1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

đi tìm thương nhớ

Chủ đề trong '7X Đà Nẵng' bởi nguoicuoicung, 08/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Gã ngồi đợi trong đoàn người Kinh qua đây với ước mơ ngày nào đó sẽ gặp được người thân, lâu dần mơ ước của gã chỉ cần gặp được người quen, lâu nữa gã chỉ dám nhìn thấy người dưới xuôi lên đã thấy mừng rồi.
    Hàng chiều sương xuống lạnh buốt màng tai, khi ánh sáng chập chờn của những loài sinh vật nhỏ xíu xuất hiện, cùng với bọn muỗi rừng lâu nhâu, gã mới đứng dậy đi khuất sau con dốc.
    Hơi của núi rừng và bọn muỗi một lần đã quật ngã gã tưởng không bao giờ dậy nữa, tưởng gã không còn trên đỉnh dốc mỗi chiều. Nhiều năm sau gã vẫn còn sợ cơn sốt ấy, cứ mỗi lần trán gã hơi nóng, gã lại giật mình thon thót.
    T cất tấm ảnh đi, gã ngồi dậy pha chè thật đặc, trong những hình ảnh hỗn độn trong đầu, quá khứ, thực tại, tương lai. Những cái mơ màng trong giấc mộng và suy nghĩ tính toán hơn thiệt lúc tỉnh táo. Gã nóng ruột muốn kết thúc cái ước mơ của mình, con dốc lởn vởn ngăn cản gã.
    Trời tang tảng sáng, tiếng bà bán bún chân giò đang dọn bàn ghế lịch kịch. T đặt chân xuống giường, gã cảm thấy con dốc Trời ơi không hiện hữu trên cõi đời này nữa
    Lại tiếng tặc lưỡi
    Nhưng con thạch sùng đã không còn trên từ lúc nửa đêm
  2. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    B đặt trên bàn 14 triệu, quyển sổ và cái điện thoại. Bà chủ nhà nhỏ thó, cầm cọc tiền 50 n dày cộp, nhấc lên khen
    - Giỏi thật, thế định lấy bao nhiêu
    - Cháu cần 5 triệu, lần này là cháu cần ngần ấy rất gấp, có thế nào thì để sau.
    Bà chủ nhà ngắt xấp tiền đưa cho B đủ 5 triệu, những đồng tiền màu xanh lơ được gói bằng một dải giấy dán vòng quanh.
    - Cứ cầm đi, lúc nào rỗi ghé qua đây, còn mấy nơi nữa.
    - Vâng, cháu sẽ qua.
    Hắn đi thẳng đến cửa hàng điện tử, xem mấy cái vô tuyến. Người bán hàng thử màu sắc và độ nét, hắn đếm tiền trả, miệng gắt.
    - Ông thử mấy cái màu xanh xem thế nào, tiền của tôi màu xanh mà vô tuyến ông toàn thử màu đỏ.
    B khệ nệ bê cái vô tuyến đặt lên xe , buộc dây chằng lại. Trong hắn không có cái vẻ mãn nguyện hay phấn khởi của những người thường hay vào hiệu mua vô tuyến bước ra.
  3. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0

    Trong căn phòng mà bức tường loang lổ vữa lở, cái gạt tàn đầy ắp đầu mẩu thuốc lá. Đêm, ngoài đường chỉ có tiếng gió bấc thổi vù vù, giật vào mái hiên thành tiếng phần phật.
    T ngồi khoanh tròn chữ ngũ, gã cất tiếng hỏi sau một hồi lâu suy nghĩ.
    - Mày theo tao bao nhiêu lâu nữa, nhiều lúc tao tưởng tất cả là mày sống chứ không phải tao.
    Kẻ đối diện cười nhạt, mỉa mai;
    - Thế nào , mày hối hận à ? Đã bao giờ mày nhìn về nguồn gốc của sự thực chưa.?
    T kiên quyết;
    Mày hãy để tao đi theo những cái gì tao muốn, đừng can thiệp vào việc của tao. Tao muốn sống một cuộc sống tốt đẹp, làm những việc tử tế không phải ăn năn , cắn rứt. Hãy để tao thanh thản sống bằng mồ hôi, sức lao động của mình. B ạ, đừng bao giờ gặp tao nữa.
