1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi tìm chủ quyền Hòang sa-Trường sa trong thư tịch cổ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 03/05/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Các vị vua VN đã xác lập chủ quyền trên biển Đông
    02/06/2011 11:59:52
    - Không chỉ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ trên đất liền, các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác định hải giới và chú trọng bảo vệ chủ quyền trên biển.

    Việc khai thác, xác lập chủ quyền và quản lý lãnh thổ trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa đã được cha ông ta tiến hành từ lâu đời. Nhiều vị hoàng đế nước Việt không chỉ coi trọng điều này vì lợi ích kinh tế mà đặc biệt hơn là vì tầm quan trọng về an ninh quốc phòng. Trong sách Đại Nam nhất thống chí đời Nguyễn đã viết: “Phía Đông có dải đảo cát nằm ngang (Hoàng Sa đảo) liền với biển xanh làm hào che, phía Tây khống chế vùng Sơn Man có lũy đá dài chồng chất giữ cho vững vàng, phía Nam kề bên tỉnh Bình Định, có sườn núi Bến Đá làm mũi chặn ngang, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh sa có thể làm giới hạn”.

    Không chỉ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, đấu tranh chống lại các hành vi xâm phạm, lấn chiếm trên đất liền, các triều đại phong kiến Việt Nam kể từ khi giành quyền tự chủ lâu dài còn xác định hải giới và chú trọng bảo vệ chủ quyền trên biển.

    Đời Lê Đại Hành đã xác định biên giới trên biển của nước Việt

    Hải giới của nước ta với phương Bắc đã được xác định từ lâu, nhưng sử liệu lần đầu đề cập đến “hải giới” một cách trực tiếp là vào năm Canh Dần (990) khi sứ Tống sang, vua Lê Đại Hành “sai Nha nội chỉ huy sứ là Đinh Thừa Chính đem 9 chiếc thuyền dẫn 300 người đến Thái Bình Quân để đón” (Đại Việt sử ký toàn thư). Trong cuốn Hành lục tập, sứ giả Tống Cảo cũng thừa nhận điều này: “Cuối thu năm ngoái, bọn Cảo chúng tôi đi đến hải giới Giao Chỉ, Nha nội đô chỉ huy sứ của Hoàn là Đinh Thừa Chính đem 9 chiến thuyền và 300 quân đến Thái Bình Trường để đón. Từ cửa sông đi ra biển lớn, xông pha sóng gió, trải bao nguy hiểm, đi nửa tháng trời đến sông Bạch Đằng...”.

    Thái Bình Quân hay Thái Bình Trường là đơn vị hành chính thời Tống, sau đổi là Liêm Châu (nay là tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).

    Lê Thánh Tông đã đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào bản đồ Đại Việt


    Bản đồ xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ, vẽ lại năm 1741 (bản sao chép của Dumoutier) có “Bãi Cát Vàng” tức là Hoàng Sa


    Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời xưa thường được cha ông ta coi là một dải đảo dài nên gọi chung bằng các tên khác nhau như Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa, Đại Trường Sa…

    Tư liệu từ triều nhà Hồ trở về trước đã bị mất mát, phá hoại rất nhiều vào thời giặc Minh xâm lược nước ta . Nhưng việc Lê Thánh Tông cho lập bản đồ toàn quốc gọi chung là “Hồng Đức bản đồ” vào năm Canh Tuất (1490), trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa, cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Đại Việt.

    Trên cơ sở “Hồng Đức bản đồ”, một nho sinh họ Đỗ Bá hiệu Công Đạo đã soạn bộ sách Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư vào khoảng năm 1630 – 1653 gồm 4 quyển, trong quyển 1 có ghi: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, dựng đứng giữa biển” và có một bản đồ vẽ nhóm đảo thuộc Quảng Ngãi, phủ Thăng Hoa với chú thích chữ Nôm là “Bãi Cát Vàng”.

    Vua Gia Long đã cắm lá cờ chủ quyền trên hải đảo biển Đông

    Sau khi lên ngôi, Gia Long - vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn tiếp tục kế thừa chính sách khai thác tài nguyên biển và bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sử sách nhà Nguyễn chỉ chép vào năm Bính Tý (1816) vua Gia Long sai người ra hải đảo biển Đông. Nhưng theo nhiều tài liệu của người phương Tây, vua Gia Long không chỉ quản lý mà còn trực tiếp ra cắm cờ tại Bãi Cát Vàng. Một cố vấn người Pháp của vua là J.B.Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng) trong cuốn hồi ký “Ghi chép về xứ Cochinchie” đã viết: “Quần đảo Paracel gồm nhiều đảo nhỏ, ghềnh và mỏm đá không có dân cư. Vào năm 1816, vị Hoàng đế bấy giờ đã tiếp nhận chủ quyền trên quần đảo này”.

    Giám mục Jean Louis Taberd thì cho biết rõ hơn, trong sách “Bức tranh Thế giới -Lịch sử và mô tả các dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán của họ” xuất bản tại Paris năm 1833, có đoạn viết: “Quần đảo Paracel mà người Việt gọi là Cát Vàng gồm rất nhiều hoang đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên… Những hoang đảo này đã được chiếm cứ bởi người Việt xưa Đàng Trong. Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không; nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài; vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”.

    Trong bài viết đăng trên một tờ báo tiếng Anh phát hành ở Bengal (Ấn Độ) năm 1849, Giám mục Jean Louis Taberd một lần nữa nhắc lại sự kiện liên quan đến vua Gia Long: “Năm 1816, Ngài đã tới long trọng cắm cờ quốc gia của ông và chính thức giữ chủ quyền các hòn đảo này mà hình như không một ai tranh giành với ông”.

    Minh Mạng - vị vua đầu tiên cho khảo sát chi tiết các đảo tại Bãi Cát Vàng

    Để biết rõ hơn về các đảo thuộc Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa và Trường Sa), theo sách Đại Nam thực lục chính biên, năm Giáp Ngọ (1834) vua Minh Mạng đã sai Đội trưởng đội Hoàng Sa là Trương Phúc Sĩ dẫn 20 thủy thủ đi đo đạc kích thước, vẽ bản đồ, đo độ nông sâu, địa thế các đảo. Kể từ đó vua đã nhiều lần cho tiến hành công việc này. Những người không hoàn thành nhiệm vụ đều bị xử phạt nghiêm khắc. Như trường hợp của Giám thành Trương Viết Soái, năm Bính Thân (1836) khi về không có bản đồ đệ trình đã bị xử “trảm giam hậu” (chém nhưng tạm giam trước)…

    Bên cạnh việc khai thác, tuần phòng trên biển, vua Minh Mạng còn cho tiến hành xây dựng nơi thờ tự (chùa, miếu), trồng cây, dựng cột, bia chủ quyền tại một số đảo vào các năm 1833, 1835, 1836… Việc cho quân đồn trú, tiến hành thu thuế và bảo vệ ngư dân cũng đã được thực hiện. Một người Anh tên là Gutzlaff trong bài viết đăng trên tập san “Á Châu hội” xuất bản ở Luân Đôn (London) năm 1849 cho biết: “Những đảo ấy đáng lẽ không có giá trị nếu nghề cá ở đó không phồn thịnh và không bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu…Tuy rằng hàng năm hơn mười phần thuyền bị đắm nhưng đánh cá được rất nhiều, đến nỗi không những bù hết mọi thiệt thòi mà còn để lại món lợi rất to. Chính phủ An Nam thấy những lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ ở chỗ này để thu thuế mà mọi người ngoài tới đều phải trả, và để bảo trợ những người đánh cá bản quốc”.

    Khải Định tái khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa


    Thượng thư Bộ binh Thân Trọng Huề


    Mặc dù chịu sự bảo hộ của Pháp, Nam triều mất quyền tự chủ, trong đó có quyền ngoại giao, nhưng về danh nghĩa vẫn là đại diện cho quốc gia nên trước các yêu sách của chính quyền Quốc dân đảng Trung Hoa và sự đề nghị cung cấp dữ kiện liên quan đến vấn đề biển Đông, ngày 3 tháng 3 năm 1925, Thượng thư Bộ binh Thân Trọng Huề thay mặt triều đình Huế đã xác nhận chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa bằng một văn thư, trong đó có đoạn như sau: “Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…”

    Trong bản báo cáo ngày 22.01.1929, Khâm sứ Pháp ở Trung kỳ là Le Fol nhấn mạnh các quyền được nước An Nam khẳng định và duy trì từ lâu trong diễn biến tranh chấp các đảo trên biển Đông giữa Trung Quốc với chính quyền bảo hộ Pháp. Ông viết như sau: “Thân Trọng Huề, nguyên Thượng thư Bộ Binh, qua đời năm 1925, trong thư ngày 3 tháng 3 năm đó, đã khẳng định rằng “Các hòn đảo đó bao giờ cũng thuộc nước An Nam. Không có gì phải tranh cãi về vấn đề này”.

    Bảo Đại, người đầu tiên thay đổi đơn vị hành chính các đảo ở biển Đông

    Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thường gọi chung bằng cái tên phổ biến là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) là một đơn vị của đất Thuận Quảng, qua thời gian được đổi tên là Quảng Nghĩa, Quảng Ngãi, Nam Ngãi. Đến đời vua Bảo Đại, việc phân tách thành hai quần đảo mới được xác lập rõ ràng hơn.

    Tháng 12.1933 các đảo Trường Sa sáp nhập vào địa phận tỉnh Bà Rịa. Đến ngày 29 tháng 2 năm Mậu Dần (1938) vua Bảo Đại ra Chỉ dụ số 10 chuyển đổi hành chính đảo Hoàng Sa: “Các cù lao Hoàng Sa (Archipel des Iles Paracels) thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam Ngãi; đến đời đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế vẫn để y như cũ là vì nguyên trước sự giao thông với các cù lao ấy đều do các cửa bể tỉnh Nam Ngãi… Nhờ sự tiến bộ trong việc hàng hải nên việc giao thông ngày nay có thay đổi, vả lại viên đại diện chính phủ Nam triều uỷ phái ra kinh lý các cù lao ấy cùng quan đại diện chính phủ bảo hộ có tâu rằng nên tháp các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên thời được thuận tiện hơn…. Chuẩn tháp nhập các cù lao Hoàng Sa (Archipel des Iles Paracels) vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên; về phương diện hành chính các cù lao ấy thuộc dưới quyền quan Tỉnh hiến tỉnh ấy”.

    Trên cơ sở đó, ngày 5.6.1938, toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký nghị định thành lập đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên và cho dựng bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa,
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đọc mộc bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

    13/06/2011 07:10:16
    [​IMG] - Bộ Công tâu nói: “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được 1 nơi, cũng chưa rõ ràng. Hằng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển".
    Trong hàng trăm vấn đề về lịch sử - văn hóa - xã hội được phản ánh tại khối tài liệu đồ sộ Mộc bản triều Nguyễn đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV – Đà Lạt (Lâm Đồng), chúng tôi xin được đề cập về việc vua Minh Mạng phái đội quân do Phạm Hữu Nhật ra quần đảo Hoàng Sa để cắm mốc chủ quyền.
    [​IMG]
    Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV - nơi đang lưu trữ 34.618 tấm Mộc bản triều Nguyễn (Ảnh: - Khắc Lịch) Thời kỳ nhà Nguyễn trị vì đất nước, quần đảo Hoàng Sa đã được vương triều Nguyễn rất quan tâm. Các chúa Nguyễn đã cho lập hải đội Hoàng Sa để bảo vệ vùng lãnh hải, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Vua Minh Mạng là người rất quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa. Trong thời gian trị vì đất nước, nhà vua đã có nhiều việc làm thiết thực để khẳng định chủ quyền đối với quần này như: cho lập đền thờ ở Hoàng Sa, cho trồng cây trên đảo…

    Những việc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa lúc đó không phải là việc riêng của cá nhân hay bộ phận nào, mà là việc chung của cả vương triều. Mộc bản triều Nguyễn, sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 phản ánh trong một buổi đại thiết triều vào tháng giêng năm 1836 như sau: Bộ Công tâu nói : “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được 1 nơi, cũng chưa rõ ràng. Hằng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển.
    Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái biền binh thuỷ quân và vệ Giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, yêu cầu 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa.
    [​IMG]
    Bản dập Mộc bản phản ánh nội dung vua Minh Mạng phái suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật ra Hoàng Sa: Ảnh - Khắc Niên Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ.
    Lại, xét ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào thuyền đi, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông vào bờ bến, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rõ, đem về, dâng trình”
    Vua y lời tâu, sai suất đội Thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi, mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ: “Minh Mệnh thứ 17 (1836), năm Bính thân, Thuỷ quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.
    Có thể thấy, ý thức giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc đã được các triều đại Việt Nam hết sức đề cao, coi trọng. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua Mộc bản triều Nguyễn, kho tư liệu vẫn còn nguyên vẹn giá trị, đang được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV.


    Khắc Niên – Khắc Lịch
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong lịch sử phương chí và bản đồ hành chánh Trung Quốc


    Hầu hết các loại phương chí đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của hoàng đế và do chính quyền các cấp chủ trương tiến hành. Vậy các loại phương chí Trung Quốc chép gì về đơn vị hành chính cực nam của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử nước này? Xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu độc lập Phạm Hoàng Quân.

    I- Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong lịch sử phương chí Trung Quốc
    Phương chí, với nghĩa “chép rõ về một nơi”, là thuật ngữ để gọi chung cho loại sách địa lý đặc thù của Trung Quốc, trong đó gồm các loại: tổng chí (chép về cả nước), thông chí (chép về một tỉnh) và địa phương chí (chép về phủ, châu, huyện...).
    Hầu hết các loại phương chí đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của hoàng đế và do chính quyền các cấp chủ trương tiến hành.
    Vậy các loại phương chí Trung Quốc chép gì về đơn vị hành chính cực nam của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử nước này?
    • Trong Tổng chí nói gì?
    Tổng chí khá hoàn chỉnh đầu tiên được biên soạn vào đời Đường Hiến Tông, do đại học sĩ giám tu quốc sử Lý Cát Phủ làm xong năm Nguyên Hòa thứ 8 (năm 813), có tên là Nguyên Hòa Quận Huyện Đồ Chí (1). Bộ tổng chí được liệt vào hạng xưa nhất này gồm 40 quyển (nay chỉ còn 34 quyển), phản ánh cơ cấu hành chính 10 đạo đã thiết lập năm 639 và ghi chép thực trạng 47 trấn đương thời, phân cấp đến phủ, châu, huyện và một số hương lớn.
    Phần viết về vùng đất cuối cùng phía biển nam nằm trong số quyển đã mất. Vài học giả đời Thanh đã tham khảo các tài liệu cùng thời để viết thêm bộ Nguyên Hòa Quận Huyện Bổ Chí(2). Bộ này cho thấy tỉnh/đảo Hải Nam ngày nay vào đời Đường là bốn châu Nhai, Đam, Vạn An và Chấn, thuộc đạo Lĩnh Nam, ở phía cực nam là hai huyện Ninh Viễn và Lâm Xuyên thuộc châu Chấn (nay là huyện Nhai, Hải Nam).
    Nguyên Phong Cửu Vực Chí (3) thời Tống làm xong năm Nguyên Phong thứ 3 (1080), do Nghị lang đồng tu quốc sử quán Vương Tồn nhận sắc chỉ biên soạn. Sách này cho thấy đơn vị hành chính cực nam là huyện/trấn Mại Viễn thuộc quận Chu Nhai, châu Nhai, lộ Tây Quảng Nam (nay là huyện Nhai, Hải Nam).

