1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi tìm cơ sở của Luật học

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm cơ sở của Luật học

    Xin chào.
    Mấy hôm nay fsai nhí nhố bên box Nha Trang, hôm nay xin quay đầu về ... tiện thể post luôn chủ đề này.

    Trước tiên, xin các bác bình tâm nghe fsai nói về cái tên box chúng ta.
    fsai kô hào hứng chút nào với thuật ngữ : khoa học pháp lý, mà thật sự, nên gọi nó là luật học và bây giờ, hình như chả ai dùng cái từ khoa học pháp lý nữa.
    KHOA HỌC PHÁP LÝ - nghe hơi bị quê mùa ..... .
    Vào nội dung chính của topic : cơ sở của luật học, fsai bắt đầu bằng quyển sách LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT mà có lần mọi người trong box đã từng đề cập. Quyển sách này có thể chia thành 2 phần :
    - Phần 1 :
    Chủ nghĩa duy vật lịch sử về Nhà nước và Pháp luật.
    - Phần 2 :
    Cơ bản về cấu trúc pháp luật : quan hệ pháp luật, quy phạm, hệ thống pháp luật, pháp chế, ý thức pháp luật, hiệu quả pháp luật.
    Ngay từ những năm đầu, fsai đựơc dạy là luật học được đặt nền tảng - cơ sở - trên chủ nghĩa duy vật lịch sử, một bộ phận của triết học mác - lê.
    Quả thật, khái niệm pháp luật với hai thuộc tính : giai cấp và xã hội được giải quyết rất tốt bằng triết học duy vật này.
    Tuy nhiên, càng về sau, khi đi vào từng ngành luật cụ thể thì chủ yếu chỉ còn vận dụng các khái niệm của phần 2 mà thôi, đặc biệt là khái niệm quan hệ pháp luật.
    Càng đọc kỹ phần 2 , fsai thấy rằng các khái niệm mà chúng ta đang sử dụng này được xây dựng trên nền xã hội học xô - viết những năm 50 - 60 của thế kỷ 20 - giai đọan lụi tàn của xã hội học xô - viết, mà nội dung cơ bản của nó là quan hệ xã hội và tương tác xã hội. Và hiện nay, các khái niệm này đã tỏ ra lỗi thời đặc biệt là trong vấn đề hiệu quả của áp dụng pháp luật.
    Bác Mác - râu và bác Lê - hói cũng nói : luật học chỉ là phác họa lại các quy luật của xã hội. Thế nhưng, khi chúng ta chỉ dùng các quy luật chung, phổ quát mà triết học trình bày cho chúng ta để nhận diện xã hội thì có lẽ sẽ là áp đặt chủ quan duy ý chí.
    Theo fsai, CƠ SỞ mà luật học hiện đại cần phải là XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM với công nghệ đo đếm xã hội bằng thống kê.
    Nhìn vào thực trạng các đạo luật được thông qua và công bố ào ạt trong thời gian qua rồi lại mau chóng phải sử đổi, chỉnh lý vì không phù hợp với xã hội, có thể thấy vì nhiều lý do: Lập pháp chưa ổn, trình độ lập pháp chưa cao, ...
    Thế nhưng fsai cho rằng, chính ở đây, thiếu các nghiên cứu xã hội học, chưa đo đếm đựơc xã hội để vẽ nên các quy luật xã hội cơ bản. Và đặc biệt, ngay trong cả các báo cáo nhằm chỉnh sửa lại cái quy định hiện hành, người ta cũng chỉ dựa trên các ý kiến chứ chưa thật sự đo đếm tác động của các đạo luật.
    Đành rằng, cũng hiểu pháp luật là công cụ của sự thống trị giai cấp nhưng pháp luật còn là công cụ ổn định và quản lý xã hội, là định hướng phát triển của cả quốc gia, tức là kô ổn và kô hợp lý chút nào nếu chúng ta thiếu các minh chứng rõ ràng, cụ thể vào các số liệu thống kê tóan học.
    Hơn nữa, theo fsai, nếu phân luật học thành 2 nhóm lý thuyết :
    lý thuyết chung ( bản chất, nguồn gốc, ... )
    lý thuyết cụ thể theo từng ngành ( chỗ dựa của quy phạm cụ thể )
    Vậy thì, luật học của lý thuyết ngành lại càng cần lấy chỗ dựa là xã hội học hịên đại chứ kô phải là triết học.
    Cả nhà thấy thế nào ạh. .. ... fsai đi ngủ , mai lại tiếp nhé
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    fsai kô hào hứng chút nào với thuật ngữ : khoa học pháp lý, mà thật sự, nên gọi nó là luật học và bây giờ, hình như chả ai dùng cái từ khoa học pháp lý nữa.
    KHOA HỌC PHÁP LÝ - nghe hơi bị quê mùa ..... .