    Ha ! ha ! kẻ đối diện cười gằn thành tiếng, tiếng cười chứa đựng đầy u uất bị kìm hãm, hắn chua chát lắc đầu nói;
    - Tại sao, tại sao, tao luôn bị chối bỏ, tao chỉ là tiếng tặc lưỡi trong đêm khuya thôi ư, tao chỉ là cái mà người ta gọi là hoàn cảnh thôi ư. Mày nhầm to rồi T ạ, tao đã sống từ rất lâu, không phải mỗi khi có hoàn cảnh gì mới xuất hiện. Tao đã hình thành được cái không thể thay đổi, đã định hình tao một cách chắc chắn. Tại sao mày không nhìn ra điều ấy chứ? Mày không muốn nhận ra thì có.
    T gầm lên, cắt ngang lời kẻ đang nói.
    - Không, mày cần phải ra đi vĩnh viễn, mày chỉ là những vũng bùn trên con đường, mày không thể tồn tại làm hoen ố con đường mãi được. Mày chỉ là áng mây đen thôi.
    gGiọng nói của B trở nên hâm trầm, hắn như người từng trải giảng lẽ sống cho người mới vào đời.
    - Tao mới là ruột bút chì T ạ, mày chỉ là cái vỏ bên ngoài thôi. Và sự bất hạnh nằm ở chính chỗ mày không nhận ra điều đó. Mày vẽ lên một tương lai không có tao để làm gì, một ước mơ viển vông. Tao mới là sự thực, mày khinh bỉ tao ư ? Tao cũng phỉ nhổ vào cái mà mày gọi là tương lai tốt đẹp, nhân cách và đạo đức. Tao sống từ rất lâu, từ những ngày chầu chực xếp hàng thuê, từ những lần trộm cắp gạo,từ những cánh cổng nhà lao mà bố tao ở đằng sau đó...Mỗi lần mày khó khăn tao lại xuất hiện, vì chính tao, tao mới là kẻ đang sống. Tao cũng thấy buồn khi mày luôn chối bỏ điều ấy.
  4. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Lặng đờ người, T nghe B nói từng câu chữ. Hắn thấy những mơ ước trở nên xa vời thăm thẳm. B ngẹn ngào nói tiếp
    - Mày biết không, nhiều đêm tao khóc thầm vì mình không được công nhận, tao chỉ là cái mà người ta đổ lỗi mà thôi. Mày đừng nên dằn vặt mình nữa, công nhận tao, mày sẽ trở nên thanh thản hơn. Nếu không, suốt đời mày là cả một mâu thuẫn. Khi cần thiết mày đi luôn vào con đường bên này, sau khi xong, mày đứng bên kia và hối hận vì mày đã đi bên đó. Nhưng liệu maỳ có dám chắc rằng , trong cả cuộc đời mày, không lúc nào mày đi bên đó nữa không. Mày sẽ vẫn đi nếu cuộc sống cần, không phải hoàn cảnh dồn ép mày, đó là cái mà mày nguỵ biện thôi. Thực chất là mày là con người của con đường bên ấy từ lâu, từ rất lâu rồi T ạ. Nếu cuộc sống được gọi là may mắn với mày từ bây giờ đến hết cuộc đời, tao chỉ là ảo ảnh hư vô. Nhưng mày hiểu, cuộc đời chẳng bao giờ suôn sẻ cả. Vì vậy đừng đổ lỗi cho bất cứ cái gì, hãy coi đó là lẽ tự nhiên, đừng băn khoăn, tao ghét cái kiểu mèo khóc chuột lắm. Trong một khu rừng con thú nào trước sau vẫn là con thú ấy thôi, mày có khóc chuột đến hàng biển nước mắt nhưng lúc cần mày vẫn phải rình mò để vồ nó thịt.
    T dụi mẩu thuốc vào cái gạt tàn, gã nhìn như nuối tiếc về điều gì đó. gã giãi bày
    - Nhưng B ạ, nếu như tao có một đứa con trai, tao không muốn nó nhận ra những gì mà tao đã đi, đã làm. Nhiều khi , con người phải đánh bóng mình không phải cho bản thân mình, mà vì những người thân ruột thịt của mình nữa B ạ.
