người Sa Huỳnh. Những mảnh sứ này cùng loại với gốm Chăm tìm được ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

    Còn phải nghiên cứu sâu hơn nữa, nhưng với những tư liệu khảo cổ ở đảo Trường Sa lớn đã hé mở một điều là từ cách đây hàng ngàn năm, có thể người Sa Huỳnh và sau đó là người Chăm ở miền Trung nước ta đã có mặt ở quần đảo Trường Sa và nơi này là đầu cầu để giao lưu văn hoá, trao đổi vật phẩm với đảo Palawan của Philippines, nơi phát hiện khuyên tai hai đầu thú.

    Vậy là, với những chứng tích khảo cổ học, các nhà khoa học đã khôi phục được một tuyến đường biển từ cách đây hơn 2000 năm của người Sa Huỳnh: Sa Huỳnh - Trường Sa - Palawan. Điều đó cũng chứng minh được rằng từ thời văn hoá Sa Huỳnh, trải qua thời các Vương quốc Chăm, quần đảo Trường Sa đã mặt những cộng đồng người miền Trung nước ta khai phá, chỗ dừng chân trong những chuyến đi biển xa về phía tây.

    Khai thác biển Đông

    Cộng đồng người cổ Sa Huỳnh có cả người làm nông nghiệp nương rẫy trên núi cao, như ở các vùng núi Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế. Nhưng tập trung nhất vẫn là các làng xóm ven biển. Họ ưa thích và khéo chọn các thế đất ven biển để quần cư, nhất là vùng các cửa sông lớn đổ ra biển như sông Thu Bồn, sông Trà Bồng, Trà Khúc... Những cửa sông này đều có những làng đông dân mà ngày nay dấu vết còn để lại khá rõ rệt.

    Họ cũng là người ở đảo ven bờ, mà điển hình là 2 làng cổ trù phú ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi có tên gọi là Xóm Ốc và Suối Chình. Nhiều hòn đảo ven bờ biển Đông ở miền Trung cũng mang nhiều dấu ấn của văn hoá Sa Huỳnh, nơi là làng xóm, nơi là dấu tích mộ táng.

    Nhưng đảo xa cũng chưa phải là nơi người Sa Huỳnh cư trú nhiều lắm mà chính là ven bờ biển, quanh các cồn cát, nơi có nguồn nước ngọt và có những nơi chôn cất cao ráo, sống trên biển để rồi chết được vùi mình trong cát trắng. Chính vậy mà đã tạo ra hàng loạt các "bãi mộ chum" dọc bờ biển Đông, một trong những đặc trưng của nền văn hoá này.

    Người Sa Huỳnh đã là một cư dân có đời sống vật chất cao. Nhưng dấu ấn rõ rệt nhất của họ chính là nghề khai thác biển. Biển còn cho họ dài thêm bước chân trong các chuyến đi các vùng xa để đánh bắt hải sản và trao đổi buôn bán với các tộc người láng giềng.

    Căn cứ vào các loại đồ vật của riêng người Sa Huỳnh chế tạo, đặc biệt là các loại khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai hai mấu nhọn, người ta đã biết đến sự giao lưu văn hoá của người Sa Huỳnh không chỉ với người Philippines mà với người trên đảo Đài Loan, người Đông Sơn phía bắc nước ta, người Malaysia, người Thái Lan ven các bờ vịnh biển.

    Các dòng hải lưu "chảy" trên biển đã như các xa lộ đưa người Sa Huỳnh đến nhiều vùng biển còn xa hơn thế, nếu như chúng ta thấy được những nét tương đồng của đồ trang sức hạt chuỗi mã não, các hạt cườm thuỷ tinh hay đá ngọc nhỏ ly ti mà cực kỳ tinh xảo mà người Sa Huỳnh đeo hàng ngày lại khá giống với đồ trang sức đây đó trong các vùng biển xa hơn ở miền tây Ấn Độ, thậm chí cả ở thế giới Arab nữa.

