1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

đi tìm thương nhớ

Chủ đề trong '7X Đà Nẵng' bởi nguoicuoicung, 08/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Mk, hoá ra cái TTVn này cứ đủ chừng 10 bài là nó nhảy sang trang. Không cần biết nội dung bài dài ngắn thế nào. Thảm nào mình cứ è cổ gõ mỗi bài dài dằng dặc mà vẫn thấy nguyên si.
  2. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra bác nguoicuoicung cũng cay cú vì chuyện viết mãi mới được 7 trang.
    Hôm qua em khen bác dũng cảm khi dám tuyên bố viết tới 200 trang, nhưng thực tình lúc ấy, em cũng chỉ sợ rồi một lúc nào đấy, mãi ko lên tới 20 trang, bác lại bảo, lúc đấy bác lỡ mồm nói lên 20 trang chứ làm sao viết được.
    Có lẽ bữa nào em copy tất cả bài viết của bác lại, chỉnh trang lên khổ, lên trang đàng hoàng, in ra thành 1 tập đọc nhâm nhi...
    (thế là em đóng góp thêm bài nữa cho sắp đủ 10 bài để lên trang mới rồi...)
    Trời xanh thế... Đời xanh thế...
  3. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Tôi đưa thằng bạn hiền lành, đần độn ấy về nơi an nghỉ. Tuổi thơ của tôi trôi qua vùn vụt trong mỗi bước đi nâng quan tài nó. Mừa phùn ướt lép nhép bết đất chặt đế giày như linh hồn nó đang muốn níu kéo dài thêm giây phút nhìn cái ánh sáng của trần gian. Hồi nhỏ nó toàn bị những đứa khác bắt nạt, tôi là người bảo vệ và che chắn cho nó bực nỗi là nó chả dám chửi ai mà chỉ dám chửi đúng tôi mỗi khi nó bực mình. Bạn bè mà, hàng xóm thấy nó hiền lành hay nhờ vả đủ thứ, nhà nào có đám có việc nhờ nó trông xe, kê bàn ghế. Xong việc nó lủi thủi ra về, không cơm không nước. Người ta coi việc nhờ nó là ban ơn cho nó. Quả thật là vậy, mỗi lần được nhờ vả nét mặt nó rạng rỡ, như thể đó là cách mà thiên hạ coi nó là đang tồn tại.
    Một người như nó chết đi để lại trong lòng người những gì. Khi mà quan tài nó còn quàn tại nhà, hàng nước đầu ngõ họ bàn nhau;
    - thằng này đáng ra không chết đâu, tại vì nhà nó không quan tâm đến nó, chứ bệnh của nó có gì, biết sớm là chữa được ngay, bác sĩ bảo thế
    - ới giời, nó ốm cả tháng , nằm liệt giường chỉ ăn bánh mỳ không, uống nước lã. Nhà nó bảo , cậu Thế lại trở trò giận dỗi, không biết dỗi nổi bao lâu, đấy cái Bình nhà nó bảo chứ còn ai
    - Chết thật, bây giờ mới nhớ ra, cách đây hơn tuần tôi ngồi chơi trước cửa nhà nó, thấy nó kêu rằng , ốm đau không có tiền chữa bệnh. Tôi bảo anh chị mày giàu thế mà không bảo họ cho, nó bảo đến viên thuốc còn không cho huống chi là đi chữa bệnh.
    - Không biết thằng naỳ tuổi gì?
    - tuổi Hợi, 71
    - Khéo hôm nay đánh 17 , 71 lại ra cả đôi
    Đó là chút hình ảnh cuối cùng mà nó để lại trong lòng hàng xóm trước lúc ra đi về nơi chín suối. Từ nhỏ đến nay, nó luôn sống hiền lành, chịu đựng và vui vẻ với hàng xóm, không như tôi đi đến đâu gây thù, chuốc oán, Thế mà tôi kẻ đáng chết hơn nó thì vẫn sống nhăn răng cho dù tôi làm người khác đổ máu không ít và bản thân tôi tắm trong máu mình chảy ra từ những vết sẹo do dao, gậy không chỉ một hai lần
  4. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhìn những gương mặt tắt lửa tối đèn có nhau, nhưng gương mặt mà người ta dạy phải bán anh em xa đi để lấy cái tình cảm với họ. Nhưng gương mặt cái thì phấn khích vì có sự kiện nổi bật để buôn, cái thì suy tư xem chiều nay thả con đề gì, cái dửng dưng như đang bàn về con gà chọi, hay hoạ mi vừa cúm chết.