    B nhếch mép;
    - Vậy là mày cũng vẫn là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa thôi, mày trốn tránh cái đê tiện với mục đích cao cả bằng biện pháp lừa đảo. Rút cục vẫn không có gì để khnẳg định tao không có lý do tồn tại, và biết đâu vì cái mà mày gọi là người thân đó sẽ khiến lúc nào đó tao sống dậy mạnh hơn mày
  5. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Định kéo dài câu chuyện naỳ thêm vài bài nữa để câu trang. Nhưng dạo này làm ăn thất bát quá. Tạm thời chấm hết ở đây vậy. Cho sang chuyện khác
  6. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Bà ngoại tôi ốm, bà tôi năm nay đã gần 100 tuổi, bà không còn nhìn thấy rõ gì nữa. Nhưng bà vẫn nhận ra giọng nói của mọi người. Quê ngoại cách Hà nội chưa đến 20 cây, hồi nhỏ xe cộ hiếm hoi. Mỗi lần mùa hè mẹ cho về chơi với bà, hai mẹ con tôi đi bộ từ đường nhựa vào làng trên con đường nắng chang chang, thỉnh thoảng mới có một cây xà cừ. Được nửa đường có một cái giếng , đây là loại giếng cho cả làng dùng, đường kính của nó phải đến gần 10 m, có bậc thang xây bằng gạch, xung quang giếng người ta cũng xây thành bằng gạch đỏ, rêu mọc xanh rì. Đến cái giếng thì mẹ con tôi dừng lại, mẹ tôi bước xuống những bậc thang, dùng cái nón lá vục nước lên để hai mẹ con uống đỡ khát, vì suốt dọc đường dài mấy cây không có quán hàng nào
    So với những làng chung quanh, làng ngoại tôi rất nhỏ, chỉ vài chục nóc nhà. Tôi nhớ lúc mẹ dẫn tôi đi tắt bờ ruộng vào làng cho gần, qua một ruộng rau muống sát đường thì thấy bà tôi đang lom khom hái rau. Những ngọn rau muống cằn cỗi, thân màu đỏ tía, lá xanh thẫm, châu chấu hay sâu cắn lá lỗ chỗ thủng. Mẹ tôi đỡ rổ rau cho bà. Hoá ra mẹ đi tắt là có lý do, làng ngoại tôi với làng bên kia con sông nhỏ đang tranh nhau miếng đất rộng ở chân cầu. Miếng đất nằm bên này sông, những người bên kia thấy làng ngoại tôi ít người nên họ sang chiếm. Dân làng ngoại tôi không chịu nên đã xảy ra nhiều cuộc đánh lộn. Bởi vậy khi thấy người làng tôi đi bên này sông, dân làng bên cậy gạch lát đường ném sang rào rào. Rất nhiều người làng ở thành phố về thăm quê đã dính gạch vỡ đầu.
    Bà ngoại tôi ở trong căn nhà vách bằng gỗ ba gian, lợp mái dạ, xế bên là vườn cau, ba hàng cau trồng thẳng tắp, một cái sân lát gạch vuông rộng thênh thang, có cái bể nước hứng nước mưa từ mái nhà dùng làm nước ăn. Cạnh bể nước là giàn mướp lẫn với giàn trầu không. Bà ngoại tôi hay phơi bát đũa trên nóc bể. Ở góc sân có hai cây sấu rất sai quả, bà tôi hay chọc sấu xanh để cho vào nước luộc rau muống. Tôi sẽ rình cho bà và mẹ ngủ trưa để trèo lên với những quả sấu chín vàng ươm, mặc cho sâu róm đốt ngứa khắp người. Một lần trèo lên cây sấu, tôi gặp một con gì trông giống con ếch, mỗi tội da nó màu trắng và không sần sùi, thế nào mà nó trèo lên được gần ngọn cây cao hơn mái nhà, tôi lấy làm lạ mãi.
    .... Bây giờ tôi phải đi làm rồi, thôi có gì lúc khác vậy, đừng nghĩ tôi câu bài nhé bé Dong suoi ạ
  7. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Trên con đường vào làng đong đầy cái nắng gay gắt chiều tháng 6, mẹ tôi bắt tôi đi khuất đằng sau, để bóng mẹ che nắng cho tôi, tôi đi trong vùng bóng mẹ, tay bám gấu áo. Nhưng tôi hay ngó nghiêng lung tung, nhiều lần làm mẹ phải gắt lên.
