1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi tìm cơ sở của Luật học

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 26/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0

    Các bác thân mến
    Giời ạ nhà tớ bị bác phờ sai đánh túi bụi . chả biết đường nào mà mò cả . Thôi thì tớ cứ đụng đâu đỡ đó nhể
    1. Theo như nhời bác phờ sai thì điều 38 của luật lao động VN áp dụng cho dù tớ có là "chủ tiệm bánh kẹo hay giám đốc điều hành cty NN hay tư nhân đi chăng nữa " và "nếu ký hợp đồng lao động với em, dù là hợp đồng miệng hay bằng văn bản đi chăng nữa, , bác cũng kô có quyền sa thải em nó "
    Gớm luật quy định chặt chẽ như thế để bảo vệ người lao động thì thật là qúy hoá . Không những thế mà các "lĩnh vực bảo vệ người lao động như : học nghề, việc làm, đình công, tranh chấp lao động, ..." cũng ưu việt hơn cả luật mẽo nữa . Giời ạ các bác làm chứng nhá . tớ có bao giờ dám ..... chê luật lao động VN đâu nào
    Nhưng mà như thế này nhá . Cứ tưởng tượng , tớ mở tiệm phở bình dân , phục vụ nhu cầu ăn uống của bà con lối xom . Tiệm đông khách nên tớ mướn bác satthu để chạy bàn , đỡ đần chân tay để tớ chuyên tâm chăm sóc nồi phở cho lúc nào cũng ngon lành , nóng sốt . Bác satthủ thì lúc nào cũng sẵn sàng bưng phở (luôn luôn hoàn thành công việc nhá ) nhưng khổ nỗi cái mặt bác satthu thì trời lại sinh ra lúc nào cũng nhìn giống như sắp sửa ra tay .... sát thủ í khiến ai vào ăn phở cũng phải nhấp nhỏm sẵn sàng .... chạy . Nếu mà căn cứ theo cái điều 38 này thì một là tớ đành cho bác satthu lên bàn thờ tế , tháng tháng trả tiền cho bác í rồi mướn người khác chạy bàn ; hai là tớ đành .... dẹp tiệm mất . Các bác ở Vn có gặp cảnh này chưa ạ . Tớ thì không tin tưởng các người sử dụng lao động tư nhân của Vn tôn trọng điều khoản này đâu nhớ . hay chủ trương của PL VN thì luôn đúng đắn nhưng khi thực hiện thì vẫn còn nhiều .... bất cập hơhơhơ cái biệnluận này nghe có vẻ quen quen nhể
    Luật pháp của dân đế quốc thì ... tự do hơn một tẹo nhể . Bác bỏ tiền kinh doanh thì bác được tự do điều hành công việc (kể cả sa thải người bác mướn ) lời lỗ bác tự gánh lấy . hơhơhom tiền đầu tư là của bác cơ mà . Chỉ khi nào bác được mướn để kinh doanh giùm người khác thì bác mới phải tôn trọng luật lệ của xã hội hay của công ty . Luật pháp VN gồm chung cả ba loại hãng xuởng (cá nhân, tập thể, thuộc vào nhà nước) làm một thì đó là .... "hoàn cảnh đặc thù" của Vn nhể . hơhơhơ hôm nào bộ thương mại mẽo đòi dùng giá tôm ở Ấn độ để định giá tôm ở Vn vì cho rằng nền KT Vn không phải là nền KT thị trường , không biết có phải là vì cái "hoàn cảnh đặc thù" này không cơ heheheheheh không biết nông dân đồng bằng dông Cửu long khi nghe phán quyết này thì có cái "niềm tự hào sâu sắc về pháp luật công nông là ý chí của công nông" như bác không nhể
    2. Bác hiểu "Luật Mẽo về lao động có lẽ chỉ là luật an toàn lao động " và "sự phân biệt lao động cổ xanh hay cổ trắng " như là "sự chia rẽ công nhân thành các nhóm khác nhau của giới chủ cũng tương tự như các Pháp chia VN thành 3 kỳ, với 3 chế độ cai trị và dư âm về sự kỳ thị 3 miền tại VN hiện nay cũng vẫn còn dai dẳng như sự miệt thị +dè bỉu của tri thức với lao động chân tay ? "
    hơhơhơ tinh thần giai cấp của bác hơi bị "xâu sắc" nhớ . Bọn đế quốc mẽo thì thực tế hơn . Luật về an toàn lao động thì nhiều lắm và lại có tính áp đặt nữa cơ ạ . hãng nào vi phạm các luật an toàn lao động thì dù loại kinh doanh nào cũng bị phạt méo mỏ luôn cơ . Sự phân chia cổ xanh , cổ trắng gắn liền hơn với mức độ ... bóc lột công nhân của bọn chủ lao động . Công nhân cổ xanh lao động vất vả , mọi động tác cơ bắp đều được tính toán kỹ lưỡng thành năng xuất lao động (bác MT giải thích rồi cơ nhể ) Họ bình quân làm 40tiếng/tuần , trên số giờ này phải được trả lương phụ trội gấp rưỡi lương bình thường . các liên đoàn LD tranh đấu không ngừng cho cái khoản phụ trội này (heheheheh để CN còn có dư dả mà đóng niên liễm chứ nhể ) . Bọn cổ trắng thì bị miễn trừ (exempt) cái quyền này hơhơhơ bọn kỹ sư ngày ngày ngồi nhìn lên trần nhà (lao động đầu óc í ) mà cũng đòi trả lương gấp rưỡi để .... ngắm thạch sùng thì hãng chết đẹp í chứ nhễ . Hay bảo các bác sĩ tập họp lại đình công , để mặc bệnh nhân chết để làm áp lực đòi tăng lương thì .... thiện tai thiện tai . Bác muốn đánh đồng vơ đũa cả cổ xanh , cổ trắng lại cá mè một lứa thì tớ cũng chịu tinh thần .... bình đẳng nhưng không bình thường của bác
    3. lại tới cái đòn ?ophi thân kẹp cổ? của bác nhể . Bác cho rằng "Ai cũng biết, người chủ và người lao động khác nhau cơ bản ở chỗ, nếu người lao động kô đi làm thuê thì sẽ chết đói ạh, chuyện họ phải chấp nhận chịu bị bóc lột để sống, "
    Bác lại quên rằng chủ mà không có người lao lộng thì cũng lỗ sặc gạch đấy chứ . Quan hệ chủ/thợ là quan hệ "người góp công kẻ góp của" . Bác biết rằng "họat động đầu tư đó sẽ tạo công ăn, việc làm và thu nhập + nâng cao trình độ dân mình " mà lại cứ rình cơ hội để luộc lại bọn tư bản thì hơi bị .... đểu nhể , hay là nhà nước ta dụ chúng nó vào đầu tư rồi làm một phát .... quốc hữu hoá để san bằng giầu nghèo cho bọn tư bản ngoại quốc lăn ra giãy chết nhớ .