    Xin đóng góp ý kiến về từng điểm với Fsai .
    Ngày xưa, chúng tôi ở miền Nam cũng không gọi la khoa học pháp lý mà gọi là Luật học, Pháp luật .... bẵng đi 1 thời gian thì thấy các bạn trẻ gọi như thế ( KHPL ) thì cũng hiểu ...lúc đầu hơi lạ tai, sau thấy cũng quen .
    Tiện đây, cũng xin nói rõ về 1 số từ ngữ đôi khi cũng dùng trong hành chánh mà thoạt đầu, vào sau tháng 4/75, chúng tôi ngẩn người ra khi nghe được .
    Đó là các từ như : quan hệ, liên hệ và liên lạc , chính sách ....
    Thí dụ như tôi liên lạc với anh A để hỏi về 1 văn bản ... ( communication )
    Anh ấy chẳng liên hệ họ hàng gì với tôi cả nên lâu rồi không liên lạc và những gì anh ấy làm chẳng liên quan gì đến tôi .
    Còn quan hệ thì có nghĩa là việc hệ trọng ( Cách hiểu thời trước 75 ) rất ít dùng . Mày làm như quan hệ lắm không bằng !!!
    Chính sách : policy thí dụ như chính sách đối ngoại của 1 nước ....
    ============
    Bây giờ thì có khác đi,
    Mở đầu là tháng 5/75, tôi là SV thực tập của trường, khi đến, chẳng biết mình là " tội đồ " nên hùng dũng mở cửa văn phòng, ngồi trong bàn làm việc tỉnh bơ, bị 1 anh cán bộ lôi ra hỏi : Tại sao chưa " quan hệ " với tôi mà anh dám vào ? muốn làm gì phải quan hệ với tôi chứ ? ( Lúc này vừa nhìn khẩu AK vừa nghe chữ " quan hệ ", thằng bé tái mét mặt .
    Tôi đi ngang 1 nơi ở Hanội, có 1 nhà khách ghi là : Nhà khách chính sách BQP ! hỏi mãi thì mới hiểu ra là nơi dành riêng để các vị thuộc diện " chính sách " ??? của BQP nghỉ khi về HN công tác . Hình như bây giờ cũng còn ghi như thế .
    Nhưng mà nghe riết cũng quen ! Bây giờ tôi cũng nói như người HN ngày nay . Khó mà có thể đánh gía cái nào nhà quê hơn cái nào , từ nào chính xác hơn từ nào ngoài những từ như xưởng đẻ ! nhà trẻ " bất túc " ... của 1 số vị lãnh đạo TP tự tiện chế ra của 1 thời kỳ ấu trĩ . Riêng về từ Kháng sinh thì ở ngoài Bắc dùng chính xác hơn miền Nam ngày xưa ( trụ sinh ) .
    Tiện hứng, kể thêm vài từ ngữ lạ tai lúc bấy giờ cho vui cửa , vui nhà . Không hề có ý chê bai đâu nhé .
    Tôi có ông anh ruột ở lại với Cách mạng, ngày 1/5/75 thì anh đã có mặt tại SG, lúc ấy, anh là đoàn trưởng văn công HQ, mẹ con, anh em gặp nhau mừng tủi ...
    Nhưng nhiều khi nghe anh nói làm cả nhà phát sợ :
    Mẹ tôi cho anh cái xe Honda, anh thích lắm nhưng nói :
    Mợ ạ, con phải " thống nhất " cái xe !
    Chết, làm sao mà anh lại phải thống nhất ?
    Hoá ra chỉ vi cái bình xăng khác màu với cái sườn xe .
    Lần khác, anh bảo tôi : Minh ơi, anh " giải phóng " nó rồi ....
    Tôi giật nảy người tưởng rằng anh giết con người ta, hóa ra là anh đã nói chuyện xong và đã cho người này đi về . ( Sau này mới biết là bản thân mình hiểu sai chữ giải phóng và cứ nghĩ là có nghĩa xấu )
    Ấy là anh là người HN 100% đấy ... chắc tại anh quen nói chuyện như thế với anh em bộ đội !
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 04:51 ngày 27/07/2004
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đến phần chính của Topic thì là 1 đề tài lý thú lắm, tôi định khơi mào mãi mà cứ ngại ... " nhạy cảm " ! Cám ơn Fsai nhé, vậy thì topic học và hành sẽ chuyển biến để tiếp tục cái ý chính của nó vào topic này .
    Ngay từ những năm đầu, fsai đựơc dạy là luật học được đặt nền tảng - cơ sở - trên chủ nghĩa duy vật lịch sử, một bộ phận của triết học mác - lê.
    Quả thật, khái niệm pháp luật với hai thuộc tính : giai cấp và xã hội được giải quyết rất tốt bằng triết học duy vật này.

