1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi tìm nghĩa cuộc sống

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi LamWenMou, 30/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Đời là một cuộc chiến!
    Kẻ mạnh thì thắng
    Kẻ yếu thì thua
    Công bằng có nghĩa là ai mạnh hơn thì nhận được nhiều hơn!
    Cuộc sống là dối gian, là tính toan, là ưu phiền
    Cuộc sống đầy những hờn ghen dối lừa!
    Những ai "thành công" trên cuộc đời thực chất là những kẻ tàn nhẫn và dối trá hơn người khác!
    Đối với tôi, cuộc đời chỉ là một cuộc chơi! Không thành công, không thành đạt, không đua tranh!
  2. _taythinhaduong_

    _taythinhaduong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Em chưa yêu ai nhưgn vẫn sống khoẻ vậy ?????
  3. _taythinhaduong_

    _taythinhaduong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cuốn sách đó
    Bạn cũng đọc rồi à???
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Mời bạn đọc lại tất cả những tờ báo hằng ngày, đọc lại những tiểu thuyết như "Thép đã tôi thế đấy" của Nicolai Ostrovsky, đọc lại những Nhật ký như Nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc,... để thấy ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thánh thiện của cuộc sống. Những con ngừơi đó đã làm gì ngoại trừ cống hiến đời mình cho lý tửơng cao đẹp là đấu tranh giải phóng dân tộc và hy sinh cho nền độc lập dân tộc với tất cả những nỗi niềm và cả cảm xúc cao đẹp nhất của con ngừơi cho cuộc sống, tình yêu, Ở ĐÂY CÓ CÁI GÌ LÀ GIỐNG NHƯ BẠN NÓI KO?
    Bạn hãy đừng vì sự bực mình và khó chịu tầm thừơng đối với cuộc sống của bạn mà bạn ko chịu nổi mà phát biểu những lời hết sức sai trái và HỨƠNG CON NGỪƠI ĐẾN NHỮNG CON ĐỪƠNG SAI LẦM VÀ NHẬN THỨC LỆCH LẠC VỀ Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG VÀ XA RỜI CÁC GIÁ TRỊ NHÂN VĂN VÀ TỐT ĐẸP CỦA CUỘC SỐNG!
  5. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin đưa ra một quan điểm( Với một bậc minh triết ) Cuối cùng bậc minh triết là người không còn đặt câu hỏi về ý nghĩa, cuối cùng bậc minh triết là người coi thế giới và cuộc sống tự nó là như thế đó.Người chỉ cần nói vậy ,và chính do đó chẳng cần nói gì nữa:các sự vật tự nó là vậy.Không phải "vốn trời đã định như thế" như tôn giáo vẫn nói, muốn ta chấp nhận như thế ; cũng chẳng phải "tại sao lại như thế?", như nhà triết học nói ,thảng thốt ngạc nhiên .Không chấp nhận cũng chẳng cật vấn -mà là vậy đó.Bậc minh triết là người nhận ra (nó) là vậy đó
  6. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời quá đỗi! Cảm ơn bạn lắm lắm, vì đã nói ra điều thay mình nói và diễn đạt, đọc bài này của bạn viết mà mình cảm thấy thật cảm khái và xúc động! Cảm ơn bạn rất nhiều!!!
    Đúng và đúng thật! Bầu cho bạn 5* nhé!
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Chà, xin lỗi, hình như tôi hơi bất công với 2 anh bạn ngay trên nhưng phải nói rằng lý luận của các anh thật nực cười.
    Các anh có biết triết học vốn có nghĩa là yêu thích sự hiểu biết không? Yêu thích mà không tìm hiểu khám phá, cái gì khó khăn thì nói là để cho nó tồn tại mà không tìm hiểu thế à? Đó là yêu cái sự lười nhác của tư duy, 2 anh bạn ạ.
    Một anh thì xưng là "minh triết", một anh tâng bốc anh kia, rõ là tuồng phường chèo!