    Về quê ngoại tôi tha hồ nghịch, tôi theo người đánh dậm, úp nơm, thế nào người ấy cũng cho tôi mớ cá nhỏ. Tôi đem mớ cá về để bà kho, mấy loại cá lặt vặt, canh lá xương sông, bà tôi lấy lọ mỡ, chắt chiu một thìa nhỏ cho vào cá. có lần tôi lấy cái nơm của người đánh cá lội xuống ao, lóng ngóng thế nào, bùn hút chân tôi không lên được, tôi đứng gào toáng lên, người đi làm đồng xuống kéo tôi lên, nhưng rồi tôi cũng chẳng sợ, đâu lại vào đấy, lát sau tôi lại mò xuống ao úp cái nơm lung tung mãi mà chẳng được con cá nào cả.
    Bà ngoại tôi sinh được bốn người, mẹ tôi là lớn nhất, sau đến dì tôi và hai cậu. Ông ngoại lấy vợ hai trên Hà nội, thời Nhật chiếm đóng, ông nhận thầu một số đồ gỗ cho quân đội Nhật cũng khá giàu. Hồi cải cách ngoại tôi không bị làm sao, vì ông ngoại chăm lo hết cho bà hai, thế là trong cái rủi cũng có cái may, bà ngoại tôi chẳng có mấy ruộng, thậm chí còn đi cấy, gặt thuê để nuôi mẹ và cậu ,dì tôi. Cuộc đời vốn dĩ lắm cái bất ngờ là vậy.
    Mẹ tôi lớn lên, mẹ ra Hà nội làm cô hàng xén ở phố Hàng Dầu, bố tôi làm nghề khắc bút gần đó. Năm ngoái, tôi lục tìm tờ giấy khai sinh của mình, thấy bức thư bố viết ngỏ lời cầu hôn với mẹ, lúc ấy bố chưa bằng tuổi tôi bây giờ. Lời trong thư giản dị và chân thật, tôi đọc thư và nghĩ, một ngày nào đó, tôi sẽ viết thư tay bằng những nét chữ như chữ trẻ con của mình cho người tôi muốn lấy.
    Lúc ở quê ra, mẹ phải đợi bà đi làm đồng mới dám dắt tôi về, mẹ lấy phấn ghi trên cửa dòng chữ. U ơi, con cho cháu về đây, thuốc cảm con để dưới gối U, u nhớ uống nhé. Trong gói thuốc cảm đó, mẹ tôi để mấy tờ một đồng màu đỏ hồng mà lúc đó người ta hay gọi là tờ quả trứng
  8. dongsuoi

    dongsuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Làm gì dám nói bác câu bài, chỉ em có câu thì câu thôi chứ, bác lại đùa em nữa rồi.
    Nhưng mà vẫn nườm được chỗ để trêu bác tý :
    .... Nhà lợp mái rạ - chứ đâu phải mái dạ hả bác ? Hì.
    .... Bà tôi chắt một thìa nhỏ cho vào cá - chứ làm sao mà chắt chiu một thìa nhỏ được ? Hì hì...
    Bệnh nghề nghiệp, mong bác thông cảm. Với lại đây là em đang câu bài hộ bác mà.
    Tau ở nhà tau tau nhớ mi
    Nhớ mi nên chân phải bước đi
    Không đi mi bảo nỏ răng đến
    Đến rồi mi hỏi đến mần chi
    Mần chi tau đã mần chi được
    Mần được tau mần đã chán khi
    Được dongsuoi sửa chữa / chuyển vào 09:37 ngày 10/11/2003
  9. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Làng quê ngoại tôi khá bình yên, những thanh niên trong làng chớm lớn lên đã ra Hà nội học hoặc làm. Họ thường trở về đông đủ vào ngày hội làng đầu năm. Tôi vốn hay lang thang ở những hội làng khắp nơi vì đam mê gà chọi, đấu vật, cờ tướng nên cảm thấy hơi buồn khi hội làng ngoại không khí trầm lắng hơn các nơi. Những người trở về quê ăn Tết và dự hội không có gương mặt thành đạt, mãn nguyện, đa phần họ mang nặng vẻ ưu tư khiến cho ngày hội càng trở nên thiếu sôi nổi.