    Nếu như tôi chết trong nhưng lần ẩu đả ở bãi tàu bến xe hay đầu đường , xó chợ hay nơi rừng sâu nước độc của đất Thượng Lào, hoặc trong cái nhộn nhạo của chợ Kỳ lừa thời mới mở cửa thì họ sẽ bàn gì
    - Biết ngay mà, thằng này thế nào cũng chết đường chết chợ
    Hay
    - số thằng này chết chẳng toàn thây
    - Nó tuổi gì nhỉ ?
    Tôi nghĩ đến đây bỗng suýt nữa bật cười, nhưng tôi chợt nhớ ra mình đang khiêng quan tài của thằng bạn, tiếng khóc người thân nó ầm ĩ quanh tôi, tôi bật cười vì tôi sinh đầu năm 72 nhưng lịch âm lại là năm 71. Nếu cái ngày tôi chết mà ông sổ xố lòi ra cái giải đặc biệt có hai số đuôi đúng năm tôi sinh, tất nhiên là năm âm lịch vì duy tâm là vậy, thì khối đứa thua đề. chúng nó nhìn tờ kết quả và chửi đổng tôi ngay mặc kệ là tôi nằm chưa yên. Kể ra chết rồi mả xỏ được bọn hàng xóm một quả thì cũng có cái để ngậm cười nơi chín suối.
    Lòng mộ lõng bõng nước, những người phu mộ hối hả vục nước hất ra bằng cái xô sắt han gỉ, tôi đứng ra xa quan sát những người đưa tang. Trong hàng trăm khuôn mặt bày tỏ vẻ xoát xa đấy, tôi chỉ thấy con vợ nó là có vẻ đau thương thật sự nhất, ông chủ tang nói lời cảm ơn, nào làm cảm ơn hội, đoàn, công ty, xí nghiệp... toàn những cái tên choang chaong nơi anh chị nó làm việc. Lời cảm ơn như xướng danh chức vị nơi công tác hơn là lời cảm tạ chân tình.
    Những vòng hoa chất quanh mộ lấp kín đám đất vừa đắp, một số vòng hoa đã rưa tàn vì Thế mất hôm 30, ngày mùng 1 không chôn cất được phải để đến hôm mùng 2. Ở nghĩa trang có trồng rất nhiều cây phi lao lá nhọn hoắt, những cái lá phi lao nằm rải rác dưới chân tôi giống như những chiếc lá thông mà hồi xưa Thế và tôi đã nuốt. Tự dưng tôi thấy cổ họng mình nghẹn lại, nhói đau
  5. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà hai em NORE và DONGSUOI cứ mỗi trang lại ủng hộ anh vài câu thế này thì nhanh sang trang lắm. Bây giờ có các em anh lại nghĩ 200 trang là hơi ít
  6. NguaBatKham_HN

    NguaBatKham_HN Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Chào lão già, đọc bài của lão già hay lắm, hề hề. Nhớ hôm nọ đá bóng về đi uống bia lão đã nhắc đến Topic này, vậy mà đến hôm nay em mới dám vào post bài trong này. Em đóng góp cho lão vài bài dở hơi để thoả cái chí nguyện 200 treng của lão nhé.
    Hôm nào anh lôi cái CD&ĐT lên cho em, dạo này đang điên điên, lại ngứa tay buồn mồm anh ạ.
    ------------------------
    Ngạo mình, ngạo đời..
    Cười mãi không thôi.
