1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi tìm điệu múa Apsara qua những con đường Cao Miên Đỏ

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi kilotu, 24/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinskPro

    MinskPro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    1.715
    Đã được thích:
    0
    Hóng tiếp
  2. giang_a11

    giang_a11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2004
    Bài viết:
    1.338
    Đã được thích:
    0
    Oài, chẹp chẹp, thèm! Cho em hóng tý, cũng đang máu mê dưng chả có ai máu cùng mí mình!
  3. 0988693333

    0988693333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Xin được tiếp tục
    Ngày 2: KongpongCham-KampongThom-SiemRiep
    Tối qua,sau lúc mọi ng đã về KS tôi và Kasa (1ng bạn tách đoàn hôm nay đi PhnomPênh) lang thang quanh KongpongCham xem phố phương và tìm chỗ ...mà nghe nói Cam là thiên đường và rất sẵn. Chẳng thấy đâu cả hoặc chúng tôi chưa tìm đúng chỗ nên fải về ngủ. Riêng tôi thấy 1 ngôi chùa rất lớn và định sáng nay sẽ dậy sớm để đi.
    5h dậy,1m lang thang ra ngôi chùa đó.
    Đến chùa,đi 1 vòng quanh bên ngoài quan sát tôi thấy chùa có 2 cái cổng nhưng cái cổng to nhất hình như ko mấy khi được sửa dụng và không nằm ở hưởng chính của chùa.
    Cổng to của chùa lại ko nằm ở hướng chính của chùa
    [​IMG]
    Tôi quyết định đi vào công nhỏ của chùa. Qua khỏi cổng điều đầu tiên nhận thấy là hay bên có 2 dãy nhà mồ (theo nhận định của tôi) vừa to vừa nhiều. Tôi đoán là của người dân nhưng fải đại ja mới dc vào đây, nếu ko fải đại ja mà jống của Việt Nam thì fải của sư trụ trì chùa (làm jì mà chết lắm thế) đến mấy chục cái lận. Kiến trúc của những nhà mồ hay mộ này khá đẹp, lạ mắt và jống như nhà của người sống. Điều này thể hiện tư tưởng Trần sao Âm vậy như Việt Nam.
    Nhà mồ-ko biết tầng lớp nào và thành fần nào được nằm trong này. Chắc của 1 số đại ja, còn đại ja về cái jì và lĩnh vực ji, số má ra sao thì hem bít.
    [​IMG]
    Mấy cái nì thì chắc chắn của nhà sư trong chùa rồi ko thể khác được. Mà cái nì của sư thì mấy cái kia của dân.
    [​IMG]
    Về bố cục của các khối kiến trúc chù thì khác ở Việt. Chùa ở Việt bài trí và thể hiển theo bề ngang của khối nhà,nếu không đủ sâu và diện tích thì sẽ dựng thêm 1 ngôi nhà nữa sau ngôi nhà đã có và cứ thế tiếp tục cho đến khi đủ ban bệ. Chùa ở Cam lại khác, bải trí sắp xếp và thể hiện các ban bệ theo bề dọc của ngôi nhà và chiều dọc và mặt chính của chùa quay về hướng mặt trời mọc. Nếu mở rộng thì sẽ xây riêng một ngôi nhà phụ khác nằm trong quần thể chùa song song nhưng lùi lại một chút và nhỏ hơn nhà chính. Trứơc của nhà chính thì bao h cũng có 1 bức tượng chính jữa còn tượng đó là gì thì tôi thấy mỗi chùa mỗi khác. Bốn góc của ngôi nhà chính có 4 cái cột cao tháp nhọn-điều này thì chùa nào cũng jống nhau.
    Tượng trước của nhà chính và 1 trong 4 cái cột.
    [​IMG]
    Nhà chính: to
    [​IMG]
    Trong nhà chính:Chùa nào tôi cũng thấy có 1 cái jống như hình tượng cái thuyền để chính jữa đằng trước ban thờ
    [​IMG]