    Chỉ tại các QG CS, Luật học mới bị đưa 1 cách " gò bó " vào 1 chủ nghĩa và vấn đề giai cấp . Chính vì sự ràng buộc với giai cấp quá chặt chẽ để có chính danh mà tồn tại nên khi đất nước hội nhập với thế giới, kinh tế phát triển theo 1 đường hướng không còn nằm trong bài bản của XHCN , các quy định pháp luật của chúng ta mới " lúng túng " và bị giằng co giữa 1 bên là giáo điều và 1 bên là nền kinh tế thị trường .
    Những quốc gia phát triển, họ không đặt nặng vấn đề giai cấp mà chỉ quy định những ràng buộc , tương quan giữa các chủ thể căn bản của PL, bao gồm Nhà nước và nhân dân, nhà nước với nhà nước, nhân dân với nhân dân .
    Xin trở lại với 1 đoạn của 1 điều trong HP 1992 : Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức."
    Tôi cho rằng sự xác nhận quyền lực như thế ( dù đã được sửa đổi so với HP cũ ) vẫn chưa thể hiện được sức mạnh đoàn kết của các thành phần dân chúng và vô hình, chúng ta lại tạo ra 1 sự phân biệt giai cấp để làm suy yếu chính chúng ta .
    1 điểm nữa là vai trò của tầng lớp trí thức cũng may mà được công nhận chứ có những việc ngày hôm nay chẳng thể nào xảy ra nhưng trong quá khứ, 1 cơ cấu quyền lực đúng ra cần sự đóng góp của tầng lớp trí thức ( nhưng có thể xuất thân từ giai cấp Nông dân, công nhân ) lại được quan niệm là " hồng " hơn " chuyên " và 1 chị công nhân quét rác , học chưa xong lớp 3 và chắc chắn chẳng hiểu luật là gì đã được đảng giới thiệu ứng cử và được vào Quốc hội để làm luật !
    ( Định viết dài về vấn đề này nhưng ngại lạc đề và gây nhạy cảm , xin ngừng về việc dùng HP để chứng minh ) .
    Đến đoạn Fsai viết :
    khái niệm pháp luật với hai thuộc tính : giai cấp và xã hội được giải quyết rất tốt bằng triết học duy vật này
    Phải chăng câu này nên hiểu là : Triết học duy vật đã là 1 phương tiện để giải quyết tính giai cấp, nghĩa là phân chia và tạo ra sự khác biệt giữa các tầng lớp dân chúng trong xã hội, mà đã minh định sự khác biệt thì cũng có nghĩa là phân biệt đối xử và làm mất đi tính bình đẳng của con người trước pháp lý ?
    Và cũng chính vì mãi bận rộn với hai chữ " Đấu tranh " quanh quẩn với giai cấp mà chúng ta đã quên đi việc hoà đồng giai cấp để phát triển đất nước .
    Xin bổ túc ý kiến này bằng 1 đoạn trong chương 10 của quyển giáo trình lý luận chung về NN, PL , trang 189 ; TS Trần Ngọc Đường nhận định :
    Tuy nhiên, sau hơn 70 năm tồn tại, do những sai lầm chủ quan duy ý chí, vấn đề quan hệ giữa nhà nước và cá nhân dưới CNXH chưa được giải quyết 1 cách căn bản .
    ===========
    Anh em có ý kiến gì khác ?
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 05:15 ngày 27/07/2004
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi chỉ ghé qua box, hôm nay mới rảnh hơn, tớ lại vào đây tiếp tục nhí nhố - trao đổi tiếp nhé....

    To anh Minh Trinh.
    Khi phân biệt hai phần cơ bản trong nội dung của quyển Lý luận chung, fsai mong muốn chỉ ra rằng :
    Phần 1 :
    Với cơ sở là chủ nghĩa duy vật lịch sử - hoc thuyết hình thái kinh tế xã hội - các luật gia XHCN xác định rất rõ bản chất của pháp luật và của NN qua 2 thuộc tính :
    - Tính giai cấp và
    - Tính xã hội
    Triết học duy vật là cơ sở khoa học để chứng minh tính giai cấp của pháp luật.
    Tuy nhiên, anh Minh cũng đừng định kiến là chỉ tại các quốc gia CS, luật học bị gắn chặt vào khái niệm giai cấp. Pháp luật tư sản và pháp luật tất cả các quốc gia đều như thế : chỉ là ý chí của một nhóm - một bộ phận của xã hội chứ chưa bao giờ là nguyện vọng của toàn bộ xã hội bao giờ. ( chưa bao giờ có một đạo luật nào được thông qua với 100 % phiếu thuận ).
    Quyền lực và địa vị kinh tế luôn là yếu tố quyết định ý chí pháp luật. Vậy thì, khái niệm bình đẳng chỉ mang tính tương đối, và luôn là tương đối. Bình đẳnh trước pháp luật cũng như thế thôi.
    Trích từ bài viết của bác Minh Trinh :
    ----------------
    Đến đoạn Fsai viết :
    khái niệm pháp luật với hai thuộc tính : giai cấp và xã hội được giải quyết rất tốt bằng triết học duy vật này
    Phải chăng câu này nên hiểu là : Triết học duy vật đã là 1 phương tiện để giải quyết tính giai cấp, nghĩa là phân chia và tạo ra sự khác biệt giữa các tầng lớp dân chúng trong xã hội, mà đã minh định sự khác biệt thì cũng có nghĩa là phân biệt đối xử và làm mất đi tính bình đẳng của con người trước pháp lý ?
    Và cũng chính vì mãi bận rộn với hai chữ " Đấu tranh " quanh quẩn với giai cấp mà chúng ta đã quên đi việc hoà đồng giai cấp để phát triển đất nước .
    Xin bổ túc ý kiến này bằng 1 đoạn trong chương 10 của quyển giáo trình lý luận chung về NN, PL , trang 189 ; TS Trần Ngọc Đường nhận định :
    Tuy nhiên, sau hơn 70 năm tồn tại, do những sai lầm chủ quan duy ý chí, vấn đề quan hệ giữa nhà nước và cá nhân dưới CNXH chưa được giải quyết 1 cách căn bản .
    ---------------------
    Em mong bác hiểu rằng triết học duy vật suy cho cùng là công cụ nhận thức xã hội - cơ cấu xã hội - sự vận động của xã hội trong lịch sử. Triết học duy vật được hình thành kô phải để biện hộ cho một cái gì hết. Đương nhiên, em tán thành quan điểm trong khoa học xã hội luôn có tính đảng, tính giai cấp, tính chiến đấu, nhưng sự tồn tại của các giai cấp trong xã hội là thực tế chứ kô phải là một sự gán ghép đơn thuần. Bác đồng ý với em chỗ này chứ ạh.

