1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi tìm cơ sở của Luật học

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    rồi, chiều nay rảnh rỗi, cho em mon men tiếp chiêu các bác. Bác MinhTrinh và fsai nói cao siêu quá, em nó chả hiểu, chỉ hiểu độc có những gì bác rakhoi nói , nên tiếp bác rakhoi vài chiêu vậy .
    Này, thật sự em chả hiểu cái link giữa các vấn đề bác đưa ra ?ophápluật có tính giai cấp không?, nhảy tới ?ohợp đồng lao động?, rồi nhảy tới quốc hội. Úi chà, rắc rối quá nhỉ, em nó không hiểu.
    Để em trả lời câu ?opháp luật có tính giai cấp không? đã nhá. (sorry, em không đọc hết bài của fsai, bác MT, vì đọc cũng chả hiểu , nhưng mà bác rakhoi đưa ra câu hỏi rõ ràng qua nên bon chen, không biết các bác kia viết những gì rồi đâu nhá).
    Em nhớ lần nào đó học, ông thày nói là pháp luật sinh ra để bảo vệ cho giai cấp cầm quyền (hình như trích từ cuốn mà fsai nói ấy). Thế đương nhiên là có tính giai cấp rồi còn gì nữa ah? Em thấy đúng quá còn gì. Cứ cho là có ban soạn thảo luật, ban đó đứng về phía nhân dân đi, soạn thảo nưhngx điều khoản có lợi cho nhân dân đi. Nhưng rồi ai sẽ là người phê chuẩn? dạ, các bác tai to mặt lớn chứ còn ai vào đây nữa? Mà khi phê chuẩn thì các bác ấy cũng phải đọc chứ, và khi đọc mà các bác ấy thấy điều nào bất lợi cho các bác ấy thì các bác ấy cắn bút còn chán, cho tới khi các chuyên gia soạn thảo luật thấy mệt, thôi bỏ quách cái phần ấy đi cho xong.
    Cái mớ ní nuận về HĐLĐ của bác rakhoi em không nói nữa (vì có hiểu đâu mà nói ), xin nói đến cái phần QH.
    Thứ nhất, ai bảo bác là nông dân bây giờ chỉ ù ù cạc cạc ạ. Dạ, báo cáo, bây giờ giai cấp nông dân cũng hiểu biết như ai đấy ạ. Thế bác bảo trường ĐH Nông nghiệp, nông lâm đẻ ra cho ai học, và những người học xong đại diện cho ai? điều này dẫn tới về sau của bác. Nếu anh chủ trại đó đủ kiến thức nhg lại có nợ máu (lời của bác) thì còn lâu anh ta mới được đại diện néh. Đại diện ở đây không chỉ là ngừòi đại diện về kiến thức mà là đại diện cho ý chí của nông dân. Ai bảo là cái anh chàng kia mang ý chí của đông đảo tầng lớp nông dân Khi mà anh ta thuộc một tầng lớp khác?
    Thứ hai, chả ai bảo với bác là cứ đại diện cho giai cấp công nhân thì phải là nông dân cả. Thế cứ như ní nuận của bác thì nước ta có khoảng 20 triệu trẻ em thì phải có 20 trẻ em là đại biểu QH à, chà chà.
    Thế thôi ạ, em biến đây. Chào bác và chúc bác chén gà tây ngon lành nhá.
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cứ cái đà diễn dịch và bàn loạn như thế này thì chẳng mấy chốc , từ đề tài này, chúng ta sẽ lan man đến : 7.000 tỷ đồng uống bia Tết tại 1 thiên đường có thu nhập bình quân khoảng 300 USD/năm !
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/11/3B9D8FB2/
    Uống bia trong 3 ngày tết chiếm tỷ lệ thu nhập khá cao đấy, gía mà giảm bớt đi thì có khi cũng xây được 1 đoạn xe điện ngầm trong thành phố hoặc vài cái cầu cỡ cầu Mỹ Thuận !!! Khỏi phải đi vận động, chạy chọt viện trợ nước ngoài .
    Xin trở lại với đề tài thảo luận chính :
    Không ai phủ nhận nguồn gốc của PL sinh ra để bảo vệ giai cấp thống trị cả ... nhưng mà xa xưa mất rồi Y_K ạ, từ cái thời Tần Thủy Hoàng, Khổng tử thì OK .
    Còn ngày nay, Luật pháp được soạn thảo và ban hành không còn vì mục tiêu trên ... khi đã dùng từ " Pháp nhân " thì các pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật bất kể pháp nhân này là ai .
    Do đó mà NGÀY NAY việc phân chia và nhân danh giai cấp không cần thiết để đặt ra trước pháp lý nữa . Hơn thế nữa, nếu cho rằng Luật pháp được ban hành nhằm giới hạn quyền lực của người lãnh đạo, bảo vệ người có tội thì cũng chẳng sai đâu .
    Về việc giai cấp lãnh đạo soạn luật thì sẽ nghiêng về quyền lợi của họ , điều này cũng chỉ đúng vào thời xa xưa, căn bản của LP phải nằm trong hiến pháp mà HP sẽ do 1 ủy ban ( thí dụ như Quốc Hội lập hiến ) soạn thảo, ủy ban này do dân bầu ra và nhiệm kỳ của họ cũng hoàn toàn chấm dứt sau khi soạn xong HP . Ủy ban này là đại diện của NHÂN DÂN nhá, không phải là các cụ tai to mặt lớn hoàn toàn đâu mà phải là những người am tường về luật pháp .
    Thêm nữa, YK cho rằng các trường DH Nông lâm ... đẻ ra cho nông dân học thì cũng không hẳn, thiếu gì dân thành phố học, học xong thì đi làm mà có khi đi làm thì công việc lại chẳng còn dính líu gì đến nông lâm cả , Đi học DH Nông Lâm không có nghĩa là sẽ đại diện cho tầng lớp nông dân đâu .
    Nhà anh Rakhơi bội thực vì món gà tây rồi chắc, để trả lời YK về Luật Lao động tại Mỹ thì mỗi tiểu bang đều có luật lao động riêng của họ, tuy đều tôn trọng các điều căn bản trong HP nhưng không vì thế mà tất cả các luật lao động tai 50 tiểu bang đều giống nhau .
    Có lẽ Rakhoi viết nhầm thôi ( hoặc là luật Canada khác ? ) chứ hợp đồng lao động không chỉ dành cho dân cổ trắng hay xanh mà nó tùy ở tầm mức hoạt động của Cty đó, nhiều Cty chỉ có mỗi 1 ông ( bà ) chủ kiêm thư ký, kiêm kế toán, kiêm hút bụi lau nhà hoặc Cty có vài người thì chỉ cần tôn trọng luật lao động của địa phương là đủ .
    Dân cổ xanh thường được bảo vệ " chi tiết " hơn bằng 1 hợp đồng lao động ký với Cty thông qua đại diện của họ là Liên đoàn hay công đoàn ... những chi tiết này vẫn phải tôn trọng các nguyên tắc căn bản của luật Lao động , thí dụ như tiền over time ... tiền lương các ngày nghỉ lễ ... theo chiều hướng tốt đẹp hơn cho công nhân chứ không được giảm bớt quyền lợi công nhân : thay vì 1 năm có 2 tuần phép tối thiểu ( luật ) thì Cty cho 5 tuần, làm quá 8 giờ trong ngày thì phải trả overtime ( luật chỉ quy định quá 44 giờ 1 tuần mới trả overtime ... ) đi trong xưởng máy không được nhanh quá 10 km 1 giờ, không khiêng nặng quá 20 kg ....
    Dân cổ trắng không lập được công đoàn thì đành chịu với 1 cái hợp đồng lao động ký với Cty hoặc nếu không có thì đành chịu chi phối bởi luật lao động .
    Ai hứng thú nghiên cứu luật lao động Canada thì vào đây :
    http://laws.justice.gc.ca/en/L-2/text.html
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 22:00 ngày 27/11/2004
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Fsai xin lỗi nhé vì mấy hôm nay bận quá ? ( một tay Việt kiều Cà ná điên làm khổ em nó ?, , các bác thông cảm nhé)
    Bây giờ, xin trả lời các bác đây ạh,
    Ấy, còn quên việc phải chào mừng anh rakhói tạm quên chuyện gà vịt quay lại trò chuyện với mọi người.