    Người lao động bán sức khoẻ/trí tuệ để kiếm tiền . chủ tư bản chấp nhận rủi ro khi đầu tư cũng để kiếm tiền . Người lao động hết sức khoẻ/chất xám thì ... đói . chủ tư bản đầu tư lộn chỗ thì cũng đói chứ nhể . Hay bác lại cho rằng bọn chủ tư bản chỉ nên đầu tư để .... làm phúc cho con cháu . hơhơhơ cái thiên đường í tớ chưa thấy ở đâu có cả .
    Nhà nước ta hiện cũng cho nhân dân vay vốn mua máy móc hiện đại hoá nông nghiệp . Nông dân ta cưỡi máy cày thay vì cưỡi trâu , năng xuất tăng , lợi nhuận nâng cao, có xiền trả cả vốn lẫn lời số đầu tư của nhà nước . Cả hai bên đều có lợi . cùng nhau làm giàu , phỏng ạ
    Đối với người nông dân (hay công nhân trong cơ xưởng) , vai trò "cho vay vốn" của ông nhà nước và của chủ tư bản có khác gì nhau không ạ heheheheh chắc bác lại lôi bảo bối "bản chất của bọn tư bản là bóc lột và bản chất của nhà nước ta là của dân, do dân , vì dân" để lật đổ bọn chủ tư bản và ủng hộ nhà nước ta chứ nhể
    Bác cứ dùng cái bảo bối í thì tớ lăn ra chết trước để các mod khỏi mất công .... treo tớ lên cây
    Té nhá
  2. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Phần này bác đọc lại giùm em ah, em nói là người ký phê chuẩn chứ không nói là uỷ ban soạn luật (em chưa đọc lại, có lẽ già rồi lẩm cẩm ). Em biết là những nhà soạn luật thì đương nhiên là phải là người hiểu luật rồi, không những hiểu luật mà còn phải hiểu các lĩnh vực mình soạn thảo nữa kìa.
    Có lẽ đoạn này em nói không rõ ý, với lại phần đó là chiến đấu với mớ ní nuận của anh rakhoi nên có lẽ hơi sai chủ đề 1 tí , em xin tí đất nữa giải trình cho trót nhá .
    Em không có nói là ĐH nông lâm đẻ ra cho nông dân học, mà em muốn nói là những con người học xong ĐH nông lâm, NN thì sẽ làm những công tác phục vụ tần lớp nông dân. họ không về cày ruộng mà áp dung cải tiến để chất lượng tốt hơn. Họ không phải là nông dân nhưng họ sẽ đại diện cho tầng lớp nhân dân (em không có nói đến những tên học thú y xong rồi ở lại thành phố mà đi tiếp thị dầu gội đầu đâu nhá ). Và trong cái sự lựa chọn người đại diện cho mình thì đương nhiên, không có ai chọn một tên mõ làng học hết lớp 3 cả. Hơi lạc đề 1 tí nhưng mà em thấy rằng dân VN mình khá là trọng người có học, vì thế những đứa học đại học như bọn em về quê được nhìn với cặp mắt kính cẩn lắm ạ (vì bọn em toàn tú ông tú bà không mà , í lộn, cô tú, cậu tú .
    Còn bác rakhoi với lão fsai cứ bàn loạn lên về luật lao động mà không thấy rằng mỗi người đang đứng trên 1 cái view khác nhau à? Bác rakhoi thì cứ luật mẽo + kinh nghiệm mẽo của bác mà nói, còn lão fsai thì ôm bộ luật lao động VN để mà gào lên . Nó dẫn đến tình trạng là cùng một vấn đề mà bác rakhoi thì cứ nhất định nó thế này, lão fsai thì cứ gào lên là nó thế kia, nhưng mà túm lại cả hai đều đúng .
    Em giơ tay có ý kiến ạ, chúng ta túm lại cái vụ luật LĐ đi rồi các trưởng lão quay lại vấn đề chính của topic này giùm em và bàn tiếp về vụ giai cấp đi, em vẫn mù mờ về vụ này lắm ạ .
  3. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Thôi trở lại với đề tài của bác phò sai kẻo bác YN lại bảo tớ già mồm nhớ (tuy rằng cũng .... đúng í ). Trước khi "đi tìm" thì các bác cũng phải biết mình tìm cái gì đã nhể
    Bi giờ các bác thử định nghĩa lại nhớ
    Luật là gì ???
    Luật học là gì ????
    "cơ sở" là gì ???
