1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi tìm *Lá Diêu Bông*!

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi FromtheStars, 20/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tuy nhiên nhìn nhận một vấn đề gọi là khách quan thì cũng không nằm ngoài ý thức của chủ thể. Do vậy nó là phản ánh của phản ánh. Và vì vậy nó cũng không thể phản ánh cái chân thực của thưc tại. Ta có thể tin một cái do chủ thể ý thức hay là tin một cái do khách quan ý thức và được cảm giác chúng ta phản ánh (cũng là chủ thể ý thức)? Mọi lý lẽ đều tồn tại vì ý thức tồn tại? Cho nên không thể có sự tuyệt đối, nó phụ thuộc vào niềm tin - sự tuyệt đối hoá của con người. Do vậy nếu ta tin vào sự tồn tại của khách thể (tham gia vào xã hội) tức là ta tin vào sự tồn tại của *thực tại khách quan*. Và niềm tin ấy không mang tính tuyệt đối (chân lý) mà mang tính tuyệt đối hoá. Niềm tin ấy lại vẫn có chỗ cho ý nghĩa tâm linh của con người - đó là chấp nhận sự tồn tại của khách quan mang màu sắc chủ quan. Hay suy cho cùng thế giới tâm linh lại vẫn tồn tại.
    Nó không thoát khỏi vòng càn khôn trên.
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 23:13 ngày 26/01/2008
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đúng vậy! Đã là cách nhìn thì nó luôn gắn với một chủ thể;tức là luôn có tính chủ quan trong đó. Nhưng triết học cho rằng cách nhìn khách quan là nội dung của nó phù hợp với "thực tiễn"(tôi để trong ngoặc kép).
    Tiên đề vật chất quyết định ý thức là một tiên đề của chủ nghĩa duy vật về mặt bản thể luận. Tuy nhiên tiên đề này cũng được hình thành từ những nghiên cứu khoa học; nhất là khoa sinh lý học thần kinh ở người và động vật. Những nghiên cứu cho thấy rằng tổn thương hệ thần kinh và bộ não dẫn đến những thay đổi bất thường kéo theo về mặt ý thức và cảm giác.
    Chủ nghĩa duy vật coi vật chất là cái được phản ánh còn ý thức là cái phản ánh. Thực ra trước khi có con người; sự phản ánh và cái được phản ánh đã luôn đi kèm với nhau. Vấn đề chỉ là bác có đồng nhất phản ánh với ý thức không?
    Nếu bác đồng nhất phản ánh với ý thức ----> vũ trụ luôn có ý thức ở mọi thời điểm
    Nếu hai khái niệm trên là không đồng nhất ------>vũ trụ trước đây chưa có ý thức mà chỉ mới có phản ánh
    Đấy; cho hai khả năng đó rồi cho bác định nghĩa lại khái niệm không lại bảo mình nhỏ nhen chủ quan không hiểu ý người khác!
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vấn đề đánh đồng ý thức và phản ánh có nhiều vấn đề.
    Theo định nghĩa của dictionary BKTT
    Ý thức là sự nhận thức bằng trí tuệ, trực giác, cảm xúc và toàn bộ các tri giác và thông tin từ thế giới bên ngoài mà con người có được vào mọi khoảnh khắc của cuộc đời, được sắp xếp lại theo cách của mỗi người.
    Một cách chủ quan, họ đã xem ý thức là đặc quyền của con người. Tiếm đoạt ý thức và dành riêng cho con người. Như một tiền đề định sẵn.
    Theo tiền đề đó thì không phải bàn cãi gì nữa.
    Ở đây, ta phải hiểu ý thức là chủ thể phản ánh. Nó phải có tính năng động của nó. Một việc làm hay chọn lựa mang tính tự giác.
    Như vậy ý thức không phải là phản ánh mà lại vẫn cứ ở khắp các thời điểm trong vũ trụ.
    Nếu xem một tế bào hoàn chỉnh trong tiến trình tiến hoá và giả thiết con người là bậc tiến hoá cuối cùng thì tế bào đó đã có ý thức được sự tiến hoá của nó. Một sự lập trình! Và con người là đại diện của ý thức - sự lập trình đó.