  7. NguaBatKham_HN

    NguaBatKham_HN Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Vậy là lại nhận một công việc mới, lại là những chuyến đi mới, có đôi lúc tôi tự hỏi đến khi nào thì ta hết long đong lang thang đây đó như bây giờ. Mà cũng chẳng quan trọng nữa, cái quan trong là mẹ tôi đã vui hơn, bớt lo lắng cho tôi. Giữa một chuyến đi về qua thành phố quê, tôi kịp tận dụng một tiếng nghỉ ngơi để ghé qua nhà. Mẹ vội vàng chuẩn bị cho tôi một bưa ăn trưa, đói và mệt, mâm cơm hết veo làm cho tôi tỉnh cả người. Có lẽ đã lâu rồi tôi mới lại có một bữa cơm ngon như vậy. Những bữa cơm khi xa nhà, có thể ngon nhưng nó khác xa bữa cơm thế này lắm. Tôi nhận ra rằng những bữa cơm ngon nhất trong đời đều do mẹ nấu. Ngoài mẹ ra, còn hai người phụ nữ đã từng nấu cơm và ngồi cùng ăn bên tôi, một người tôi yêu và một người tôi thương, thời gian họ bên tôi ngắn quá, lại đã xa tôi cả rồi. Thương nhớ hời ơi...
    Vừa ăn vừa nghe bố mẹ kể chuyện thằng cháu nghịch ngợm, hay ốm nhưng lại láu lỉnh tinh ranh, chuyện những người khách quen vào cửa hàng của mẹ, chuyện những người hàng xóm.. Miếng cơm nhai chưa kịp nuốt nghẹn lại trong họng, cắm đầu xuống mâm cơm để không nhìn thấy mái tóc lại thêm bạc của bố, khuôn mặt thêm nhiều nếp nhăn của mẹ, khuôn mặt mà mấy chục năm trước đẹp nhất làng của một vùng quê. Bao khó khăn, tai hoạ dồn dập đổ xuống, mẹ vẫn cùng bố gánh vác được tất cả, niềm vui chẳng có bao nhiêu. Còn tôi ở nơi xa, khi căng thẳng lại có thể giải toả bằng những cuộc vui chơi đàn đúm, bằng những cơn say quên cả lối về...
    Thương nhớ hời ơi... Mùng 1 Tết năm 198.. Mẹ đèo hai chị em tôi từ nhà bà nội về trên chiếc xe đạp không thể cũ hơn được nữa. Trời rét nhưng tôi vẫn nhìn thấy vài giọt mồ hôi lấm tấm trên thái dương mẹ mỗi khi quay sang kể chuyện cho tôi nghe. Mẹ ơi, mẹ mệt lắm à? Mẹ cười, thật nhẹ nhàng. Ừ, hơi hơi thôi con ạ, đừng cựa quậy nữa, còn chị ngồi sau, ngã bây giờ. Mẹ yên tâm, sau này lớn lên, con sẽ đi nước ngoài mua một cái xe máy về đèo mẹ quanh bờ hồ. Mẹ tôi lại cười, những giọt mồ hôi lăn nhẹ xuống và nhanh chóng khô đi. Khi ấy tôi còn chưa đi học.
    Hai mươi năm sau, mùng 1 Tết, vẫn trên con đường đó, tôi đèo mẹ trên 1 chiếc xe máy, nhưng là chiếc xe máy do bàn tay bố và mẹ làm ra. Mẹ tôi cười vui nhắc lại chuyện cũ. Con đường trước mắt nhoà đi, ước nguyện của 20 năm về trước con chưa thực hiện được. Hoàn thành chương trình đại học, nhưng cả hai tấm bằng đại học đều bị treo, chưa thể mang về cho mẹ xem được, công việc làm ăn không thành, con lại tay trắng khi về bên mẹ ngày Tết. Thương nhớ ơi hời...