    Hì hì ?
    Các bác thân mến.
    Khoan đề cập chuyện giai cấp vội, ta giải quyết dứt điểm chuyện luật lao động với các nội dung cụ thể đã nhé và cũng xin đựơc đi từ ?othực tiễn xã hội? ạh.
    Bác rakhói và bác Minh Trinh ở tây, ở mẽo lâu rồi chắc biết rõ, mỗi khi có khó khăn sảy ra, các doanh nghiệp cần phải cắt giảm chi phí thì cách dễ nhất là sa thải lao động - cắt giảm số lao động doanh nghiệp.
    Tại VN, giả sử một doanh nghiệp muốn giảm chi phí, thì họ cũng không thể cắt giảm lao động ?" sa thải ngay một lượng lao động đựơc vì :
    - Lý do để cắt giảm lượng lao động lớn được luật quy định chặt : thiên tai, bất khả kháng, tái cấu trúc doanh nghiệp;
    - Trả trợ cấp mất việc làm ở mức mỗi năm làm việc một tháng lương, tối thiểu cũng 2 tháng lương ( lấy từ tiền chính doanh nghiệp )
    Suy đi, tính lại, sa thải còn chịu chi phí cao hơn.
    Trong khi đó, chẳng hạn nhé, khi America Airline gặp khó khăn, vụ 11/9 chẳng hạn, cty này lên kế hoạch cắt giảm ngay một lượng vài chục ngàn lao động. Okie, chuyện bình thường tại Mẽo, còn tại VN, không thể có ?
    Đương nhiên, nếu vậy, người lao động chịu thiệt thòi àh, cũng chưa chắc, vì trợ cấp xã hội, vì bảo hiểm thất nghiệp, ?
    Xin đựơc tiếp tục về cách lý giải của anh rakhói và bác Minh về vấn đề này. Có thể các bác nhầm lẫn một chút về các nội dung :
    - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
    - Sa thải : một hình thức kỷ luật lao động = đuổi việc vì vi phạm kỷ luật lao động ở mức cao nhất ?
    Cần phải hiểu là cắt giảm lao động hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khác hẳn trường hợp đuổi việc vì vi phạm kỷ luật lao động, nhưng kết cục như thế nào thì giống nhau và trách nhiệm của người chủ trong 2 trường hợp trên không khác nhau ( theo luật mẽo ạh )
    Tách bạch rõ thế này chắc các bác có thể chấp nhận ? nhưng các bác còn có thể ní nuận thêm rằng chuyện ấy có ảnh hưởng gì khi có bảo hiểm và trợ cấp xã hội rồi ?
    Hì hì ? các thứ này chỉ xuất hiện trong vài chục năm gần đây thôi ạh.
    Bây chừ, xin được quay lại chuyện giai cấp.
    Trước hết, phải hiểu giai cấp không đến từ trên trời và khái niệm giai cấp cũng chẳng phải là do cụ Mác râu nghĩ ra, mà là cụ lấy từ một cụ học giả nào đó trước Mác kia.
    Xây dựng khái niệm giai cấp ( class ) là xây dựng một cách nhận thức về cấu trúc xã hội thông qua việc phân chia xã hội con người thành từ nhóm gồm những cá nhân có sự tương đồng nhất định về điều kiện và hoàn cảnh sinh hoạt trong xã hội ?
    Các cụ trước Mác phân xã hội loài người thành nhiều nhóm ? và theo nhiều cách, nhiều tiêu chí khác nhau ? Cụ Mác râu thì căn cứ vào tiêu chí sở hữu tư liệu sản xuất mà phân biệt ? ra 2 giai cấp cơ bản trong xã hội, mà cụ thể trong xã hôi TB : chủ và người thợ
    và tương đương với chúng là người thống trị và người bị trị, xét theo góc độ nắm giữ quyền lực NN?
    Hiện, tham khảo các tài liệu triết học hiện đại, của Ma - cha ?" chú ?" chít chẳng hạn , chúng ta vẫn thấy các triết gia phương tây vẫn tìm cách phân chia xã hội thành các class để nhận thức và nghiên cứu ? (đơn giản nhất là cách phân loại : thượng lưu, trung lưu, và tầng lớp dưới ?" không ai gọi là tâầng lớp ?ohạ lưu? cả )
    Hì hì ?
    Bỏ qua cái nhìn định kiến về chủ nghĩa và hệ tư tưởng, vẫn phải thừa nhận rằng chư vị học giả vẫn và sẽ tiếp tục phân chia con người thành các nhóm xã hội khác nhau tương xứng theo hoàn cảnh và địa vị xã hội và tương ứng với nó là mức độ nắm giữ quyền lực NN ra sao ?
    Mà NN, cơ bản nhất, được lập ra để duy trì trật tự xã hội hiện hữu, (còn các chức năng khác, tính sau ?) một trật tự mà người ở địa vị tốt muốn duy trì, người có địa vị ?ohạ lưu? muốn thay đổi ?
    Nếu NN là phần cứng, thì phần mềm là pháp luật, cơ sở và nguyên lý cho cỗ máy NN vận hành ạh. Vậy thì, cũng có thể hiểu NN và pháp luật bắt nguồn từ xã hội chứ không phải tự NN và pháp luật áp đặt tính giai cấp lên xã hội.
    Các bác nói là trong xã hội thời internet là không xã hội có giai cấp theo cách phân biệt của cụ Mác râu - dựa theo sở hữu tư liệu sản xuất.
    Thời internet = thời kỳ toàn cầu hoá = thời kỳ con người có thể tạo ra một lượng của cải đủ để nuôi sống hơn 20 tỷ con người thế mà : cung thừa - của đổ sông, đổ biển để giữ giá chứ không cho không hay viện trợ nhân đạo, mà có viện trợ nhân đạo thì cũng là viện trợ có điều kiện.
    Ai cũng biết, sự sung túc và thịnh vượng tại G7 đặt trên nền móng sự nghèo đói và kiệt quệ tại châu Phi và tại nhiều quốc gia khác vì người ta đã xuất khẩu đựơc sự nô dịch đến đó một cách tinh vi.
    Xét trong lòng các đại gia G8 - nền kinh tế tri thức đi nhé, có vị cho rằng cùng với sự tôn vinh tri thức, một loại tài sản mới, đặc biệt gắn chặt với con người lao động, thì người chủ mấy quyền kiểm soát quá trình sản xuất vật chất xã hội ? he he ? chắc tay chơi bé cái nhầm nhọt ? Phần mềm hay tri thức ấy chỉ chuyển thành giá trị xã hội thông qua sự kết nối với lao động quá khứ = của cải vật chất hiện hữu. Nói đơn giản, tri thức mà không thông qua hệ thống vật chất ?" tư liệu sản xuất = máy móc, phòng thí nghiệm ? thì cũng chẳng đựơc gì.
    Nhà em cũng xin lưu ý rằng khả năng một con người - một cá nhân cụ thể có thể chuyển từ giai cấp này sang giai cấp khác = từ nghèo thành giàu, từ thợ thành ông chủ, hay từ tư sản thành bần cố nông, ? không làm mất đi tính giai cấp của xã hội ạh. Vì sự luân chuyển cá biệt này không làm mất đi tiêu chí phân nhóm theo sở hữu tư liệu sx ạh.
    Từ logic nhận thức :
    1. XH hiện tại ( xã hôi loài người toàn cầu hay tại từng quốc gia ) vẫn có tính giai cấp và vẫn phân thành các giai cấp cơ bản.
    2. NN và PL với chức năng cơ bản nhất là duy trì trật tự xã hội hiện hữu = bảo vệ người thống trị, đè dân bị trị ?
    Đi đến kết luận : NN và PL hiện đại vẫn mang tính giai cấp, quan trọng là họ có dám mạnh miệng nói ra kô thôi.
    Bác Minh Trinh có hì hục đề cấp chuyện ?opháp nhân? ?" theo định nghĩa của luật mẽo và tây thì pháp nhân là một chủ thể tưởng tượng được thành lập theo trình tự, thủ tục pl quy định. Theo nghĩa này thì k/n pháp nhân đâu có liên quan đến chuyện này đâu ạh ?Còn theo nghĩa là NN, cơ quan NN thì ? em thấy hình như cũng kô có mối liên hệ vơi chủ đề này ạh ?