    Tới đây lại đã hơi rắc rối một tẹo rồi nhể . Chúng ta đi tìm cơ sở của luật hay đi tìm cơ sở của luật học ???
    Các bác trả lời giùm tớ nhớ . mà để tránh kiểu ông nói gà bà nói vịt dựa trên những .... quan điểm khác nhau . Các bác tìm định nghĩa cho những khái niệm trên mà có thể áp dụng cho mọi quan điểm/chủ nghĩa/hệ thống chính trị/xã hội/.... cơ nhá .
    Thử xem cái khái niệm "giai cấp" có lại chui vào đây được không nhể
    heheheheheh các bác thử động não (brainstorm) xem nào
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Anh rakhơi thân mến.
    Chả là mấy khi được thấy bác vào post bài từ hồi lên quan mod, với lị ,
    Ngày mai là đi ăn trên tinh thần là ủng hộ tờ xanh xanh mà anh rakhơi gửi cho bác Minh mang về, nên hôm nay nhà cháu phải hì hục vào đây tâm sự thêm với bác vụ mấy bản chất của nhà nước và tính giai cấp với mấy cái nị lăng nhăng có liên quan đây ạh ?
    Một là để cảm ơn bác đã bỏ công, bỏ của, phần là vì nhà cháu đỡ áy náy khi ngày mai say sưa chè chén trên nỗi đau của bác ? nên vào đây thưa thốt với bác mấy dòng.
    Thưa bác rakhơi.
    Sau mấy năm tu luyện trong trường, phần vì xa mặt trời, lại không được chư vị giáo sư khả kính ở trung tâm tận tình dạy dỗ nên nhà cháu hay nghĩ linh tinh về luật và hay đi lang thang sang những luồng tư duy không chính thống ạh.
    Khi đặt vấn đề về cơ sở của luật học, nhà cháu liên tưởng đến tính liên quan của các ngành khoa học với nhau. Ví dụ như cái món vật lý ấy, nguyên liệu và củi lửa mần ra nó phần lớn là từ toán học, và nhà cháu đặt câu hỏi là cái món khoa học pháp lý mà chúng ta hay lôi ra chè chén với nhau trên cái 4rum tí hon này sử dụng cái gì mần nguyên liệu và củi lửa.
    Thật vậy, tự bản thân nó, khoa học pháp lý ( một thuật ngữ rất ư là xô viết, ? mà ta gọi ngắn theo tư sản là luật học í ) không tự mình lý giải trọn vẹn được hiện tượng NN và pháp luật trong xã hội cũng như các hiện tượng có liên quan vì bản thân nó không có công cụ và phương pháp nghiên cứu + cơ sở ní nuận mà phải sử dụng tri thức lấy từ nhiều ngành khoa học khác.
    Theo những ní nuận cơ bản mà nhà cháu được học trong trường í, và tập trung là trong cái quyển giáo trình khả kính : NÍ NUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP NUẬT ấy thì nguyên liệu cơ bản của món khoa học pháp ní của chúng ta là :
    - Triết học Mác Lê nin và cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội ( gọi tắt là chủ nghĩa duy vật lịch sử );
    - Xã hội học về tương tác xã hội ( của các nhà xã hội học xôviết phát triển trên ní luyết của các học giả tư sản những năm 1920 ?" 1930 ạh ), cái nì là cái cơ bản để hình thành những khái niệm chính thống hiện tại về : quan hệ pháp luật, chủ thể pháp luật, pháp chế, hiệu quả pháp luật , ? mà mấy cô, mấy chú như : satthu, cons, ? đang nghiền ngẫm và ngấu nghiến nhai + nuốt + ?
    Trước hết, không có tham vọng dùng một ní thuyết để giải thích hết mọi hiện tượng NN và pháp luật của các quốc gia trên thế giới hiện nay, nhà cháu chỉ muốn thoát ra khỏi một lý thuyết chính thống đang tập trung giải thích về một hiện tượng xã hội và một Nhà nước và một Pháp luật hiện tại là VN ra, mà thậm chí vẫn chưa lý giải được nhiều hiện tượng phức tạp hiện nay như :
    - Pháp luật theo quy định trên giấy và pháp luật thực hiện trên thực tế với thói quen và cách ứng xử hàng ngày khác nhau lệch pha rất xa = khả năng đoán trước các phán quyết của NN là không tưởng, ?;
    - Pháp luật được sử dụng như công cụ định hướng sự phát triển của xã hội hay đơn thuần chỉ nhằm duy trì và ổn định xã hội , mâu thuẫn giữa tính bảo thủ và tính định hướng ;
    - Khả năng biến pháp luật thành cách ứng xử hàng ngày của người dân, chuyển hóa giữa quy phạm pháp luật = quy phạm xã hội, ?
    Nói chung, vì vấn đề cơ sở ní nuận và nguồn tri thức nào cần được sử dụng cho khoa học pháp lý hay luật học ?
    Giải thích như thế về vấn đề cơ sở, bây chừ nhà cháu quay lại vấn đề nóng hổi mà chúng ta chưởng chỉ đì đùng mấy ngày qua, tính giai cấp của nhà nước và pháp luật, em chỉ ngắn gọn thế này thôi, để còn thì giời, ta bàn đến các nguồn tri thức nào là cơ bản và quan trọng để khoa học pháp lý dựa vào.
    Vượt qua cái định kiến thế giới này chỉ có VN và Mẽo, thử nhìn vào các quốc gia khác, trong tổ chức NN, xin hỏi bác việc tồn tại những quốc gia quân chủ với các ông hoàng bà chúa đựơc pháp luật ghi nhận có đối lập với cái nền cộng hòa mà bác và em đang sống không nhỉ.