    và các hình vẽ trên tường thể hiện điều jì đó đại loại như là: nguồn gốc của phât (ko biết có đúng gọi là Phật ko nữa, nhưng cứ tạm gọi là thế cho dễ), sinh sống thủa sơ khai thế nào, con đường đến với nơi đắc đạo thế nào...
    [​IMG]
    Nhà phụ song song với nhà lớn nhỏ hơn và lùi lại 1 chút
    [​IMG]
    trên tường cũng thể hiện các hình ảnh về csống đất phật như nhà lớn
    [​IMG]
    Cách bố trí các ban thờ theo chiều dọc của ngôi nhà tạo 1 không gian cao,sâu,thoáng ko bí như chùa Việt. Trước ban thờ là 5-6 cái két tiền công đức,chẳng biết là của những thành fần nào,thấy tôi rút tiền ra thì có 1 nhà sư chạy đến chỉ cho tôi đút tiền vào 1 trong mấy cái két đó. Chẳng hiểu thế là tại sao và đó là ji nữa.
    Bữa sáng của các VIP trong chùa bao gồm Cá (chẳng biết kho hay rán nữa), trứng luộc bổ đôi, 1 nồi cháo trắng to lù (cháo này ko như cháo ng lớn hay ăn mà nát gần như cháo bột dành cho trẻ ăn dặm vậy). Ăn bằng đĩa với thìa chứ ko fải bát như ta. Cá mà ăn bằng thìa thì ko biết ăn sao đc nhỉ?
    [​IMG]
    Ko fải VIP thì h này đã và đang fải đọc kinh được 30phút roài
    [​IMG]
    Xin giới thiệu VIP của các VIP trong chùa.
    [​IMG]
    5h15 mặt tôi có mặt tại chùa thế mà VIP đã quét được 1 khoảng sân to đùng đồng thời chỉ đạo cho khoảng 1chục con nhang tu sửa lau dọn chùa. ko biết VIP dậy từ mấy h nữa.
    7h tôi dời chùa với 1 tâm trạng thích thú và thoải mái vì con người ở đây rất thân thiện.
    Bữa sáng với bát Hủ tiếu: Ngon,rất ngon! ngon hơn ở Nắng Sài Gòn-Nguyễn Chí Thanh nhiều
    [​IMG]
    uống 1 cốc cà fê (cốc chứ ko fải ly đâu nhé) to và lên đường. 1hành trình dài đang chờ phía trước.
    [​IMG]
    Đường to và đẹp cứ 80-90 mà quất chẳng căng thằng jì. Lúc bắt đầu vào đường đi từ ngã 3 rẽ PhnomPenh đi SiemRiep tôi jật m thon thót thầm nghĩ: chẳng lẽ an ninh bên này bất ổn thế sao?
    Híc...cứ 1km lại thấy có công an hay ABC ji đó đứng với 1 cái bộ đàm (điều này bạn Kilotu đã nói) và đâu đâu cũng thấy rất nhiều cái biển Party và nhà Party của các đảng phái, 5-6 đảng jì đó : Nhân dân, funcipec, human....
    Ví dụ:
    [​IMG]
    Thầm nghĩ: Tiền dựng biển, dựng nhà và time mất đi của 1 cơ số công an + ABC đang đứng đường kia mà để phục vụ dân thì tốt biết mấy.
    Đến KampongThom chúng tôi nghỉ ăn trưa với bia KLANG ngon nhất trong các loại bia của Cam theo lời của anh Trưởng đoàn.
    [​IMG]
    Cây cầu ngàn năm tuổi và cây thị thì bạn kilotu đã đề cập ở trên,tôi ko nhắc lại nữa chỉ thêm 1 vài hình ảnh về cầu xây dựng bằng đá và hình như ko dùng chất liệu kết dính nào. Cầu được xây rồi sử dụng trong khoảng 1000 năm thì qủa là ko còn jì để nói
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đường vẫn to, vẫn vắng, vẫn đẹp và phẳng lỳ ko chút bồng bềnh mấy trăm km (chắc tại do tiền của tây cho,tây jám sát ko bị ăn bớt 30-40% như ở ta nên thế). Chúng tôi đến SiêmRiệp lúc 4h chiều, vừa đi vừa chơi 270km mà chỉ như đi từ Cầu Giấy và Lý Thường Kiệt làm ly cà fê vậy.
    Chúng tôi ở Ks gần sát khu Old market 16$/ngày đẹp kinh khủng với đầy đủ thiết bị, sạch sẽ ko 1 hạt bụi, ko tiếng ồn và phục vụ thì Việt Nam còn fải học dài dài.
  4. dreamalone