    Nói chung, điều tớ nói trên không mới, nhưng để phản bác không đơn giản đâu ạh.
    Bây giờ, xin qua mục cuối, về NN VN
    (tớ se nói sau)
  4. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    -Tôi chả hiểu gì ráo ! Ông Fsai có thể tóm tắt lại được không ?Tôi nghe sao nó giống như diễn văn của các lãnh đạo thời xưa vậy, tôi cứ tưởng thời bây giờ khác rồi chứ ?

    -Có phải ý ông Fsai nói là thời nào, ở đâu cũng có mấy thằng lưu manh và luập pháp do mấy thằng này đặt ra để bảo vệ tụi nó ? Tôi thì chả dám khí như thế đâu ạ ! Ngay như tôi về VN làm rể của lãnh đạo thì tôi cũng chả dám khí như thế ạ . Nói của đáng tội, ngay trong diễn đàn này, luật pháp đặt ra để bảo vệ các cấp lãnh đạo diễn đàn, thế nhưng luật được áp dụng theo tùy trường hợp thôi . Có đứa chơi spam bằng cách in ấn cả cuốn sách Thắng Đại Mùa Xuân, chả ai nói gì vì là "phe ta" đang tuyên truyền, trong khi có đứa chọc quê vài câu thôi là bị tước quyền công dân ngay ! Thế nhưng tôi vẫn kiên nhẫn yêu quý các lãnh đạo chứ không hề gọi bọn nó là mấy thằng lưu manh ạ !
  5. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Các bác giai , bác gái thân mến
    heheheheh có một topic mà lại bàn đến hai vấn đề nên ... loạn quá nhể . Cơ mà tớ tưởng chỉ có bác phờ sai độc chiến loạn đả quần .... già thế mà bi giờ lại thành hai lão già liên thủ chống các thế lực ... công nông thế lày
    Nói chuyện luật lao động trước nhể
    Không biết các bác có rành luật lao động mỹ hay không chứ chứ còn tớ thì cả luật VN lẫn luật mỹ tớ đều ... mù mờ hết
    Luật cơ bản nhất về lao động thì rất ư là ... cơ bản . Đại khái các nhà làm luật chỉ tuyên bố người chủ không được bóc lột công nhân quá đáng , không được bắt công nhân làm việc trong điều kiện nguy hiểm , luôn sống và làm việc theo pháp luật ...... và ..... . Nhưng thế nào là "quá đáng" và "theo luật pháp" là sao thì chỉ có .... các nhà làm luật mới hiểu được . Dân thuờng dù có là chuyên gia , bác sĩ kỹ sư .... chữ nghĩa đầy một bụng thì cũng chả tìm hiểu làm qúe gì cho nó mất thì giờ
    Thôi nói như vầy cho các bác hiểu nhể
    1. Giả như tớ có tiền mở một cửa hàng kinh doanh ... kẹo . Tớ mướn bác phờ sai tốt nghiệp đại học kinh tế ưu hạng , từng cộng tác với nhiều hãng kẹo nổi tiếng trên thế giới làm quản lý cho cửa hàng của tớ với mức lương 20 tr/tháng hách nhá . Vài năm sau con gái tớ tốt nghiệp TH hạng .. vớt chả ai thèm mướn , chỉ biết nằm nhà làm ... báo . Tớ bèn sa thải bác phờ sai để lấy chỗ cho con gái tớ làm . heheheheheh Có bác nào dám kiện tớ không ???
    2. Lại cũng giả sử sau khi làm ăn được một thời gian phát đạt tớ cổ phần hoá công ty . Vì là người sáng lập cửa hàng , tớ được các cổ phầnviên tín nhiệm đặt làm giám đốc điều hành (CEO) được quyền quyết định mọi công việc của hãng miễn là đem lại lợi nhuận cho công ty để chia lời cho các cổ phần viên . Nếu như lúc đó tớ nhu cầu đá đít bác phờ sai để lấy chỗ cho con gái tớ làm thì các bác có dám kiện tớ không ???
    3. Lại giả sử thêm một trườnghợp khác , hãng kẹo của tớ sản xuất loại kẹo đặc biệt , Con nít ăn vào không khóc nữa, rất có lợi cho ... quốc gia, nên bộ y tế quyết định mua lại hãng kẹo của tớ để sản xuất kẹo cho nhi đồng toàn quốc . Và vẫn lưu dùng tớ làm giám đốc điều hành . Bi giờ nếu tớ sa thải bác phờ sai thì bác phờ sai dám kiện tớ hay không ???
    Trường hợp 1: tớ là chủ , muốn làm gì thì làm , bác phờ sai có ấm ức thì đi mở tiệm kẹo khác mà .... cạnh tranh bất chính xem ai giỏi hơn nhớ .
    Trường hợp 2: tớ cũng là người làm cho các chủ nhân là các cổ phần viên . Mỗi công ty đều có luật riêng (company policy) mà tớ phải tuân theo . Nếu công ty đặt quyền lợi của công ty trên hết (miễn là đem lại lợi nhuận ) thì việc tớ đá đít phờ sai để lấy chỗ cho con gái tớ làm vẫn có thể được chấp nhận (tuỳ theo luật của công ty) . Nhưng dĩ nhiên tớ hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm của mình . Nếu con gái tớ rủ rê bạn bè tới cho ăn kẹo miễn phí làm thiệt hại lợi nhuận của công ty thì không những con gái tớ được cho về nhà làm báo mà đôi khi tớ cũng được cho về đuổi gà tây cho vợ .
    Trường hợp 3: lại tương tự như các cty quốc doanh ở Vn , người chủ của công ty là bộ Y tế , được tài trợ từ tiền thuế của nhân dân . Nên ai cũng có quyền xía mõm vào việc điều hành và lên tiếng về những sai trái của tớ trong việc mướn người . hơhơhơ tớ nhấn mạnh vấn đề lên tiếng nhớ . Quyền "lên tiếng" tức là nhân dân có quyền chất vấn qua các đại biểu trong QH , hoặc viết báo phê bình .... và tớ có trách nhiệm trả lời , thanh minh hoặc đôi khi phải ra toà để biện minh cho hành đông sa thải bác phờ sai (nếu bị phờ sai kiện ) . Nhưng không có nghĩa là nhân dân có quyền điều hành công ty . (nếu thế thì loạn mất chứ nhể ) . Trong trường hợp 1 và 2 thì tớ cóc cần đếm xỉa đến dư luận của nhân dân muốn can thiệp thô bạo vào chuyện nội bộ của công ty
    Vậy thì luật lao động và HDLD có liên quan gì đến nhau . Hai thứ này đều là những văn bản quy ước cách hành xử giữa một nhóm người/công ty/xã hội/tiểu bang/liên bang/quốc gia (luật lao động) hoặc giữa hai đối tác (HDLD)
    Luật lao động đặt ra những quy định chung được mọi người trong xã hội công nhận qua việc bỏ phiếu biến nó thành luật cho dù cái luật đó chả liên quan gì đến họ . HDLD ràng buộc hai bên đối tác phải tuân thủ theo một hoặc nhiều qui định (luật lao động) .