    Pháp luật Nhật thừa nhận tính vĩnh hằng của cụ Nhật hoàng như một biểu tượng của dân tộc, còn pháp luật Cànáđiên yêu cầu công dân mình phải thề trung thành với nữ hoàng.
    Bác nghĩ sao ạh, đấy chính là tính giai cấp đấy ạh.
    Cuối cùng, hì hì ?
    Phải chân thành cảm ơn bác đã hì hục đọc và nghiên cứu về nuật cùng với em.
    Xin hết ạh.
  5. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà nhớ
    heheheheeh cả tuần vật lộn với lão xếp hắc ám , hôm nay mới được đủng đỉnh .... tán dóc nhề
    bi giờ tớ .... "chê" (hơhơhơ mượn từ của bác phò sai nhớ ) cái tính giai cấp của nhà nước và pháp luật, trước nhớ
    Bắt đầu từ đâu nhở ?? Cơ mà bác chận họng trước nhà tớ như thế này
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    nguyên liệu cơ bản của món khoa học pháp ní của chúng ta là :
    - Triết học Mác Lê nin và cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội ( gọi tắt là chủ nghĩa duy vật lịch sử );
    - Xã hội học về tương tác xã hội ( của các nhà xã hội học xôviết phát triển trên ní luyết của các học giả tư sản những năm 1920 - 1930 ạh ), cái nì là cái cơ bản để hình thành những khái niệm chính thống hiện tại về : quan hệ pháp luật, chủ thể pháp luật, pháp chế, hiệu quả pháp luật , ? mà mấy cô, mấy chú như : satthu, cons, ? đang nghiền ngẫm và ngấu nghiến nhai + nuốt + ?
    [/QUOTE]
    Ấy thế thì bác phải đặt lại câu hỏi của bác là "đi tìm cơ sở của luật học (KHPL) theo quan điểm Triết học Mác Lê nin và chủ nghĩa duy vật lịch sử chứ nhể . hhơhơ bác ra đầu bài như thế là loại hết các tư tưởng ... ********* ra khỏi câu trả lời của bác mất rồi .
    Bác muốn đi hái bông đẹp để tặng người yêu vấu mà lại cứ bon bon trên quốc lộ mà không dám rẽ xuống ruộng thì cái bông bác hái được chắc cũng chỉ là loại .... "ai ai cũng biết , nhà nhà đều có" nàm thao mà gây ấn tượng được cơ nhể
    Và điều quan trọng hơn là chả lẽ trước khi có cụ Mác râu và anh Lê hói thì không có luật học hay sao nhể . Hay là phải "từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" thì nhân loại mới biết đến văn minh luật pháp . heheheheheh tớ thì lại thấy luật học ..... phát triển hơn ở những nơi không được soi sáng bởi những tư tưởng "chính thống" cơ đấy
    Tớ thử dắt bác xuống ruộng hái hoa lạ bằng cách "đi lang thang sang những luồng tư duy không chính thống " xem sao nhể . Lỡ mà bác đạp phải .... mìn hay vương phải gai , dính phải bùn thì hơhơhơ nhớn rồi dũng cảm lên một tẹo nhớ
    Định nghĩa về Luật nhể . theo tớ Luật là những qui ước về cách hành xử trong một cộng đồng nào đó . hehehehe ngay cả trong cái "cộng đồng" của lão .... Robinson cũng có khái niệm luật và quyền chứ nhể . Quyền trong cái cộng đồng này là "quyền được sinh sống" và luật là "đứa nào đụng đến quyền được sinh sống của tớ thì tớ .... làm thịt nó " . Tuy rằng không được viết xuống rõ ràng trên giấy trắng mực đen , có mít tinh, bầu bán, ký tên ủng hộ ... nhưng Robinson và cái lũ cọp, beo , rắn rít trên cái đảo của hắn đều hiểu và chấp nhận cái .... "hiến pháp" nguyên thủy đó chứ nhể .
    Khi xã hội văn minh hơn , Robinson không thèm chơi với cọp beo rắn rít mà lại chơi với đồng loại thì luật pháp ứng dụng cho Robinson cũng thay đổi và phong phú hơn (nhưng cái hiến pháp với bọn cọp beo rắn rít thì vẫn có giá trị chứ nhể ) Các bác có ngoại hình ốm đói như bác MinhTrinh, satthu ; liễu yếu, ho hen như bác YouKnow , già mồm như tớ .... thì không thể nào dùng sức đối sức với bọn liều mạng như ..... NoFear được . Nên mới hùa với nhau (sức mạnh cộng đồng í) mà đặt thêm những luật-lệ , qui định đòi những kẻ vai u thịt bắt phải tuân theo đặng mà cùng nhau sống. hơhơhơ mà hình như bọn sư tử, chó sói ... cũng biết cái luật này í nhể . Rồi để sống chung với nhau thì xã hội cũng phân hoá , các thành viên cũng chuyên môn hoá khả năng của mình , có tôn ti trật tự để cùng hướng đến mục đích chung . hơhơhơ cái tính năng này hình như trong xã hội ... ong, kiến cũng có cơ
    Bi giờ sang đến "luật học" hay bác gọi là "khoa học pháp lý" heheheheh bác không chịu định nghĩa nó ra nên tớ cũng chả biết đường nào mà ... chê cả . Nhưng tớ tạm định nghĩa "luật học" là ... học về luật nhá . Tức là nghiên cứa /giải thích/lý luận về luật pháp để cho những kẻ liều mạng như NoFear nghe ra biết .... sợ mà bớt làm liều , hay để những kẻ vai u thịt bắt không dám lấy thịt đè người . heheheh có thế thì những kẻ nhát gan như tớ mới còn đường sống chứ nhể .