    Đại Minh Nhất Thống Chí(3) là tên do Chu Kỳ Trấn (Anh Tông) đặt cho bộ tổng chí có tên gốc là Thiên Hạ Nhất Thống Chí (4), do thượng thư bộ lại, đại học sĩ Lý Hiền làm tổng tài (chủ biên), làm xong năm 1461, gồm 91 quyển. Quyển đầu của bộ tổng chí này có 16 bức địa đồ (1 bức toàn quốc, 1 bức Bắc Kinh, 1 bức Nam Kinh và 13 bức của 13 Ty Bố chánh). Bức địa đồ toàn quốc mang tên Thiên Hạ Nhất Thống Chí Đồ và địa đồ Ty Bố chánh Quảng Đông với tên Quảng Đông Địa Lý Chi Đồ đều cho thấy cực nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến hết phủ Quỳnh Châu.
    Ghi chép về phủ Quỳnh Châu ở quyển 82 cho thấy sự nhất quán với cương giới mà phần địa đồ mô tả, cực nam dừng ở địa phận châu Nhai. Các mục “Kiến trí diên cách” (Dựng đặt dời đổi), “Hình thẳng” (Địa hình/Cảnh quan) và “Sơn xuyên” (Núi sông) không ghi chép gì về phía biển nam.
    Tổng chí đời Thanh có ba bộ, soạn lần đầu với tên Đại Thanh Nhất Thống Chí (342 quyển, làm xong năm 1743), lần hai với tên Khâm Định Đại Thanh Nhất Thống Chí (5) do đại học sĩ Hòa Thân nhận sắc soạn thêm (gồm 424 quyển, làm xong năm 1784), lần ba với tên Gia Khánh Trùng Tu Đại Thanh Nhất Thống Chí(6) do Hàn lâm viện biên tu Lý Tá Hiền soạn thêm theo sắc chỉ của vua Gia Khánh (650 quyển, làm xong năm 1842). Khâm Định Đại Thanh Nhất Thống Chí chép về cương giới phía nam cũng chỉ đến châu Nhai, thuộc phủ Quỳnh Châu như địa đồ Quảng Đông Toàn Đồ ở tờ 2, quyển 350 minh họa [hình 1].
    [​IMG]
    Hình 1: Quảng Đông Toàn Đồ, tờ 2, quyển 350
    Mặt khác, có một chi tiết giúp xác định vùng Thất Châu Dương mà mấy chục năm nay học giả Trung Quốc cứ cho rằng nó là Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam). Ở quyển 350, mục “Sơn xuyên”, tờ 11 có đoạn: (dịch) Thất Tinh sơn ở phía bắc huyện Văn Xương, Minh nhất thống chí viết rằng núi này có bảy ngọn, còn có tên là Thất Châu Dương sơn, thông chí Quảng Đông viết là nó cách huyện lỵ Văn Xương về phía bắc 150 dặm (khoảng 75km), ở ngoài biển khơi...”.
    Ghi chép này cho thấy nó kế thừa tổng chí đời Minh và tiếp thu kết quả khảo sát của thông chí địa phương, đồng xác định Thất Châu Dương tương ứng với Thất Châu liệt đảo ở khoảng vĩ độ 20, phía đông tỉnh Hải Nam ngày nay, mà không phải là Hoàng Sa của Việt Nam.
    • Trong Tổng chí nói gì?
    Thông chí liên quan trực tiếp đến vùng biển phía nam Trung Hoa là các bộ thông chí tỉnh Quảng Đông, trước sau có năm bộ, đều do các quan chức cấp cao ở tỉnh chủ trì biên soạn. Sớm nhất là Quảng Đông Thông Chí của Đới Cảnh thời Minh, làm xong năm 1535, kế đến là bộ do Hoàng Tá chủ biên, 72 quyển, làm xong năm 1602.
    Đời Thanh gồm ba bộ của Kim Quang Tổ (1675); Hách Ngọc Lân, 64 quyển (1731); Nguyễn Nguyên, 334 quyển (1882). Trong Quảng Đông Thông Chí của Hách Ngọc Lân, Quảng Đông Toàn Tỉnh Tổng Đồ ở quyển 3, trang 3 [hình 2] cho thấy về cương vực, tức phạm vi quản lý hành chính của chính quyền cấp tỉnh, dừng ở phủ Quỳnh Châu.
    [​IMG]
    Hình 2: Quảng Đông Toàn Tỉnh Tổng Đồ, trang 3, quyển 3
    Địa đồ Quỳnh Châu Phủ Toàn Đồ ở quyển 3, trang 22 [hình 3] lại có dòng chú thích “Quỳnh, bốn mặt là biển, không khảo được tám nơi tiếp giáp”. Trong Quảng Đông Thông Chí của Nguyễn Nguyên, Quảng Đông Dư Địa Tổng Đồ được vẽ theo kỹ thuật phương Tây, phân hệ thống kinh vĩ, giới hạn về phía Nam chỉ thấy đến khoảng 18,5 độ vĩ bắc (7).
    [​IMG]
    Hình 3: Quỳnh Châu Phủ Toàn Đồ, trang 22, quyển 3
    • Và trong Địa phương chí nói gì?
    Địa phương chí cấp cơ sở liên quan trực tiếp đến vùng biển nam Trung Hoa là các phủ chí Quỳnh Châu, theo bộ Quỳnh Châu phủ chí , biên soạn sau cùng trong đời Thanh (1891), có tính kế thừa và bổ sung hoàn thiện từ bốn bộ trước đó.
    Các ghi chép về phạm vi cương giới cho thấy tương đồng với tổng chí và thông chí đã đề cập, sách này cũng dẫn lời quận thú (quận trưởng) Tiêu Ứng Thực viết trong phủ chí năm 1774 về các nơi tiếp giáp, quyển 3, phần Dư địa chí, mục Cương vực chép: “Quỳnh Châu là nơi giữa biển, nam là Chiêm Thành; tây là Chân Lạp, Giao Chỉ; đông là Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc tiếp giáp huyện Từ Văn, phủ Lôi Châu”(8).

    Trong nguyên tác của đoạn văn này, cách dùng chữ đối với hai trường hợp tiếp giáp cho thấy có sự phân biệt rõ ràng, các nơi ngoài Trung Quốc dùng chữ “tắc” (nghĩa “là”), còn nơi thuộc Trung Quốc thì dùng chữ “tiếp” (nghĩa “tiếp giáp, tiếp cận”), điều này cho thấy chính quyền nhà Thanh tuy biết có nơi là Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường nhưng những nơi đó không thuộc sự quản lý hành chính của chính quyền đương thời.
    Phương chí là loại sách lịch sử - địa lý quan trọng hàng đầu trong kho tàng văn hiến Trung Hoa. Các nước phương Tây và Nhật dùng nó làm cơ sở để nghiên cứu địa chính trị. Trong nguồn thư tịch cổ Trung Quốc, các chuyên mục địa lý chí trong chính sử chỉ ghi nhận tổng quan, còn phương chí là nơi thể hiện rõ và cụ thể hơn các đơn vị hành chính. Loại hình phương chí ra đời sau chính sử [địa lý chí], sau các chuyên thư về địa lý và sau việc soạn vẽ địa đồ, và do phối hợp, phát triển từ các loại hình này dần trở thành loại sách công cụ để các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương theo dõi tình hình đất đai, nhân sự, công sở, binh bị, văn hóa, kinh tế, sản vật... thuộc địa bàn được đề cập. Phương chí là một loại tư liệu lịch sử mang giá trị pháp quy, gắn liền với sự ổn định hoặc những biến động cương vực của một nước trong suốt quá trình cai trị của một triều đại và nhiều triều đại trong lịch sử.
    Các học giả Trung Quốc thường né tránh việc dẫn dụng sách phương chí, hoặc nếu có thì chỉ trích dẫn các tiểu mục nói về sự tích nhân vật đạo sĩ, sư sãi hoặc các tiểu mục viết về quan hệ giao thương với nước ngoài. Những trích dẫn loại này phải xem là sử dụng sai mục đích..., còn những phần đề cập trực tiếp đến địa lý hành chính không được nhắc đến.
    Phương chí cổ Trung Quốc chứa đựng nhiều sử liệu quý, có giá trị nhiều mặt trong việc tìm hiểu lịch sử các hoạt động xã hội Trung Quốc và các nước có biên giới lân cận. Riêng việc xác định chủ quyền trong lịch sử đối với các nơi trên biển Đông, phương chí các loại từ đời Đường cho đến đời Thanh cho thấy không có ghi nhận nào thể hiện sự quản lý hành chính đối với Tây Sa và Nam Sa, là những nơi mà trong các loại thư tịch đồng dạng, Việt Nam đã ghi nhận bằng tên Hoàng Sa và Trường Sa.
    __________
    (1) Nguyên Hòa quận huyện đồ chí, bản in chụp theo bản Văn Uyên Các (thuộc Tứ Khố Toàn Thư), Đài Loan thương vụ ấn thư quán, 1983.
    (2) Nguyên Hòa quận huyện bổ chí, bản in khắc Kim Lăng thư cục, năm Quang Tự thứ 8 (1882), quyển 8, tờ 17-22.
    (3) Nguyên Phong cửu vực chí, 10 quyển, bản in khắc Kim Lăng thư cục, năm Quang Tự thứ 8 (1882), quyển 10, tờ 3-4.
    (4) Thiên Hạ nhất thống chí, bản in khắc Vạn Thọ Đường, năm Thiên Thuận thứ 5 (1461). Quảng Đông Bố chánh ty, quyển 79-82, Quỳnh Châu phủ, quyển 82, tờ 15-28.
    (5) Khâm định Đại Thanh nhất thống chí, bản khắc in Hồng Bảo Trai trong niên hiệu Quang Tự (1875-1908) theo bản Võ Anh Điện. Quảng Đông tỉnh quyển 338-353, Quỳnh Châu phủ quyển 350.
    (6) Bộ thứ nhất và bộ thứ ba chúng tôi chưa được coi, sẽ đề cập trong dịp khác.
    (7) Trung Hoa tùng thư Quảng Đông thông chí (4 tập), Trung Hoa Tùng thư Biên thẩm ủy viên hội xuất bản, in chụp từ bản Nguyễn Nguyên Quảng Đông thông chí 334 quyển, Đài Bắc, 1959. Địa đồ “Quảng Đông dư địa tổng đồ”, quyển 83, dư địa lược 1, trang 1434-1435.
    (8) Quỳnh Châu phủ chí, bản in chụp do Lữ Đài Hải Nam Đồng Hương Hội, không ghi năm, 5 cuốn, từ bản Long Bân, 44 quyển. Đoạn văn trích dịch ở trang 125, cuốn 1.
    II. Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong lịch sử địa đồ hành chánh Trung Quốc
    Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng, ngành khảo cổ từng phát hiện vài tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ có niên đại rất sớm, như vào năm 1986 phát hiện tại Cam Túc bảy bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy(1) có niên đại thời Chiến Quốc (năm 299 trước Công nguyên), năm 1974 phát hiện tại gò Hồ Nam ba bức “Địa đồ trong mộ Hán tại gò Mã Vương huyện Trường Sa”(2) có niên đại thời Hán (năm 168 trước Công nguyên).
    Đến nay, địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (Bắc Tống, Tuyên Hòa thứ 3), là bức Cửu Vực Thú Lệnh Đồ (hình 4) được khắc trên đá, phát hiện năm 1960 tại huyện Vinh (tỉnh Tứ Xuyên). Phiến đá khắc địa đồ này cao 175cm, rộng 112cm, phần địa đồ cao 128cm, rộng 101cm, hiện đặt tại Viện Bảo tàng tỉnh Tứ Xuyên.(3) Cửu vực là cách gọi khác của “Cửu châu”, hai cách gọi này ám chỉ cương vực toàn quốc. Cửu Vực Thú Lệnh Đồ có thể hiểu là “địa đồ toàn quốc dùng để điều phối các quan trấn nhậm”.(4)
    [​IMG]
    Hình 4: Cửu Vực Thú Lệnh Đồ
    Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu Vực Thú Lệnh Đồ về phía Nam đến Quỳnh Châu [Hải Nam]. Hình trạng đảo Hải Nam như ta thấy [ở góc dưới, bên trái] của địa đồ này được vẽ khá chuẩn xác, gần giống với hình thể đảo Hải Nam trên bản đồ hiện đại, trong khi vài tấm địa đồ có niên đại muộn hơn Cửu vực thú lệnh đồ lại không mô tả chính xác bằng.
    Có một điểm cần lưu ý: trước nay giới nghiên cứu địa đồ Trung Quốc vẫn ghi nhận Hoa Di Đồ(5) và Vũ Tích Đồ(6) (cùng khắc trên một bia đá, niên đại 1136) là hai bức có niên đại sớm nhất và đa số các nghiên cứu về sau bị ảnh hưởng bởi J. Needham qua sách Lịch sử Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc(7) cũng nhận định như vậy. Tuy nhiên sách của J. Needham ấn hành năm 1959, lúc chưa phát hiện Cửu Vực Thú Lệnh Đồ, nên bức này không được khảo tả và học giả phương Tây cũng ít đề cập.
    Các địa đồ sau này phần nhiều được biên soạn /vẽ trong chiều Minh như Dư Địa Đồ của Dương Tử Khí, khắc in năm Gia Tĩnh thứ 5 (1526); Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên, hoàn thành năm Gia Tĩnh thứ 20 (1541), khắc in năm 1555; Hoàng Triều Chức Phương Địa Đồ khắc in năm Sùng Trinh thứ 9 (1636); v.v… là những địa đồ hành chánh toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng phần nào của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, và điểm cực nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không quá đảo Quỳnh Châu [Hải Nam].
    Ngoài ra, còn một số địa đồ hành chính và quân sự tiêu biểu trong tập Quảng Châu Lịch Sử Địa Đồ Tinh Túy xuất bản năm 2003, do Phòng lưu trữ hồ sơ lịch sử số 1 thuộc Tổng cục Lưu trữ Quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Thành phố Quảng Châu công bố(8). Toàn tập tuyển chọn 97 bức, gồm địa đồ thế giới, địa đồ hành chánh toàn Trung Quốc, địa đồ hành chánh tỉnh Quảng Đông, thành phố Quảng Châu và các phủ, huyện... do giới quan chức hành chánh, quân sự soạn/vẽ/in vào triều Thanh và thời Dân Quốc.
    Qua khảo sát, chúng tôi thấy đa số các bức địa đồ này chưa được giới học giả Trung Quốc dẫn dụng trong các công trình nghiên cứu về biển, đảo phía nam Trung Quốc đã in thành sách. Mặt khác, cũng chưa thấy giới học giả Việt Nam dẫn dụng trong các nghiên cứu về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoặc các nghiên cứu chung về biển Đông. Để góp thêm tư liệu cho học giới, xin giới thiệu sơ lược vài bức tiêu biểu trong tập địa đồ nêu trên:
    a/ Loại địa đồ hành chính tỉnh Quảng Đông gồm 10 bức, bức có niên đại sớm nhất là Quảng Đông Tổng Đồ, kích thước 295x196 cm, vẽ màu trên lụa, khoảng năm 1685 (đời vua Khang Hi năm thứ 24) (hình 5). Phần trên của địa đồ là nội dung thuyết minh (Quảng Đông Toàn Tỉnh Đồ Thuyết), giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Đông, nói rõ về tứ chí (bốn hướng giáp giới) cùng các đơn vị hành chính. Địa đồ này và chín bức cùng loại cho thấy cương giới tỉnh Quảng Đông chỉ đến hết phủ Quỳnh Châu (Hải Nam).
    [​IMG]
    Hình 5: Quảng Đông Tổng Đồ
    b/ Loại địa đồ hành chính toàn quốc được tuyển hai bức Thiên Hạ Toàn Đồ, kích thước 142x231,6 cm và Hoàng Triều Dư Địa Toàn Đồ, kích thước 57x57,3 cm, được soạn vẽ khoảng năm 1728, 1729 (Ung Chính thứ 6,6). [Hình 6). Hai địa đồ này cho thấy cương giới phía nam Trung Quốc chỉ đến phủ Quỳnh Châu.
    [​IMG]
    Hình 6: Hoàng Triều Dư Địa Toàn Đồ
    c/ Loại địa đồ thể hiện cương giới biển có hai bức Duyên Hải Thất Tỉnh Khẩu Ngạn Hiểm Yếu Đồ (Các nơi hiểm yếu ở bảy tỉnh ven biển), kích thước 30x36,7 cm, được soạn/vẽ khoảng năm 1887 (Quang Tự thứ 13) và Thất Tỉnh Duyên Hải Toàn Dương Đồ (Toàn bộ vùng biển của bảy tỉnh duyên hải) [hình 7], kích thước 28x914,2 cm, khoảng năm 1862-1908 (Quang Tự). Hai địa đồ này cho thấy vùng biển nam Trung Quốc không vượt quá 18o vĩ Bắc.
    [​IMG]
    Hình 7: Thất Tỉnh Duyên Hải Toàn Dương Đồ
    d/ Loại địa đồ quân sự có bức Quảng Đông Thủy Sư Doanh Quan Binh Trú Phòng Đồ (Các đồn biên phòng của thủy quân Quảng Đông), kích thước 32x560cm, vẽ màu trên giấy, phỏng định được soạn/vẽ sau năm 1866 (Đông Trị thứ 5). Địa đồ quân sự này thể hiện chi tiết về núi sông, đảo dư, cửa khẩu, doanh trại, pháo đài... (trên các đảo và ven bờ biển), ghi rõ các nơi giáp giới vùng biển Giao Chỉ [hình 8, trích đoạn]. Các chi tiết cho thấy không nhóm đảo hoặc hòn đảo nào ứng với Tây Sa và Nam Sa .
    [​IMG]
    Hình 8: Quảng Đông Thủy Sư Doanh Quan Bình Trú Phòng Đồ
    Trong các công trình nghiên cứu về Nam Hải, học giới Trung Quốc thường dẫn dụng khoảng 50 bức địa đồ đời Minh, Thanh - là những bức địa đồ tổng quan thế giới - để lý luận về chủ quyền lịch sử, đại ý rằng: “Địa đồ lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận về hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (bằng tên gọi của thời đó, như Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường...) chứng tỏ các vương triều Trung Quốc đã xác định chủ quyền đối với những đảo, quần đảo này”. Trong khi những bức địa đồ nêu trong bài viết này là những địa đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa [có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay], là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia lại không được nhắc tới.