    Nói ví dụ nhể . Trong xưởng sản xuất kẹo , người làm công sản xuất ra kẹo được chủ trả lương . Họ được bảo vệ bởi các luật lao động trong đó có quyền đình công nếu bị chủ bóc lột "quá đáng " , quyền được nghỉ giải lao 10 phút mỗi giờ làm việc ..... . trong thực tế những luật này khó được áp dụng vì cá nhân mỗi công nhân khó có điều kiện để đưa chủ ra toà . Người làm công phải chung nhau đóng tiền quĩ lập các liên đoàn lao động , mướn luật sư bảo vệ quyền lợi cho họ . Các liên đoàn LD mới ký các hợp đồng LD với chủ , cái hợp đồng này quy định rõ ràng các luật lao động nào giới chủ và giới làm công phải tuân theo . Nếu anh nào tiếc tiền không gia nhận liên đoàn thì nếu bị chủ bóc lột thì tự mà tranh đấu một mình (trong thực tế cũng có rất nhiều người làm công thích .... hoạt động độc lập như thế này ) . Điều này đúng cho cả dân cổ xanh lẫn dân cổ trắng
    Một số người làm công (lại cũng theo luật) được miễn trừ (exempt) khỏi luật lao động , đa số của giới này (đặc biệt là giới trí thức) được bảo vệ trực tiếp bằng HDLD ký trực tiếp giữa người làm công và chủ
    Trong thực tế , tại các công ty lớn tất cả cái mớ hổ lốn này nằm chồng chéo lên nhau . Ví dụ tại hãng sản xuất máy bay Boeing . Dân cổ xanh làm lao động chân tay lắp ráp các cơ phận có thể (hoặc không ) tham gia các các liên đoàn lao động , dân cổ trắng thiết kế các cơ phận máy bay có thể có HDLD lao động với "chủ" hoặc lại cũng ... độc lập tác chiến làm ăn lương theo giờ , giới "chủ" (các giám đốc) lại cũng chỉ là người làm công cho các ông chủ thực sự tức là các cổ phần viên . mà các cổ phần viên lại là bất cứ ai có cổ phần của Boeing trong đó có cả dân cổ xanh , cổ trắng , giám đốc của Boeing
    Công ty bán lẻ lớn nhất của mỹ là Walmart lại có qui định riêng (company policy) không cho nhân viên tham gia các liên đoàn lao động . Nhưng ai làm cho walmart cũng được chia cổ phần (tức là làm chủ đích thực của walmart , dù rằng đa số người làm công ... nghèo của walmart đều bán cổ phần của mình cho người khác khi được chia (???) Ai cảm thấy lương bổng của Walmart bóc lột sức lực người làm công quá đáng thì cứ việc tìm việc làm ở chỗ khác . Không hiểu sao vẫn có người xin vô làm cho walmart đều đều
    hơhơhơ không hiểu trong cái thế giới "người bóc lột người" này thì cái khác niệm "giai cấp" của các bác được thể hiện như thế nào nhể
    bây giờ tớ đi ăn nhể . nếu rảnh, tớ sẽ luộc kỹ hơn cái khái niệm "giai cấp" của các bác nhớ
    PS: bác phờ sai , khi tự ý nghỉ việc hoặc bị đuổi (fire) CN không được bồi thường trợ cấp thất nghiệp (của công ty , lẫn nhà nước) . Khi bị sa thải (layoff, thường xảy ra khi ... hết việc) CN được hưởng trợ cấp thất nghiệp của cả công ty lẫn nhà nước nếu đủ điều kiện . Khi bị đuổi , chủ dễ bị kiện nếu lý do để đuổi không được .... chính đáng . Thông thường CN chỉ bị đuổi khi vi phạm các luật trầm trọng như ẩu đả , uống rượu trong giờ làm ....
  6. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất phục cụ Trịnh và ông rakhoi vì thú thật là tôi đọc lại bài của ông fsai mà không hiểu rõ ràng lắm . Nhiều người Mỹ cũng than phiền các LS Mỹ dùng quá nhiều chữ Latin và cách đặt câu rất khó hiểu . Không lẽ đây là bệnh chung của các Luật Gia, không phân biệt màu da, chủng tộc ?
    Có quá nhiều chử trong bài của ông fsai mà tôi thấy hình như không phải là tiếng Việt, ghép lại trong nguyên câu thì lại càng khó hiểu hơn .
    Thí dụ như
    cơ sở, cơ bản, học thuyết hình thái, bản chất, thuộc tính, tính giai cấp, tính xã hội, chủ quan duy ý chí, ý chí pháp luật, công cụ, vận động, gán ghép, xuất phát điểm, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tương tác,cơ sở tồn tại quy phạm pháp luật, pháp chế, pháp luật thực định, pháp luật định hướng, tính liên ngành, vận dụng, quy, tế bào hệ thống, tế bào liên quan, cấu trúc chủ thể, khách thể ......,........,.......
    Có ai rảnh dịch ra tiếng Việt dùm tôi được không ? Wà Púa Chèn Cổ Dụy a, ùm cỏn á, ùm xức cỏn á !
    Định về VN học luật mà như thế này thì "hỏng" giồi ạ ! Chắc là tôi phải làm 1 bài "Em Tập Làm Văn", tập dùng hết các chử này, nhưng lại sợ các danh hài ở VN "thái dụng" và "quản lý" quá mà luật bản quyền ở VN thì ......
  7. TuansanPhaply

    TuansanPhaply Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Nhờ mod xóa hộ nhé ... post nhầm chỗ !
    Được tuansanphaply sửa chữa / chuyển vào 06:51 ngày 30/11/2004
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Định bỏ qua đề tài này vì không mấy hứng thú nữa khi mà Fsai chỉ biết kết luận thật vội vã mà chưa biết gì về lao động tại Bắc Mỹ ! về sự can thiệp của chính phủ khi các công ty sa thải hàng loạt nhân viên cũng như hỗ trợ của chính quyền khi có sự cố như vậy .
    Thế thì cái luật của VN : - Lý do để cắt giảm lượng lao động lớn được luật quy định chặt : thiên tai, bất khả kháng, tái cấu trúc doanh nghiệp có phải cũng nằm trong trường hợp các hãng hàng không bên Mỹ sau 11/9 không nhỉ ???
    nhưng Fsai đã bỏ sót 1 chi tiết là để giải quyết khủng hoảng này, chính phủ HK đã bỏ ra vài CHỤC TỶ USD để hỗ trợ cho các hãng ấy duy trì hoạt động mà một trong các mục đích chính cũng vẫn là hạn chế việc sa thải nhân viên .
    Bây giờ giả sử VN airlines gặp khủng hoảng như thế, VN vẫn phải vin vào lý do bất khả kháng, tái cấu trúc doanh nghiệp để làm y như vậy .
    Có lẽ tôi xin kể ra chính kinh nghiệm bản thân về việc sa thải nhân viên và quyền lao động tại đây .
    Tôi được đưa qua Mỹ ( Massachusetts ) năm 82 để học 6 tháng về management, trình độ không cao vì khóa học chỉ dành cho các ông chủ nhà hàng ( chẳng phải vừa qua mà đã giàu có, mở nhà hàng đâu, học thuê đấy vì ông chủ của tôi qua học 2 khóa mà vẫn rớt , anh chàng này chỉ biết đánh Hockey nên đầu óc hơi đặc 1 chút ) ; trong 6 tháng này cũng lõm bõm chút ít về luật lao động, cách thức đối xử với nhân công, đặc biệt là mánh khóe để phỏng vấn, sàng lọc, thu nhận, sa thải nhân viên .
    Vì nó không đơn giản như Fsai viết tí nào .
    Trước hết là luật pháp Mỹ cấm kỳ thị về giới tính, tôn giáo, hoàn cảnh gia đình , tuổi tác ... trong việc thu nhận người, vì thế, trong đơn xin việc chỉ trần xì có tên , số social ... địa chỉ liên lạc và bằng cấp ... nhưng nếu thấy người xin việc trẻ quá thì lại phải hỏi tuổi đấy ! dưới 18 phải có cha mẹ đồng ý và ký tên .
    Thành ra khi phỏng vấn nhân viên rất khó thí dụ như thuê phải ông Hồi giáo, Do thái giáo ... mấy ông này suốt ngày phải lễ đúng giờ, thứ bảy không chịu làm thêm ...
    Hay là gặp phải bà có khoảng 6 đứa con, anh chàng li dị vợ nhưng đang nuôi 3,4 đứa con ... những thành phần này không được phân biệt nhưng dính vào là Cty khốn khổ đấy, 1 nhân viên là 1 trouble, nhân viên có trouble từ nhà mang đến nơi làm việc sẽ làm thiệt hại cho Cty ...
    Vì thế mà phỏng vấn nhân viên cho khéo cũng thành 1 nghệ thuật, chẳng khác gì phỏng vấn 1 cô em nõn nường ở VN để âm mưu 1 mục tiêu xa !!!
    Khi sa thải nhân viên cũng không dễ, dưới 60 working days thì dễ dàng, trên 60 ngày làm việc không dễ .