    Quả thật, trong thời gian từ 1996 - nay, Đảng và NN - chúng ta ít đề cập đến vấn đề giai cấp mà tập trung vào những nỗ lực :
    - Phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo
    - Bình đẳng về giới,
    - Phát triển và hội nhập thế giới, ...
    Vì thế, phân biệt trên chỉ tạm thời ít được đề cập thôi và hoàn toàn kô ảnh hưởng đến chính sách đại đoàn kết dân tộc và sự bình đẳng trước pháp luật.
    Tuyên bố rõ : pháp luật của chúng ta là ý chí của giai cấp công nhân, nông dân - nhân dân lao động và tầng lớp trí thức ( tầng lớp những người có học vấn với xuất phát điểm là thế giới quan của giai cấp công nhân ) trong Hiến pháp kô tạo ra cho những người này một quyền lợi nào hơn hẳn - cụ thể và rõ ràng - hay một ưu thế cụ thể so với các tầng lớp khác trong xã hội. Điều này cũng áp dụng với chính Đảng CS.
    Bên cạnh đó, việc thực thi đại đoàn kết dân tộc hiện nay cũng kô nhấn vào nội dung này mà vì hiện đang tập trung giải quyết ở vấn đề dân tộc và tôn giáo.
    Về quan hệ giữa NN và công dân trong pháp luật XHCN, theo em, đúng là chúng ta vẫn chưa được giải quyết cơ bản quna hệ này, và hi hi ... chúng ta đang làm để nó được giải quyết một cách cơ bản với lý thuết NN pháp quyền XHCN.
    ----------------
    Phần 2 của quyển sách Lý luận chung, tập trung về cấu trúc của pháp luật, theo tương quan sau :
    Quan hệ xã hội - Quan hệ pháp luật ( một bộ phận của quan hệ xã hội )
    Khách thể
    Chủ thể ----------------------- Chủ thể
    tương tác
    Hình thành trên cơ sở :
    - tồn tại quy phạm pháp luật xác định nó
    Có thể nói, sự phân biệt này dựa trên thuyết tương tác xã hội và nhấn mạnh vào cấu trúc xã hội = cấu trúc của một tổng thể các quan hệ xã hội để từ đó đi đến những khái niệm :
    - Trật tự pháp luật
    - Pháp chế : một trật tự lý tưởng
    Các luật gia XHCN phát triển những nghiên cứu sâu sắc về cấu trúc nhiều tầng của pháp luật nhưng hiện nay, khi đối diện với luật học được các luật gia Mẽo và Pháp phát triển thì bộc lộ những thiếu xót nhất định :
    Vấn đề : pháp luật thực định ------------ pháp luật định hướng phát triển
    vấn đề : pháp luật trong hệ thống văn bản quy định ------------ thực tế pháp luật được thực hiện. Đây là vấn đề nặng nhất mà khái niệm hiệu quả pháp luật chưa bao giờ là đầy đủ và kô đủ sức bao khát để giải quyết vấn đề này
    vấn đề bất khả tri việc áp dụng pháp luật của các cơ quan NN : Nếu pháp luật + cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội ổn định sẽ đưa đến việc có thể tiên đoán được các quyết định của NN, tuy nhiên, điều đó là kô thể khi ngay cả việc tuyên án của TA - kô biết đường nào mà lần.
    Khi fsai nói là xã hội học thực nghiệm là cơ sở của luật học, thằng bạn đểu của tớ hì hục giải thích cho tớ là xã hội học thực nghiệm chỉ đủ sức giải thích những vấn đề cụ thể như : tội phạm vị thành niên, vấn đề bạo lực trong gia đình, hay dân nhập cư ... chứ kô đủ sức bao quát toàn bộ xã hội, nếu chọn là cơ sở phải chọn xã hội học triết học ấy.
    Hầy hà ... thiệt tình, chúng ta cần pháp luật để quản lý, nếu kô có những nội dung cụ thể - các con số đo để hoạch định thì ... thật là... chỉ là áp đặt vô nghĩa thôi.
    Tớ chứng minh cụ thể thế này nhé :
    Vụ lấy chồng Đài Loan, mọi người cứ ầm ĩ lên về đủ chuyện ---> yêu cầu chính sách này nọ, nhưng khi một báo cáo xã hội học xác định gần 50% phụ nữ lấy chồng Đài Loan là người gốc Hoa, trong tiền thức, họ hướng về quê hương thì .......... im, kô ai nói được gì. Thiệt tình ...........
    Hay vụ điều chỉnh một nội dung thôi trong Luật hôn nhân - gia đình 2000 : tài sản chung của vợ chồng phải ghi tên 2 người trên giấy chứng nhận. Trời, có thực hiện được đâu, trên cà - vẹt xe máy đấy, có ai thấy ghi tên 2 vợ chồng kô nhỉ. Rõ ràng là luật kô được thực hiện - vô giá trị ...............
    Điều này có nghĩa là nhận thức pháp lý chưa được đặt trên một nền tảng tri thức hợp lý.
    Hì hì ... tớ xin ngưng một tí. Mỏi tay quá.

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 22:55 ngày 05/11/2004
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tư tưởng của tơ về pháp luật nhiều lắm lắm .... mà tớ thích cãi nữa, ai có nhu cầu, tớ chia cho nhưng phải vào cãi nhau với tớ mới vui, ...

