1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi tìm lối thoát cho kiến trúc đương đại Việt Nam....

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi avant_boy, 07/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. avant_boy

    avant_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm lối thoát cho kiến trúc đương đại Việt Nam....

    Hiện nay kiến trúc kiếu thuộc địa đang có ảnh hưởng lớn đối với kiến trúc Việt nam đương đại, một ngôi nhà có kiểu dáng thuộc địa ( hay thường gọi là nhà Pháp cổ ) trở thành mẫu mực về vẻ đẹp của một công trình. Chủ nhà thích nhà Pháp cổ vì được cả xã hội cho là đẹp, kiến trúc sư vẽ theo yêu cầu chủ nhà vì đây là cách an toàn và tương đối dễ. Cuối cùng hình ảnh của kiến trúc của giai đoạn hiện nay chỉ còn là những chi tiết của gờ phào trong kiến trúc thuộc địa.Ở đây có thể thấy sự thống trị của kiến trúc thuộc địa trong kiến trúc Việt Nam đương đại nói chung và trong mảng nhà ở dân dụng nói riêng.
    Ngoài kiểu nhà Pháp cổ như vẫn thường thấy hiện nay, liệu chúng ta còn có sự lựa chọn nào khác không ?
  2. assassin14

    assassin14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    150
    Còn hay không tuỳ thuộc vào khả năng tư vấn của chính KTS mà thôi.
  3. AntiKitsch

    AntiKitsch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Còn Kiểu nhà Pháp cổ hơn nữa.
  4. samurai

    samurai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/05/2001
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    Tớ mà có quyền á tớ cho đập hết... mấy cái nhà lô phố trang trí kiểu Pháp mà mỗi ông một phách ấy đi. Thà xây... nó chung cư còn hơn.
  5. ngua_C_trang

    ngua_C_trang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Ở đây ko nói về KT Pháp lai căng, còn nói về KT Pháp đúng kiểu, có kết hợp với khí hậu VN (Nhà dân HN cũ chẳng hạn), đẹp đấy chứ. Tại sao chúng ta ko thể chấp nhận sự giao lưu VH nhỉ, kể cả việc xây những công trình mới có hơi hướng KT Pháp (tất nhiên phải đẹp), còn việc KT hiện đại cần cái gì thì đâu phải lỗi ở "Pháp" !
    Tất nhiên nghệ thuật là phải tìm ra cái mới, xong cùng với sự phát triển của TP thì việc tiếp nối hơi hướng KT của nó là cần thiết chứ. Chúng ta đã chấp nhận việc giao lưu văn hoá trong nhiều mặt, sao về KT lại phủ định nhỉ ?
    Tôi ko tán thành việc "đập hết", "xây lại hết". Các bác cho ý kiến cái.
  6. soleildeautomne

    soleildeautomne Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2004
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Em tán thành chuyện đập hết . Trông bẩn thỉu không chịu được , lại chẳng ra hình thái gì hết nữa chứ (hay là dân ngoại đạo nên không biết cách nhìn ?)
  7. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Em cũng tán thành chuyện đập hết. Nhưng cũng tuỳ từng ku vực thôi. Vì phát triển kiến trúc hiện đại phải đi đôi với bảo tồn. Lấy ví dụ như ở BerLin Đức, người ta di hết dân đi, quy hoạch và xây dựng lại thành phố từ đầu. Sau khi xây xong, người dân lại trở về.......................
  8. upakey

    upakey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0

    Theo tôi nghĩ Kiến trúc được thể hiện mỗi nền văn hóa mỗi khác và để cảm nhận được vẻ đẹp của nó chúng ta nên tìm hiểu về nền văn hoá của nơi sinh ra nó. Mặt khác, Kiến trúc còn có thể được thể hiện qua những ảnh hưởng mà tất cả đều dựa trên một nền tảng kiến thức nhất định và chuẩn mực. Một thí dụ, kiến trúc cổ Hy Lạp có thể nói là nôi sinh ra các chuẩn mực, các nguyên tắc, họ đă lập ra ba loại cột kiểu mẫu : Doric, Ionic, Corithian. Với Hy Lạp, KT được thể hiện một cách mạnh mẽ, nam tính với sử dụng các đường song song, vuông thành sát cạnh để mang lại một hình ảnh đặc trưng của Hy Lạp. Nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì nền kiến trúc sẽ không thể phát triển, người La Mã đã nhìn vào Hy lạp để phát triển thêm , mở rộng thêm : họ dựa vào ba cột kiểu mẫu đó để tạo thêm 2 loại mới, họ phối hợp đường cong nhẹ nhàng duyên dáng của phái nữ với cơ bắp mạnh mẽ của nam để rồi cho tới nay, nói đến kiến trúc là nói đến La mã hùng mạnh ... Tôi nói đến điều này với một tư
  9. upakey