    1. Địa đồ này được vẽ bằng mực lên tấm gỗ tùng, tên gọi theo âm Hán là Thiên Thủy Phóng Mã Đồ, hồ sơ khảo cổ gọi là Thiên Thủy Phóng Mã Than Tần Mộ Xuất Thổ Địa Đồ, được tìm thấy vào năm 1986 tại thành phố Thiên Thủy tỉnh Cam Túc trong khi khai quật mộ cổ, niên đại được xác định vào năm 299 trước CN (thời Chiến Quốc ). Địa đồ này lấy lưu vực một đoạn sông Thiên Thủy làm trục chính, vẽ một số nhánh sông và ghi địa danh.
    2. Ba bức gồm: Trường Sa Quốc Nam Bộ Trú Quân Đồ, Trường Sa Quốc Nam Bộ Địa Hình Đồ và Vực Ấp Đồ [hồ sơ khảo cổ gọi chung là Trường Sa Mã Vương Đôi Hán Mộ Địa Đồ]. Các địa đồ này được vẽ bằng màu trên nền lụa, khai quật năm 1974 ở gò Mã Vương, phía đông thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam, niên đại được xác định vào năm 168 trước CN (Tây Hán, Hán Văn Đế, sơ nguyên 12). Đây là những địa đồ thể hiện khu vực quân sự, hành chính có niên đại sớm nhất mà ngày nay còn thấy được.
    3. Theo Trung Hoa cổ địa đồ tập trận, Diêm Bình – Tôn Quả Thanh biên soạn, Hàn Sắc Sa chụp ảnh, Tây An Địa đồ xuất bản xã, 1995. Cửu Vực Thú Lệnh Đồ dùng minh họa trong bài viết này [Hình 1, âm bản] là bản rập từ địa đồ trên phiến đá ở Viện bảo tàng tỉnh Tứ Xuyên, ảnh thu nhỏ, trang 128.
    4. Thú [gọi tắt là của Thái Thú] là quan đứng đầu khu vực hành chính cấp Phủ hoặc tương đương; Lệnh [gọi tắt của Huyện Lệnh] là quan đứng đầu địa bàn hành chính cấp huyện hoặc tương đương. “Cửu Vực Thú Lệnh Đồ” có thể hiểu rộng hơn là “địa đồ toàn quốc dùng để điều phối các quan trấn nhậm phủ, huyện”.
    5. Hoa Di Đồ được khắc lên đá vào năm Thiệu Hưng thứ 6 triều Nam Tống (1136), phần địa đồ có hình vuông, mỗi cạnh 114 cm, hiện đặt tại vườn bia Viện bảo tàng tỉnh Thiểm Tây. Tên địa đồ này có nghĩa là “địa đồ Trung Hoa và các nước xung quanh”.
    6. Vũ Tích Đồ được khắc ở mặt sau của Hoa Di Đồ, tên gọi Vũ Tích Đồ có nghĩa “địa đồ ghi dấu tích vua Vũ”. Vũ [hay còn gọi Đại Vũ] là vua mở đầu nhà Hạ (2070 – 1600 trước CN), theo Kinh Thư, là người đã phân hoạch 9 châu, tức là người đầu tiên quy hoạch bờ cõi Trung Hoa để quản lý đất đai và nhận cống phẩm, thuế khóa.
    7. Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Cambridge at the University Press. Vol 3, 1959.
    8. Quảng Châu lịch sử địa đồ tinh túy, Trung Quốc đệ nhất lịch sử đương án quán – Quảng Châu thị đương án cục – Quảng Châu thị Việt Tú khu Nhân dân Chính phủ biên soạn, Trâu Ái Liên, Tiêu Kính Vinh chủ biên, Trung Quốc Đại bách khoa toàn thư xuất bản xã, Bắc Kinh, 2003.
    Theo vietnam.vn
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vua Minh Mạng, năm 1833, đã ra chỉ thị cho Bộ Công phái người tới dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối ở Hoàng Sa. Chỉ thị viết: “Ngày sau, cây cối to lớn, xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nhiều mắc cạn.”
    Đây là những dấu tích Việt đầu tiên trên quần đảo Hoàng sa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp những năm 1920 thì cây cối trên các đảo thuộc Hoàng sa như bàng, nhàu, mù u, phi lao…hoàn toàn giống như thực vật trên các đảo gần bờ và vùng duyên hải Trung bộ Việt Nam.

    Ngày nay đảo Phú Lâm, đảo Lin côn, đảo Cây và đảo Hoàng sa vẫn còn những cây cổ thụ hơn trăm năm tuổi.

    Đại Nam nhất thống chí
    viết:
    “... Đầu đời vua Gia Long phỏng theo lệ cũ đặt đội Hoàng Sa, sau lại bỏ; đầu đời Minh Mệnh, thường sai người đi thuyền công đến đấy thăm dò đường biển, thấy một nơi có cồn cát trắng chu vi 1.070 trượng, cây cối xanh tốt, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam còn có ngôi miếu cổ, không rõ dựng từ thời nào, có bia khắc 4 chữ “Vạn lý Ba Bình” (muôn dặm sóng yên). Cồn cát này xưa gọi là Phật Tự Sơn, phía đông và phía tây đảo đều có đá san hô nổi lên một cồn chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm Minh Mệnh thứ 16 sai thuyền công chở gạch đá đến đấy xây đền, dựng bia đá ở phía tả đền để ghi dấu và tra hột các thứ cây ở ba mặt tả hữu và sau. Binh phu đắp nền miếu đào được đồng lá và gang sắt có đến hơn 2.000 cân”.

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Các nhà nghiên cứu sau khi so sánh với kích thước các đảo của Hoàng sa đã chỉ ra rằng các số đo và vị trí của Phật Sơn Tự và Bàn Than Thạch gần như giống hệt như đảo Phú Lâm và đảo Đá. Người xưa không nhắc đến tên đền cổ nói trên nhưng sau khi Trung Quốc đổ quân chiếm đóng Phú Lâm, các nhà khảo cổ Trung Quốc đến Hoàng Sa đã phát hiện ra một ngôi đền Việt tên là Hoàng Sa Tự. Trong tạp chí "Lữ hành gia" quyển 6 xuất bản năm 1957 tại Bắc Kinh đã có bài mô tả về Hoàng sa tự như sau:

    “Hoàng Sa Tự được cho rằng được xây dựng trong mười ngày. Miếu có một gian theo thể chế nhà đá. Bên trái miếu, phía trước miếu xây bình phong. Ba mặt miếu Hoàng Sa bên trái, bên phải và đằng sau đều trồng các loại cây do quân nhân đến đảo đem theo hạt giống gieo trồng như hạt quả thủy nam.

    Cửa vào miếu có khắc hai bên hai câu: Cô hồn miếu, cô hồn diễu diễu [FONT=&quot]孤魂[/FONT][FONT=&quot],孤魂渺渺;[/FONT] Hoàng sa tự, bích huyết Hoàng sa [FONT=&quot]黄沙寺[/FONT],[FONT=&quot]碧血黄沙。[/FONT] Phía trên là bức Hoành phi có ghi “[FONT=&quot]海不[/FONT][FONT=&quot]波[/FONT]” “Hải bất dương ba” có nghĩa là "Biển không nổi sóng"

    Trong miếu có ghi niên hiệu “[FONT=&quot]大南皇帝[/FONT] [FONT=&quot]保大十四年三月初一[/FONT]”Đại Nam Hoàng Đế Bảo Đại thập tứ niên tam nguyệt sơ nhất"

    Nếu căn cứ việc Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại vào ngày 8 tháng 1 năm 1926,thì Hoàng sa tự có thể được trùng tu năm 1939 sau khi bị bão làm sụp đổ chứ không phải Hoàng sa tự được xây vào ngày 01/03/1934 (Âm lịch) và sụp đổ vào năm 1939 như một số tài liệu Trung quốc đã ghi.

    Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, Hoàng Sa Tự là "bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam" tại Hoàng Sa.[1]

    Hoàng Sa tự tồn tại ít nhất đến năm 1957 nhưng ngày nay không còn nữa.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    HOÀNG SA DƯỚI MẮT NHÀ ĐỊA CHẤT H.FONTAINE


    Lạp chúc NGUYỄN HUY

    VÀI LỜI GIỚI THIỆU CỦA TẬP SAN SỬ ĐỊA

    Hiện nay, Linh mục H.Fonteine phục vụ tại Nha Tài Nguyên Thiên Nhiên (thuộc Bộ Kinh Tế) và là giáo sư giảng dạy ban tiến sĩ tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, linh mục đã viết 74 bài khảo cứu địa chất, khảo cổ, thảo mộc, v.v… về Việt Nam, từ năm 1953 đến nay, hàng tuần linh mục vẫn âm thầm đi khắp đó đây trên đất Việt để tiếp tục nghiên cứu. Một đôi khi chúng tôi cũng xin đi theo để học hỏi thêm ở ngài. Đến đây, chúng tôi xin dừng bút giới thiệu để khỏi làm thương tổn đến đức tính khiêm tốn của một vị tu hành học giả đang âm thầm nghiên cứu Việt Nam.

    Linh mục H.Fontaine và một nhà khảo cứu Việt Nam Lê Văn Hội đã từng thăm viếng và khảo cứu quần đảo Hoàng Sa, nên chúng tôi xin ghi lại đây buổi phỏng vấn L.M.H.Fontaine của tập san sử địa về vài sự kiện liên quan đến Hoàng Sa.

    Cuộc phỏng vấn nhà địa chất H.FONTAINE về Hoàng Sa (Paracels)

    - Kính thưa cha, Sở Hầm Mỏ Đông Dương và Sở Địa Chất đã quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa từ bao giờ?

    - Chất phốt phát của Hoàng Sa được biết đến ít nhất từ 50 năm nay và dĩ nhiên Sở Hầm Mỏ có lưu ý đến. Tuy nhiên các hầm mỏ khác ở Bắc kỳ cũng quan trọng và đem lại nhiều lợi tức hơn, lại dễ dàng khai thác vì không có vấn đề biển cả và ám tiêu san hô khiến việc chuyên chở bằng tàu bè gặp khó khăn. Vấn đề khai thác phốt phát để dùng vào canh nông đã được bàn cãi, sau đó Sở Canh Nông và Công Ty Phốt Phát Bắc Kỳ đã thử sử dụng phân phốt phát. Chiến tranh xảy ra và mọi việc phải đình chỉ .

    - Thưa cha, cơ quan nào đã nghiên cứu nhiều nhất về quần đảo Hoàng Sa trước năm 1950 ?

    - Hải Học Viện Nha Trang với chiếc tàu " De Lanessan" thực hiện công tác quan trọng nhất bằng cách khuyến khích và phổ biến các nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh liên quan đến hải dương, điểu loại và cả địa chất. Ông R.Bourret, giáo sư trường Đại Học Khoa Học Hà Nội, đã định loại các con rắn mối ở Hoàng Sa. Năm 1838, nha Khí Tượng cho đặt một đài quan sát ở đảo Pattle (hoàng Sa).

    - Sau năm 1950, xin cha cho biết cơ quan nào đã lưu tâm nhiều nhất đến quần đảo Hoàng Sa ?

    - Vào thời kì này, một ủy Ban Hải Dương Học và nghiên cứu Duyên Hải Đông Hải được thành lập gồm các sĩ quan hải quân và các vị đại diện thuộc Hải Học Viện và Sở Địa Chất. Năm 1953, hải quân có công tác khảo sát thủy tính vùng quần đảo Hoàng Sa. Đây là một công tác quan trọng, đòi hỏi 3 tuần lễ, từ ngày 6 đến ngày 22-7. Có 6 chiếc tàu tham dự vào công tác này và hải quân cũng có mời Hải Học Viện Và Sở Địa Chất tham dự. Tất cả có bốn người đi, hai người của sở địa chất (ông Saurin và tôi, linh mục Fontaine) và hai người của Hải Học Viện.

    - Thưa cha, còn về các công trình đã thực hiện được ?

    - Hồi đó tôi còn trẻ và tôi đi cùng ông Saurin để giúp đỡ ông theo khả năng của tôi. Chúng tôi đến viếng nhóm đảo Croissant (Nguyệt Thiềm) và Amphitrite (Tuyên Đức), lấy mẫu đá, một số mẫu cây hiếm và rất nhiều vỏ sò ố của biển và đất. Sau đó các mẫu trên được ông Saurin khảo sát và đăng tải trên " Việt Nam Địa Chất Khảo Lục " (Archives Geologiques du Viet Nam) và Niên San Đại Học Khoa Học Sài Gòn.

    - Nhưng thưa cha, sau công tác quan trọng này còn công tác nào khác nữa không ?

    - Năm 1956, Sở Hầm Mỏ Kĩ Nghệ và Tiểu Công Nghệ tổ chức một cuộc viếng thăm quần đảo Hoàng Sa trong 3 ngày, với sự hỗ trợ cuả hải quân với chiếc tàu LST. Người ta đến các đảo Pattle (Hoàng Sa), Money (Quang Ảnh hay Vĩnh Lac), Roberts (Hữu Nhật hay Cam Tuyền), và Drummont (Duy Mộng) nhưng không khám phá được điều gì mới mẻ về địa chất. Nhân dịp này tôi thu nhặt được nhiều mẫu cây; các mẫu cây này được ông Schmidt và Lê Văn Hối định loại và tôi đã phổ biến kết quả công cuộc nghiên cứu thảo mộc của quần đao Hoàng Sa trong Niên san Đại học khoa học Sài Gòn. Có chiếc tàu đâm phải ám tiêu phía bắc kêu cứu và vì vậy, chúng tôi phải viếng ám tiêu san hô này, rất gần mặt nước ngay khi thủy triều hạ.

    - Đến đây chúng tôi xin thay mặt cho ban biên tập Tập San Sử Địa, chân thành cảm tạ cha.

    GIỚI THIỆU MỘT BÀI KHẢO CỨU HOÀNG SA
    CỦA LINH MỤC H.FONTAINE VÀ ÔNG LÊ VĂN HỘI

    ĐÓNG GÓP THÊM VÀO SỰ TÌM HIỂU TỘC ĐOÀN THẢO MỘC TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA (1)

    "Quần đảo Hoàng Sa nằm trong Đông hải, cách phía đông Đà Nẵng 30 cây số, gồm 36 đảo lớn nhỏ.

    Trong chuyến đi mới đây trên tàu loại LST "Golo" và với sự giúp đỡ tích cực của hạm trưởng Mescam, một người trong chúng tôi đã có thể thăm viếng 4 hòn đảo quan trọng nhất của quần đảo Pattle (Hoàng Sa), Money (Quang Ảnh hay Vĩnh Lạc), Roberts (Hữu Nhật hay Cam Tuyền), và Drummond (Duy mộng) thuộc một phần của nhóm đảo Croissant (Nguyệt Thiềm). Các đảo này được cấu tạo bởi đá vôi san hô trẻ và có phosphorite phủ lên trên. Phần bìa các đảo nằm chìm dưới lớp các vôi của các đụn cát (Saurin 1955). Vũ lượng trung bình hàng năm trên đảo là 1.150mm và các ngày mưa được kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.

    Về tập đoàn thảo mộc, cho đến nay người ta mới biết có 4 loại: Scaevola Koenigii VAHL (Goodeniacée), Wedelia biflora DC (Composés), Guettarda peciosa LINNE (Rubiacée) và Tournefortia và argentea (Boraginacée) (Saurin, 1955, trang 14-15).