    Khi về lại Montreal, tôi là người phải điền mẫu separation form cho nhân viên, những mẫu này được đánh số kỹ hơn cả chi phiếu và do Manpower phát hành, ngay từ trang đầu đã có lời căn dặn : Bạn phải cẩn thận khi điền mẫu và quyết định vì quyết định của bạn CÓ THỂ sẽ làm chính phủ tốn tới 13 000 CAD ! ( Thời đó, tiền UI benefit cho tối đa là 260$ 1 tuần , bây giờ hình như là tới 600$ 1 tuần )
    Khi 1 nhân viên bỏ việc, sa thải ( kể cả đuổi ) đều phải làm cho họ mẫu này .
    Nhân viên tự ý bỏ việc thì điền mẫu cho họ rất dễ .
    Nhưng khi phải sa thải thì là việc khá nhức đầu, khi về, tôi được họ giao cho quản lý 3 tiệm ăn thuộc loại fast food, chỉ trông nom khoảng 80 em đầm, 30 cậu bếp, lau nhà mà cũng mệt đứ hơi .
    Các em VN thời đó mới qua là khó nhất, vì người VN chấp nhận đi làm nhà hàng chẳng qua là gặp thời thế, thế thời phải thế, còn tây, đầm họ không đánh gía hay phân biệt nghề nghiệp nên ít rắc rối .
    Luật quy định là phải làm đủ 20 tuần thì mới được hưởng UI benefit ( trợ cấp thất nghiệp ) và thời gian hưởng tối đa là 1 năm, nếu được đi học thì cứ thế mà tiếp tục lãnh .
    Vì thế mà đủ 20 tuần là các cô vào năn nỉ để được sa thải !
    Nếu dễ như ông Fsai nói thì giờ này chắc là tôi cũng được khối em yêu đấy ....
    Không dễ tí nào !
    Vì rằng khi điền mẫu lay off 1 nhân viên, phải ghi số code ( công việc họ đang làm ) vào form .
    Mà khi tuyển nhân viên thì trong phiếu báo để tính trừ thuế thu nhập cũng phải có số code này .
    Thế thì khi sa thải 1 nhân viên vì thiếu việc thì không có lý do gì để thuê 1 nhân viên khác cùng số code .
    Mà đuổi vì lý do kỷ luật thì họ lại mất quyền lợi ( bị phạt 9 tuần UI benefit và khó được cho đi học ) .
    Tất nhiên là cũng có trường hợp giúp đỡ vài em vì thấy quả là để em làm waitress thì phí quá, đành phải mất vài tuần để đổi số code bằng cách thay đổi công việc ( hoặc là thuê người mới vào công việc này nhưng báo 1 số code khác như lau nhà chẳng hạn )
    Đấy nhé Fsai, đừng nói là hứng lên là đuổi được mà phải có lý do chính đáng .
    Trong suốt 3 năm làm quản lý, có 2 lần tôi định đuổi nhân viên vì lý do kỷ luật, nhưng khi định khoanh vào cái ô này thì khựng lại ... tôi tin là trừ phi có người đấm vào mặt thì mới tức mà khoanh vào đấy chứ 1 con người ở trạng thái bình thường thì sẽ rất giới hạn chưa kể là phải nêu chi tiết về vi phạm kỷ luật cũng rất phiền toái cho mình .
    Rời bỏ Cty này, tôi cũng năn nỉ ỉ ôi mãi để được chính ông chủ cho cái tờ giấy thiếu việc , đi học trở lại .
    Và công việc mới của tôi nó cũng chẳng dính líu gì đến gang, đến thép là ngành mà mình học cả ! nghiệp quản lý vẫn theo chân, Cty này là 1 Cty lớn , theo lối VN khoe thì sẽ gọi là Cty sản xuất valve đặc chủng hàng đầu thế giới với phân xưởng trải khắp Âu, Á và bắc Mỹ ! với những valve nguyên tử được gắn trên hàng không mẫu hạm, tài ngầm, nhà máy điện nguyên tử, dầu khí .... http://velan.com/
    Tại đây, tôi không phải điều hành, thuê mướn hoặc đuổi nhân viên nhưng lại thuộc loại phải đối phó hàng ngày với union ( công đoàn ) . với production , khen thưởng, trừng phạt nhân viên về năng suất .
    Các công nhân đều chính thức gia nhập công đoàn sau 3 tháng
    thử thách ( cũng 60 working days ) ; thời gian thử thách này, thấy cậu nào có cái mặt dễ ghét thì chỉ cần ghi vào report là xong, may mà trong suốt thời gian làm việc này tôi thấy cậu nào cũng dễ thương cả nên chưa có cơ hội làm ác .
    Hợp đồng lao động chi phối tất cả mọi tương quan giữa ban giám đốc và công nhân ( blue collar ) , Đừng nói chuyện sa thải đồng loạt, chỉ nói chuyện, trách mắng 1 nhân viên cũng đã phải lôi " kinh thánh " HĐ LĐ ra .
    Với nguyên tắc 1 boss, Chỉ có foreman mới được quyền ra lệnh cho thợ , vì thế, muốn gì phải có foreman ở đấy .
    Các điều kiện an toàn, thậm chí là khiêng nặng tối đa bao nhiêu , chạy nhanh nhất là bao nhiêu cũng phải tôn trọng HĐ LĐ .
    Đến việc lay off 1 người, đồng loạt cũng phải tôn trọng " Kinh Thánh " , cứ 3 năm 1 lần, HDLĐ lại được điều chỉnh lại và thường là công nhân có thêm quyền lợi .
    Thí dụ như khi hối xuất giữa USD và CAD là 157 CAD = 100 USD, Công nhân đã vin vào đó để tăng lương tới 12 % trong năm 2001 , từ sau ngày 11/9, tiền USD mất gía, hối xuất trở về thời điểm 1987 ( 121 CAD = 100 USD ) . thì cũng chẳng có điều khoản nào giảm lương công nhân cả .
    1 Cty đàng hoàng với kỹ thuật cao, đào tạo 1 công nhân quen việc rất khó, chẳng ai muốn phải sa thải nhân viên nếu không vì lý do thiếu việc, khủng hoảng .
    Trong giai đoạn giữ chức vụ này, có 2 lần tôi khốn khổ .
    1/ Có lần ông GĐ plant nói gì với công nhân, bị cãi lại, ông ta bảo : Tao đem mày cho vào máy mài, mài mày ra !
    Chỉ có thế, vài phút sau, kẻng báo, công nhân hò hét, alarm inh ỏi ... GĐ plant chạy về văn phòng , hổn hển ... bảo thằng bé Minh ra đối phó .
    30 phút sau, tình hình bình thường trở lại , chẳng phải vì có phép thuật gì ráo mà chỉ là năn nỉ cho họ nguôi giận .
    Bây giờ ước tính tí ti thiệt hại vì 1 câu nói vô ý thức của GĐ nhé :
    Plant này có 110 công nhân với 11 ông cai, nếu tính riêng tiền lương bình quân là 15 $ 1 giờ, tiền lương phải trả cho họ là gần 1000 CAD mà chẳng được cái gì !
    Nếu tính về thiệt hại sản xuất thì khủng khiếp hơn : Các máy CNC có nhiều máy phải bắt đầu lại từ khởi điểm, Có cái phải warm up lại, nói chung là mức sản xuất bị kém đi khoảng 25% trong ngày đó, Nhà máy trị gía vài trăm triệu 1 giờ ngưng sản xuất cũng phải tính ra thiệt hại, nếu giữ công nhân làm over time, thiệt hại do 1 lời nói vớ vẩn lên đến khoảng 7000 $ nghĩa là tương đương với 1 cái xe hơi vào thời gía lúc bấy giờ ...
    Có Fsai ở đây chắc là dám đuổi công nhân không cần đưa lý do nhỉ ?
    Đấy là chuyện 1 GĐ nói " hỗn " với công nhân .
    Năm 87, Anh chàng Vice president lang thang vào xưởng và tự nhiên ghét 1 cậu ! anh ta vào ra lệnh cho tôi phải tìm cách đuổi !
    Đuổi thì phải tìm cách, cậu này thâm niên hơn khoảng 1 chục cậu khác, nếu muốn đuổi cậu này với lý do thiếu việc thì phải đuổi tất cả các cậu vào làm sau ; như thế thì không thể lấy lý do này .