    Biển Đông ngày ấy hẳn là tấp nập với những đoàn thuyền ra khơi tung lưới bắt cá, nhiều chì lưới to nặng đã tìm thấy trong văn hoá Sa Huỳnh chứng tỏ là bắt được nhiều cá biển to. Một số lưỡi câu, mũi lao cũng làm bằng xương cá to nặng chứng tỏ họ cũng đã tận dụng vật dụng lấy từ biển để khai thác biển.

    Người Sa Huỳnh đã thực sự là một trong những tộc người giỏi đi biển nhất bấy giờ ở Đông Nam Á. Biển đối với họ là nhà và cũng giúp họ có được cái "quảng giao" khắp một vùng biển rộng lớn. Khảo cổ học đã giúp chúng ta ngày càng thấy được diện mạo của những người đi biển Sa Huỳnh.


    PGS.TS Trịnh Sinh



    http://www.laodong.com.vn/Home/Nguoi...148262.laodong
    -
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tìm kiếm chủ quyền HS-TS từ phía Chăm pa

    Bản đồ do nhà xuất bản Covens and Mortier tại Amsterdam vào năm 1760 .
    Tựa là "Carte d'une partie de la Chine, les Isles Philippines, de la Sonde, Moluques, de Papoesi, &c. [cartographic material] / dressee sur les relations les plus nouvelles ; I. Condet s. Scale: Scale [ca. 1:8 000 000]."
    [FONT=&quot]Kích thước 52.4 x 48.9 cm. hay 66.0 x 55.0 cm.
    [/FONT][FONT=&quot]
    Bản đồ này thuộc tập Atlas nouveau contenant toutes les parties du monde. Amsterdam : Covens & Mortier, (ca. 1760).

    [/FONT]
    Thực trạng biên giới giữa Đàng Trong và Chiêm Thành (đi ngang qua vịnh Cam Ranh) trên bản đồ cho thấy bản đồ được vẽ trong khoảng thời gian sau năm 1653 khi chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) tiến sâu vào Nam và lập thêm 2 phủ Thái Khang (Ninh Hòa) và Diên Ninh (Diên Khánh) và trước năm 1693 khi chúa Nguyễn Phúc Chu bắt vua Chiêm, chiếm đất Bình Thuận.

    Cái hay là bản đồ này khẳng định quần đảo Hoàng sa thuộc chủ quyền của xứ Đàng Trong và của Chiêm Thành, Mỗi nước có một số đảo trong quần đảo này.

    Bản đồ này mở ra một hướng mới cho bạn nào muốn chứng minh Champa từng phát hiện, khai thác và thiết lập chủ quyền ở HS và TS rồi sau đó người Việt Nam kế thừa sau khi chiếm Champa .




    [​IMG]




    [​IMG]









    [​IMG]





    [​IMG]


  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Các di vật khảo cổ đào được ở TS cũng thuộc về người Sa Huỳnh


    [​IMG]
    Họa sĩ khảo cổ Nguyễn Sơn Ca đo đạc để vẽ lại những hiện vật đá- Ảnh: Thế Anh