    Một số mẫu đã được lượm về để bổ túc thêm các loại thảo mộc trên. Rất tiếc là vài mẫu bị nước biển làm hư nên không định loại được. Dù thế nào đi nữa thì thảo mộc trên 4 đảo thăm viếng cũng nghèo nàn, luôn luôn thảo mộc mọc theo hình dạng chung sau: một vòng cây nhỏ mọc quanh một đống cỏ. Với một chiều rộng thay đổi, vòng cây nhỏ này gồm các loại S****ola koenigii, Tournefortia argentea, Guettarda speciosa, Premma sp, và hai hay ba loại cây chưa định tên (Verbenacee ở đảo Robert (Hữu Nhật), Caesalpinée có gai trên đảo Money (Quang A3nh); quan trọng nhất trên đảo là cây Scaevola koenigii mọc rậm đến nỗi tạo thành một hàng rào chắn không thể vượt qua được. Trên đảo Money (Quang Ảnh) và Drummond (Duy Mộng) cây Guettarda thay thế một phần loại Scaevola koenigii. Thảo mộc của đồng cỏ thay đổi tùy theo đảo, Tridax procumbens rất nhiều ở đảo Pattle [Hoàng Sa], nhưng ít gặp ở đảo Roberts [Hữu Nhật], trong khi Stachytarphita jamaicensis hiếm hoi trên đảo Pattle [Hoàng Sa] lại rất thường trên đảo Roberts [Hữu Nhật]; đảo Money [Quang Ảnh] được bao phủ bởi đồng cỏ Achyrantes aspera và Phaseolus (calcaratus?) mọc rất nhiều. Tất cả các loại cỏ nêu trên không còn gặp ở đảo Drummond [Duy Mộng] nữa. Một đồn binh và một trạm khí tượng được thiết lập trên đảo Pattle; tại đây, vài loại cây mới được du nhập như dương liễu, cây kiểng và cây thực phẩm (bí).

    Trên tất cả các đảo đều gặp nấm mọc trên gỗ mục chết.
    Dưới đây là các định danh, một phần đã được ông Schmidt làm mà chúng tôi chân thành cảm tạ.


    GRAMMINÉES

    * Eleusine indica GAERTIN: đảo Pattle [Hoàng Sa] (ít gặp): cây gặp khắp nơi tại Việt Nam, Cao Miên, Ai Lao, Thái Lan.Vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới của cựu lục địa.
    * Eragrotis amabilis WIGTH ET ARN: đảo Pattle [Hoàng Sa] (ít gặp); khắp nơi ở Việt Nam, Ấn độ, Mã lai.
    * Eriochloa racemosa HACK: đảo Roberts [Hữu Nhật] (ít) gặp khá thường ở Việt Nam, Á Châu, Phi Châu, Mã Lai, Úc Đại Lợi.
    * Brachiaria distachya A CAMUS: đảo Pattle [Hoàng Sa] (ít); khắp nơi ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Hoa, Úc Đại Lợi, Mã Lai.
    * Lepturus repens R.Br: (ít); được thấy ở Bắc Việt, Thái Lan, Tích Lan, Châu Đại Dương.


    AMARANTACEES

    Achyrantes aspera LIN: đảo Money [QuangẢnh] (thường): cây mọc trên hoang địa, rất thường ở Việt Nam, Cao Miên, Ai Lao, Trung Hoa, Ấn Độ.

    NYCTAGINACEES

    Boerhaavia repens LIN: đảo Money [Quang Ảnh], đảo Drummond [Duy Mộng]; khắp nơi ở Việt Nam, Cao Miên, Hoa Nam, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Java, Phi Châu, Mĩ Châu.
    PORTULACACEES
    Portulaca p'losa LIN:Đảo Pattle [Hoàng Sa] (trên những lối đi); Trung Việt, Ai Lao, Thái Lan (xuất xứ tại Châu Mĩ nhiệt đới).


    LAURACEES

    Cassytha filiformis LIN:đảo Pattle [Hoàng Sa], đảo Roberts [Hữu Nhật] thường gặp ở Việt Nam,vùng nhiệt đới.


    MALVACEES


    Sida corylifolia WALL: đảo Drummond [Duy Mộng]: cây mọc ở Bắc Việt, Ai Lao, Thái Lan, Hải Nam, Java, Madura, Phi Luật Tân.
    Sida rhombifolia LIN.var.parvifolia GAGNEP:đảo Pattle [Hoàng Sa] ít, Trung Việt.


    TILIACEES

    Triumfetta pseudocana SPER: đảo Drummond [Duy Mộng]; thường gặp ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Hoa, Phi Luật Tân, Ấn Độ.Corchorus sp.: đảo Roberts [Hữu Nhật]

    ZYGOPHULLACEES

    Tribulus terrestris LIN.: đảo Pattle ( hiếm), cây mọc lại trên duyên hải cát Trung và Nam Việt Nam, vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.

    EUPHOREIACEES

    Euphorbia (thymofilia BRUM?), đảo Roberts [Hữu Nhật] (hiếm).
    Euphorbia Atorao: đảo Pattle, cây trên duyên hải, thường gặp ở Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Phi Luật Tân, Trung Hoa, Úc Đại Lợi.
    Phyllanthus Niuri LIN: đảo Pattle (ít gặp): cây mọc trên hoang địa, ruộng vườn, khắp nơi ở Việt Nam; dưới chí tuyến.


    LEGUMINEUSES PAPILIONEES

    Phaseolus (calcaralus ROXB?): đảo Money [Quang Ảnh] ( thường gặp).

    CONVOLVULACEES

    Ipomea turpethum R.Br: đảo Pattle [Hoàng Sa]. Đảo Roberts [Hữu Nhật], đảo Drummond [ Duy Mộng]; Việt Nam, Trung Hoa, Phi Luật Tân, Timor, Java

    BORAGINACEES

    Tournefortia argentea lin. F. :đảo Pattle [Hoàng Sa], đảo Robert [Hữu Nhật]; cây mọc trên giồng Trung Phần Việt Nam, Ấn Độ, Mã Lai, Tích Lan, Phi Luật Tân, Đài Loan.

    VERBENACEES

    Premna sp. :đảo Money [Quang Ảnh]
    Lippia nodiflora lin.: đảo Pattle [Hoàng Sa]; cây bò trên đất, rất thường gặp ở Việt Nam, nhất là trên vùng đất cát; Châu Mỹ nhiệt đới và bán nhiệt đới và khắp Viễn Đông.
    Stachytarphita jamaicensis LIN. :đảo Pattle [Hoàng Sa] hiếm, đảo Roberts [Hữu Nhật] (thường gặp); khắp nơi ở Việt Nam. Cây xuất phát từ châu Mỹ nhiệt đới.

    GOODENIACEES


    Scaevola Koenigii VAHL.: các đảo Pattle [Hoàng Sa], Money [Quang Ảnh], Roberts [Hữu nhật], Drummond [Duy Mộng], thường gặp ở vùng ven biển Việt nam, vùng Đông Á nhiệt đới, Đại Dương Châu

    RUBIACEES

    Morinda citrifolia LIN. Var bracteata HOOK: đảo Pattle, Roberts, Drummond; cây hoang và có khi được trồng ở Trung và Nam Việt Nam, ấn Độ, Tích Lan, Mã Lai. Cây này ít gặp trên trên quần đảo hoàng Sa (một hai cây trên mỗi đảo) và dường như được ngư dân mang đến trồng vì dược tính.
    Guettarda speciosa LIN. : đảo Money [Quang ảnh]. Đảo Drummond [Duy Mộng]; Nam Việt Nam, Cao Miên, Thái Lan, vùng nhiệt đới.


    COMPOSEES

    Tridax procumbens LIN. : đảo Pattle [Hoàng Sa], đảo Roberts [Hữu Nhật]; khắp nơi ở .
    Wedelia biflora DC.: đảo Money (Quang ảnh), rất thường gặp ở Eupatorium sp. : đảo Pattle [Hoàng Sa] (hiếm)
    Tất cả các mẫu trên được gìn giữ cẩn thận, định danh và đều thuộc các loại có trên thuộc địa. Không có giống nào là đặc thù của quần đảo Hoàng Sa. Điều này được giải thích dễ dàng dưới khía cạnh địa chất:
    Quần đảo Hoàng Sa mới nỗi lên gần đây. Các mảnh đất mới này tạo nên một chỗ trống cho cây cỏ đến và tiếp tục đến chiếm lập. Từ các vùng đất lân bang đến bảng nhiều cách, các hạt giổng cả nảy nở và thảo mộc từ đó phủ trùm gần hết các đảo Pattle, Roberts, Money Và Drummond; nhưng tập đoàn thảo mộc đó chưa đủ thời gian để trải qua một tiến trình nhằm mang lại một đặc tính riêng biệt. Không có loại thảo mộc nào là tại chỗ cả.
    Về thú vật hình như cũng vậy; một ít bài khảo cứu đã thực hiện cho đến nay chứng minh rằng thực vật sống trên đất tại Hoàng Sa đều thuộc các loài vật ở nơi khác. J.Delacous và P.Jabouille (1930) đã phát hiện có một giống chim: Zosteropo simplex swinh, giống này thường gặp ở Trung Hoa cũng như ở Bắc và Trung phần Việt Nam. R.Bournet (1937) đã tìm thấy loại rắn mối Emoia atrocosta-tum trên quần đảo Hoàng Sa; Emoia atrocostatum còn gặp ở bán đảo Mã Lai, ở Phi Luật Tân và khắp Đại Dương Châu.

    THƯ TỊCH


    BOURNET R. (1937)-Les Leards de la collection de la Faculté des Sciences de Hanoi.(Notes herpétologiques sur 1' Indochine francaise, XII, Hanoi)
    DELACOUR J.et JAB OUILLE P.(1930)-Oiseaux des iles Paracels (Travaux du Service Océanographique.3è Mém.Saigon).
    SAURIN E. (1955- Notes sur les iles paracels. (Archives géologiques du vietnam, No 3, p, i-39, sài gòn).

    xxxxXXXxxxx

    Theo công trình nghiên cứu hoàn toàn khách quan trên của linh mục H.Fontaine, một người Pháp đã đi đến kết luận rõ ràng rằng " không có loại thảo mộc nào là tại chỗ cả, tất cả từ vùng đất liền du nhập đến bằng nhiều cách ". Cũng theo sự phân tích một cách khoa học của linh mục Fontaine thì mọi thảo mộc hiện có ở Hoàng Sa đều tìm thấy ở Việt Nam, nhất là miền Trung Việt Nam. Mặt khác trong lịch sử Việt Nam có ghi nhận sự kiện: triều đình đã từng sai binh lính đem hạt giống, trồng cây trên quần đảo Hoàng Sa để mưu lợi cho muôn đời về sau, nhất là cho cây cối mọc khiến các tàu thuyền có thể nhận ra đảo ở xa để tránh bị mắc cạn hay bị đụng chìm. Tỷ như năm Minh Mạng thứ 14(1833), vua Minh Mạng đã bảo hộ công: " dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Ngãi, xa trông trời nươc một màu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường bị hại. Nay nên dự bị thuyền bè. Đến sang năm sẽ phái người tới dựng miếu, lập bia, lại trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người sẽ nhận biết, có thể tránh được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời vậy ". (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ II kỷ, quyển 104, tờ 16b-17a, bản dịch chép tay của Trần Quang Huy). Việc trồng cây này đã được thực hiện và được Đại Nam Hội Điển Sử Lệ(1851), quyển 207, tờ 25b cũng như Việt Sử Cương Giám Khảo Lược (1876), quyển 4 của Nguyễn Thông nhắc đến. (1)

    Như thế, ta có thể đi đến một kết luận rằng " chính binh lính người Việt thời vua Minh Mạng cũng như các thời đại khác đã du nhập các tộc loại thảo mộc hiện có tại Hoàng Sa nhằm giúp ích cho tàu bè qua lại có thể dễ nhận ra đảo để tránh mắc cạn, khỏi đụng vào đảo và đá ngầm. Do đấy, chính thảo mộc hiện có ở Hoàng Sa là di tích quá khứ các người Việt cũng như việc hành xử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, một điều không ai có thể chối cãi.
    [2]
    Tất cả đều dựa vào những dữ kiện lịch sử có từ hàng trăm năm nay, cũng như công trình nghiên cứu khoa học của người Tây phương từ gần 20 năm nay. Hiện nay, Hoàng Sa bị người Trung Hoa cưỡng chiếm, liệu người Trung Hoa có thể làm thay đổi xuất xứ của thảo mộc tại Hoàng Sa hay không? Nếu họ muốn chắc cũng không khó khăn lắm, bởi triều đình Việt Nam trước đây hàng trăm năm với phương tiện thô sơ, còn có thể thực hiện được dễ dàng cơ mà !
    CHÚ THÍCH:

    (1) Fontaine H. et Lê Văn Hội " Contribution à la connaisance de la flore dé iles Paracels ", Khảo Cứu Niên San Khoa Học Đại Học Đường (Annales de la Faculté de Sciences), Sài Gòn, 1957, p 133-137.
    (2) Chuyến đi khảo sát năm 1956 của Sở Hầm Mỏ, Kỹ Nghệ và Tiểu Công Nghệ thuộc Bộ Kinh Tế, Sài Gòn
    (1) Xem Hãn Nguyên "Những Sử Liệu Chữ Hán Minh Chứng chủ quyền của việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa", cũng đăng tải trên sử địa số báo này.

    Nguồn: Tập san Sử Địa số 29. trang 203 - 210.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    NHỮNG SỬ LIỆU CHỮ HÁN MINH CHỨNG CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM
    TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA QUA NHIỀU THẾ KỶ
    HÃN-NGUYÊN

    L.T.S.: Sử Địa xin trích dịch những đoạn văn trong các bộ sách cổ bằng chữ Hán nói về Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một công trình dịch thuật tập thể do nhiều chuyên viên dịch thuật của hai miền Nam Bắc, do Hãn Nguyên sưu tập và chú thích.
    Xưa nhất là “Toản tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ” (Bửu Cầm dịch), tiếp tới sách “Phủ Biên Tạp Lục” (Nguyễn Văn Bồng dịch), Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (Văn Vỹ dịch), Hoàng Việt Địa Dư Chí (lê Xuân Giáo dịch), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên đệ I và đệ II kỷ (Trần Quang Huy dịch), Khâm Định Đại Nam Hội Điền Sự Lệ (Nguyễn Văn Bồng dịch), Đại Nam Nhất Thống Chí (Văn Vỹ dịch), Quốc Triều Chính biên Toát Yếu (Lê Xuân Giáo dịch) và Việt Sử Cương Giám Khảo Lược, Hải Quốc Kiến Văn Lục (Đào Duy Anh dịch).

    I. HOÀNG SA QUA TOẢN TẬP THIÊN NAM TỨ CHÍ LỘ ĐỒ, QUYỂN 1 CỦA ĐỖ BÁ (THẾ KỶ 17)


    Toản tập Thiên Nam Tứ Chí Đồ Thư([1]) là một cuốn sách gồm 4 quyển ([2]), trong mỗi quyển có một số bản đồ với những hàng chữ chú giải, do nho sinh họ Đỗ Bá, tên tự là Đạo Phủ soạn vào khoảng năm

    1630 đến 1653
    [3]. Theo H. Dumoutier, Thiên nam Tứ Chí Lộ Đồ đã vẽ theo những chi tiết thâu lượm vào cuối thế kỷ 15, khi vua Lê Thánh tông (1460 – 1497) thân chinh đi đánh Chiêm Thành[4].

    Sử liệu này cho ta thấy danh xưng chữ nôm “Bãi Cát Vàng” đã xuất hiện trong tài liệu xưa nhất còn lưu truyền đến ngày nay. Danh xưng Hoàng Sa về sau mới được thông dụng.

    Sau đây là phần phiên dịch đoạn văn đề cập tới Hoàng Sa trong “Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ”[5].

    … Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng[6], dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm[7], đến cửa Sa-Vinh mỗi lần có gió Tây-nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi giạt ở đấy; gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi giạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó[8]. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc tiền tệ súng đạn[9]. Từ cửa Đại Chiêm vượt biên đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa-kỳ đến đấy thì phải nửa ngày[10].