    Tất nhiên cách giải thích/lý luận thời nay cũng tinh vi hơn cái thời của .... Robinson . Thời của Robinson thì cứ gậy mà phang , phang một lần chưa hiểu thì phang thêm chục lần nữa . hehehehe tối dạ đến mấy thì cũng phải hiểu chứ . thời bi giờ thì luật pháp phong phú , phải rông rài đến cả chục cái forum mà nhiều khi cũng chưa cạn ý nữa . Nhân loại có đủ mọi loại luật khác nhau cho các đối tựợng khác nhau . Cùng một hành động nhưng làm với ... vợ thì được khen , mà làm với ... cô hàng xóm thì bị anh hành xóm vác gậy rượt . Bợp tai đồng chí thì bị kỷ luật chứ bợp tai bọn cường hào ác bá thì lại được lên chức .Ttuy rằng sự khác nhau giữa đồng chí và bọn cường hào ác bá chỉ là những giá trị do xã hội áp đặt mà suy cho cùng thì "bị kỉ luật" hay "được lên chức" cũng là những giá trị do xã hội áp đặt phải không ạ
    vậy thì những "giá trị xã hội" có phải là cơ sở của luật pháp không ạ .
    và tớ tạm định nghĩa tính .... logic (chả kiếm được từ nào khác) giữa "giá trị xã hội" và luật pháp là cơ sở của luật học
    Vậy "giá trị xã hội" là cái đinh gì nhể . Tớ thử định nghĩa "giá trị xã hội" là những quyền mà mỗi cá nhân/cá thể/.... trong cộng đồng/xã hội/quốc gia/dân tộc .... được có . Và áp dụng những định nghĩa này với mọi xã hội , thời đại xem những định nghĩa này có là .... chân lý (heheheheh luôn luôn đúng í) hay không nhá
    Trong cái xã hội của Robinson thì giá trị xã hội là quyền được sinh tồn , luật là "đứa nào đụng đến quyền được sinh sống của tớ thì tớ .... làm thịt nó " , tính logic của cái luật này là lý lẽ "mạnh được yếu thua"
    Trong xã hội bộ tộc nguyên sơ , ta có thể cộng thêm các luật lệ về tôn ti trật tự , quyền được bảo vệ, dựa trên lý lẽ "đoàn kết là sức mạnh"
    các bác thử tiếp dùm tớ nhớ . lão xếp hắc ám lại có việc cho tớ rồi
    tuần tới tớ luộc tiếp đến cái phần tính giai cấp trong luật pháp và cái chuyện:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    - Pháp luật theo quy định trên giấy và pháp luật thực hiện trên thực tế với thói quen và cách ứng xử hàng ngày khác nhau lệch pha rất xa = khả năng đoán trước các phán quyết của NN là không tưởng, ?;
    - Pháp luật được sử dụng như công cụ định hướng sự phát triển của xã hội hay đơn thuần chỉ nhằm duy trì và ổn định xã hội , mâu thuẫn giữa tính bảo thủ và tính định hướng ;
    - Khả năng biến pháp luật thành cách ứng xử hàng ngày của người dân, chuyển hóa giữa quy phạm pháp luật = quy phạm xã hội, ?

    [/QUOTE]
    Chúc các bác óp lai ăn chơi vui vẻ nhể


    Được rakhoi sửa chữa / chuyển vào 21:36 ngày 13/12/2004
  6. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà nhể
    Hôm nay tớ định rông rài tiếp về định nghĩa "giá trị xã hội" và cái logic giữa giá trị xã hội và luật pháp (Cơ sở của luật học í ) qua các chế độ chính trị/xã hội/thời đại ... nhưng tớ để các bác .... động não một tẹo . nếu bác bác nào muốn dùng "nập trường giai cấp" để chiến đấu với tớ thì tớ lại sắn tay áo lên ..... cãi tiếp
    Trước khi đi sâu vào các ưu tư của d/c phò-sai (hehehehe hay đổi lại là phò .... đúng đi nhớ ) tớ đi thêm một phát về cái khái niệm "luật" bằng cách bao gồm cả những thứ luật không được viết xuống trên giấy trắng mực đen , không đựoc bảo vệ bằng các "công cụ của nhà nước" mà tiếng bình dân ta còn gọi là ... lệ í
    Lệ là những thói quen , cách ứng xử mà các thành viên trong một cộng đồng nào đó cùng tôn trọng tuy rằng "bất thành văn" nhưng những thói quen này (lệ) cũng được mọi người tuân theo và áp đặt (enforced) trong cộng đồng bằng cái ... dư luận xã hội hay gọi nôm na ra là bia miệng í . Đối với hạng liều mạng , bất cần đời thì cái bia miệng này chả là cái đinh giề . nhưng đối với nhiều người thì cái bia miệng này còn to hơn cả ông nhà nước nữa ý . Ví như chuyện quan hệ ******** giữa hai người có khả năng và trí khôn là chuyện Pháp luật không cấm (hehehehe phải trên 18t nhớ) nhưng vẫn có những chị gái "khôn ba năm dại một giờ" bị cha mẹ nhiếc mắng , xã hội khinh thường nên tự phát cho mình cái bản án tử hình . Thế thì cái lệ này cũng ghê gớm đâu có thua gì những luật pháp được các ông bà tai to mặt lớn xét xử ở chốn pháp đình đâu nhể
    hay lại nói về các chị gái taliban khóc nức nở xin thế giới văn minh can thiệp để khỏi phải trùm đầu mỗi khi ra đường trong khi ngay tại các quốc gia văn minh đó các chị ả rập khác vẫn tự nguyện trùm đầu mỗi khi ra đầu hay đôi khi phải tranh đấu cho cái quyền được trùm đầu (cụ thể là ở Pháp gần đây). vậy cái quyền được trùm đầu của các chị ả rập ở tây âu và cái sự bị trùm đầu của các chị gái taliban khác nhau ở chỗ nào ??? Sự khác nhau giữa đấu tranh để được trùm đầu và đấu tranh để khỏi bị trùm đầu ở hai xã hội Pháp/Taliban có phải là do quan điểm khác nhau về các "giá trị xã hội" ở hai xã hội đó hay không ??? Cả hai đều là đấu tranh để được tự do làm điều mình muốn vì cái tự to đó đã bị luật lệ của xã hội ngăn cấm
    Tự nguyện hay bị ép buộc phải làm điều gì đó là do ý thức của mỗi thành viên với các "giá trị xã hội" đã được cộng đồng (đa số các thành viên) chấp nhận bằng văn bản (luật) hay thói quen (lệ) . Cộng vào đó sự đúng/sai , *********/đúng đắn của luật lệ nào đó cũng chỉ có giá trị .... tương đối , có thể thay đổi theo thời gian , môi trường sống ....