    Cách duy nhất là theo dõi năng suất, các công nhân sản xuất các sản phẩm theo 1 " bảng gía " do tôi thực hiện, được công nhân đồng ý, ký tên với sự chấp thuận của GĐ về production ( Time study ) .
    Để thực hiện time study, phải chi tiết toàn bộ các động tác của người và máy cho từng sản phẩm, dùng đồng hồ bấm giờ, computer thời đó đã tính sẵn thời gian máy chạy nhưng không được chấp thuận vì nó " KHÔNG PHẢI LÀ CON NGƯỜI " và bảng gía nào cũng kéo dài hơn so với computer rất nhiều vì khi làm time study thì phải báo trước, họ ăn gian ( chỉnh máy cho chạy 80% chẳng hạn ) thì cũng nhắm mắt làm lơ chứ bắt họ gian, họ giả vờ cho vài món đồ siết không chặt, bay lung tung thì còn thiệt hại hơn . !!!
    Do đó, tìm cách đuổi vì năng suất cũng khó, may mà anh chàng này cũng thuộc hạng lười biếng, dựa vào work report, có thể đưa ra " low efficiency report " để bắt lỗi được .
    Trong suốt 3 tháng, Tôi đưa ra được 8 cái low efficiency reports như thế ( sản xuất dưới 65% so với time study ) , chỉ cần thêm 1 cái nữa là cậu ta sẽ bị đuổi 2 ngày không lương thì thật là may, vì khó chịu với Cty, cậu ta đã tìm được việc khác và bỏ việc .
    Giả sử cậu ta cứ ở lại ? chỉ có Fsai mới dùng luật của Mỹ, theo lối lý luận của Fsai để đuổi đấy ! Và không chừng nó lôi ra toà, Cty lại thiệt hại vài chục ngàn $ !
    Cty này tôi vẫn làm cho đến nay nhưng từ 1996 chuyển qua bộ môn " võ mồm " khác nên mới có thời gian bi bô ở đây ... giống như Rakhoi , Nhiều khách hàng VN viết thư qua mách là chỉ ham offline với box PL mà chẳng chịu marketing gì ráo ! ... tớ vẫn vững như kiềng ba chân là nhờ ở cái HĐ LĐ đấy .
    Ôi, hôm nay lại ăn cắp giờ Cty mà dông dài !
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 07:33 ngày 30/11/2004
  9. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hơhơhơ trả lời thắc mắc riêng của mỗi bác về luật lao động nhể
    bác satthu
    Dân số Việt Nam là dân số trẻ ,công việc thì ít mà lao động thì nhiều, vậy đến bao giờ người lao động được quyền làm reo. Hơn nữa sức lao động là hàng hoá, để sản xuất xuông xẻ người chủ phải quản lí sức lao động đó. TRong quan hệ lao động 1 người thì quản lí 1 người thì bị quản lí vậy làm sao có công bằng được
    Mỗi nước điều chỉnh vấn đề này 1 cách khác nhau, và tính giai cấp của nhà nước thể hiện chỗ đó. Vậy không thể nói nhà nước không có tính giai cấp được

    Quyền làm reo bảo đảm chủ không thể sa thải/đuổi công nhân vì họ tham gia đình công . Khi kinh tế khủng hoảng , thất nghiệp tăng , chủ và các liên đoàn LD thương lượng với nhau giảm lợi ích , lương hay giảm số công nhân để bảo vệ quyền lợi cho cả công nhân lẫn chủ . Kinh tế khủng hoảng mà chủ cứ phải trả lương cho công nhân ngồi chơi thì , công ty phá sản , chủ/thợ đều đi ăn mày như nhau chứ lị . Khi kinh tế lên , lợi nhuận nhiều thì hai bên lại cũng cùng thương lượng để chủ san bớt lợi nhuận cho công nhân qua việc tăng lương , giảm giờ làm nếu không công nhân nhất loạt làm reo thì chủ lại cũng lỗ . Việc đình công không chỉ thiệt hại cho chủ mà còn hại đến cả công nhân (vì tạm thời không được trả lương ) nên chỉ được dùng như biện pháp cuối cùng . Ngay cả công nhân trong công đoàn cũng không hứng thú trong việc đình công nhất là khi việc việc đình công được dùng trong việc tương trợ . Giả như công nhân ở Sàigòn không thoả thuận được HDLD thì công nhân ở Hà nội trong cùng công đoàn cũng buộc phải đình công theo để áp lực giới chủ .
    Trong quan hệ lao động , quản lý cũng là một việc làm . Người quản lý và người bị quản lý đều là người làm công cho chủ nhân của công ty tức là các cổ phần viên .
    Bác Cons
    heheheheh nói chuyện với dân luật thì cứ phải uốn lưỡi 7 lần rồi mới được nói ... bậy nhể . Theo tớ biết thì các điều khoản trong luật lao động (nhiều thứ luật bao trùm nhiều lãnh vực khác nhau lắm cơ ạ) thường không có tính .... áp đặt . Việc đồng ý thực thi các điều khoản này là do "ý chí" của hai bên chủ/thợ khi ký HDLD . Nội dung của các HDLD không nhất thiết phải tuân theo các qui định về luật LD . Lấy ví dụ nhể . Mức lương tối thiểu ở tiểu bang của tớ là USD5.75/giờ . dân trí thức (học đại í ) chả bao giờ quan tâm đến điều khoản này cả , vì ai mà muốn trả $5.75 cho các cử nhân thì cứ việc chửi vào mặt nó rùi đi kiếm việc khác . Thưa kiện làm chi cho mất thời giờ . Đối với dân lao động cơ bắp , không bằng cấp thì lại chả có tiền để thuê mướn luật sư nếu chủ trả dưới mức lương này heheheeh thù lao của các bác luật sư hơi bị cao (USD100 - 500/giờ ) Vì thế chính phủ chỉ có thể đòi buộc các chủ hãng phải niêm yết thông cáo qui định mức lương tối thiểu tại sở làm để công nhân được biết và có thể so sánh với mức lương của chính họ để xem mình bị bóc lột như thế nào . hơ hơhơ cái qui định phải niêm yết thì lại rõ ràng lắm nhớ . Bảng phải to thế nào , chữ khổ bao nhiêu treo ở đâu trong hãng , lời lẽ phải thật đơn giản để bất kì công nhân nào cũng có thể đọc và hiểu được . Ấy thế mà trong các nhà hàng , sweatshop ... nhiều người vẫn chấp nhận đồng lương dưới mức tối thiểu . miễn là cả hai bên chủ thợ đồng ý với nhau là .... xong tuốt
    Để kiện tụng cho những trường hợp này luật sư phải chứng minh rằng mức lương được trả không đủ để công nhân sống dưới mức ... nghèo của liên bang (khoảng chừng 10K/năm cho một gia đình 4 người) và công nhân bị bắt buộc phải chấp nhận mức lương đó . Dân bản xứ lãnh trợ cấp cũng gần xấp xỉ mức nghèo nên cũng chẳng ai dại dột chấp nhận đồng lương mạt như thế . Dân ở lậu không giấy tờ , không được lãnh trợ cấp thì bị bắt buộc phải chấp nhận đồng lương bèo nhưng lại không phải là công dân mỹ để được bảo vệ . Vấn đề nằm ở sở di trú hơn là bộ lao động
    bác YK