    Giờ đây tôi đã khá hơn trong học hành và công việc, nhưng mẹ lại có thêm bao nỗi lo mới. Cây bàng trước của do chính tay mẹ mua về trồng lá vẫn xanh mươt, tán vẫn thêm rộng ra dù trời đã sang thu hẳn. Mấy tháng trước, giữa cơn bão số 5, bố không có nhà, tôi ngồi cạnh chị trong bênh viện, mẹ gọi điện lên cho tôi cây bàng dễ đổ mất con ạ, một mình mẹ chẳng làm gì được. Tôi lắp bắp trong tiếng gió mẹ kệ nó thôi, đừng ra ngoài nữa, chiều tối gió mưa ngớt là bố về... Cơn bão qua đi, cây bàng vẫn không đổ, nhưng nó lại báo hiệu những điềm không lành, bao nhiêu người trong gia đình ngã bệnh, và bà nội tôi ra đi. Mẹ tôi lại vất vả lo toan mọi thứ, những đêm không ngủ. Cây bàng sau cơn bão, chẳng cần rào chống nhiều, tự nó vươn lên, tán cây xoè rộng che bớt ánh nắng của những ngày nắng gắt cho cửa hàng của mẹ. Tôi chưa thể được như nó, trước vài khó khăn giông bão của cuộc đời, tôi đã như gục ngã, chưa giúp gì được cho người mẹ dịu dàng đảm đang và thương tôi vô bờ bến.
    Có mẹ đứng sau, con sẽ cố đứng trong giông bão, bám lấy cuộc đời như cây bàng mẹ trồng trước cửa. Thương nhớ hời ơi...
    ------------------------
    Ngạo mình, ngạo đời..
    Cười mãi không thôi.
  8. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    T bấm khoá cái cặp đựng tiền lại lúc bóng chiều đã nhập nhoạng. Hơn 100 triệu của công ty làm cái cặp căng phồng, T sẽ thuê khách sạn để ngủ lại đây đợi sớm mai về. Ra đến Bưu điện, T gọi vào máy di động của Sếp để báo cáo tình hình đã thu hết tiền và muộn rồi sẽ ngủ lại mai về. Sếp T nhìn thấy cái mã vùng trên máy mình còn nhắc nhở cẩn thận tìm cái khách sạn nào thật tử tế mà ở, sáng mai 9 giờ mới được về.
    T chỉ đợi có thế, một ngày ăn ở khách sạn là 200n, gã vào quán ăn tạm bát phở rồi ra cây xăng ngoài thị xã đổ đầy bình, tạt vào quán ven đường mua bao thuốc lá. Gã giơ tay nhìn đồng hồ , 7 giờ 20. Mình đi nhanh chắc chỉ 11 giờ về đến nhà. Tắm rửa, ngủ một giấc, sáng mai dậy làm mấy việc ở nhà, chiều đến công ty nộp sổ sách, ăn ra cả 200 tiền ăn ở một ngày. Gã nhìn con đường hun hút một bên là vực thẳm, một bên là vách núi mờ mờ sương trong ánh đèn xe máy đỏ quạch vì pha đèn đã cũ ,bị ố theo thời gian lấy nhuệ khí. T bặm môi rú ga, mình chịu khó một tí sẽ có 200 n, gã đang rất cần tiền, gã không thể bỏ qua số tiền này được, đằng nào mà chả phải về. Chịu khó về tối lạnh một lát cũng được ăn nhằm gì.
    Dạo này mỗi khi hàng về kho, T dấu Sếp không gọi người bốc dỡ nữa, mình gã hì hục chuyển đủ 100 thùng hàng, mỗi thùng nặng 70 kg vào kho xếp. Với cái xe cút kít, gã chỉ cần một tay đẩy thùng hàng kênh lên, lùa cái đầu xe vào, nhấn mạnh tay cầm là thùng hàng nằm gọn lỏn, chở vào kho thì đến đoạn vất vả nhất là xếp chúng lên nhau. Nhưng cùng lắm là ba hàng lên cũng không đến nỗi không làm được. Mọi lần nhập kho Công ty hắn chi 150 ngàn cho việc bốc xếp, mình gã làm tất rồi cũng xong, mỗi tội thời gian kéo dài quá, thường là 2 giờ đêm mới xong. Gã phải chi lại cho ông già bảo vệ 30n vì công thức khuya đợi khoá cổng.