    Chỗ bãi cát dài ấy cũng có đồi mồi. Ngoài cửa biển Sa-Kỳ[11]có một hòn núi, trên núi sản-xuất phần nhiều là cây dầu, gọi là trường dầu, có đặt quan tuần sát…”

    Nguyên văn phiên âm
    Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ đồ thư,
    quyển chi nhất: Tự Thăng Long chí Chiêm Thành quốc
    (Thanh Giang Bích Triều nho sinh trúng thức, Đồ-Bá-thị Công-Đạo-phủ soạn)
    “… Hải trung hữu nhất Trường Sa, danh Bãi Cát vàng ước trường tứ bách lý, khoát nhị thập lý, trác lập hải trung. Tự Đại Chiêm hải môn, chí Sa- Vinh, mỗi tây nam phong, tắc chư quốc thương bạc nội hành phiêu bạc tại thủ; đông bắc phong, ngoại hành diệc phiêu bạc tại thử, tịnh giai cơ tử. Hóa vật các trí kỳ xứ. Nguyễn thị mỗi niên quí đông nguyệt trì thuyền thập bát chích, lai thử thủ hóa, đa đắc kim ngân tiền tệ súng đạn đẳng vật. Tự Đại Chiêm môn Việt hải chí thử nhất nhật bán. Từ Sà-kỳ môn chi thử bán nhật.
    Kỳ trường sa xứ diệc hữu đại mội. Sa kỳ hải môn ngoại hữu nhất sơn, sơn thượng đa sản mộc, danh du trường, hữu tuần…”


    Bửu Cầm phiên dịch
    (Xem phụ đính phóng ảnh nguyên văn chữ Hán
    số I, vi phim số 100891, Viện Khảo Cổ Sàigòn)

    2. HOÀNG-SA VÀ TRƯỜNG-SA QUA SÁCH PHỦ-BIÊN TẠP LỤC CỦA LÊ-QUÍ-ĐÔN (1776)

    Phủ-biên tạp lục là tên một bộ sách do Lê-Quí-Đôn[12] viết tại Phú-xuân (Huế), khi ông được vua Lê chúa Trịnh phái đi trấn nhậm Thuận-Hóa, Quảng-Nam vào năm Lê-cảnh-Hưng thứ 7 (1776).

    Phủ biên tạp lục là sách ghi chép các việc phức tạp về các việc phủ dụ trấn an vùng biên thùy nhà Lê (Đàng Ngoài). Trong thời gian làm quan ở Thuận, Quảng, mỗi khi nhàn rỗi công việc quan, Lê-Quí-Đôn đã đi kiểm tra núi sông trong trấn hạt và tìm hỏi các di-tích, duyệt xét lại các thể lệ cũ.

    Lê-quí-Đôn cho biết đã sưu tầm hỏi han các vị thân sĩ bô lão ở các địa phương rồi ông mới ghi chép vào sách Phủ Biên Tạp Lục[13]

    Phủ Biên Tạp Lục gồm 6 quyển[14], trong đó quyển hai có 2 đoạn văn đề cập tới Hoàng Sa.

    Đây là một tài liệu tương đối thật chi tiết về quần đảo Hoàng-sa mà trước chưa hề thấy có tài liệu nào còn được lưu truyền.

    Hai đoạn văn sau đây liên quan mật thiết với Hoàng Sa được trích dịch và in lại cả nguyên tác (hiện tàng trữ tại Viện Khảo Cổ Sài-gòn với số hiệu V.Đ-9).

    Đoạn thứ nhất (quyển 2, tờ 78b-79a)

    “… Ở ngoài cửa biển lớn thuộc địa phận xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng nghĩa[15] có 1 hòn núi mang tên là Cù lao Ré[16]. Chiều rộng núi này có thể hơn 30 dặm. Ngày trước có dân cư phường Tứ Chính3 trồng các thứ cây đậu tại ruộng nương nơi đó. Người ta ra biển rồi chèo thuyền đi bốn trống canh nữa có thể đến Cù Lao Ré.

    Ở ngoài núi Cù Lao Ré có đảo Đại Trường Sa ngày trước, nơi đây thường sản xuất nhiều hải vật chở đi bán các nơi, nên nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa[17] để thu nhận các hải vật. Người ta phải đi 3 ngày đêm mới đến được đảo Đại Trường Sa ấy, như thế là đảo Đại Trường Sa đã gần đến xứ Bắc Hải” (tờ 78b-79a).

    Nguyên văn phiên âm


    [78b] “… Quảng Nghĩa Bình Sơn huyện An Vĩnh xã Đại hải môn [79a] ngoại hữu sơn danh Cù lao Ré, quảng khả tam thập dư lý, cựu hữu Tứ Chính phương đậu cư dân, đậu điền, xuất hải tứ canh khả đáo, kỳ ngoại đại Trường Sa đảo cựu đa hai vật bác hoà, lập Hoàng Sa đội dĩ Thái chi, Hành tam nhật dạ thủy đáo, vị nãi cận ư Bắc Hải chi xứ.”

    Nguyễn Văn Bồng dịch và phiên âm
    (Chuyên viên Hán Học Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc
    Trách Văn Hóa)
    (“Xem Phụ Đính phóng ảnh Nguyên văn chữ Hán II”)

    Đoạn văn thứ hai (quyển 2, từ tờ 82b-85a)

    “Xã An-Vĩnh[18], thuộc huyện Bình-Sơn, phủ Quảng-Nghĩa ở gần biển, về hướng Đông Bắc ngoài biên có nhiều đảo và có nhiều núi linh tinh hơn 130 ngọn. Giữa các núi là biển, cách nhau có chỗ hoạc một ngày đường, hoặc mấy trống canh. Trên các ngọn núi (đảo) thỉnh thoảng có suối nước ngọt. Ở trong các hòn đảo, có bãi cát vàng, dài chừng hơn ba mươi dặm, bằng phẳng và rộng lớn, nước trong nhìn suốt đáy. Ở bên các hòn đảo, có vô số tổ yến (yến sào)[19], còn các thứ chim thì kể có hàng ngàn, hàng vạn con, hễ thấy người, chúng vẫn cứ đậu chung quanh người, chứ không hề tránh né. Bên bãi, có rất nhiều hải vật lạ như ốc hoa, có thứ mang tên là “ốc tai voi”, lớn như chiếc chiếu, dưới bụng có từng hạt như ngón tay trỏ lớn, sắc đục không bằng sắc con trai châu, vỏ ốc ấy, có thể tách ra thành phiến, cũng có thể dùng vỏ ốc làm thành vôi (để quét, nề nhà cửa). Lại có thứ ốc được gọi là ốc xa-cừ, người ta có thể dùng vỏ thứ ốc này để trang sức các đồ dùng. Lại còn có thứ ốc khác được gọi là ốc hương. Thịt các thứ ốc đều có thể ướp muối dùng làm đồ ăn được.

    Có thứ đại mạo (hay đại mội) là con đồi-mồi rất lớn.

    Có con hải ba (ba ba biển), mà tục gọi là con trắng bông, cũng giống như con đồi-mồi, nhưng nhỏ hơn. Mai mỏng, người ta có thể dùng trang sức các đồ dùng, trứng giống như đầu ngón tay cái, có thể ướp muối dùng đồ ăn được.

    Lại có con hải sâm, tục gọi là con đột đột. Người ta bơi lặn xuống bãi, bắt được hải sâm, rồi lấy vôi xát bỏ ruột đi, đem phơi khô. Đến khi ăn, dùng nước cua ngâm rồi nạo cho sạch sẽ, ăn như thịt heo, cá mà ăn ngon hơn.

    Những thuyền lớn đi biển của người Phiên thường khi gặp gió, đều nương đậu ở đảo này.

    Ngày trước, họ Nguyễn có thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An-Vĩnh bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng giêng ra đi nhận lãnh chỉ-thị làm sai dịch. Đội Hoàng Sa này được cấp phát mỗi người sáu tháng lương. Họ chèo năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển cả ba ngày ba đêm mới đến đảo (tức đảo Hoàng Sa). Họ tha hồ lượm lặt, tự ý bắt chim, bắt cá làm đồ ăn. Họ được những đồ hải vật như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, khẩu súng, ngà voi, sáp ong vàng, đồ chiên giạ, đồ sứ,… Họ còn lượm nhặt những vỏ đồi mồi, những con hải sâm, những hạt con ốc hoa thật là nhiều:

    Đến kỳ tháng tám, thì đội Hoàng Sa ấy mới trở về cửa Eo[20], rồi họ tới thành Phú-Xuân trình nạp các vật hạng đã lượm nhặt được ngoài biển có khi nhiều, khi ít không nhứt định, cũng có lần họ ra đi rồi cũng trở về không.

    Tôi (Lê-Quí-Đôn) từng tra khảo sổ biên của cai đội Thuyên-Dức-Hầu ngày trước như sau:
    Năm Nhâm Ngọ (tức năm 1702 sau Công nguyên), đội Hoàng Sa lượm được bạc 30 thoi.
    Năm Giáp Thân (tức năm 1704), lượm được thiếc 5.100 cân.
    Năm Ất Đậu (tức năm 1705), lượm được bạc 126 thoi.


    Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quí Tị (1713), tức là trong khoảng 5 năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy cân đồi mồi và hải sâm. Cũng có lần họ chỉ lượm được mấy khối thiếc, mấy cái bát đá và hai khẩu súng đồng.

    Họ Nguyễn còn thiết lập thêm một đội Bắc-hải. Đội này không định trước bao nhiêu suất. Hoặc chọn lấy người thôn tứ-Chính (ở gần bờ biển) thuộc phủ Bình-Thuận, hoặc chọn lấy người làng Cảnh Dương (sát cửa biển Ròn ?) lấy những người tình nguyện bổ sung vào đội Bắc-hải[21]. Quan địa phương cấp phát phó từ (tức văn bằng) và chỉ-thị sai phái đội ấy đi làm công tác.

    Những người được bổ sung vào đội Bắc-hải đều được miễn nạp tiền sưu cùng các thứ tiền lặt vặt như tiền đi qua đồn tuần, qua đò.

    Quan trên khiến những người trong đội chèo thuyền tư và thuyền nhỏ câu cá ra cù-lao Côn-Lôn ở giữa Bắc-hải, hoặc đi đến xứ Cồn-Tự thuộc vùng Hà-Tiên để tìm kiếm, lượm nhặt những hạng đại-mội, hải-ba, đồn-ngư (cá heo lớn như con heo), lực-qui-ngư, hải sâm (con đỉa biển).

    Nhà nước sai chức cai-đội Hoàng Sa kiêm lãnh quản đốc đội Bắc-hải này, vì chẳng qua họ chỉ lấy được những hải-vật kể trên mà thôi, còn như vàng bạc và các của cải quí báu khác thì ít khi học tìm kiếm được.

    Bãi biển Hoàng Sa ở gần địa phận phủ Liêm-châu thuộc tỉnh Hải-nam. Những người nước ta đi thuyền đôi khi có gặp những thuyền đánh cá của người Bắc Quốc (tức Trung Quốc) ở ngoài biển. Giữa biển cả, người hai nước hỏi han nhau, người ta thường thấy công văn của chính viên đường quan huyện Văn-xương thuộc Quỳnh châu gửi cho xứ Thuận-hóa, và trong công-văn viên quan ấy đề: “Năm thứ 8 (1753) niên hiệu Càn-Long, 10 tên quân nhân ở xã An-Bình, thuộc đội kiếm vàng thuộc huyện Chương-nghĩa, phủ Quảng-nghĩa, nước An-nam, ngày tháng 7 đi ra “Vạn Lý Trường Sa” lưọm nhặt các hải vật. 8 tên trong bọn ấy lên bờ biển tìm lượm các hải vật, còn 2 tên ở lại coi giữ thuyền. Vì một trận cuồng phong thổi mạnh làm đứt neo thuyền, nên 2 tên ấy bị trôi giạt vào cảng Thanh-lan (bên Tàu). Viên quan địa phương tra xét đích thực, nên cho áp chở 2 tên này trở về nguyên quán”[22].

    Chúa Nguyễn-Phúc-Chu[23] truyền lệnh cho chức quan Cai-bạ ở Thuận-hóa là Thực-Lượng-Hầu viết văn-thư phúc đáp viên đường quan huyện Văn-xương.

    Nguyên văn phiên âm

    [82b] “… Quang Nghĩa Bình Sơn huyện An Vĩnh xã cư cận hải. Hải ngoại chi đông bắc hữu đảo dự yên, quần sơn linh tinh nhất bách thập dư đỉnh. Sơn gian xuất hải tương cách hoặc nhất nhật hoặc sổ canh. Sơn thượng [83a] gian hữu cam tuyền. Đảo chi trung hữu Hoàng-Sa chủ, trường ước tam thập dư lý, bình thản, quảng đại, thủy thanh triệt để. Đảo bàng yến oa vô số, chúng điểu dĩ vạn thiên kế, kiến nhân hoàn tập bất tị. Chử biên kỳ vật tham đa, kỳ văn loa hữu danh “ốc tai voi” đại như tịch, phúc hữu lạp như chỉ đại, sắc trọc đát cập bang châu, kỳ xác khả tước thành bi, hựu khả tác hòi nê đồ, hữu danh “ốc xà cừ” khả sức khí dụng, hữu danh “ốc hương” chư loa nhục gai khả yêm chử. Đại mội thâm đại, hữu danh “hải ba”, tục viết “trắng bông”, diệc tự đại mội nhi tiểu giáp bạc khả sức khí mãnh, noãn tự cự chỉ đầu, khả yêm thực, hữu danh “hải sâm” tục viết “đột đột”. Du vịnh chủ bàng, [83b] thái thủ dĩ thạch hôi sát quá khử trường sái càn, thực thời điền giải thủy tẩm chi, quát tịnh đồng hà trư nhục diệc hảo. Chư phồn bạc đá tạo phong y ư thử đảo.

    Tiền Nguyễn thị tri Hoàng Sa đội thất thập suất, dĩ An-Vĩnh nhân sung chi, luân phiên mỗi tuế dĩ chính nguyệt thu thị hành sai, tê lục nguyệt lương, giá tư tiểu điếu thuyền ngũ chích xuất dương tam nhật tam dạ thỉ chí thử đảo cư trú, tứ tình thái thủ, bổ ngư điểu vi thực. Sở đắc tào vật mã kiếm, ngân hoa, ngân tiền, ngân hoàn, đồng khí, tích khối, ô duyên, súng khẩu, tượng nha, hoàng lạp, chiên cụ, từ khí dũ thái đại mội giáp, hải sâm, văn loa tạp phả đa. Dĩ bát nguyệt kỳ hồi nhập yêu môn, tựu Phú Xuân [84a] thành đầu nạp. Bình nghiệm định hạng ngật thỉ hứa tư mại văn loa, hải ba, hải sâm chư vật lãnh bằng phản hồi. Kỳ sở đắc đa thiểu bất định, diệc hữu không hành giả. Tằng tra cựu cai đội Thuyên đức hầu biên bộ: Nhâm ngọ niên thái đắc ngân tam thập hốt; Giáp thân niên đắc tích ngữ thiên nhất bách cân; Ất dậu niên đắc ngân nhất bách nhị thập lục hốt. Tự Kỷ Sửu chí Quý Tị ngũ niên gian tuế chỉ đắc đại mội, hải sâm kỷ cân, gian hữu tích khối thạch uyển dũ đồng súng nhị khẩu nhi dĩ.

    Nguyễn thị hữu tri Bắc hải đội vô định số, hoặc Bình thuận phủ Tứ Chính thôn nhân, hoặc Cảnh dương xã nhân hữu tình nguyện giả phó thị sai hành, miễn kỳ sưu tiền dữ các tuần độ tiền [84b] sử giá tư tiểu điếu thuyền vãng Bắc Hải, Côn lôn, Cù lao, Hà Tiên, Cồn tự đẳng xứ thái thủ đại mội, hải ba cập đồn ngự lực qui ngư, hải sâm đẳng hạng, diệc lịnh cai Hoàng Sa đội tinh quản, bất quá thái chư hải vật, kim ngân trong hóa hãn hữu sở đắc.

    Hoàng Sa chử chính cận Hải Nam Liêm Châu phủ, Thuyền nhân thời ngộ bắc quốc ngư châu, dương trung tương vấn thường kiến Quỳnh Châu Văn Xương huyện Chính đường quan, tra Thuận Hóa công văn nội xưng Càn Long thập bát niên, An Nam Quảng nghĩa phủ Chương nghĩa huyện, Cát liêm đội An Bình xã quân nhân thập danh, ư thất nguyệt vãng Vạn lý Trường Sa thái thập các vật Bát đanh đăng ngạn, tầm mích các vật [85a] chỉ tồn nhị danh thư thuyền. Cương phong đoán xúc phiêu nhập Thanh Lan cảng, y quan tra thực áp tống hồi tịch. Nguyễn Phúc Chu lịnh Thuận Hóa cai bạ Thực lượng hầu ví thư dĩ phục.