  8. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Thật sự thì tôi cũng không thích được tâng bốc, bạn nói đúng Triết học có gốc từ Philosophy tức là yêu mến sự thông thái ,hiểu biết. Nhưng Minh triết có thể coi là cực đối lập hữu cơ của triết học, triết học ham phiêu lưu, tìm kiếm chân lý, thích mạo hiểm nó đúng là một tư duy "của ham muốn" , còn Minh triết thì chẳng mạo hiểm gì cả ,nó là một tư duy phẳng lì không có góc cạnh, thậm chí nó còn coi thường cả việc tranh luận (xem "Nam Hoa Kinh"), nó chẳng vui việc tìm kiếm cũng chẳng nghi ngờ cái hỗn mang , thậm chí cái "biết" của triết học đối với nó cũng chỉ làm ngăn trở nó đến với cái nội giới ,một bậc minh triết chẳng làm điều gì khác lạ ông ứng xử một cách bình thường, vì nó là bình thường vì nó thường xuyên điều hoà , cho nên chẳng có gì để nói về nó cả( nó lẫn vào cái "khả dĩ ")
    Minh triết và triết học là hai phương thức trí năng khác nhau có thể bổ sung cho nhau... cho nên trong cuộc sống chúgn ta phải điều tiết giữa tri thức thu nhận được và tri thức sử dụng được ,vừa tránh được "tẩu hoả nhập ma" vì loạn chữ, vừa tránh được lối sống trừu tượng ,phi thực tế (VD: Imanuen Kant ); vừa không trở thành con người quá thực dụng. Mong được các bạn phản hồi nhiều hơn
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Anh bạn ơi, nếu nghiên cứu triết học mà đúng phương pháp thì không vướng phải mấy cái thực dụng hay phi thực tế đâu. Còn mà sai thì cách duy nhất là dựa vào cái minh triết của anh bạn để làm khiên mà đỡ!
  10. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Một lần nữa bạn lại nói một phần có lý !! Câu hỏi về cái "biện chứng" sinh ra từ đâu đã không ngừng đem lại hy vọng cho triết học .Minh triết tin rằng các "tư tưởng" không thể có một quyền lực đến vậy đối với cuộc sống. Ngược lại, Socrates luôn luôn tin ở diễn từ , và chính ở ông đối thoại đã khiến cho tranh luận trở thành tích cực.Và chính trong cái khoảnh khắc cuối cùng ấy ,và trên một trong những vấn đề vượt ra khỏi sự suy luận một cách công khai nhất, ta đã biết trước điều đó,luôn luôn và vẫn còn là có thể tranh cãi , mà ông đã phòng cho ta cái thói ghét lập luận.Bài biện hộ của ông ủng hộ một sự tranh luận có lý lẽ chơi khăm chính xác vào các phê phán của những bậc "minh triết".Ông xác nhận rằng, cũng giống như sau khi đã mất hết lòng tin vào người mà ta kính trọng, và cứ như thế nhiều lần , va chạm mãi, cuối cùng đi đến chỗ "ghét bỏ tất cả những gì là con người" và trở thành "kẻ ghét người ", thì với những người ủng hộ hay chống lại tư duy triết học cuối cùng ngỡ ra rằng trong các sự vật hay các cuộc tranh luận chẳng có gì là lành mạnh (xem Dale Carnegie); mỗi người trong cuộc tranh luận đều mong mình được "nổi bật lên" , đều mong quan điểm của mình được thắng ,mỗi người đều muốn chứng tỏ cho người khác cái mà anh ta nhìn thấy, anh ta muốn chứng tỏ rằng chính anh ta nhìn thấy.. Ngược lại Socrates nói :"Anh có cảm giác tôi đúng, vậy thì hãy đồng ý với tôi: còn nếu không phải thế ,thì hãy vận hết các lý lẽ của anh để chống lại tôi " Tóm lại, ông nói với những người phản đối ông, "nên bận lòng ít thôi về Socrates, mà nhiều hơn về chân lý" . Cái "đồng thuận tự do" chính là cái mà chân lý bật ra chứ không phải một sự vĩnh cửu hoá một cái thích đáng nào.Socrates nói thêm một cách vui vẻ :" Cái nguy của chúng ta hay là cái điên rồ của chúng ta là ở chỗ xem tư duy như một trò mạo hiểm ,và chúng ta đã thực sự lao vào vòng mạo hiểm đó"

Chia sẻ trang này