    Tiện thể, đọc mấy bài viết của lão Nguyễn Minh Đoan và một lão nào nữa, ( tớ quên mất tên rồi ) trên tạp chí Luật học của Đại học luật Hà Nội - số 2 và số 4 bàn về cấu trúc của quy phạm pháp luật.
    Hơ hơ ...
    Một lão nói : quy phạm gồm 2 bộ phận : quy định và bảo đảm
    lão kia nói : kô, quy phạm phái gồm, hình như là : nội dung và quy định thì phải.
    Hơ hơ ... tớ kô nhớ nữa, cả hai lão đề viện dẫn quyển : Hệ thống Pháp luật của lão Lê Minh Tâm, xuất bản năm 2003 thì phải. Quyển này thì tớ chưa đọc, nêu có viết nhăng viết cuội gì mọi người góp ý thêm nhé.
    Theo quan niệm chính thống, hiện hệ thống pháp luật VN - hệ thống cấu trúc nhé, chứ kô phải là hệ thống văn bản bao gồm :
    Ngành luật
    Chế định luật : nhóm các quy phạm kô thể tách rời
    Quy phạm luật : tế bào của hệ thống
    Vậy thì thực chất, theo tớ - quan điểm của tớ thôi đấy nhé - đây là hệ thống các mệnh đề. ( Tế bào = đơn vị cơ bản cấu thành hệ thống = Quy phạm pháp luật = mệnh đề với chủ ngữ, vị ngữ, + linh tinh ... ).
    Chúng ta hiểu thừa là quan niệm này xuất phát từ hoàn cảnh luật trong sách, phải đọc, phải nhìn, phải giở từng trang, tìm từng câu, từng chữ nên mới đi đến cách nghĩ thế.

    Chứ hiện tại, với hệ thống văn bản pháp luật ghi trên các đĩa cd và dạng dữ liệu máy tính thì quên đi nhé. Tra cứu là tra cứu theo từ chữ = key word = khái niệm, chứ làm gì còn chuyện gửi từ quyển, lật từng trang, đọc từng dòng. Mà cũng theo sự phát triển của pháp luật, đi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống nữa, lại thêm tính liên ngành, ...
    Trời, đúng kô ạh, bà con.

    Vậy thì, tại sao kô chọn tế bào của hệ thống là các khái niệm và mối liên hệ của chúng, okie, mà lại chọn là mệnh đề. Tư tưởng mới nhé, đăng ký bản quyền nhãn hiệu fsai - ai sử dụng phải liên hệ tớ đấy nhé. Hơ hơ ... ngay cả mấy vị nổi tiếng trong ngành xử lý thông tin pháp lý của Mẽo hay Tây ( Pháp ) cũng chưa thấy ai phân tích hệ thống cấu trúc kiểu tớ đâu đấy.

    Thật vậy, nhìn vào một văn bản : có thể thấy phần định nghĩa khái niệm nằm ngay ở đầu, một văn bản có thể quy thành tập hợp các khái niệm và mối liên hệ giữa các khái niệm. Okie
    Cao hơn, xa hơn, có thể thấy như hệ thống pháp luật như một mạng lưới đa chiều mà các mắt là các khái niệm ----> yêu cầu thống nhất cách hiểu, cách vận dụng càng được giải quyết ổn thảo, ... hơ hơ ...
    Lại một thằng bạn đểu của fsai hì hục phàn nàn là như thế thì làm sao giải quyết ví dụ sau :
    hình phạt trong luật hình sự có nhiều mức với nhiều khung khác nhau -------> bao nhiêu điểm = khái niệm cho đủ ------> vậy thì ta vận dụng khái niệm điểm lân cận của điểm. Trời, lôi toán học vào là okie tất. Đúng chưa nào ? thế là chú im, mà cũng có thể chú ấy chẳng biết có được như thế kô nữa. tại sao lại kô nào ? hà hà ...

    Thôi, xin ngưng ở đây ạh, kô em You _ Know kô biết tìm thêm quả gì nữa để so sánh sự vênh váo của tớ.