    dreamalone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Dành tường thuật tiếp cho các bác có hiểu biết trong đoàn, tôi gửi tiếp 1 vài hình ảnh
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những chú tiểu này rất vui tính, mặc dù không hiểu dc nhau nói gì nhưng các chú rất nghịch và vui vẻ với tôi.
    [​IMG]
    tấm vải áo của sư.
    [​IMG]
  5. dreamalone

    dreamalone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Hành lang vắng
    [​IMG]
    Rêu phong đã phủ đầy..........
    [​IMG]
  6. kilotu

    kilotu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    2
    Thành cổ Angkor
    Angkor thì đã quá nhiều bài viết, hình ảnh và thông tin rồi, tớ không muốn nhắc lại nữa. Chỉ có một chi tiết khá thú vị để ta có thể hình dung ra sự cường thịnh của Đế chế này.
    Vào thời điểm khi thành phố Angkor Thom được xây dựng, gần một ngàn năm trước, dân số của Angkor Thom được ghi nhận khoảng trên một triệu dân, lớn hơn dân số của bất kỳ một thành phố nào ở Châu Âu thời điểm này và bằng tổng dân số của cả Paris và London thời điểm đó cộng lại.
    Vài hình ảnh về Angkor Thom
    Một trong các cổng vào
    [​IMG]
    Hào nước bao quanh thành, vào thời Angkor, nó được thả đầy cá sấu
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bạn nào đi Angkor chắc biết rõ hai cái này. Lưu ý các bạn là chớ có ...ướm thử nhé, đồ thờ đấy ạ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cái ta tìm là đây
    [​IMG]
    Trong các địa điểm ở Angkor thì tớ thích Taprom nhất, đúng như tưởng tượng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Angkor Wat nào, hùng vĩ hơn những gì có thể tưởng tượng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cao thế này, không biết vua leo lên điện kiểu gì?
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cây cối ở đây cũng rất ...tình. Cây cái nào cũng có...
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cây này chắc là cây đực
    [​IMG]
  7. kilotu