    Tớ cũng chả biết có bao nhiêu bộ luật lao động nữa . Chả phải tớ sống ở vùng xa vùng sâu , chỉ là ... ăn cắp giờ của xếp nhiều quá rồi . Luật lao động chỉ đặt ra những thước đo chung chung . Các công ty không nhất thiết phải tuân theo , nhưng có thể dựa vào đó để .... nâng cao phẩm giá của cty . Những luật nào cty muốn giữ thì thường được ghi vào company policy heheheheheh cũngtương tự như việc các quốc gia ký vào các hiến chương quốc tế về luật hàng hải , nhân quyền , dân quyền , nữ quyền , nam quyền , nhi đồng quyền , hoa mai quyền .... vậy í . Các cty muốn tham gia đấu thầu các công trình dự án của nhà nước thường phải cam kết tuân theo các luật lao động của tiểu bang và liên bang .... vì đụng đến tiền thuế tức là tài sản của nhân dân . Nhưng nếu không đụng đến "nhân dân" thì chả phải cam kết gì cả heheheh cũng như bác ..... bắc hàn í . Ví dụ thực nhá . Hồi mấy năm trước , anh xếp lớn của hãng tớ gửi một vòng hoa tặng một anh lớn trong một cơ quan nhà nước để chúc mừng sau khi cty hoàn thành một công trình được thành công mỹ mãn (một việc làm rất thông thường giữa các hãng tư nhân) . Đến chiều thì vòng hoa được trả lại với lời nhắc nhở " các cơ quan , nhân viên nhà nước không được nhận bất cứ món quà nào trị giá quá ... $5 từ các hãng thầu" Sau vụ đó , anh xếp tớ cũng dẹp luôn cái truyền thống dắt bọn tớ đi ăn trưa mỗi năm một lần vào mùa Noel vì giá mỗi phần ăn đã vượt quá $5
    Cái vụ "pháp luật sinh ra để bảo vệ cho giai cấp cầm quyền " bác dựa vào nhời "ông thày" nói để cho rằng "đương nhiên" là đúng thì heheheheheh ước gì tớ được là thày nhể . Tớ còn khối việc cứ muốn bác công nhận là đúng đấy nhớ . giả như bác có xiền thì bỏ chung vào trương mục của tớ để tớ quản lý nè . bác có "đương nhiên" nhất trí không cơ
    Các anh tai to mặt lớn của mẽo, đại diện là anh Bú sờ í , có quyền "cắn bút còn chán " khi gặp các điều bất lợi cho bác í . Nhưng khi đến kỳ bầu cử sau thì các anh í không ngồi nhà cắn bút để vận động tranh cử đâu nhớ . Lại còn nói sùi bọt mép để dở trò ... mị dân cơ đấy
    Bác phờ sai
    Các hình thức để một công nhân ngưng làm việc (termination) ở một cty bao gồm:
    1-leave of absent: ngưng làm việc một thời gian . Sau đó có thể trở lại làm , chủ bảo đảm sẽ phải mướn khi công nhân trở lại
    2- quit: tự ý xin nghỉ vì không muốn làm nữa hoặc có việc làm khác tốt hơn
    3- resignation: từ chức , tự ý (hoặc có thể bị áp lực) xin ngưng làm một việc/chức vụ nào đó . có thể vẫn tiếp tục làm việc khác hay chức vụ khác trong cùng cty
    4- layoff: bị nghỉ việc vì cty hết việc làm
    5- retirement: được nghỉ hưu vì đã làm đủ số năm cho cty , không nhất thiết là phải đến tuổi về hưu
    6- fire: đuổi việc vì vi phạm hợp đồng hay đơn thuần vì anh xếp không muốn thấy mặt nữa
    Không biết bác MinhTrinh còn biết khả năng nghỉ việc nào khác nữa không cơ . Kết cục của mỗi trường hợp và trách nhiệm của người chủ sẽ hoàn toàn khác nhau tùy theo HDLD . Các trường hợp bác nêu ra: cắt giảm lao động (layoff), đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (quit), đuổi việc vì vi phạm kỷ luật lao động (fire) không có kết cục giống nhau , và trách nhiệm của chủ cũng khác nhau lém (theo luật mẽo ... thiệt trăm phần trăm , chứ không phải luật mẽo dịch bởi báo .... ANTG đâu nhớ )
    Lại rông rài tiếp về cái "giai cấp" và sự phân chia xã hội nhể
    Tớ đồng ý với nhận định " Xây dựng khái niệm giai cấp ( class ) là xây dựng một cách nhận thức về cấu trúc xã hội thông qua việc phân chia xã hội con người thành từ nhóm gồm những cá nhân có sự tương đồng nhất định về điều kiện và hoàn cảnh sinh hoạt trong xã hội ? "
    Phân chia như thế nào thì cách phân chia của cụ Mác râu "căn cứ vào tiêu chí sở hữu tư liệu sản xuất mà phân biệt ? ra 2 giai cấp cơ bản trong xã hội, mà cụ thể trong xã hôi TB : chủ và người thợ và tương đương với chúng là người thống trị và người bị trị, xét theo góc độ nắm giữ quyền lực NN?" thì cũngchỉ là một cách phân chia . phân chia như thế đúng hay không thì hehheeh có nhạy cảm không nhể
    Bác học phép đếm rồi phải không nào . 0 cộng 1 thành 1, 1 cộng 1 thành 2, 2 cộng 1 thành 3, 3 cộng 1 thành 4 ......
    Nhưng nếu bác đếm bằng hệ nhị phân thì . 0 cộng 1 thành 1, 1 cộng 1 thành 10 , 10 cộng 1 thành 11 , 11 cộng 1 thành 100 , .... [;p]
    vậy con số 10 dùng để chỉ hai đơn vị hay mười đơn vị hoàn toàn tuỳ thuộc vào phép đếm của bác phỏng ạ
    Nếu bác theo cụ Mác râu chia con người thành giai cấp thống trị và bị trị và dùng sự mâu thuẫn/đấu tranh của hai giai cấp này để giải thích sự phát triển của các xã hội loài người thì đó là một cách giải thích phỏng ạ
    Nếu bây giờ tớ theo ... tớ chia con người thành hai giai cấp đàn ông , đàn bà và dùng sự .... đụng chạm của hai giai cấp này để giải thích sự phát triển của xã hội loài người thì đó cũng là một cách giải thích phỏng ạ
    Học thuyết của cụ Mác râu không giải thích được chiều hướng phát triển của xã hội . (có cần ví dụ không nhể ) cũng như giải pháp của cụ Mác râu (CNCS) vẫn còn là thiên đường . Vậy thì so với học thuyết của ... tớ cũng đâu có khác nhau đâu nhể heheheheh í quên các bác chưa thấm nhuần học thuyết đàn ông/đàn bà của tớ nên không thể so sánh được heheheheh nhưng cứ tin lời tớ là vậy đi nhớ
    Từ cách phân chia/nhận thức xã hội có hai giai cấp thống trị/bị trị "dựa theo sở hữu tư liệu sản xuất. " bác cho rằng "
    1. XH hiện tại ( xã hôi loài người toàn cầu hay tại từng quốc gia ) vẫn có tính giai cấp và vẫn phân thành các giai cấp cơ bản.
    2. NN và PL với chức năng cơ bản nhất là duy trì trật tự xã hội hiện hữu = bảo vệ người thống trị, đè dân bị trị ?

    Hai nhận thức này chỉ đúng và logic theo cách nhìn của cụ Mác râu . Theo cách nhìn của tớ thì :

    1. "sở hữu tư liệu sản xuất " không phải là tiêu chí để phân chia con người trong xã hội .
    Ở các cơ sở kinh doanh nhỏ , người nắm giữ tư liệu sản xuất và người bị bóc lột cũng chỉ là một người . Ở các cty lớn công nhân cũng có thể là chủ TLSX nếu họ mua cổ phần của cty . Như vậy một người lại có thể có ...hai giai cấp . hai giai cấp này mà xung đột trong một người thì .... bịnh chết . Trong khi giới thày tu , ni cô lại ... chẳng có giai cấp nào cả . Anh Bill Gate giàu nức đố đổ vách , nắm giữ cơ man là tư liệu sản xuất , nhưng lại chả giữ một chức vụ chính quyền nào cả , cứ bị nhà nước kiện lên kiện xuống cái tội độc quyền cha có tí gì oai phong của giai cấp thống trị cả
    2. việc "duy trì trật tự xã hội hiện hữu" không chỉ là "bảo vệ người thống trị, đè dân bị trị " mà còn là người thống trị (cơ quan nhà nước" đồng thuận và hợp tác với kẻ bị trị (nhân dân)
    nếu bác cho rằng "NN và PL với chức năng cơ bản nhất là duy trì trật tự xã hội hiện hữu = bảo vệ người thống trị, đè dân bị trị" thì hoá ra NN và PL VN lại là công cụ của bọn thống trị hay sao ???