    Trong các trò vui chơi giải trí ngày hội, chỉ độc món cờ tướng đánh bàn, không sang trọng như cờ người của các làng bên kia sông Đuống quê bà nội tôi. Tôi đánh thử với người năm ngoái vô địch đêm hôm trước khai giải tại nhà ông ta, hạ liền ba ván trắng. Hôm sau ra hội, ông ấy nhìn thấy tôi mặt biến sắc. Nhưng tôi không tham gia, bà ngoại tôi bảo nếu có người làng khách sang thì cháu đánh với họ, gặp người làng phải nhường. Hơi ngán ngẩm, sức cờ tôi chỉ vào loại trung bình khá, đại loại là bắt nạt mấy cụ về hưu ngòai vườn hoa Chí Linh, sểnh gặp tay khá là thua liểng xiểng. Thế mà đã làm hoang mang cả làng, chưa gì mọi người đã bảo bộ ấm chén Bát Tràng , và cái phích Rạng Đông, chưa nổi 50n ắt thuộc về tôi.
  10. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Tâm điểm ngaỳ hội nằm ở đám rước kiệu, mấy ông già trạc hơn kém 60, dân làng trọng vọng gọi bằng cụ, chả là ở quê, hay táy máy sớm, đời này nối tiếp đời kia. 60 đã thành cụ cả đống. Mấy cụ này hôm trước ngồi, vỗ đùi chát, chửi đổng vì lọt mất con nhị văn xuống cửa dưới, mất ván bạch thủ chì hai tôm. Hôm nay áo dài , khăn lượt đạo mạo nghiêm trang, hai mắt nhìn thẳng như thánh hoàng làng sắp giáng đằng trước, đủng đỉnh cầm thẻ bài, dùi trống, tay chiêng chậm rãi đi đầu. Chỉ khổ bọn trẻ choai choai quần trắng quấn xà cạp, áo đỏ, đầu chít khăn vàng nửa giống nghĩa quân, nửa giống lính khố đổ è cổ khiêng kiệu, iệng thở phì phò. Đám con gái ăn diện, môi son đỏ chót, cắn hạt dưa. Cả ngày là lượt trang điểm, rút cục là chỉ đi dạo theo đám rước từ đầu làng đến cuối làng độ hơn 100m là xong, ba chân bốn cảng về nhà thay quần áo, rửa mặt mày cho lợn , gà ăn, còn làm cơm bữa trưa chậm thì có mà muối mặt vì nghe bố, mẹ tế.
    Xong đám rước, ở nhà ai cũng có khách và cỗ bàn, khách bạn bè lang bên sang, khách họ hàng từ xa về. Cả năm nuôi được mấy con gà , con ngan, ít gạo nếp nay mang ra thịt tuốt tuột. Đàn bà nấu cơm dưới bếp, nhìn con gà mái ghẹ vàng ươm mà tiếc đứt ruột. Lũ đàn ông hào sảng, luôn mồm gọi vợ con mang rượu , thịt lên đãi khách. Cơm no rượu say, uống chè, thuốc lá , thuốc lào hỏi nhau vài ba câu lấy lệ rồi gạ gẫm làm vài bàn tổ tôm, chẵn cạ thịt nhau chẳng ngại ngần. Bà vợ đang xót xa vì mất mấy con ngan gà cho lũ bợm nhâu không đâu kéo tới, bỗng bị ông chồng giật áo đòi tí ti hầu bao, ức nổ máu mắt nhưng vẫn phải nín thinh. Không thì ngày việc làng , việc nước nó nổ xung đạp cho một cái cắm mặt vào đám tro bếp thì thiệt thân, kinh nghiệm vài lần nên chả dại phản kháng. thôi thì hôm nay mày phá đi, mai kia ăn cám thì đừng trách bà là được.
    Buổi chiều tan hội, khách khứa lục tục từng tốp ra về. Chủ nhà nào ra tận ngõ tiễn khách , mặt mày hớn hở ấy là được bạc. còn ngòi trong nhà, rít thuốc lào rõ to và dài, mắt mũi vằn đỏ lườm khách ra về ấy là đã thâm vào thịt mười mươi

Chia sẻ trang này