    upakey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    tưởng là sự ảnh hưởng mang tính chất học hỏi đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của nền Kiến trúc. Đất nước ta, ai cũng biết là thuộc địa của Pháp trong bao nhiêu năm trời do đó sự ảnh hưởng của con người và nền văn hóa của đất nước hoa lệ phải cùng đồng ý là rất lớn. Do đó, không thể trách được ảnh hưởng của kiến trúc thuộc địa xâm chiếm trong tư tưởng mọi người mà ngược lại tôi nghĩ, các kiến trúc sư cần phải biết thuyết phục client của mình để đem đến thêm nhận thức mới hơn về phong cách kiến trúc Việt nam.
  10. Fatecreator

    Fatecreator Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0

    Mặc dầu không đi theo phong cách này nhưng tôi thiết nghĩ chúng ta nên phân tích một cách khách quan hơn về Colonial French Style. Mọi người hò nhau đập hết các công trình này tôi thấy cực đoan quá.
    Advantages:
    Trước hết, xin được nhắc lại với mọi người đây không phải là kiểu kiến trúc du nhập hoàn toàn từ Pháp sang mà nó là sự giao thoa giữa khí hậu nhiệt đới của Việt Nam và phong cách kiển trúc Thực dân Pháp. Do đó nếu xét trên khía cạnh công năng, kiểu kiến trúc này rõ ràng đã rất quan tâm đến vấn đề giải quyết vi khí hậu trong vùng nhiệt đới,điều mà chúng ta vẫn đang tìm tòi và thử nghiệm. Giải quyết vấn đề tính địa phương là một trong những mục tiêu quan trọng của kiến trúc trong vai trò của mình. Và rõ ràng là phong cách kiến trúc thuộc địa Pháp đã giả quyết khá tốt vấn đề này với những hành lang bên, cửa sổ cao hai lớp kính chớp, tầng áp mái, tường dày...
    Về vấn đề hình thức, phong cách Thuộc địa đã thừa hưởng được một tinh hoa của kho tàng kiến trúc nhân loại, đó là tỷ lệ: một niêm luật chặt chẽ và đòi hỏi nghiên cứu nghiêm túc.
    Disavantages:
    Mỗi hình thức kiến trúc đều tương thích với một giai đoạn kinh tế xã hội duy nhất. Do đó, các công trình mang phong cách thuộc địa đều có không gian bình lặng do tính phong phú của vật liệu xây dựng, chủ yếu là gạch, bê tông và gỗ. Vì không phát triển được về mặt không gian nên phong cách này chuyển sang giải quyết vấn đề hình thức bằng các chi tiết trang trí như phù điêu, phào, cột giả...Do đó nếu duy trì vai trò lịch sử của phong cách này tới đương đại sẽ hạn chế khả năng phát triển vật liệ xây dựng và do đó cả về mặt tổ chức không gian.
    Qua phân tích theo chủ ý như trên, tôi xin rút ra kết luận của riêng mình:
    1- Không nên phủ nhận sạch trơn hình thức kiến trúc này mà nên phân tích và kế thừa những ưu điểm của nó.Giải quyết vấn đề khí hậu là một việc hoàn toàn không hề đơn giản, rất may là chúng ta đã có những công trình thực tế để kiểm nghiệm vậy nên chúng ta hãy biết tận dụng.
    2- Công nghệ về vật liệu xây dựng hiên nay đang phát triển rất mạnh mẽ, chúng ta không nên tiếp tục duy trì nguyên bản hình thức này vì nó sẽ làm cản trở sự tiếp cận công nghệ mới.
    3- Đối với các công trình hiện nay ở Hà Nội nên được duy trì bảo tồn vì nó đã làm nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội trong mắt người Việt cũng như bạn bè Quốc tế. Các bạn hãy thử ngắm nhìn Bộ tư pháp hay Bộ ngoại giao, hoặc một công trình khác tuy không phải là hình thức Thuộc địa nhưng cũng khá gần gũi và đẹp, đó là Bảo tàng lịch sử Việt Nam (Phong cách Đông dương - Indochinese).
    Chào thân ái và quyết thắng.!

Chia sẻ trang này