    Dưới sự chỉ đạo của những tư tưởng ... ********* trên , hãy trở lại với những ưu tư của bác phò sai nhể

    - Pháp luật theo quy định trên giấy và pháp luật thực hiện trên thực tế với thói quen và cách ứng xử hàng ngày khác nhau lệch pha rất xa = khả năng đoán trước các phán quyết của NN là không tưởng, ?;
    Sự "lệch pha rất xa" giữa luật lệ và thực tế đời sống trong xã hội là do luật lệ không phản ảnh được các "giá trị xã hội" được đa số các thành viên trong xã hội chấp nhận . Hay có thể nói một cách ..... ********* rằng: luật lệ được đặt ra bởi thiểu số trong xã hội . Có thể ví von bằng hình ảnh như thế này . Một bầy ngựa cùng chạy theo một hướng (giá trị xã hội) nên tạo thành một đường mòn (luật lệ) hay bầy ngựa chạy theo một đường mòn có sẵn để .... cùng đi về một hướng . Các bác thử trả lời đường mòn có trước hay hướng đi hay ...mục tiêu có trước . câu trả lời liên quan đến cái u tư ý quên ưu tư thứ hai của bác phò sai
    - Pháp luật được sử dụng như công cụ định hướng sự phát triển của xã hội hay đơn thuần chỉ nhằm duy trì và ổn định xã hội , mâu thuẫn giữa tính bảo thủ và tính định hướng ;
    Nếu con đường mòn đã được vạch sẵn , bầy ngựa cứ chạy và .... chạy thì tất nhiên xã hội được .... "duy trì và ổn định" . Nhưng nếu một hay nhiều con ngựa muốn đi về hướng khác hoặc muốn lang thang "sang những luồng tư duy không chính thống " thì sẽ tạo thành những lối mòn khác . Ở đây sẽ có những tình huống sau . Những con ngựa chạy ra khỏi lối mòn sẽ bị đét đít để chạy về đường cũ (tính bảo thủ ). Cả bầy ngựa chạy theo đường mới để đi đến mục tiêu cũ (tính định hướng ). Đàn ngựa chia năm sẻ bẩy theo những lối mòn khác nhau nhưng vẫn chạy về cùng mục tiêu (tính .... linh động của bác đặng lùn ). Bầy ngựa chạy theo một hay nhiều lối mới/cũ để đến .... đồng cỏ mới heheheheheh cái này ... ********* nhể
    - Khả năng biến pháp luật thành cách ứng xử hàng ngày của người dân, chuyển hóa giữa quy phạm pháp luật = quy phạm xã hội, ?
    Nếu theo chân bầy ngựa kia thì sự khác nhau giữa qui phạm pháp luật và qui phạm xã hội chỉ là .... văn bản pháp luật vì luật (qui phạm pháp luật) và lệ (qui phạm xã hội) đều là những qui ước về cách hành xử giữa các thành viên trong một cộng đồng . Và luật pháp suy cho cùng thì cũng chỉ là những văn bản đựợc các thành viên (hoặc đại diện của họ) ký kết với nhau và có thể thay đổi nếu muốn
    Câu hỏi hơi .... ngớ ngẩn tiếp theo là nếu vậy cách hành xử giữa các thành viên trong một cộng đồng có bị thay đổi vì những qui ước (luật lệ) mà họ đặt ra hay không ???
    Nếu cô tieuthuvuive ký nhận án tù chung thân khổ sai lên xe heo .... ý quên xe hoa về nhà bác ngualuoi thì chắc cũng phải thay đổi nếp sống để nhập gia tùy tục chứ nhể
    Trên bình diện rộng lớn hơn , những giá trị xã hội căn bản của một cộng đồng có thay đổi vì những luật lệ mà cộng đồng đó chấp nhận (một cách vô tình hay cố ý qua việc biến nó thành luật/lệ ) hay không ??
    Theo một số nhà xã hội học của mẽo thì lối sống gia đình của dân mẽo vào những thập niên đầu của thế kỷ 20 khá giống với lối sống gia đình của nhân dân VN anh hùng hiện nay (heheheh tớ không sống ở thời đó nên ai nói sao thì biết vậy thôi) tức là nhìn chung đều có 4,5 đứa con , chồng cặm cụi đi làm nuôi cả năm con với một bà , con cái ở với bố mẹ cho đến khi ... ra riêng . Có tiền thì đào lỗ chôn , phòng khi ốm đói . Bố mẹ già thì sống nhờ con cái .....