    Đùa tí nhé, bà con đừng giận, ...
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Giời ạ ! Vừa chấm dứt 1 cuộc tranh cãi tại Cty để nhất định xin tiếp tục duy trì tính cách độc lập của thị trường VN đối với thị trường Đông Nam Á trong đợt hội thảo về marketting kéo dài 3 ngày , chưa tìm được chỗ nào để giảm stresses thì Fsai lại đưa vấn đề này trở lại .
    Mấy tuần lục lọi, nghiên cứu toàn là sắt với gang với thép, bây giờ lại giở sách luật VN ra đọc để cãi với Fsai đây .
    Cơ mà chẳng cần giở sách vội, trích vài câu để cãi chơi đã nhá :
    Fsai : Tuy nhiên, anh Minh cũng đừng định kiến là chỉ tại các quốc gia CS, luật học bị gắn chặt vào khái niệm giai cấp. Pháp luật tư sản và pháp luật tất cả các quốc gia đều như thế : chỉ là ý chí của một nhóm - một bộ phận của xã hội chứ chưa bao giờ là nguyện vọng của toàn bộ xã hội bao giờ. ( chưa bao giờ có một đạo luật nào được thông qua với 100 % phiếu thuận ).
    Ngày xửa ngày xưa, vào cái thời phong kiến và thực dân thì quả là PL nhiều nơi có đặt ra vấn đề giai cấp . Luật pháp tiến bộ ngày nay, tại nhiều quốc gia đã xóa sạch vấn đề giai cấp rồi . Xét cho cùng thì đặt ra giai cấp và đấu tranh giai cấp tại VN chỉ là 1 giai đoạn đã qua, người ta sử dụng nó như 1 chiêu bài để khơi dậy 1 tinh thần giải phóng mang danh nghĩa dân tộc. Nhìn vào sinh hoạt xã hội hiện tại, lâu lắm rồi tôi không còn gặp những ai gọi là " chuyên chính vô sản " ; những người lãnh đạo hiện nay không thể vội vàng xóa bỏ nó nhưng trong thực tế thì quả là từ ngữ " giai cấp " chỉ còn nằm trong các văn bản, người ta nhân danh nó như 1 tín đồ để bám víu được quyền lực, tuyệt nhiên, xã hội ngày nay không còn tính đấu tranh giai cấp xa xưa để mà phải phân chia . Các doanh gia ngày nay vẫn chưa được đưa vào cái gọi là : " Liên minh giai cấp " nhưng trong thực tế, họ đã can dự rất nhiều, đóng góp rất nhiều vào công cuộc đổi mới và mới đây, Thủ tướng chính phủ cũng đã phát biểu : "Muốn dân giàu nước mạnh thì cần có đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, và trách nhiệm này được đặt lên vai các doanh nghiệp."
    Cứ theo ý kiến cá nhân tôi, việc đặt ra " Liên minh giai cấp " để dựa vào đó mà làm luật nay đã lỗi thời ... Hàng chục quốc gia chung quanh chúng ta đâu có cần phân chia thành phần trong nhân dân để làm luật đâu !
    Lại qua đến việc 100% thuận, thú thật là cái vụ 100% này thì ai cũng biết cả, vấn đề là lúc nào dám phê bình và lúc nào thì phải biết điều mà im mồm thôi . Nhưng 100% hay 50% không là dẫn chứng thuyết phục rằng có sự hiện diện của giai cấp trong 1 guồng máy điều hành mà nó là quan điểm, là ý chí của mỗi cá nhân mà thôi ( Cùng trong 1 đảng hay giai cấp , các đảng viên vẫn có thể có ý kiến trái ngược nhau ) .
    Fsai : Vấn đề : pháp luật thực định ------------ pháp luật định hướng phát triển
    vấn đề : pháp luật trong hệ thống văn bản quy định ------------ thực tế pháp luật được thực hiện. Đây là vấn đề nặng nhất mà khái niệm hiệu quả pháp luật chưa bao giờ là đầy đủ và kô đủ sức bao khát để giải quyết vấn đề này
    vấn đề bất khả tri việc áp dụng pháp luật của các cơ quan NN : Nếu pháp luật + cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội ổn định sẽ đưa đến việc có thể tiên đoán được các quyết định của NN, tuy nhiên, điều đó là kô thể khi ngay cả việc tuyên án của TA - kô biết đường nào mà lần.

    Đọc đoạn này khó hiểu quá, chắc hôm nào phải óp lai mới bàn cho cạn được. ( Lẩu dê nhé cho rẻ ) , cứ theo nhận định của tôi thì hiện nay PL VN đang bị giằng co bởi quá nhiều lực , luật pháp được soạn vội vã để đáp ứng tạm thời rồi lại phải thay đổi cho thích ứng , một trong những nguyên nhân đó là vì chưa có phân quyền rõ rệt và vai trò độc lập của tư pháp , Một phần lớn nữa là áp lực của quần chúng ( nền tảng là đạo đức xã hội ) ảnh hưởng vào tư pháp ( bịt mắt, vô tư ) khiến cho nhiều việc nhẹ trở thành nặng rồi nặng lại biến mất tiêu ! Không chỉ người dân thiếu am tường về luật pháp mà ngay đến nhiều cấp lãnh đạo cũng chỉ biết xoa dịu công luận , phát biểu theo cảm hứng nhưng khi tìm luật để áp dụng thì chẳng thấy đâu ( vụ quý tử đua xe là 1 bằng chứng ) .
    Tư pháp phải tự tạo cho mình 1 vai trò độc lập, khách quan .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 05:46 ngày 06/11/2004
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ ...
    Mình bác Minh Trinh cãi nhau với fsai thì fsai tớ chỉ đi lắt léo vài chiêu là bác em bỏ thân sa trường, da ngựa bọc thây.
    Bác ơi, bác gọi bác rakhói + tiểu hài nhi vào liên thủ thì còn may ra ... tam lão box KHPL chắc cố cầm cự được vài chục chiêu ( post ) và để em ấn chứng võ công sau một tháng tu luyện xem có tiến thêm bước nào kô.

    -------------------
    Ta tiếp tục đùa vui tiếp nhé.
    Kô ai chơi phần 2, em tập trung phần 1, nói về tính giai cấp của pháp luật vậy.
    Phần này hơi chán nhưng thôi kệ, kô sao.