    Có lần tháp tùng Sếp xuống kho, Sếp gã hỏi cô thủ kho từng số hàng. Trong khi cô thủ khô lúi húi giở sổ thì hắn đọc vanh vách rành rọt từng mã số, vị trí của từng lọai hàng ở ngăn nào, khu nào, số nào còn bao nhiêu, số nào đã hết, hết từ lúc nào, nhập về tư hôm nào. Khi Sếp gã đối chiếu sổ sách và kiểm kê thực tế, ông tròn mắt nhìn gã khâm phục. Sự thực thì gã đâu thông minh gì, chẳng qua là gã tự tay bốc xếp, rồi thường xuyên tự khui hàng để lúc quét dọn hưởng cái phần vỏ bìa các tông của thùng hàng bán cho hàng thu mua giấy vụn. Việc gã làm thêm ở kho là thoả thuận với cô thủ kho và ông gác đêm. Gã trình Sếp việc nên làm những giá sắt để đựng hàng khỏi ẩm mà trong đầu nát óc nghĩ mượn đâu cái máy hàn
  9. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    T chạy vạy thuê được cái máy hàn với giá 50 nghìn một đem. Gã hạch toán rằng nếu gã làm lấy những cái giá sắt này, trừ tiền cho ông bảo vệ, tiền thuê máy mỗi đêm gã sẽ có thêm 60 n. Vậy thì gã sẽ làm , gã mang luôn quần áo đến kho, lúc 6 giờ chiều hết giờ công ty làm việc gã xuống thẳng kho thay quần áo ra cửa hàng cửa hoa cửa sắt đèo cái máy hàn về. Gã làm một lèo đến khoảng 12 giờ đêm thì nghỉ tay, lúc đó ông bảo vệ sẽ mua xôi về . Đến hôm thứ 3 ánh hồ quang từ máy hàn cộng với cái mệt mỏi vì thiếu ngủ làm mắt hắn hoa đi, người hắn rũ rượi, hai mí mắt gã nặng trĩu kéo sụp xuống, gã gồng mình cưỡng lại giấc ngủ đang đe doạ. Gã hứa với Sếp là thuê người ta làm mấy hôm là xong. T đi xuống bể nước, mở vòi nước gí đầu mình vào đó, nước mùa đông lưu trong bể lạnh hơn nước trong vòi làm gã rùng mình nhưng không thoát khỏi cơn buồn ngủ. Gã ngồi tựa lưng vào tường gà gật, mặc cho nước trên đầu chảy len lỏi vào người qua cổ áo, mọi cái chập chờn, những thanh sắt ngổn ngang, dây điện bùng nhùng, khuôn mặt cau có của Sếp và những tờ tiền màu xanh lơ, đỏ hồng, xanh tím.
  10. anhhungxalo

    anhhungxalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    1.083
    Đã được thích:
    0
    Uống rượu ở vịnh Tây Tử
    Những chiều mưa ngả
    Chất chồng đất quê
    Cha gặt gì cánh đồng tháng tư?
    Mái gianh nát em tôi tựa cửa
    Ngóng anh chân núi hái sim về
    Những trang sách nằm đâu trong số phận?
    Thời đại chia muôn mặt con người
    Ngày tôi lớn muôn ngàn người khuất
    Nhẹ như mưa chiều trên mái gianh suông
    Người O-sin áo màu lên phố
    Mẹ tôi chết trong ngập lụt phố phường
    Yêu tha thiết hay là cay đắng
    Những mặt người Việt Nam sau khói thuốc mờ ?
    Em giấu miếng mì bẻ đôi trong ký túc
    Vai gầy áo rộng lên đường
    Những người anh lang thang phố chợ
    Đêm vỉa hè lo tết tha phương
    Bạn mất việc làm, nụ cười héo hắt
    Tôi con thơ sốt mấy đêm trường
    Đời nghèo quá câu chào cũng chật
    Guốc cô hàng xóm gõ nửa khuya
    Anh vào ca 16 tiếng chưa về
    Giấc ngủ ngắn giăng cơn mộng mị
    Thơ bất cần thơ, rượu cũng chẳng là...
    Cơn say ấy dường như nước mắt
    6/10/2003
    Được anhhungxalo sửa chữa / chuyển vào 16:46 ngày 13/10/2003

Chia sẻ trang này