    Nguyễn văn Bồng (Đông Tùng) dịch
    Xem Phụ Đính phóng ảnh nguyên văn chữ Hán
    III,IV,V,VI
    3. HOÀNG SA QUA DƯ ĐỊA CHÍ TRONG BỘ LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ CỦA PHAN HUY CHÚ (1821) VÀ SÁCH HOÀNG VIỆT ĐỊA DƯ CHÍ (1833)

    Hoàng Việt Địa Dư Chí và Dư Địa Chí trong bộ lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú có mối tương quan mật thiết với nhau hay nói rõ hơn Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí là tiền thân của Hoàng Việt Địa Dư Chí. Hoàng Việt Địa Dư Chí là sách đã chép lại gần y hệt Dư Địa Chí trong bộ lịch Triều Hiến Chương Loại Chí. Riêng đoạn dịch về hoàng Sa, chỉ khác một vài chi tiết nhỏ: từ ngữ này thay thế từ ngữ khác như:

    Dư Địa Chí dùng chữ: Hoàng Việt Địa Dư chí dùng chữ:
    tài mộc thay vì tài vật
    châu bối ___ châu cụ
    tú lệ ___ u lệ
    quần sơn linh tinh ___ quần sơn trùng điệp
    sơn thượng ___ sơn hạ
    noãn tợ _____ noãn như
    tào vật _____ câu vật

    thậm chúng ___ thậm đa

    Hoặc Hoàng Việt Địa Dư Chí bỏ một vài chữ (không phải bỏ một vài đoạn), trái lại Hoàng Việt Địa Dư Chí lại thêm một vài chi tiết đề cập nhất hóa về hành chánh như thêm chi tiết Quảng nghĩa trấn này thay tên Tư nghĩa, phủ Bình sơn huyện thay thế Bình Dương huyện. Do đấy cũng không hẳn là Hoàng Việt Địa Dư Chí là tóm lược của Dư Địa Chí, mà chỉ là sao chép lại nội dung y hệt, nhưng hơi khác về hình thức.

    A. Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí quyển 5: Dư Địa Chí của Phan Huy Chú

    Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí là một công trình biên khảo lớn gồm 49 quyển, ghi chép đủ mọi phép tắc của các triều đại Việt Nam từ xưa đến gần thời đại của tác giả.

    Phan Huy Chú tự lâm Khanh, hiệu mai Phong, quán xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Nghệ An (nay là Can-lộc, hà tĩnh), đến đời ông viễn tổ tên là Cẩn, dời đến làng thụy Khê, tổng Lật Sài huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Ông sinh năm 1782 đời Lê Mạc, thuộc giòng dõi danh gia (con ông Phan Huy Ích, đậu tiến sĩ 1775). Tuy thông minh từ thuở nhỏ, lại lận đận đường khoa cử, đi thi nhiều lần, nhưng chỉ đậu Tú Tài 2 lần (1807,1819), nhưng học vấn rất uyên thâm. Vua Minh Mạng biết rõ tài học của ông, nên ông được đặc cách làm biên tu ở Sử quán, rồi từng được sung chức ất phó sứ sang Tàu 2 lần (1824,1830) rồi đi sứ sang nam Dương (1832,1833).
    Dư Địa Chí là một loại chí đầu tiên trong mười loại chí của bộ sách: dư địa chí (quyển 1-5), nhân vật chí (quyển 6-12), quan chức chí (quyển 13-19), lễ nghi chí (quyển 20-25), khoa mục chí (quyển 26-28), quốc dụng chí (quyển 29-32), hình luật chí (quyển 33-38), binh chế chí (quyển 39-41), văn tịch chí (quyển 42-45), bang giao chí (quyển 46-49).

    Dư Địa Chí từ quyển 1 đến quyển 5. Quyển 1 nói về mục phân biệt bờ cõi của đất nước qua các thời đại (lịch đại cương giới chi thù), quyển 2 nói về mục phân biệt phong thổ của các đạo Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn Nam. ( Chư đao phong thổ chi biệt: Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn Nam). Quyển 3 chép về mục phân biệt phong thổ của các đạo: Kinh Bắc, Hải Dương, Yên Quảng (Chư phong thổ thể chi biệt: Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, Yên Quảng). Quyển 4 chép về mục phân biệt phong thổ của các đạo: Hưng Hóa, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Quyển 5 chép về mục phân biệt phong thổ các đạo: Thuận Hóa, Quảng Nam, Diên Khánh, Định Viễn, Gia Định, Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Hà Tiên.

    Chính trong quyển 5 này, ở phần đạo Quảng Nam, có nói đến phủ Tư Nghĩa (ở giữa đạo Quảng Nam). Hầu hết phần nói về phủ Tư Nghĩa là Hoàng Sa, chứng tỏ Hoàng Sa rất quan yếu đối với phủ Tư Nghĩa (Quảng Nghĩa) hồi bấy giờ.

    Sau đây là phần phiên dịch đoạn văn nói về Hoàng Sa ấy[24].

    Phủ Tư-Nghĩa có 3 huyện:
    Huyện Nghĩa-Giang có 93 xã;
    Huyện Bình-Dương có 70 xã;
    Huyện Mộ-Hoa có 53 xã;
    Phủ Tư-Nghĩa ở giữa đạo Quảng-Nam, ở thượng-du núi liên tiếp đăng ngang, phía dưới đến biển lớn, chính giữa địa-thế rộng rãi, thời đại Thái-Vương
    [25] chuyên chế đổi làm phủ Tư-Nghĩa gồm có 3 huyện. Ở đây vật lực phong phú, lúa gạo không xiết kể, vàng bạc, cây gỗ, châu báu, trầm-hương, tốc-hương [11b] đều rất tốt, voi ngựa chăn nuôi cũng rất nhiều. Lại có đảo lớn, đảo nhỏ ở ngoài biển, cảnh vật xinh tốt, báu kỳ, vật lạ phần nhiều ở nơi này vậy. (Thôn An-Vĩnh thuộc huyện Bình-Dương[26]ở ngoài biển, gần phía đông-bắc ngoài biển có hòn đảo lớn, nhiều núi linh tinh hơn 130 ngọn, từ trong núi ra biển, ước đầy một ngày đường, hoặc vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt, giữa hòn đảo có bãi Hoàng-Sa, dài độ 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Bên đảo có vô số yến sào (ổ chim yến), bầy chim kể hàng ngàn hàng vạn, thấy người thì tới đậu chung quanh, không hề tránh đi. Bên bãi có rất nhiều vật lạ, về ốc vằn có thứ gọi là ốc tai-voi, lớn bằng tấm chiếu, trong bụng có hạt châu lớn bằng ngón tay, vỏ nó có thể đẽo thành bia; lại có thể hầm vôi để tô trét. Có thứ gọi là ốc xa-cừ, có thể trang sức đồ vật; lại gọi là ốc hương. Có thứ đồi mồi rất lớn, gọi là hải-ba, vỏ mỏng có thể trang sức khí-mãnh, trứng như ngón tay cái. Có thứ gọi là Hải-sâm, tục kêu là con đột-đột, bò chơi bên bãi cát, người ta bắt lấy, dùng vôi chà xát qua, bỏ ruột, phơi khô, khi ăn lấy nước cua đồng mà ngâm, nấu chung với tôm, thịt heo cũng ngon. Nhiều thuyền buôn gặp gió nương đậu ở đảo này. Tiền-Vương lịch-triều (các chúa Nguyễn) đặt Đội Hoàng-Sa 70 tên, lấy người thôn An-Vĩnh luân phiên sung vào, lội trên mặt nước để lấy (?), mỗi năm cứ đến tháng 3, nhận chỉ thị đi làm việc, đem theo lương thực 6 tháng, đi 5 chiếc thuyền nhỏ, ra khơi 3 ngày 3 đêm mới đến đảo này, ở đó mặc tình tìm lấy, bắt cá mà ăn, lấy được rất nhiều đồ vật quí báu của thuyền chở, cùng lượm lấy khá nhiều hải- vật, qua tháng 8 trở về, vào cửa Eo (Yêu Môn), tới thành Phú-Xuân[27].

    Tư-Nghĩa phủ tam huyện:

    Nghĩa-Giang huyện cửu thập tam xã;
    Bình-Dương huyện thất thập xã;
    Mộ-Hoa huyện ngũ thập tam xã.


    Tư-Nghĩa phủ tại Quảng Nam chi trung, thượng-du liên sơn hoành tháp, hạ lâm đại hải, kỳ trung địa thế khoan khoáng, Thái-Vương chuyên-chế thời cải vi Quảng-Nghĩa tam huyện. Vật lực phong diễn, cốc túc bất tri kỳ số, kim ngân tài mộc, châu bối trâm tốc (11b) giai cực mỹ hảo, tượng mã chi súc, diệc vi chi đa. Hựu hữu hải ngoại đảo dữ, cảnh vật tú lệ, kỳ trân dị vật, đa tại ư thử xứ vân. (bình-Dương huyện An-Vĩnh xã thôn cư hải, cận hải ngoại chi đông-bắc hữu đảo yên, quần sơn linh tinh, nhất bách tam thập dư lĩnh, sơn gian xuất hải, ước mãn nhất nhật, hoặc sổ canh. Sơn thượng gian hữu cam tuyền, đảo chi trung hữu Hoàng-Sa chử, ước trường tam thập lý, bình thản quảng đại, thủy thanh triệt để. Đảo bàng yến sào vô số, chúng điểu dĩ thiện vạn kế, kiến nhân hoàn tập bất tị. Chử biên dị vật thậm đa, kỳ văn loa hữu danh ốc tai voi, đại như tịch, phúc hữu liệp như chỉ đại, sắc trọc, bất cập bảng-châu, kỳ xác khả tước thành bi; hựu hữu khả tác khôi nê đồ. Hữu danh ốc xa-cừ, khả sức khỉ vật; hựu danh ốc hương. Chử bảng nhục giai khả yêm chử. Đại-mạo thậm đại, hữu danh hải-ba, giáp bạc khả sức khí-mãnh, noãn tợ cự chỉ. Hữu danh hải-sâm, tục viết đột-đột, du sa chử bàng, thái thủ dĩ thạch khôi sát quá khử trường, sái càn, thực thời điền giải tẩm thủy chi, đồng hà trư nhục diệc hảo, Bạc thương bạc đa tao phong y ư thử đảo. Trên Vương lịch triều trí Hoàng sa Đội thất thập suất, dĩ An-Vĩnh nhân luân phiên, thẩu dĩ thủ, tuế dĩ tam nguyệt thụ thị hành sai, thai lục nguyệt lương, giá tiểu thuyền ngũ chích, xuất dương tam nhật, tam đa: thủy chí thử đảo, cừ, tứ tình thái thủ, bổ ngư vi thực, sở đắc tào vật khi bửu thậm chúng, dữ thái thủ hải (vật) phả đa, dĩ bát nguyệt hồi, nhập Yêu môn tựu Phú Xuân thành.

    Văn Vỹ dịch
    Cử nhân Hán Học
    (Xem Phụ Đính nguyên văn chữ Hán VII, VIII
    Dư Địa Chí, 11a-11b-12a)

    B. Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833).

    Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí được khắc in thành một bộ sách riêng gọi là Hoàng Việt Địa Dư Chí, Hoàng Việt Địa Chí trở thành một bộ sách quen thuộc, được nhắc đến tên trong Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên cũng như được tái khắc in nhiều lần[28]. Bản khắc in đầu tiên của Hoàng Việt Địa Dư Chí đến nay còn tìm thấy, không thấy đề tên tác giả, nhưng đề năm Minh Mạng thứ 14 (1833) ghi là: “ Minh Mạng thập tứ niên Tân thuyên”. Các bản khắc in về sau như bản khắc năm Nhâm thân (1872) cũng vẫn ghi “Minh Mạng Thập Tứ Niên Tuế” (nghĩa là soạn năm Minh Mạng thứ 14). Như thế vào năm Minh Mạng thứ 14 91833), có việc soạn lại và khắc in Dư Địa Chí của phan huy Chú, được gọi là Hoàng Việt Địa Dư Chí, mà nội dung không khác gì mấy, ngoài việc cập nhật hóa một vài tình trạng hành chánh mới của các đơn vị hành chánh, hay việc thêm, bớt một vài từ ngữ không quan trọng.

    Sau đây là phần phiên dịch đọan văn trong hoàng Việt Địa Dư Chí quyển 1 đề cập đến Hoàng Sa[29]:

    Phủ Tư Nghĩa nay là trấn Quảng Nghĩa có 3 huyện (gồm 9 tổng, 216 xã); huyện Chương Nghĩa (vốn huyện Nghĩa Giang cũ, gồm 3 tổng, 93 xã); huyện Bình Sơn (vốn huyện Bình Dương cũ, gồm 3 tổng, 70 xã) huyện Mộ Hoa (gồm 3 huyện, 53 xã).

    Phủ Tư Nghĩa ở giữa đạo Quảng Nam, ở thượng du núi liên tiếp dằng ngang, phía dưới đến biển lớn, chính giữa địa-thế rộng rãi, thời-đại Thái Vương chuyên chế đổi làm phủ Tư-Nghĩa gồm có 3 huyện. Ở đây vật lực phong phú, lúa gạo không xiết kể, vàng bạc, cây gỗ, châu báu, trầm-hương, tốc hương đều rất tốt, voi ngựa chăn nuôi cũng rất nhiều. Lại có đảo lớn, đảo nhỏ ở ngoài biển, cảnh vật xinh tốt, báu kỳ, vật lạ phần nhiều ở nơi này vậy. (thôn An-Vĩnh thuộc huyện Bình-Dương ở gần biển, về phía đông bắc ngoài biển có hòn đảo lớn, nhiều núi linh tinh hơn 130 ngọn, từ trong núi ra biển, ước đầy một ngày đường, hoặc vài trống canh. Khoảng dưới núi có suối nước ngọt, trong hòn đảo có bãi Hoàng-Sa, dài độ 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Ở ven đảo có vô-số yến-sào (ổ chim yến). Bầy chim kể hàng ngàn hàng vạn, thấy người thì tới đỗ chung quanh, không hề tránh đi. Ở ven bãi có rất nhiều vật lạ, về ốc hoa có thứ gọi là ốc tai-voi, lớn bằng chiếc chiếu, trong bụng có hạt châu lớn bằng ngón tay, vỏ nó có thể đẽo thành bia; lại có thể hầm vôi để tô trét. Có thứ gọi là ốc xa cừ, có thể trang sức đồ vật; lại có loài tên là ốc hương. Thịt các loài trai đều có thể ướp muối hay nấu chín để dùng. Có thứ đồi mồi rất lớn, gọi là hải-ba, vỏ mỏng có thể dùng để trang sức các đồ vật như chén bát. Trứng lớn như đầu ngón tay cái. Có thứ gọi là Hải-sâm, tục kêu là con đột-đột, bơi lặn ở ven bãi cát, người ta bắt lấy, dùng vôi chà xát qua, bỏ ruột, phơi khô. Đến lúc ăn, lấy nước cua đồng rưới vào, cùng chung với tôm và thịt heo ăn cũng ngon. Nhiều thuyền buôn gặp gió nương đậu ở đảo nầy. Tiền-Vương lịch-triều (các chúa Nguyễn) đặt đội Hoàng Sa 70 tên, lấy người thôn An-Vĩnh luân phiên sung vào, lội trên mặt nước để lấy hải vật, mỗi năm cứ đến tháng 3, nhận chỉ-thị đi làm việc, đem theo lương thực 6 tháng, đi 5 chiếc thuyền nhỏ, ra khơi 3 ngày 3 đêm mới đến đảo này, ở đó mặc tình tìm lấy, bắt cá mà ăn, lấy được rất nhiều đồ vật quí báu của thuyền chở, cùng lượm lấy khá nhiều hải-vật, qua tháng 8 trở về, vào cửa Eo, tới thành phú-Xuân.