    kilotu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    2
    Ghi chép của Alias_Noodle (tên tục là A. Mỳ SG) về chuyến đi Cam, đoạn từ Siem Riep đi Batdambang, và câu chuyện xoay quanh chuyến đi trên một phương tiện di chuyển lý thú của người địa phương - Tàu tre:
    *Một số đoạn chữ in nghiên là tớ thêm vào một vài dòng
    Cambodia 1892 (5)
    Quả là một ngày mệt nhọc mà đấy là chỉ mới có 3 điểm trong quần thể Angkotr thôi nhá. Có thời gian mà nhẩn nha ngắm nghía thì 1 tuần có lẽ cũng chưa đủ :-)
    Siemriep không chỉ có quần thể Angkor hùng vĩ mà còn có chợ đêm (trong đó phải 1/4 là khách Việt Nam). Với chúng tôi Siemriep còn để lại ấn tượng tốt về 1 khách sạn xinh xắn, sạch sẽ giá cả hợp lý, cậu bé tiếp tân niềm nở nói tiếng Anh khá tốt, rồi Mr Hak tuktuk vui tính dễ mến ... thời gian thật ngắn ngủi nhưng cảm xúc thì cứ gọi là trào dâng ... á a tớ quên mất, bạn Ngọc mới là người nhớ Siemriep nhất vì đã tiêu 160USD mua đường thốt nốt, thuốc lá và vv... mang về làm quà.
    [​IMG]
    Sắc màu Siemriep nhìn từ ban công khách sạn
    [​IMG]
    Hủ tiếu Nam Vang
    [​IMG]
    Bạn Ngọc vào chữa xe. Ở CPC xe gắn máy phải có 2 gương nhé!
    [​IMG]
    Khách sạn dọc đường cũng có chóp nhọn
    [​IMG]
    Tạm biệt Siemriep
    [​IMG]
    Đường thẳng tắp, trời xanh ngắt
    *Khi đi qua Sisophon bị công an giao thông gọi lại để kiểm tra hai lần, thực tế là suốt chuyến đi không gặp xe máy nào mang biển VN, thế nên CA cứ thấy là dừng xe. Kiểm tra hộ chiếu rồi lại cho đi thôi, nhưng hơi mất thời gian.
    [​IMG]
    Cào cào thật dễ kiếm
    [​IMG]
    Phút dừng chân
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nắng to hơn nhưng Sen ở CPC lại nhạt màu hơn sen ở Việt Nam
    *Batdambang, nếu ai có quan tâm đến chế độ Khmer Đỏ thì đều biết, vùng này, nói chính xác hơn là vùng Pailin, nằm trong dãy núi Cardamon thuộc tỉnh Batdambang (nay Pailin đã tách thành tỉnh riêng, cách biên giới Thái 20km) là đại bản doanh của Khmer Đỏ sau khi mất Phnom Penh vào tay QTNVN. Thời điểm đó, Khmer Đỏ vẫn còn khoảng 30,000 quân chủ lực, một phần đông trong số này trốn vào vùng Pailin, sinh sống tại đó cho đến tận ngày nay, Khmer Đỏ chưa bao giờ bị coi là xóa sổ. Và Batdambang chính là cửa ngõ để đi tiếp 80km đường rừng vào Pailin. Một lưu ý đầu tiên dành cho vị khách nào muốn đến Pailin là không bao giờ được phép bước chân khỏi đường cái vì bất kỳ chỗ nào ven đường cũng có thể dẵm phải mìn còn sót lại. Phần sợ con đường lầy lội có thể kéo chúng tôi vào vùng rừng núi thêm 2 ngày, phần ngại cảnh ái ị giữa đường (sợ mìn, không vào bụi) nên chúng tôi đành bỏ qua phần vào Pailin mà hướng về phía Đông
    [​IMG]
    *Batdambang vốn là một trong bốn khu vực đông dân và "thịnh vượng" nhất ở Cam, là một vựa lúa lớn của cả nước. Nơi đây, cũng như rất nhiều vùng khác ở Đông Dương, người ta đã quen với một thời đô hộ, còn coi là di sản của mình
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tiệm cơm ở Batdambang
    Đến Batdambang giữa trưa nắng gắt, bạn Kilotu cố tìm quán cơm ghi trong LP nhưng mọi nỗ lực tan biến vì cơn mưa chợt ập đến. Cả bạn chui vào 1 quán cơm 3 mặt tiền ngay trung tâm Batdambang. Nắng, nóng và ngột ngạt nhưng không vì thế mà kém ngon miệng, ăn và ị (sorry vì nói bậy) luôn là 2 chủ đề đầy hứng thú trong mọi chuyến đi, nó giúp mỗi người tự thư giãn và mọi người gần nhau hơn.
    [​IMG]
    Biển chỉ đường đến ga Bamboo Train
    *Cũng giống như ở VN, hệ thống đường sắt của Cam được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, do không được bảo dưỡng tốt như ở VN nên đường sắt ở đây xuống cấp nghiêm trọng, tần xuất chạy tàu rất thấp và tốc độ cũng rất rùa vì sợ tàu lật. Trong khi đó thì mạng lưới đường bộ thì nghèo nàn. Xuất phát từ nhu cầu đi lại, vận chuyển nông lương giữa các làng xã, người dân ở Batdambang đã nghĩ ra một phương tiện di chuyển đặc biệt: Tàu tre (chi tiết xem ở dưới).
    Chỉ xin giải thích thêm về "quy chế bất thành văn" và thiết kế tàu:
    - Khi vô tình đi ngược chiều nhau, tàu nào nhiều hàng hơn thì vẫn đợi trên ray, tàu nào ít hàng hơn thì khách và lái tàu phải dỡ hàng xuống, đưa tàu và bánh xe ra khỏi ray để tàu kia đi tiếp, rồi lại xếp lại lên ray, đi tiếp
    - Tàu có thể dừng bất kỳ ở điểm nào trên dường để đón trả khách, nhưng nếu bỏ ra 10$ thì bạn sẽ có thể bao trọng gói tàu này.
    - Gọi là tàu vì nó đi bằng ray, thực chất đó là một tấm dát bằng tre, đặt trên hai trục rời, di chuyển bằng một động cơ 12 sức ngựa và có thể chở được tối đa 4 tấn lúa (!!!).