    Bác em thân mến,
    Bác cho rằng hiện tại, kô còn giai cấp, và kô ai còn nhắc đến khái niệm giai cấp là chưa chính xác.
    Khái niệm giai cấp là khái niệm được xây dựng nhằm nhận thức sâu sắc cấu trúc cơ bản của xã hội.
    Nhiều thế hệ trước đây, các nhà khoa học + nhà văn + ... nhận thức xã hội có bất bình đẳng : giàu nghèo, nhưng kô nhận thức tại sao có hiện tượng đó. Sự giàu nghèo là bề nổi, là hiện tượng bề mặt của giai cấp.
    Thật vậy, khái niệm giai cấp phân chia xã hội loài người tại những thời điểm cụ thể thành những nhóm người dựa theo sự phân định về quyền sở hữu với tư liệu sản xuất. Người nắm giữ tư liệu sản xuất là người giữ vị trí thống trị.
    Hiện tượng giai cấp tại thời điểm này vẫn còn tồn tại, mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ của tư liệu sản xuất và khoa học kỹ thuật đã trở thành tư liệu sản xuất trực tiếp, nhưng sự tách biệt giữa vốn + tư liệu sản xuất cơ bản và người lao động vẫn tồn tại, và hố sâu ngăn cách về giàu nghèo giữa giới chủ và người lao động vẫn kô thể san lấp.
    Hà hà ...
    Bây giờ ta tiếp tục bàn xem pháp luật có mang tính giai cấp kô. Fsai xé kô lý luận thừa thãi và sáo rỗng mà chỉ thẳng ra cho các bô lão thấy luật lao động tư bản bảo vệ giới chủ rằng :
    - Luật Mẽo cho phép người chủ được sa thải người lao động mà kô cần nêu lý do.
    - Châu Âu : luật của Ý, điều 18, bộ luật lao động hiện hành nối gót Mẽo.
    Rõ ràng, khái niệm công bằng trong hợp đồng lao động cần phải thấy ở góc độ : người lao động luôn ở vị trí thấp hơn so với người chủ và cần được pháp luật bảo vệ hơn nhưng kô.
    Đó là thế giới, quay về VN, trong lịch sử, thời gian chúng ta hô hào cải tạo XHCN chỉ tập trung trong giai đoạn 1957 - 1965 tại miền Bắc và 1977 - 1986 tại miền Nam, còn lại phần lớn thời gian dành cho hoà hợp dân tộc chống giặc ngoại xâm và phát triển. Hiện bác nói thế nào ấy chứ em là em thấy trong báo cáo chính trị - nghị quyết ĐH Đg khoá 9 vẫn ghi nhận : đấu tranh giai cấp tại VN vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức và vẫn diễn ra giay gắt ...
    Về cái chỗ mà bác nói về chị quét rác có thể tham gia và QH, nên chăng là để các chuyên gia lập pháp thì tốt hơn. Về chỗ này, bác cần lưu ý là tính chất đại biểu, đại diện cho các tầng lớp nhân dân, là người thay mặt cho quyền và lợi ích của các nhóm xã hội biểu quyết các đạo luật, còn các chuyên gia, thì chỉ lập pháp thôi. Nếu QH hay nghị viện chỉ toàn là các chuyên gia lập pháp thì lấy ai biểu quyết thông qua các đạo luật hả bác, ... mà lúc ấy, luật ra đời chỉ có dành cho giới chuyên gia quyền lợi thôi.

    Nói đến chỗ này, chắc bác phải nhận ra rằng việc ghi nhận liên minh giai cấp công nông = sự đồng thuận cho một lực lượng lớn nhất của xã hội, nhân dân lao động có số lượng lớn nhất trong cơ quan quyền lực NN cao nhất = Quốc hội. Và điều này cũng nói lên rằng liên minh số đông này sẽ có khả năng tập hợp được lực lượng lớn nhất cho sự nghiệp phát triển một xã hội công bằng, văn minh.
    Àh, em cũng lưu ý bác là trong lịch sử chính trị VN hiện tại, khái niệm vừa hồng vừa chuyên rất ít khi được dùng đến mà khái niệm này chỉ ở mấy anh Tàu ghẻ trong CMVH 1966 - 1976 mà thôi.

    Về phương diện quyền lập pháp, em xin thẻ thọt " luộc " bác - ấn chứng võ công sơ sơ - bằng mấy ý như vậy , bây chừ, xin lướt qua màn tư pháp.
    Bác cho rằng tư pháp cần phải độc lập mới thực thi được công lý - thực ra, theo bác, tư pháp có bao giờ tuyệt đối độc lập kô ạh. Em xin nêu ví dụ : Thượng viện Anh là cơ quan tư pháp tối cao - chết bác nhé. Vậy thì chung quy lị, cần phải thấy rằng, TA cũng là cơ quan bảo vệ chính quyền ( trong pháp luật VN gọi là một bộ phận của hệ thống các cơ quan nội chính = bảo vệ chính quyền, bên cạnh các cơ quan : quân đội, công an, ... ) và là cơ quan thực hiện việc xét xử.
    Phân công công việc xét xử, đòi hỏi người thẩm phán và cơ quan này có quyền độc lập kô đồng nghĩa với việc nó phải tách rời và mâu thuẫn với các nhiệm vụ hàng đầu : bảo vệ chính quyền và độc lập hoàn toàn về mặt tổ chức. Okie kô ạh.
    Túm lại, để cho cơ quan tư pháp mà trung tâm là TA độc lập trong phạm vi thực hiện quyền xét xử thì có nhiều phương cách chứ kô nhất thiết là tách nó ra ngoài hệ thống cơ quan NN và ngoài xã hội.
    Cuối cùng, NN của dân, do dân, vì dân = quyền lực NN thưộc về nhân dân lao động mà nền tảng là liên minh công nông - trí thức có nghĩa là mọi quyền lực NN thuộc về cơ quan dân cử trực tiếp : quốc hội ---> quốc hội lãnh đạo TA, TA phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước quốc hội là hoàn toàn chính xác.