    Sau cuộc đại khủng hoảng KT cuối thập niên 20, chính phủ khuyến khích dân chúng tiêu xài để kích thích nền kinh tế , thiết lập hệ thống an sinh xã hội , bảo đảm trợ cấp cho dân thấp nghiệp , về hưu để dân mẽo yên tâm tiêu xài thoải mái , không cần lo đến ngày mai vì đã có chính phủ no . Sau một thời gian dài như thế , các bậc bố mẹ bỗng nghiệm ra rằng khi về già, họ chả cần đến con cái nữa và vì thế cũng chả cần khó nhọc nuôi dạy và .... tử tế với chúng nó nữa . Thế là phong cách sống tự thân tự lập , cá nhân chủ nghĩa mẽo ra đời . con nít mỹ đủ 18t là tìm đường tung cánh bay , đẻ 1,2 đứa con cho vui cử vui nhà , con cái đủ 18t thì cũng khuyến khích chúng bay đi cho rảnh nợ , khi về già cũng tự giác vào viện dưỡng lão để khỏi mất công năn nỉ con cái đến thăm
    Còn ở Vn thì .... thôi mệt rùi . hôm khác tán dóc tiếp nhể
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bác ra khói thân mến.
    Em viết gần xong cái tiểu luận triết học tí hon của em rồi, ? hôm nay rảnh rỗi tí vào đây chơi.
    Ta thống nhất quan điểm xuất trước cái nhé, coi như xác định các hệ tiên đề trước rồi đi tới các định lý đi, nh ư th ế cho n ó logic v à mang m àu sắc khoa học tự nhiên nhở ?
    Trước hết là khái niệm ?opháp luật? hay ngắn gọn ?oluật?.
    Không văn thơ như cái dạng :
    ?oPháp luật là đôi bờ của một dòng sông mà cuộc đời là dòng chảy.?
    Hay khô cứng kiểu:
    ?oPháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên, hình thức lên thành luật.?
    Và cũng không thần bí như :
    ?oPháp luật là lời của chúa, ý của trời, ??
    Và cũng không thực dụng kiểu Mẽo nhà bác là :
    ?oPháp luật là cái mà Nhà nước làm ( chớ không phải cái nhà nước nói hay công bố) để quản lý xã hội?
    Lại càng không ngơ ngẩn như anh chàng Tây ngố :
    ?oPháp luật là đồng xu trong tay mấy ông thẩm phán.?
    Và cũng để tránh cái kiểu vênh váo như:
    ?oPháp luật là ta, ta là pháp luật? của lão Lui 14 hay như của nhà em lúc chở em thư ký tóc vàng hoe vượt đèn đỏ, ?
    Nhà em là cứ xem pháp luật như là một căn nhà do con người xây lên để có chỗ chui ra chui vào thôi, có chỗ để cất của cải thôi ạh ? ( chả là dạo này em định chuyển sang làm cò đất đai nhà của cho khấm khá, bằng anh bằng chị ấy mà, nên nhìn đâu cũng ra nhà đất) ?
    Điều này có nghĩa là :
    1. Pháp luật do con người đ ặ t ra ;
    2. Pháp luật nh ằm phục vụ con ng ư ời ;
    3. Pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước
    Bác đồng ý các tiên đ ề này không đã ?
    Mà quên, ti ền đề = chân lý được chúng ta thừa nhận không cần phải chứng minh ( ví dụ : qua hai điểm chỉ kẻ được một đường thẳng v à chỉ một mà thôi )
    Bác cứ thống nhất với em về cái tiên đề này cái, sau đó ta bàn tiếp phần luật và giá trị xã hội nhớ.
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    bác phò sai thân mến
    heheheheh Coi như tớ cũng đồng ý với những tiền đề của bác nhể . Nhưng cũng phải rông rài thêm về cái tiền đề này để các bác khỏi ... nổi cộm sau này nhớ
    1. Pháp luật do con người đ ặ t ra ;
    Trong cái tiền đề này thì tớ đã định nghĩa "pháp luật" là những luật (có văn bản) và lệ (bất thành văn) . Nhưng cái "con người" thì phải bàn loạn thêm một tẹo nhể . Trong lịch sử thì "con người" mà có quyền đặt ra pháp luật đuợc định nghĩa hơi khác nhau qua những thời đại khác nhau . Thời thiên hạ còn ăn lông ở lỗ thì "con người" là những ... bậc thông thái , khôn ngoan , nhìn xa hơn những người khác heheheh chả là thời đó thì đâu có mấy người được .... đi học để mà ý thức được chuyện pháp luật đâu nhể . Quần chúng nhân dân thì cứ việc nghe lời dạy bảo của vài thiên tử nào đó là xong khỏi phải suy nghĩ cho mệt óc . Sang thời đại văn minh thì giai cấp "con người" được mở rộng ra để bao gồm những người có ăn học , được tự dohay có của , đàn bà , mỹ đen , mỹ vàng .... Nhưng cho đến nay thì giai cấp "con người" tạm thời được định nghĩa là những người .... trên 18 tuổi (đã có trí khôn í) hay là những người đã đủ tư cách để có quyền công dân . heheheheh có thế thì mới tham gia vào việc ...đặt ra pháp luật được chứ cơ . Và trên bình diện pháp luật ở hầu hết các nước hiện nay thì giai cấp "con người" này là các dại biểu của dân được các "con người " khác ủy nhiệm
    2. Pháp luật nh ằm phục vụ con ng ư ời ;