    Một "đặc sản" của Badambang đó là món tàu hoả tre, mới nghe hơi khó hiểu nhưng khi nhìn thấy rồi thì lại rất chi là dễ hiểu. Trên đường từ Batdambang ra ga tôi bị lạc đường vào sâu trong làng, đường đất sình lầy, hỏi đường thì chỉ cười và lắc ... có lúc lại còn bám theo 1 bóng áo vàng đeo balô vì tin chắc rằng chính là bạn Ngọc, đuổi theo cả 5-6km cho đến khi bạn kia rẽ vào ngõ cụt dựng xe cởi áo quay ra thì mới biết mình nhầm ...
    [​IMG]
    Lạc vào đường làng
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhưng cuối cùng cũng đến được ga và lên tàu, giá vé là 10USD/toa
    [​IMG]
    Khách du lịch nước ngoài
    [​IMG]
    Nào cùng bê
    [​IMG]
    Động cơ
    [​IMG]
    Tránh tàu là phải nhấc bánh, tháo máy ra dư lày
    [​IMG]
    Rồi lắp lại nhá
    [​IMG]
    Đường tàu
    [​IMG]
    Lái tàu
    [​IMG]
    Quãng đường không dài nhưng cảm giác ngồi trên toa tàu đan bằng tre, nứa chạy vun vút qua những đám cây, cỏ xanh rì 2 bên đường chả khác gì ngồi tàu hỏ thật, nhất là cái tiếng lách cách lạch cạch của đường ray ...bạn Ngọc quay video có cả thuyết minh. Thật là một trải nghiệm vô cùng lý thú :-)
    [​IMG]
    Hết đường làng gặp lại đường quốc lộ
    (...)
    Cách Pursat khoảng 40-45km là làng nổi người Việt Kampong Leung trên Biển hồ. Báo SGTT và cả HTV đã có phóng sự về làng nổi này. Chúng tôi cố gắng mò đến làng với hy vọng sẽ được nghỉ đêm trên thuyền. Thật không may khi chạy được khoảng 23km thì nhận điện thoại Kilotu bị tai nạn, nhưng cũng thật may chỉ là xây sát bên ngoài kèm theo chút đau nhức đủ để nhõng nhẽo với bạn Hoài Anh...
    Mò đến nơi thì trời tối mịt, chúng tôi gặp vợ chồng anh Hoà bán quán cơm tại bến, anh Hoà người gốc Mỹ Tho sang đây làm ăn đã gần 30 năm... hỏi han tin tức xong chúng tôi đành quay ra quốc lộ tìm nhà trọ.
    [​IMG]
    What a colorful room!
    Chưa đến ngã 3 thì bạn Ngọc đã nhìn ra 1 nhà nghỉ to oành, cả bon chui vào. Phòng hơi ẩm thấp lại có rèm cửa màu hồng, toilet xổm lại có nhiều gián ... giá 15USD/phòng. Khi nghe chúng tôi đòi ở chung 1 phòng thì ông bạn tiếp tân đổi ý ra giá 20USD/phòng ngay, lý do đưa ra là "ông chủ nói rằng đông người quá mà ở 1 phòng thì phải 20USD" đến tận hôm sau cũng chả thấy mặt ông chủ đâu ... Sáng hôm sau ra bến thấy ông bồi phòng ngồi chễm trệ giữa quán cà phê chúng tôi mới biết y ta là trưởng công an xã này và nhà trọ chúng tôi ở có bán "gái"
    Được kilotu sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 06/10/2009
  8. 0988693333