    Di vật ở Trường Sa

    Đến nay họa sĩ khảo cổ Nguyễn Sơn Ca, người đã gắn bó với nghề suốt gần 30 năm qua, không thể nhớ mình đã thổi hồn cho bao nhiêu ngàn viên đá, mảnh gốm ở các di chỉ trên mọi miền Tổ quốc. Nhưng có một chuyến đi mà ông nhớ rất rõ, đó là chuyến vượt biển Đông cùng đoàn ra khai quật ở quần đảo Trường Sa. Ông nói đó là chuyến đi nhớ đời và đáng giá nhất của mình, bởi nó là dấu ấn quan trọng để đem về đất liền những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa.
    Ông nói: “Nhớ lại chuyến đi ấy tôi vẫn còn xúc động, vì biết được hàng trăm năm trước ông cha ta đã vượt sóng lớn, biển cả để đến với đảo xa. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc của cha ông thật bất khuất. Chúng tôi luôn lặng người đi mỗi khi phát hiện được những di vật còn sót lại ở Trường Sa. Lặng đi vì thương người xưa, lặng đi vì tình Tổ quốc thiêng liêng. Và vui mừng hơn là từ những dấu vết tìm được ở quần đảo Trường Sa cho biết từ rất sớm người Sa Huỳnh đã hình thành một trục giao thương giữa miền Trung với Trường Sa và đảo Palawan của Philippines. Đó là những phát hiện đáng cho đoàn khảo cổ lưu vào tâm khảm”.
    Nhưng để đưa được những di vật còn sót lại của cha ông từ đảo xa ra ánh sáng là cả một hành trình đầy gian khổ. Họa sĩ Ca nhớ lại: “Ngày đó còn khó khăn nhiều lắm, giấy mực phải tằn tiện từng tí, có khi phải nhịn ăn để mua mực mua giấy đi khai quật. Ở đảo mưa nắng thất thường, sóng lại lớn nên họa sĩ như chúng tôi luôn tâm niệm thà để người ướt chứ không bao giờ để giấy vẽ bị ướt.
    Lúc ấy chưa có phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, mọi thứ đều phải vẽ bằng tay. Mỗi cổ vật được đưa lên đều được đo đạc cẩn thận từng tí một, sau đó mới cảm lấy cái hồn mà phác họa. Cả ngày trần mình giữa nắng biển Đông cũng chỉ vẽ được vài cái, cứ thế kéo dài cả tháng trời. Khi cuộc khai quật vừa kết thúc, anh em lên tàu chuẩn bị vào bờ thì thiên tai ập đến, một cơn bão lớn kéo dài cả tuần lễ. Chiếc tàu của đoàn khảo cổ bị bão đánh rệu rã, trôi dạt qua một hòn đảo khác.
    Khi đó chỉ huy trên tàu đã nói anh em ghi lại tên tuổi đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ai cũng lo cho mạng sống của mình, lo cho những cổ vật, những mảnh gốm sẽ chìm xuống biển sâu. Nhưng có lẽ tổ tiên đã phù hộ, đã thương Trường Sa xa xôi mà tha cho chúng tôi”.
    Một đời với nghiệp họa sĩ khảo cổ nhưng ông vẫn luôn cảm thấy điều mới trước bàn tay khéo léo của tiền nhân. Cầm trên tay một chiếc khuyên tai bằng đá, ông tâm sự: “Cái này có niên đại đến hàng ngàn năm, vậy mà những họa tiết trang trí của nó vẫn làm người nay rung động. Hay những bức họa trên chiếc trống đồng Đông Sơn, hình ngôi nhà sàn, cái khèn... được vẽ cách điệu, trải qua hàng ngàn năm mà chẳng hề lỗi thời. Ngắm nghía nó, ngẫm nghĩ mới thấy sự tài tình của người xưa. Càng đi càng tiếp cận với di sản cha ông để lại, tôi lại càng bị mê hoặc bởi sự giàu có và phong phú của cái đẹp đến từ ngàn xưa. Đó là cái thú của những người làm công tác khảo cổ”.
    THẾ ANH


    ĐẢO NAM YẾT


    Nằm trong quần đảo Trường Sa, huyện đảo Trường Sa, ở tọa độ 10 độ, 10 phút 15 giây vĩ độ Bắc và 114 độ, 22 phút khinh độ Đông. Năm 1993 khai quật diện tích hố 28 mét vuông ; tầng văn hóa dày từ 35-50cm, thu về 184 hiện vật chủ yếu là đồ sứ và sành. Qua nghiên cứu, các hiện vật có những nét tương đồng với những hiện vật tìm thấy ở di chỉ Thanh Hà (Huế). Chủ nhân là người Việt từng đến sinh sống ở đây từ thế kỷ XIV-XV.

    ĐẢO TRƯỜNG SA

    Trong quần đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, tọa độ 8 độ, 30 phút 50 giây vĩ độ Bắc và 111 độ, 55 phút kinh độ Đông, có tổng diện tích là 171 mét vuông. Khai quật 70 mét vuông năm 1993. Hiện vật tìm thấy là 331 mảnh đồ gốm đồ sành, đồ sứ ; qua nghiên cứu thì chủ nhân của hiện vật là cư dân Việt từng đến và sinh sống ở đây các thế kỷ XIV-XV.

Chia sẻ trang này