    Nguyên văn phiên âm

    [10b] … Tư Nghĩa phủ tam huyện, (kim vi Quảng Nghĩa trấn), tam thuộc cửu tổng nhị bách thập lục xã, hạ tam huyện giai thuộc yên: Chương Nghĩa huyện (cựu nghĩa Giang), tam tổng cửu thập tam xã. Bình Sơn huyện (cựu Bình Dương), tam tổng thất thập xã. Mộ Hoa huyện, tam tổng ngũ thập xã…

    Tư-Nghĩa phủ tại Quảng-Nam chi trung, thượng-du liên sơn hoành tháp, hạ lâm đại hải, (kỳ địa thế) khoan khoáng, [11a] Thái-Vương chuyên-chế thời cải vi Quảng-Nghĩa tam huyện. Vật lực phong diễn, cốc túc bất tri kỳ số, kim ngân tài vật, châu cư trầm tốc giai cực mỹ hảo, tượng mã chi súc, diệc vi chí đa. Hựu hữu hải ngoại đảo dữ, cảnh vật u lệ. Bình-Dương huyện An-Vĩnh xã thôn cư cận hải, (cận)) hải ngoại đông-bắc hữu đảo dự yên, quần sơn (trùng điệp), nhất bách tam thập dư (đỉnh lĩnh) sơn gian xuất hải, ước (cách) nhất nhật, hoặc sổ canh. Sơn hạ gian hữu cam tuyền. Đảo chi trung hữu Hoàng-Sa chử, ước trường tam thập lý, bình thản quảng đại, thủy thanh triệt để. Đảo bàng yến sào vô số, chúng điểu dĩ thiên vạn kế, kiến nhân hoàn tập bất tị. Chử biên dị vật thậm đa. Kỳ văn loa hữu danh ốc tai-voi, đại như tịch, phúc hữu (lạp) như chỉ đại, sắc trọc, bất cập lạng châu, kỳ xác khả tước thành bi: hựu khả tác hôi nê đồ. Hữu danh ốc xa cừ, sức (chư, khí) vật: thậm vi hảo lệ Hữu danh ốc hương.

    Chử bàng nhục giai khả yêm chử. Đai-mội thậm đại, hữu danh [11b] hải-ba, giáp bạc khả súc khí-mãnh, noãn như cự chỉ (đầu). Hữu danh hải-sâm, tục viết “đột-đột” du (vịnh chư) chử bàng thái thủ, dĩ thạch hôi sát quá khử trường, sái (can) Thực thời điền giải thủy tẩm, (tẩm) đồng hà trư như nhục diệc hảo. (Chư) thương bạc đa tao phong y ư thử đảo. Tiền Vương lịch triều trí Hoàng Sa đội thất thập suất, dĩ An Vĩnh nhân luân phiên, (thái) thủ, Tuế dĩ tam nguyệt thụ thi hành sai, (tệ) lục nguyệt lương, giá tiểu thuyền ngũ chích, xuất dương tam nhật tam dạ thỉ chí. Đảo cư tứ tình thải thủ, bổ ngư vi thực, đắc (câu) vật khi bửu thậm (đa), dữ thải thủ hải vật phả (chúng). Dĩ bát nguyệt hồi nhập yêu môn đệ tựu Phú Xuân Thành.

    Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch
    chuyên viên Hán Học Viện Khảo Cổ
    Phụ Đính nguyên văn chữ Hán IX, X,
    (Hoàng Việt Địa Dư Chí, tờ 10b-11a-11b).

    4. HOÀNG SA QUA ĐẠI NAM THỰC LỤC TIỀN BIÊN (1844) VÀ ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH BIÊN (1848)

    Đại Nam Thực lục là một bộ sử biên niên, chép từng đời Vua[30] do các sử thần Quốc Sử Quán của Triều Nguyễn khởi sự viết từ năm Minh Mạng thứ 2 (1821). Đại Nam Thực Lục có 2 phần: Phần thứ nhất gọi là Đại Nam Thực Lục Tiền Biên chép sử thời các chúa Nguyễn, được chép xong và khắc in vào năm Thiệu Trị thứ 4 (1844); phần thứ 2 gọi là Đại Nam Thực Lục Chính Biên, chép từ đời Vua Gia Long lập quốc (1778) đến Vua Đồng Khánh (1885-1889) được soạn xong và khắc in vào năm Tự Đức nguyên niên (1848); phần thứ 2 này mới chép hết đời Thiệu Trị (1841-1847). Như thế năm 1844, Đại Nam Thực Lục Chính Biên (chép đến đời Thiệu Trị) được soạn xong và khắc in. Từ đó, mỗi đời vua, các sử quan đều lo chép việc đương thời.

    Đai Nam thực Lục do các sử thần viết nên đây là bộ sử chính thức gọi là chính sử. Những việc được chép trong bộ sử này đương nhiên được triều đình chính thức xác nhận, đó là tiếng nói của triều đình hay của Chính quyền Trung Ương.

    Những sự việc liên quan đến Hoàng Sa được chép vào thời các chúa Nguyễn tức phần Đại Nam Thực lục Tiền Biên và vào thời vua Gia Long, Minh Mạng, tức phần Đại Nam Thực Lục Chính Biên. Tất cả gồm 6 đoạn cả thảy.

    ĐẠI NAM THỰC LỤC TIỀN BIÊN

    Quyển 10

    … “Tháng 7, mùa Thu, năm giáp tuất (1754)[31], dân đội Hoàng Sa, gặp gió to, giạt vào hải phận Quỳnh Châu, thuộc nhà Thanh[32]. Quan Tổng Đốc nhà Thanh chu cấp cho đầy đủ rồi sai đưa về. Chúa sai viết thư gửi qua (Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 130 cồn cát, cách xa hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh, chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tực gọi là Vạn Lý Hoàng Sa Châu, trên có giếng nước ngọt, sản vật có hải sâm, đồi mồi, hoa giải, ba ba. Hồi quốc sơ [đầu triều Nguyễn] đặt đội hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ tháng 3 cưỡi thuyền ra đảo, 3 ngày đêm thì tới nơi, thu lượm hoá vật, đến tah1ng 8 trở về nộp. Lại có đội Bắc Hải mộ dân thôn tư Chính, Bình Cố hoặc xã Cảnh Dương sung vào, được lệnh cưỡi thuyền nhỏ ra các đảo Côn Lôn ở Bắc Hải thu lượm hóa vật, cũng do đội Hoàng Sa cai quản luôn.

    Nguyên văn phiên âm

    Thu thất nguyệt, Quảng Ngãi Hoàng Sa đội dân thừa quyền vãng Hoàng Sa đảo, tào phong bạc nhập thang Quỳnh Châu dương phận, thang tổng đốc hậu cấp tổng hồi. Thượng lịnh vi thư di chi. Quảng Ngãi, Bình Sơn huyện An Vĩnh xã hải ngoại hữu sa châu nhất bách tam thập dư sở, tương khứ hoặc nhất nhật trình hoặc sổ canh hử, diên mậu bất tri kỳ kỷ thiên, tục xưng Vạn Lý Hoàng Sa, thượng hữu tỉnh, cam tuyền xuất yêu. Sở sản hữu hải sâm, đại mội, văn loa, ngoạn miết đẳng vật. Quốc sơ tri Hoàng Sa đội thất thập nhân dĩ An Vĩnh xã dân sung chi, tuế dĩ tam nguyệt thừa thuyền vãng, tam nhật dạ để kỳ xứ, thái thủ hóa vật, dĩ bát nguyệt hồi nạp, hựu hữu Bác hải đội, mộ Bình Cố (?) Tư Chính thôn hoặc Cảnh Dương xã nhân sung chi. Lệng giá tiểu thuyền vãng bác hải Côn Lôn đẳng xứ thái thủ hóa vật, diệc do Hoàng Sa đội tinh quản.

    Tiến sĩ Trần Quang huy phiên dịch
    (Xem Phụ Đính phóng ảnh nguyên
    Văn chữ Hán XI)

    ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH BIÊN ĐỆ NHẤT KỲ

    Quyển 50

    [tờ6a] “Tháng giêng, năm Ất hợi (1815)
    Sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét đồ đạc thủy trình…”


    Nguyên văn phiên âm

    [tờ 6a] Ất hợi chính nguyệt.
    Khiến Hoàng Sa đội Phạm Quang Ảnh đẳng vãng Hoàng Sa thám độ thủy trình

    .
    Tiến sĩ Trần Quang Huy dịch
    (Xem Phụ Đính Phóng ảnh nguyên văn
    Chữ Hán XII)
    ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH BIÊN ĐỆ NHẤT KỶ

    Quyển 52

    [15a] “năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 91816)…
    … Vua ra lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét và đo đạc thủy trình…”
    (tờ 15a)


    Nguyên văn phiên âm

    “Bính tý Gia Long thập ngũ niên.
    Mệnh thủy quân cập Hoàng Sa đội thừa thuyền vãng Hoàng Sa khâm đạc thủy trình”
    (tờ 15a)


    Tiến sĩ Trần Quang huy phiên dịch
    (Xem Phụ Đính Phóng ảnh nguyên văn
    Chữ Hán XIII)

    ·ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH BIÊN ĐỆ NHỊ KỲ

    Quyển 104

    “Tháng 8, mùa thu, năm quí tị, Minh Mạng thứ 14 (1833)
    … Vua bảo Bộ Công rằng: Dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Ngãi, xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị hại. Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới dựng miếu, lập bia, lại trồng nhiều cây cối. Ngày sau, cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nhiều nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời vậy.
    (tờ 16b-17a)


    Nguyên văn phiên âm

    “… Quý tỵ Minh Mạng thập tứ niên (1833)
    … Đế vị Công bộ viết: Quảng Nghĩa dương phận nhất đài Hoàng Sa chi xứ, viễn vong chi tắc thủy thiên nhất sắc bất biện thiển thâm, nhĩ lai thương thuyền thường bị kỳ hại, kim nghi dự bị thuyền tạo, chi lai niên phái vãng kiến miếu lập bi vu thử, hựu đa thực thụ mộc, tha nhật trưởng đại uất mậu tắc nhân dị thức nhận, thứ miễn trước thiển chi ngộ. Thử diệc vạn thế chi lợi dã (tờ 16b-17a).


    Tiến sĩ Trần Quang Huy phiên dịch
    (Xem Phụ Đính Phóng ảnh Nguyên văn
    Chữ Hán XIV và XV)

    ·ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH BIÊN ĐỆ NHỊ KỲ

    Quyển 154

    “Tháng 6 mùa hạ năm Ất mùi, Minh Mạng thứ 16 (1835)
    … Dựng “thần từ” ở Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh tốt, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bảng khắc 4 chữ “Vạn Lý Ba Bình”. (Cồn cát trắng chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật tự, bờ đông, tây, nam đều có đá san hô dốc thoai thoải vây quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô nổi cao, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát gọi là Bàn Than Thạch
    [33]. Năm ngoái, vua định dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, vì gặp lúc sóng gió không làm được. Đến nay mới sai cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu, xây bình phong. Mười ngày làm xong, rồi về.
    (tờ 4a-4b)


    Nguyên văn phiên âm

    … “Ất mùi Minh Mạng thập lục niên…
    …” Kiến Quảng Nghĩa Hoàng Sa thần từ
    Hoàng Sa tại Quảng Nghĩa hải phận, hữu nhất xứ Bạch Sa đội, thụ mộc sâm mậu, đòi chi trung hữu tĩnh; tây nam hữu cổ miếu, bài khắc “Vạn Lý ba bình” tứ lự. (Bạch Sa đôi chu vi nhất thiền thất thập trượng, cựu danh Phật Tự Sơn, đông tay nam ngạn giai san hô thạch tà nhiễu thủy diện; bắc tiếp san hô thạch đột lập nhất đôi chu vi tam bách tứ thập trượng, cao nhất trương tam xích dữ sa đôi tề danh Bàn Than Thạch).


    Khứ niên Đế tương ư thử xứ kiến miếu lập bi, thích nhân phong đào phất quả, chi thi nãi khiển thủy quân cai đội Phạm văn Nguyên suất giám thành Binh tượng dữ Quảng Nghĩa, Bình Định nhị tỉnh phu thuyền vận vãng tài liệu kiến lập miếu vũ (cách cổ miếu thất trượng). Miếu chi tả thụ thạch bi, tiền thiết bình chướng, tuần nhật công thuận nhì hoàn (tờ 4a-4b).
    Tiến sĩ Trần Quang Huy phiên dịch
    (Xem Phụ Đính phong ảnh nguyên văn
    chữ Hán XVI, XVII)

    ·ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH BIÊN ĐỆ NHỊ KỲ

    Quyển 165

    “Năm Bính thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) (năm Đạo Quang thứ 16 đời nhà Thanh).
    Bộ Công tâu: “Xứ Hoàng sa thuộc cương vực mặt biển nước ta, rất là hiểm yếu, từng sai vẽ bản đồ nhưng vì hình thế xa rộng, nên mới chỉ vẽ được 1 nơi, lại cũng chưa biết rõ nên làm thế nào. Hàng năm, thường phái người đi xem xét cho khắp để thông thuộc đường biển. Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thuy quân biền binh và giám thành đáp 1 chiếc thuyền ô nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, giao cho 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, thuê 4 chiếc thuyềncủa dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa. Không cứ là đảo nào, bãi cát nào, phàm khi thuyền đến nơi, tức thì cứ chiếu chỗ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chi vi, và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở bình dị thế nào, phải xem xét đo đạc rõ ràng, vẽ thành bản đồ. Lại chiếu ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến nơi ấy, căn cứ vào thủy trình đã qua, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông vào bờ biển, đối thẳng là vào tỉnh hạt nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, ước lượng cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm, đều nhất nhất phải nói rõ, lần lượt đem về, dâng trình”.
    Vua y lời tâu. Sai suất đội Thủy quân Phạm hữu Nhật đưa binh thuyền đi. Chuẩn bị mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi dựng lên làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ: Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính thân (1836), thủy quân chính đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ.”
    (tờ 24b-25b)

    Nguyên văn phiên âm


    “Bính thân, Minh Mạng thập nhất niên…
    [tờ 24b]… Công bộ tấu ngôn: Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tố`I thị hiểm yếu; tiền giả tằng phái miêu hội đồ bản nhi hình thế quảng mạo, cận đắc nhất xứ diệc vi minh tích, sở ưng niên thường phái vãng biến thám, dĩ thục hải trình. Thỉnh tự bản niên (25a) dĩ hậu, mỗi giới chính nguyệt hạ tuần lẫn phái thủy quân biền binh cập Giám thành thừa ô thuyền nhất tao, dĩ nhi nguyệt thượng tuần để Quảng Nghĩa, cứ Quảng Nghĩa Bình Định nhị tỉnh cô bát dân thuyền tứ tao hướng dẫn sử vãng Hoàng Sa đích xứ; bắt câu hà đảo dữ Sa Châu, phàm sử đạo giả tức chiếu thử xứ trường hoành cao quảng chu vi cập tứ cận hải thủy thiển thâm, hữu vô ám sa thạch tích hiểm dị, hình thế như hà, tường gia tướng độ, miêu thủ đồ bản, tái chiếu khởi hanh nhật do hà hải khẩu xuất dương, vọng hà phương hướng sử đáo, thử xứ cứ sở lịch thủy trình kế toán ước đắc kỷ lý, hựu ư kỳ xứ vọng nhập hải (25b) ngạn chính đối thị hà tỉnh hạt, hà phương hướng, ước lược cách ngạn kỷ lý, nhất nhất niêm thuyết minh bạch đệ hồi trình tiến.


    Đế doãn kỳ tấu, khiển thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật suất binh thuyền vãng, chuẩn đái tùy mộc bài thập, đáo xử thụ lập vi chí.

    (Bài trường ngũ xích, khoát ngũ thốn, hậu nhất thốn, diện khắc “Minh Mạng thập nhất niên Bính Thân Thủy Quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tướng độ chí thử lưu chí đẳng tư) (tờ 24b-25b)

    Tiến sĩ Trần Quang Huy phiên dịch
    (Xem Phụ Đính phong ảnh nguyên
    văn chữ Hán XVIII, XIX, XX)


    5. HOÀNG SA QUA KHÂM ĐỊNH ĐẠI NAM HỘI ĐIỂN SỰ LỆ, 1851.

    Khâm Định Đại Nam Hội D(iển Sự Lệ là một bộ sách do triều thần nhà Nguyễn vâng mệnh vua ghi chép những việc làm của triều đình thuộc lục bộ về điển chương, pháp luật, các công tác linh tinh khác. Các bộ thần theo cương vị công tác của mình mà ghi chép rồi tập trung lại viết thành sách.

    Nội dung bộ sách này tương tự như là hai sách thành tích công tác của Chính phủ hay công báo của nhà nước hiện nay. Những điển lệ được trình bày dưới hình thức các đạo dụ, đạo chỉ do Hoàng Đế ban xuống, các bản tâu chuẩn và nghị chuẩn[34].