    Xem: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=4&Cat_Sub_ID=0&news_id=19126
    http://www.icr.org/article/3140/
    Như vậy đấy chứ ko phải hai vấn đề cậu nêu ra đâu.
    Còn việc tổn thương ở hệ thần kinh ai đó sẽ dẫn đến vấn đề về ý thức và hành vi của họ thì đó vẫn là vấn đề nằm trong ý thức của họ - một hiện thực của ý thức của họ.
    Điều kết luận của *thực tiễn* trên là mang tính chủ quan về một vấn đề khách quan.
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nếu muốn xét xem chủ thể là cái gì thì ta phải xét trong mối quan hệ với khách thể là cái gì.
    Coi ý thức của con người là chủ thể cũng được; nó đang "nghiên cứu" và "nhìn ngắm" rồi "phán xét" "thế giới"
    Coi ý thức của con người là khách thể cũng được; vì con người cũng nghiên cứu về ý thức. Nghiên cứu về chính mình (ở bình diện loài người; ở bình diện tập thể cộng đồng nào đó hay ở bình diện chính bản thân mình)
    Thực ra động vật cũng có tâm lý (sợ sệt lo lắng buồn rầu đau đớn...v...) và nếu không quá khắt khe trong việc dùng ngôn ngữ thì cũng có thể coi chúng có "ngôn ngữ"(tiếng chó sủa; tiếng mèo kêu; tiếng con vật gọi ********...v...v)
    Việc gán ý thức là đặc trưng có ở con người chút nữa tôi sẽ nêu một số nguyên nhân....
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ok! Tuy nhiên quay trở lại vấn đề. Câu hỏi đặt ra là:
    *Vũ trụ không có ý thức đến thời điểm nào trong quá khứ và ý thức nhảy từ đâu vào vũ trụ này để đến giờ lại đang hỏi về nó*?
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Ok; do các nhà duy vật gán cho ý thức chỉ có ở con người(điều này cũng chưa hẳn đã đúng vì chưa thể khẳng định được có nền văn minh nào ngoài Trái Đất không) nên theo họ vũ trụ chỉ có sinh vật có ý thức khi con người xuất hiện.
    -Thuyết tiến hóa của Darwin khẳng định con người xuất phát từ vượn người do tiến hóa mà nên ; não và các bộ phận của vượn người khá giống với người; khi nghiên cứu phôi người ở thời kì trong bụng mẹ thì có dấu vết của nhiều loài sinh vật cổ. Nếu bỏ một đứa bé vào rừng từ nhỏ để vượn hay sói nuôi thì nó cũng có những tập tính như vượn và sói....
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    -V.I.Lenin (Thường gọi vui là 5 La Mã 1 Lenin) phân tích rằng bất kỳ một sự vật nào cũng có thuộc tính phản ánh kể cả ở vật vô cơ chứ không chỉ ở các cơ thể sống hữu cơ. Phản ánh là gì phản ánh là sự tái tạo hình ảnh và những đặc điểm của một mặt hay một hệ thống vật này lên một hệ thống vật khác; vì sao lại có sự phản ánh giữa các đặc điểm của các hệ thống vật lên lẫn nhau. Đó là do mối liên hệ phổ biến giữa các vật; các sự vật luôn có liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau; nên chúng ảnh hưởng và ghi dấu lẫn nhau (giống như vết chân trên cát-vết chân có hình dạng bàn chân của người dẫm lên nó; hay khi ta đấm lên một cái bàn thì vân tay của ta in lên cái bàn- cái bàn đã lưu lại đặc điểm vân tay của ta).
    Trước hết cần phê phán sự thiếu cẩn thận của triết học về mặt chặt chẽ ngôn từ; ví dụ việc đồng nhất ý thức với tinh thần ở con người chẳng hạn. Phạm trù tinh thần ở môn tâm lý học đã rộng hơn rất nhiều so với phạm trù thứ ý thức rồi (vô thức; tiềm thức; tiền ý thức; ý thức) Vì vậy mà giải quyết vấn đề thứ nhất của triết học rất nhiều người dùng "Vật chất quyết định ý thức hay ý thức quyết định vật chất" đồng nhất với "Vật chất quyết định tinh thần hay tinh thần quyết định vật chất".