    hihihih Nhìn rộng một chút thì cái "con người" ở cái tiền đề thứ hai này hơi khác cái "con người" ở tiền đề thứ nhất . Các qúi vị nhi đồng tuy không có quyền đặt ra pháp luật , nhưng cũng được phục vụ bởi pháp luật phải không nào ??? và cũng phải tuân theo pháp luật đấy chứ nhể . Nếu đúng vậy thì tớ có thể yên tâm bao gồm tất cả mọi động vật có hai chân hai tay được miêu tả trong sách giáo khoa là ... con người vào cái giai cấp được phục vụ bởi pháp luật phỏng ạ . Tại sao tớ phải phân biệt như thía ??? . hihihi các nhà thông thái trên thế giới sau khi thống nhất động vật nào được xếp vào hàng con người thì cũng vẫn chưa thống nhất được về mặt luật pháp là khi nào thì con người trở thành ... con người đấy ạ . Các nhà thần học Thiên Chúa giáo thì cho rằng từ khi tinh trùng nhảy vào lòng ... trứng thì đó là con người trong khi nhiều người lại cho rằng khi cái bào thai nhảy ra khỏi bụng mẹ thì đó mới là con người . Hầu hết mọi định nghĩa của pháp luật về con người thì cho rằng ở đâu đó trong cái giai đoạn 9 tháng 11 ngày thì đó là con người . Tạm thời thì đa số đều nhất trí ở giai đoạn 3 tháng sau khi tinh trùng nhảy vào lòng trứng
    Một khi đã trở thành con người thì mọi người đều được phục vụ như nhau (tức là bình đẳng í ) . Nhưng tại sao mọi người lại phải được bình đẳng thì tớ cũng chả biết nữa . Ở cái xứ tội lỗi tàn ác sen đầm quốc tế mẽo thì các nhà làm luật đổ rằng tại trời vì "khi sinh ra thì ai cũng có quyền bình đẳng" hơhơhơ í muốn nói ... trời muốn vậy phỏng ạ . Còn ở xứ ... angola (hehehehe bắt chước bác tiểu hài đồng) thì tại ... bác Hồ đã nói thế trong bản tuyên ngôn độc lập và chúng ta cứ thía mà học tập tư tưởng HCM cho khỏi rắc rối . Tuy mọi người đều được bình đẳng nhưng bác nào lỡ sinh ra trong giai cấp công nông thì coi như hơi bị may vì đã sanh nhằm giai cấp tiên tiến . Còn bác nào sinh ra trong giai cấp tiểu tư sản (hay còn gọi là giai cấp tạch tạch xè í) thì cũng hơi vất vả trên bước đường cách mạng . hihihihi phải như mình được chọn ... bố mẹ thì đâu có rắc rối như vậy đâu nhể
    3. Pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước
    Sang đến cái tiền đề thứ ba này thì tớ lại gặp thêm rắc rối nữa với cái khái niệm "nhà nước" . Tạm thời thì ta cứ hiểu rằng nhà nước bảo đảm pháp luật sẽ được phục vụ đồng đều cho TẤT CẢ mọi người phỏng ạ . Nhưng nếu đó là nhà nước mẽo đại diện cho giai cấp tư bản có cái vòi bạch tuộc hút máu me của giai cấp vô sản để phục vụ giai cấp tư bản thì chả thể nào mọi người trong xã hội có thể được đối xử bình đẳng phỏng ạ
    Còn ở các nước dân chủ gấp triệu lần bọn tư bản khốn khiếp thì nhà nước là đại diện của dân , do dân và vì dân nên nhân dân chắc chắn là sẽ được đối xử bình đẳng miễn là nhân dân đó đừng lỡ dại mà sinh ra trong gia đình của bọn địa chủ cường hào ác bá
    Do đó cái tiền đề thứ ba này hình như có vấn đề với cái tiền đề "Pháp luật nh ằm phục vụ con ng ư ời " . Vì trong các xã hội còn giai cấp thì khi pháp luật được bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nước thì tất nhiên chỉ có giai cấp cùng ... phe với nhà nước thì mới được đối xử bình đẳng . Còn giai cấp không cùng phe với nhà nuớc thì nếu không bị bóc lột tàn tạ thì cũng bị ... đánh cho tróc , vóc cho sạnh để san bằng giai cấp phỏng ạ .
    Hai tiền đề trên chỉ đúng ... cùng lúc khi xã hội trở thành vô giai cấp . mà xã hội vô giai cấp thì chỉ có ở trên thiên đường CS thui . heheheheh ước gì tớ có thể ... úm bà la để nhảy cái vèo lên thế giới đó nhể (hơhơhơhơ nhất định là không dám nhảy .. vọt hay ... quá độ lên đó đâu nhớ )
    Còn nếu bác phò sai có ý muốn nói rằng nhà nước là công cụ của giai cấp cầm quyền dùng để bảo vệ quyền lực của giai cấp cầm quyền mà vẫn ủng hộ khái niệm "bình đẳng trong xã hội" tức là mọi "con người" dù là vô sản , tư sản , đàn ông đàn bà con nít bào thai , tôn giáo hay không tôn giáo ..... đều phải được đối xử bình đẳng như nhau trước pháp luật thì tớ ... pó tay
    hêhêhê hê Nếu đả thông được phần này thì bác phò sai bàn tiếp phần luật và giá trị xã hội đi nhớ
  9. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Văn bản luật hiện đại tổ chức theo xu hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thi hành, đảm bảo tính linh hoạt và phản ánh sát các nhu cầu xã hội. Ít có các văn bản luật đồ sộ, nhiều quy phạm và chế định khác nhau.
    Công việc tập hợp hoá và pháp điển hoá sẽ do các luật gia, nhà xuất bản, người viết phần mềm .v.v... tiến hành. Cấu trúc của hệ thống luật như thế nào sẽ do những người này quyết định.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 08:27 ngày 18/01/2005
  10. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Nếu tớ là nhà độc tài , tớ đặt ra luật cấm thảo luận linh tinh về Cơ sở pháp luật trên mạng Internet . Thằng nào vi phạm tớ bắn bỏ . Lúc đó , theo quí dzị thông thái ở đây nó có là luật không ạ ?

Chia sẻ trang này