    0988693333 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Do bận CV quá nên chưa viết tiếp bài được. Tiên có bác Trưởng đoàn nhắc đến hoa và Sen, em xin post tạm một số ảnh hoa để các bác xem cho đỡ buồn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hoa giấy Cam
    [​IMG]
    Hoa jì vàng vàng em cũng chẳng biết nữa, gần jống như hoa Điệp rơi đầy các con đường quanh Angko
    [​IMG]
    Được 0988693333 sửa chữa / chuyển vào 22:11 ngày 06/10/2009
  9. kilotu

    kilotu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    2
    Tàu tre có lẽ là "sản phẩm du lịch" thú vị nhất ở Batdambang, thêm một số thông tin cho bạn nào muốn thử nó.
    Từ Phnompenh đến Batdambang chỉ dài 280km (đường sắt) nhưng đi bằng tàu hoả mất 14 giờ, nghĩa là tốc độ chỉ khoảng 20km/h (đừng kêu ca về tàu ở VN nữa nhé), trong khi tốc độ của tàu tre có thể đạt 30-40km/h, giống như bay trên đường vậy.
    Tàu quốc gia chỉ chạy với tần suất một tuần một chuyến, và các "lái tàu tre" nắm rõ lịch chạy tàu, bạn sẽ không phải lo trong một lúc lim dim trên tàu tre của mình, khi mở mắt ra thấy đoàn tàu hoả ngay trước mắt. Hơn nữa, bạn có thể nghe và nhìn thấy tàu hoả thật khi nó còn ở rất xa, trong khi chỉ mất 1 phút để bê một đoàn tàu tre ra khỏi ray.
    "Ga tàu tre" nằm ở trong làng nên hơi khó tìm, vậy nên bạn nên nhớ từ Norry (tàu tre trong tiếng Cam) để hỏi đường cho dễ. Thêm vài hình ảnh về Norry:
    Ga
    [​IMG]
    Tàu
    [​IMG]
    Nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều đoạn đường ray không hề có tà vẹt (hoặc đã từng có), do đó đường ray bị cong vênh, ngồi trên tàu tre sẽ nhiều đoạn cảm giác như ngồi sau xe máy của một cậu choai choai tập đánh võng ấy.
    Nếu bạn đi như "khách lẻ", ngồi cùng dân địa phương thì mất khoảng 2$ để đến ga tiếp theo (cỡ 10km), người Cam thì rẻ hơn.
    [​IMG]
    Đi một đoạn thì gặp một cây chuối đổ ngang đường, "lái tàu" dừng tàu để xuống gạt cây chuối sang một bên
    [​IMG]
    Thông thường, khi trên tàu của bạn có đến 3 xe máy thì bạn là vua, các tàu khác sẽ phải nhường đường, nhưng rất không may cho chúng tôi là gặp một tàu đối diện chất đầy củi:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lại "lập tàu" để lên đường
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đường ray thì "thẳng tắp"
    [​IMG]
    Dreamalone
    [​IMG]
    Khi gần đến ga, chúng tôi gặp tàu này. Một cuộc tranh luận giữa hai lái tàu xem tàu nào nặng hơn đã không đạt được sự thống nhất như mong muốn. Giải pháp đưa ra, tàu chở củi tắt máy, tàu chúng tôi phải đẩy tàu củi này ngược về ga, sau đó bê tàu ra để tàu củi đi ngược hướng.
    [​IMG]
    Được kilotu sửa chữa / chuyển vào 11:55 ngày 07/10/2009
  10. kilotu

    kilotu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    2
    Những con thuyền tha hương ở Kampong Luong
    Cuộc đời sông nước, dù ở bất kỳ đâu, đều là những số phận bồng bềnh trôi nổi. Nhưng chí ít, họ còn được chết trên quê hương, còn ở Kampong Luông, người ta còn không biết nên nói mình là người dân nước nào, không biết khi chết có đủ tiền để được chôn trên đất liền hay không, hay để xác được vùi tạm trên những gò đất ngoài Biển Hồ, để rồi khi nước lên thì chẳng còn dấu tích nào về nơi đã nằm xuống đó, "sống ăn cá Biển Hồ, chết lại để cá Biển Hồ ăn"
    [​IMG]

Chia sẻ trang này