    Tiếp theo; nguyên nhân cho rằng ý thức chỉ xuất hiện khi có con người là do khoa học khẳng định là con người là loài động vật cao cấp nhất và tiến hóa nhất trong số các loài đã xuất hiện trên Trái Đất và hiện giờ đang thống trị Quả Đất (-Cần phản biện-). Trong các hệ thần kinh của giới sinh vật thì hệ thần kinh người là tiến hóa nhất (-Cần phản biện-).
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Mr_kinghoang vẫn chưa hiểu ý.
    Nếu vật chất chỉ có phản ánh (sao chép thông tin) thì chúng sẽ chỉ phản ánh, rất giống nhau. Tuy nhiên tại sao một phân tử Hidro lại khác phân tử Oxi? Tại sao một số nguyên tử này chỉ kết hợp với một số nguyên tử nhất định và tạo ra những phân tử khác nhau? Tức là ý tôi muốn nói chủ thể phát ra thông tin để chủ thể kia phản ánh nó. Nó không mang tính thụ động mà là năng động của nó.
    Con người nếu là loài tối thượng rồi thì tại sao vẫn chưa làm chủ được bản thân, làm chủ được thiên nhiên? Nó còn tiến hoá nữa không? Câu đó có lẽ chỉ đúng cho trường hợp trên trái đất và thời điểm hiện tại. Quá khứ có thể sẽ khác.
    Nếu có nền văn minh khác cao hơn ngoài trái đất, họ nói là chỉ có họ mới có ý thức, còn con người trên trái đất chưa gọi là ý thức thì thấy thế nào?
    Câu nói ý thức chỉ có ở con người, thế từ khi nào thì được gọi là người? Từ vượn người? Chắc vậy chứ? Thước đo của điều ấy là gì?
    Con người bắt nguồn từ loài vượn là đúng nhưng chưa đủ! Còn sâu xa hơn nữa mà kết cục là từ đâu? Ai tạo ra. Không có chuyện ngẫu nhiên khi ta nhìn lại quá khứ. Tất cả đều có lý do, và rất mạch lạc. Nếu chúng ta được tạo ra từ một nền văn minh cao hơn thì sao? Nếu họ đang điều khiển ta bằng một quy luật nào đó, bằng tia vũ trụ chẳng hạn, một cách gián tiếp hay trực tiếp.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Uhm. Tiêu chí để xác định đâu là ranh giới giữa vượn người và người là việc của các nhà nhân chủng học và khảo cổ học; điều này chúng ta chỉ được học lại chứ không được trực tiếp nghiên cứu.Thước đo điều ấy chúng ta sẽ bàn sau vì nó không đơn giản...
    Chưa thể khẳng định được 100% con người là tối thượng.
    Con người chưa hoàn toàn làm chủ được bản thân.
    Nếu người ngoài Trái Đất cho rằng họ có ý thức còn con người thì không;chứng tỏ họ cũng biết đánh giá;phán xét và có khái niệm (về ý thức); mà con người cũng biết đánh giá phán xét và có khái niệm - chứng tỏ con người cũng không phải là vô ý thức lắm.
    Điều này thì chưa thể khẳng định được là đúng hay sai. Chưa đủ dữ kiện.
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Điều quan trọng là Vũ Trụ tự nó là như thế đó mà ko phải là tồn tại hay ko tồn tại! Chỉ đến khi con người xuất hiện, thì mới sinh ra khái niệm về "tồn tại". Thật sự, nếu chỉ ra được một điều gì đấy hay vật gì đấy ko tồn tại, thì sự chỉ ra đó là một kết quả của một chuỗi nhận thức một tập hợp các sự vật tồn tại mà con người đã biết hoặc nhận thức được và rằng ko có một điều gì khả dĩ ko tồn tại! (Vũ Trụ vô hạn, điều gì cũng có thể tồn tại).
    Điều đó cho thấy, Vũ Trụ ko phải là đang tồn tại hay ko đang tồn tại, mà chỉ có sự nhận thức về tồn tại của Vũ Trụ diễn ra trong ý thức của con người. Mà ý thức lại có bản tính từ toàn bộ thể tính của Vũ Trụ!

Chia sẻ trang này