    Nếu bác bảo là NN và PL VN do nhân dân mà ra nên người thống trị và dân bị trị cũng là một thì ... ơ hay chính quyền của bọn đế quốc mẽo cũng tuyên bố như vậy cơ mà (cơ mà cái cụm từ của dân do dân vì dân xuất phát từ đâu nhể ).
    Hay bác cho rằng bản chất của chính quyền mỹ là tay sai cho bọn thống trị nên dù có phải vận động tranh cử rã bọt mép để dành phiếu của nhân dân thì vẫn là tay sai của bọn tư bản . Còn các bác chủ tịch HDND thì dù có cưỡi mẹc , ăn hai trăm tấn muối một bữa ... thì về cơ bản vẫn có .... cốt nhân dân nên vẫn thể hiện ý chí của nhân dân
    hơhơhơ không khéo bác lại đào thêm cái hố nữa để nhảy xuống rồi
    Chúc các bác một ngày dzui dzẻ nhể
  10. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    To bác rakhói : tặng bác một chưởng nhẹ nhàng trước cái đã :

    Nhà bác có là chủ tiệm bánh kẹo hay giám đốc điều hành cty NN hay tư nhân đi chăng nữa (PL VN gọi chung bác là người sử dụng lao động), nếu ký hợp đồng lao động với em, dù là hợp đồng miệng hay bằng văn bản đi chăng nữa, , bác cũng kô có quyền sa thải em nó vì Bộ luật lao động VN 1994 (đã được sửa đổi theo luật 2002 ) quy định rất rõ ràng như sau :
    -----------------
    Điều 38
    1- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này; ( điều 85 nêu các trường hợp kỷ luật lao động ạh )
    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
    d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
    2- Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
    3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
    a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
    c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
    ----------------
    Tức là cả ba trường hợp mà anh nêu ra, theo pl VN thì chỉ là một và nhà anh kô có quyền sa thải em nó nếu kô thuộc vào các trường hợp trên đây ạh.
    Đương nhiên, theo luật Mẽo thì anh cứ làm thế, okie, ? luật Mẽo đứng về phe anh.
    Bên cạnh đó, em xin mạn phép liệt kê hàng đống, hàng cồn những nội dung mà luật VN trong lao động ưu việt hơn luật Mẽo trong lĩnh vực bảo vệ người lao động như : học nghề, việc làm, đình công, tranh chấp lao động, ...
    Vậy thì, với niềm tự hào sâu sắc về pháp luật công nông là ý chí của công nông, xin mạn phép bồi thêm cho anh dăm cước nữa là : ( nhưng là mượn chân của anh Minh ?" chiêu di hoa tiếp ngọc mà lị )
    Dưới góc độ pháp lý, hợp đồng lao động là cơ sở dẫn chiếu đầu tiên để giải quyết các tranh chấp giữa người sử dụng lao động. Theo luật VN, hoàn toàn kô có sự phân biệt lao động cổ xanh hay cổ trắng gì hết, chỉ có phải ký hợp đồng lao động giữa người thuê và người đi làm thuê với nội dung là :
    - Luật quy định mức tối thiểu quyền lợi người lao động, nếu các bên thỏa thuận quyền lợi cho người lao động cao hơn thì okie ?theo thỏa thuận đó.
    Nhìn vào chiêu thức của anh rakhói , nhà em xin nhận định về luật Mẽo thế này :
    - Luật Mẽo về lao động có lẽ chỉ là luật an toàn lao động khi chỉ xác định các giới hạn tối thiểu nhằm bảo vệ con người khỏi những nguy hiểm về sức khỏe và tính mạng của con người trong quá trình lao động, còn cụ thể, là nội dung của quan hệ lao động giống như một hợp đồng dân sự bình thường, một sự mua bán đơn giản ?
    - Trong xã hội Mẽo, vai trò người lao động trí thức cực kỳ được đề cao ---- > lao động của họ có giá ---- > họ có quyền mặc cả mạnh về giá trị sức lao động của mình. Theo cách nhìn của em nó, từ một góc độ khác với cái nhìn hiện hữu của những người đang được trân trọng đó:
    i, trí thức cũng bán sức lao động, chỉ có là bán với giá cao, đựơc làm eo, chứ thực chất kô phải là chủ, là người quyết định và thụ hưởng lớn nhất, địa vị trong quan hệ lao động cũng tương tự như người lao động chân tay thôi.
    ii, để trả lương cho trí thức ngày càng cao hơn, người ta down lương của công nhân lao động xuống, điều này thể hiện ở chỗ, nếu tính theo ngang giá mua, tiền lương trung bình hiện nay ở Mẽo thấp hơn những năm 70, 80 của thế kỷ trước.
    iii, sự chia rẽ công nhân thành các nhóm khác nhau của giới chủ cũng tương tự như các Pháp chia VN thành 3 kỳ, với 3 chế độ cai trị và dư âm về sự kỳ thị 3 miền tại VN hiện nay cũng vẫn còn dai dẳng như sự miệt thị +dè bỉu của tri thức với lao động chân tay ? Thiệt tình, em là em phản đối cái lối suy nghĩ ấy ạh.
    Về cách nói rằng là hiện nay, người lao động đã mua đựơc một phần cổ phần trong cty, có nghĩa là họ đang dần dần làm chủ cty đó, ? Thực tế, theo em, đó chỉ là cách các ông chủ tận dụng thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân mà thôi, chứ thực tế, các bác thử chỉ cho em xem người lao động nào có quyền quyết định việc sản xuất kinh doanh nào ?
    Để cho anh rakhói no đòn, nhà em xin kính tặng anh thêm một chiêu ?ophi thân kẹp cổ? quen thụôc của vovinam :

    Ai cũng biết, người chủ và người lao động khác nhau cơ bản ở chỗ, nếu người lao động kô đi làm thuê thì sẽ chết đói ạh, chuyện họ phải chấp nhận chịu bị bóc lột để sống, cũng giống như bây giờ, bác nào về miền Trung nhà em mở nhà máy xem, ? trời, dù hôm nay em lên mạng hì hục chửi bới bọn tư bản bóc lột nhưng nhà em cũng sẵn sàng làm culi trải chiếu hoa mời gọi và lo giấy tờ thủ tục cho chúng nó để chúng nó đầu tư, và ?obóc lột? dân mình ạh. Đơn giản một điều là họat động đầu tư đó sẽ tạo công ăn, việc làm và thu nhập + nâng cao trình độ dân mình để một ngày nào đó sẽ luộc lại chúng nó ?
    Hờ hờ ? đương nhiên , miễn là trước mắt nó phải họat động đúng luật lao động VN là okie thôi, còn kô, hà hà ? dân VN chúng ta sẽ luộc nó ngay ấy mà ?
    Về phần tính giai cấp, tị nữa tớ sẽ tiếp tục ?
    Với ?ocụ? Minh Trinh, ( em học từ cụ từ nguyen_noi đấy, nghe cũng hay hay .. )
    Bác lên án em kết luận vội vã, em đành trả đòn ngay tắp lự là bác đang dùng cách quy nạp từ cá nhân lên tổng thể, đúng không ạh. Rõ ràng là bác đang đi từ kinh nghiệm cụ thể của bản thân để khái quát lên toàn xã hội ? Hì hì ? hơn nữa bác có chắc là tất cả các công ty khác giống như cty bác không, bọn to đùng, bọn vừa vừa và bọn cò con cũng như nhau thế sao.
    Hơn nữa ? hì hì ? bác ở cà ná điên nhé, luật cà ná điên tốt hơn luật Mẽo thì phải, đâu có giống nhau đâu nào.

    To chú sát thủ và em Cons,
    Hầy hà, liên minh công nông với các cô với các chú chắc anh chết sớm quá, ? thôi, cứ để anh một mình chiết chiêu với các bác ấy, dù sao cũng cảm ơn hai người đã vung đao tương trợ, ?
    Àh, nhưng mừ còn tay nguyen_noi, thôi thì anh nhường cho các cô các chú ?othịt? bác già này, hai bác kia để đó anh ?
    Hà hà ?

    Thanhk to all quan tâm, hy vọng các vị vui và giảm stress + học thêm vài chiêu thức ạh ... và ủng hộ tớ. He he ....

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 02/12/2004

Chia sẻ trang này