    Vậy đi ... tạm thời vậy đã, phải chừa con đường cho bác tiếp tục chứ, phải kô ạh.

  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đồng ... ngành Fsai !
    Trước tiên là tớ phải khẳng định là tớ không tính chuyện " ăn thua " ở box này . Trong đời tớ, tớ chỉ ăn thua và sẵn sàng chấp nhận thua trong những trường hợp sau :
    1/ Con bé ... đẹp wá ! Fsai chắc chắn không thuộc " diện " này nhỉ ?
    2/ Bà bán cháo lòng ở chợ Phú Nhuận và cô bán túi xách ở bờ hồ HN ... , Fsai chắc chắn cũng không nằm trong " giai cấp " này nhỉ .
    3/ Anh Bộ đội ở Củ Chi dạy tớ văn hóa mới bằng AK tại 1 trường Đại học với 1 câu mà tớ bị bắt phải lập lại đến nỗi không thể quên sau gần 30 năm : " Đi xe đạp mini là ... khiêu dâm " . Fsai chắc chắn cũng không được trang bị kiến thức như thế phải không ?
    Sau những cuộc bể dâu, cá ăn kiến, kiến ăn cá ... làm cho tớ thấm thía nhiều về cuôcsống nên cuộc đời còn lại chỉ thích thủ hoà . Thắng thua xin dành cho các " tương lai của giống nòi " nhé .
    Trở lại vấn đề chính nào .
    Tớ đổ mồ hôi giữa trời lạnh khi đọc câu này của Fsai :
    - Luật Mẽo cho phép người chủ được sa thải người lao động mà kô cần nêu lý do.
    Trời đất ạ, Tụi Mỹ nó tàn nhẫn đến thế thì đời sống công nhân cơ cực lắm, nó đuổi KHÔNG CẦN NÊU LÝ DO tức là muốn đuổi lúc nào cũng được thì chỉ riêng vừa làm vừa hồi hộp cũng vỡ tim, các ông chủ thi nhau mà sờ mông nữ thư ký, không đồng ý là đuổi liền nhì ? .
    Thưa không có luật này đâu Fsai ạ, có lẽ vào thời điểm mà cụ Lê Nin còn cắp sách đi học thì họa may .
    Phần này, Fsai chỉ sai chứ không thua ! Vì tớ NGỜ rằng Fsai đang giăng 1 cái bẫy hoặc có ý đồ gì khi đem luật lao động của Mẽo ra dẫn chứng .
    Và ngay từ căn bản đã sai thì các phân tích kia cũng chỉ dựa trên lý luận của Pháp chế CNXH, đến điểm này thì tớ sợ lưỡi đao của mods lắm ... để khoan khoan, tớ lựa lời hoặc làm Tôn ngộ không thì mới mạnh miệng được .
  9. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Trời ...
    Thiệt tình, ... bác chỉ nói suông thế thì làm sao em tin được là luật Mẽo kô quy định như thế, còn về phần em, xin dẫn chứng 2 nguồn tư liệu sau :
    1. Quyển : LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC do một tay chơi thuộc ĐH Ma-cha-chi-*** gì đó viết, phân tích ưu điểm của nền kinh tế Mẽo và chứng minh việc sa thải kô cần lý do đó là một ưu thế vượt trội làm cho kinh tế Mẽo năng động và hiệu quả hơn kinh tế EU.
    He he ... đây là sách dịch - tư liệu gián tiếp, em kô chác lắm, nhưng em tin sái cổ ngay, bác cứ tìm luật nào chứng minh ngược lại đi ạh
    Còn chuyện sờ mông thư ký ấy àh, bó tay bác luôn, có luật cấm quấy rối ******** mà, các em thư ký mà kiện thì chỉ có đi đứt
    2. Về điều 18, luật lao động Ý, là em đọc ở một bài báo khoa học cũng của VN, hì hì ... lâu rồi em cũng quên mất tên và tác giả rồi, nhưng chắc kô sai đâu ạh.
    Vậy thôi.
    ....
    Còn chuyện " ăn thua" kia kia ấy, cô gái nào đẹp wá ... hơ hơ ...
    Em cũng xin ăn thua với bác ạh

  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Suông thế nào được, Fsai cứ vào search " Labor law " thì chắc cũng có đến vạn trang nói về luật bảo vệ công nhân , trong đó có nguyên tắc sa thải công nhân đấy, cuốn sách mà Fsai dẫn chứng chắc là kể vào thời mới phát triển công nghiệp cuối thế kỷ 18 thôi, về sau, tôi còn được đọc và nghe giảng rất nhiều lần ở VN là Kinh tế Mỹ đang giãy chết, người bóc lột người nữa kìa,
    Hàng ngày, ở đây có cả trăm vụ kiện tụng về việc sa thải lý do không chính đáng và đã có người thắng, được bồi thường đến bạc triệu USD đấy .
    Fsai vào đây đọc cho kỹ rồi hãy " phán " nhá .
    http://www.nlrb.gov/nlrb/shared_files/brochures/basicguide.asp
    Bận quá nên không search hộ Fsai đầy đủ được, hy vọng Rakhoi ở Mẽo thì có thể tìm giúp về luật lao động cụ thể hơn .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 22:11 ngày 11/11/2004

Chia sẻ trang này