    Đại Nam Hội Điền Sự Lệ viết từ năm 1843 đời vua Thiệu Trị đến năm 1851 đời vua Tự Đức thì hoàn tất, gồm 97 quyển chép từ thời Gia Long (1802) đến Tự Đức năm thứ 4 (1851). Sau đó bộ sách này được tiếp tục với tên Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ Tục Biên (1852-1889) và (1889-1949).

    Trong bộ sách trên, có đoạn văn đề cập tới Hoàng Sa trong quyển 207, tờ 25b như sau:

    “Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) tâu xin cho xây cất một gian miếu, (Hoàng Sa theo thể chế nhà đá) ở phía tây nam cồn Bạch Sa, bên trái dựng bia đá. (Chiều cao 1 thước 5 tấc, mặt rộng 1 thước 2 tấc). Mặt trước xếp đá che, 2 bên tả hữu đàng sau miếu có trồng các loại cây. (tờ 25b – 26a)

    Nguyên văn phiên âm

    [25b] “Minh Mạng thập-lục niên, tấu chuẩn Quảng Nghĩa kiến [26a] Hoàng sa miếu nhất gian (thạch vu thể chế) vu Bạch-sa đồi chi tây nam, tả hữu thạch bi (Cao nhất xích ngũ thốn, diện nhất xích nhị thốn, tiền thế bình, tả hữu hậu bả thực các hạng mộc…” (tờ 25b – 26a)

    Nguyễn văn Bồng phiên dịch
    (Xem Phụ Đính Phóng Ảnh nguyên văn
    chữ Hán XXI, XXII)

    6. HOÀNG SA QUA SÁCH VIỆT SỬ CƯƠNG GIÁM KHẢO LƯỢC QUYỂN 4 CỦA NGUYỄN THÔNG, 1876

    Việt Sử Cương Giám khảo lược do Nguyễn Thông (1827 – 1894) [35] biên soạn nhận khi được vua Tự Đức cử cùng với ông Bùi Ước, Hoàng Dụng Tân, khảo duyệt bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục vào năm 1876 (1).

    Bộ Việt Sử Cương Giám khảo lược gồm 7 quyển: 2 quyển đầu viết về lịch sử, 5 quyển sau viết về địa lý lịch sử. Nguyễn Thông đã tham khảo nhiều tài liệu cũ và mới từ Gia Định Thông Chí, Minh Thiên Văn cho đến một số sách Trung Quốc, có căn cứ vào khoa học, địa lý Tây Phương như Địa lý bị khảo, Vạn lý Quốc địa lý toàn đồ tập, Ngoại Quốc sử lược, Thiên Hạ Quận quốc lợi binh thư…[36]

    Việt Sử Cương Giám khảo lược quyển 4 có đoạn nói về Hoàng Sa như sau[37]:

    “Vạn Lý Trường Sa: Từ đảo Ly Sơn (tục gọi là Ngoại Lao, người Trung Quốc gọi là Ngoại La) [tức Cù Lao Ré] đi thuyền về phía Đông, ba ngày đêm thì đến. Nước Việt Nam ta ở buổi quốc sơ thường kén những người đinh tráng hai hộ An Hải và An Vĩnh mà lập đội Hoàng Sa để đi kiếm được những vật ngoài biển hàng năm cứ tháng 2 đi, tháng 8 vừa. Bãi cát dăng từ phía đông mà sang phía Nam, chỗ nổi lên chỗ chìm xuống, không biết mấy nghìn dặm. Ở trong có vũng sâu, thuyền có thể đậu được. Trên bãi có nước ngọt. Chim biển có nhiều giống không biết tên. Có một cái miếu cổ, lợp ngói, biến ngạch khắc mấy chữ “Vạn Lý Ba Bình” [ muôn dặm sông êm], không biết dựng từ đời nào. Các quân nhân đến đây thường đem những hạt quả phương Nam mà vãi ở trong và ngoài miếu, mong cho mọc cây để làm dấu mà nhận. Từ khi đội Hoàng Sa bãi, gần đây không ai hỏi đến miếu ấy nữa. Truyện Ký của người xưa nói nhiều về cảnh đẹp của “Thập Châu Tam Đảo”. Ngày nay suy ra không thể nói là không có những đất ấy, nhưng nói là chỗ ở của thần tiên thì sai”.

    7. HOÀNG SA QUA SÁCH ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ, QUYỂN 6: TỈNH QUẢNG NGÃI CỦA QUỐC SỬ QUÁN, 1910

    Nguyên bộ Đại Nam Nhất Thống Chí đã được vua Tự Đức chỉ thị soạn năm 1865, và được soạn xong vào năm 1882[38], nhưng chưa được khắc in. Đến đời vua Thành Thái, các triều thần ở quốc sử quán lại được lệnh khởi thảo soạn lại, vẫn lấy tên là Đại Nam Nhất Thống Chí. Nhưng mà đến năm Duy Tân thứ 3 (1910) mới soạn xong được 17 quyển (17 tỉnh Trung Việt); các sử thần cao cấp như Cao Xuân Dục làm tổng tài, Lưu Đức Xưng, Trần Xán làm toản tu, đã dâng lên vua Duy Tân, do đấy bộ sách này được người Pháp gọi là “Géographie de Duy Tân”. Tuy năm 1910 mới hoàn tất 17 quyển trên, nhưng tất cả tài liệu biên chép đều căn cứ vào những đổi thay tứ 1906 trở về trước, nhưng việc từ năm Thành Thái thứ 19 (1907) trở về sau chưa được đăng tải. Bộ sách này viết ra đã căn cứ vào các bộ sách có trước như Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí của Lê Quang Định (1806) và bộ Đại Nam Nhất Thống Chí thời Tự Đức (1815 – 1882) cũng như bộ Đồng Khánh Địa Dư Chí Lược (1886).

    Đây là một bộ sách của triều đình Việt Nam trong thời Pháp thuộc, một lần nữa đã xác nhận việc hành sử liên tục chủ quyền Việt Nam trước khi xảy ra sự tranh chấp về Hoàng Sa, vốn khởi diễn từ thời Pháp thuộc, nhưng sau thời gian soạn thảo bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí này.

    Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí thời vua Duy Tân, quyển thứ 6: Tỉnh Quảng Ngãi, có chép 2 đoạn văn nói về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

    Đoạn thứ 1:


    Phần Hình Thể (Quảng Ngãi)
    “… Phía đông có đảo cát nằm ngang (Hoàng Sa đảo), liền với biển xanh làm trì (hào bao che), phía tây khống chế vùng sơn nam, có lũy đá dài chồng chất giữ cho vững vàng; phía nam kề bên tỉnh Bình Định, có sườn núi Bến Đá làm mũi chặn ngang, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh sa thổ làm giới hạn”.


    Nguyên văn phiên âm

    “Đông hoành sa đảo (Hoàng Sa Đảo) liên thượng hải dĩ vi trì, tây khống sơn man thế trường lũy dĩ vi cố, nam lân Bình Định thạch luật cương đương kỳ xung, bắc tiếp Quảng Nam sa thổ than vi chi hạn.”

    Văn Vỹ dịch
    Cử nhân Hán Học
    (Xem Phụ Đính Phóng ảnh nguyên văn
    Chữ Hán XXIII)

    Đoạn thứ 2:

    (ĐNNTC, quyển 6 tỉnh Quảng Ngãi, phần Sơn Xuyên)
    “ở phía đông Lý-đảo
    [39]huyện Bình Sơn, từ bờ biển Sa-kỳ[40]chạy ra khơi, thuận gió, 3,4 ngày đêm có thể đến. Treên đảo nhiều núi la liệt, tất cả hơn 130 ngọn, cách nhau hoặc một ngày đường, hoặc vài trống canh. Giữa đảo có bãi Hoàng-Sa (Cát Vàng), bề dài kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là bãi “Vạn Lý Trường Sa” (bãi cát dài muôn dặm), trên bãi có giếng nước ngọt, hải-điểu tụ tập nhiều, không biết bao nhiêu mà kể. Sản xuất nhiều hải-sâm, đồi mồi, ốc hoa, giải, ba-ba, hàng hóa đồ vật của các thuyền bị phong-nạn cũng tụ tập ở đó.

    Lúc mới lập quốc đặt ra đội Hoàng-Sa gồm 70 người lấy dân xã An-Vĩnh [41]sung vào, mỗi năm cứ tháng 3 ra khơi lấy hải-vật, tháng 8 do cửa biển Tư Hiền trở về dâng nạp. Lại đặt đội Bắc–Hải, khiến Đội Hoàng-Sa kiêm quản, ra các đảo Côn Lôn ở Bắc hải, tìm lấy hải-vật.

    Phía đông hòn đảo gần phủ Quỳnh-Châu, Hải-Nam nước Thanh (Trung-Hoa). Đầu đời Gia Long, phỏng theo phép cũ, đặt Đội Hoàng-Sa, rồi lại bỏ. Đầu đời Minh Mệnh, thường sai quan thuyền đến đó dò thám đường biển. Có một chỗ cồn cát trắng châu-vi 1070 trượng, cây cối xum xuê tươi tốt, giữa cồn cát có giếng nước, phía tây-nam có ngôi cổ-miếu, không biết kiến thiết vào thời-đại nào, bia khắc 4 chữ “vạn lý ba bình” tên cũ gọi là “Phật Tự Sơn”, hai bên bờ đều là đá san hô dốc thoai thoải vây quanh mặt nước. Phía tây-bắc đột nhiên nổi lên một cồn, châu-vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước, bằng với đống cát, gọi là Bàn Than Thạch[42]. Năm thứ 16, sai quan thuyề nchở gạch, đá đến cất chùa, ở phía tả chùa dựng bia đá làm dấu. Thời đó các binh lính, dân phu tham gia công việc, đào được đồng lá, đồng sắt hơn 2000 cân”

    Nguyên văn phiên âm
    ...................

    HOÀNG-SA ĐẢO

    “Tại Lý Đảo chi đông, tự Sa-Kỳ hải ngan phóng dương thuận phong tam tứ nhật da khả chi. Đảo thượng quần sơn la liệt, phàm nhất bách tam thập dư phong, tương cách hoặc nhất nhật trùng, hoặc sổ canh. Đảo chi trung hữu Hoàng-Sa châu, diên mậu sổ Thiên lý, tục danh vạn-Lý-Trường-Sa, châu thượng hữu tỉnh, Cam tuyền xuất yên hải điều quần tập, bất tri kỷ cực, sở sản đa, hải-sâm, đại mội, văn loa, ngoan, niết đẳng vật chư phong nạn thuyền hóa vật hối tập ư thử.

    Quốc sơ tri Hoàng-Sa-Đội thất thập nhân, dĩ An-Vĩnh dân sung chi, tuế dĩ tam nguyệt xuất dương thái hải vật, bát nguyệt do Tư – Hiền hải khẩn hồi nạp. Hựu trí Bắc-Hải-Đội, lịnh Hoàng-Sa đội kiêm quản, vãng Bắc Hải Côn Lôn chư đảo mịch tyhái hải vật.

    Đảo chi đông, cân Thanh-Quốc Hải-Nam Quỳnh-Châu phủ, Gia Long sơ, phỏng cựu chế, trí Hoàng Sa Đội, tầm bãi chi. Minh-Mạng sơ, thường khiển quan-thuyền chi kỳ xứ, thám phỏng hải trình. Hữu nhất xứ bạch sa đôi châu nhất thiên thất thập trượng, thụ mộc sâm mậu, đôi chi trung hữu tỉnh, tây-nam hữu cổ miếu, bất tri hà lại sở kiến, miếu bia khắc “Vạn lý ba bình” tứ tự, cựu danh Phật-Tự-Sơn, kỳ luo7ng ngạn giai san-hồ thạch tà nhiễu thủy điện, tây bắc đột khởi nhất đôi châu tam bách tứ thập trượng, cao nhất trượng nhị xích, dữ sa đôi tề, danh Bàn Than Thạch. Minh Mệnh Thập lục niên, mệnh quan-thuyền vận chuyên thạch tiền vãng kiến tự, tả thụ thạch bi vi chí. Thời binh phu ửng dịch, quật đắc đồng diệp, đồng thiết nhị thiên dư cân” (trang 36-37).

    Văn Vỹ dịch
    (Xem Phụ Đính Phóng ảnh nguyên văn
    chữ Hán XXIV, XXV)


    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]
    lionking_arc thích bài này.
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    lionking_arc thích bài này.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    L
    1771 Bonne Map of Tonkin (Vietnam) - China, ******* (Taiwan) and Luzon (Philippines)

    Chú ý Hoàng sa được tô màu xanh giống như đàng Trong và đàng Ngoài, chứng tỏ không phải thuộc TQ (màu vàng)
    lionking_arc thích bài này.
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]Đi tìm chủ quyền Hòang sa-Trường sa trong thư tịch cổ

    [​IMG]
    Les Isles Philippines P012066

    Philippines Islands. Les Isles Philippines, celle de Formose, le Sud de la Chine, Les Royaumes de Tunkin, de Cochinchine, de Cambodge, de Siam, des Laos; avec Partie de ceux de Pegu et d´Ava, par Mr. Bonne, Ingénieur-Hydrographe de la Marine. Original fold map by Rigobert Bonne. Geneva, 1780. Very good con***ion. Copper engraving. Hand-coloured. 32x21cm. Matted.
    lionking_arc thích bài này.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]Đi tìm chủ quyền Hòang sa-Trường sa trong thư tịch cổ

    Collection:
    David Rumsey Historical Map Collection

    Author: Delavault, A.; Vandermaelen, Philippe, 1795-1869


    Date:
    1827

    Short Title: Partie, la Cochinchine. Asie 106.


    Publisher: Country: Vietnam

    Region: Paracel Islands


    Full Title:
    Partie de la Cochinchine. Asie no. 106. (Dresse par Ph. Vandermaelen, lithographie par H. Ode. Deuxieme partie. - Asie. Bruxelles. 1827)


    List No:
    2212.138


    Page No:
    2:106


    Series No:
    145


    Engraver or Printer:
    Ode, Henri


    Publication Author:
    Hassel, S. G. H., 1779-1829; Vandermaelen, Philippe, 1795-1869


    Pub Date:
    1827

    Pub Title: Atlas universel de geographie physique, politique, statistique et mineralogique, sur l'echelle de 1/1641836 ou d'une ligne par 1900 toises, dresse par Ph. Vandermaelen, Membre de la Societe de Geographie de Paris, d'apres les meilleures cartes, observations astronomiques et voyages dans les divers Pays de la Terre; Lithographie par H. Ode, Membre de la Societe de Geographie de Paris. Premier partie. - Europe. Bruxelles. 1827 ... Deuxieme partie. - Asie ... Troisieme partie. - Afrique ... Quatrieme partie. - Amer. sept. ... Cinquieme partie. - Amer. merid. ... Sixieme partie. - Oceanique. (with) Statistique de l'Europe d'apres Hassel.

    Pub Reference: Phillips, 749; Koeman Vdm 1; National Maritime Museum, 179; Wellens-De Donder, L. Philippe Vandermaelen 1795-1869, 4-5.

    Pub Note: A complete set of the six volume Atlas Universel in original bindings of half red leather teal cloth covered boards with title "Vandermaelen. Atlas Universel..." embossed in gold on the spine. This monumental work was the first atlas of the world with all maps on the same scale (and a large scale at that - about one inch to 26 miles) and the first lithographed world atlas. If all the maps were joined together they would form a globe of 7.75 meters in diameter (such a globe was made in Brussels). The maps were published originally in parts of ten maps each, beginning in 1825 and ending in 1827. Vandermaelen's maps are frequently misunderstood because each map is usually best comprehended in the context of its neighboring maps - the maps do not function well on their own, since they were all meant to be joined. Koeman states that "His atlases, although unique in concept and size did not possess that fine touch of cartographic style which make them attractive for a collector..." We strongly disagree - the graphic art of the maps must be appreciated in the context of lithography, a developing art at the time; as lithographs, they are very well done. For many of the areas depicted, these maps are the largest scale maps made at the time, and the most detailed (particularly in the American West). Maps are hand painted in outline color.


    Hoàng sa được thể hiện là một phần của Cochinchine

    [​IMG]
    lionking_arc thích bài này.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]Đi tìm chủ quyền Hòang sa-Trường sa trong thư tịch cổ
    lionking_arc thích bài này.

Chia sẻ trang này