1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DĨ TRÀ HỘI HỮU (xưa) & TẬP HIỀN THƯ QUÁN (nay)

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi lutraquan, 05/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Theo thông báo của admin ngày 20 /1 /2007 Trang Thư Hoạ Việt nam chính thức được trở lại !
  2. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Cụ nào tinh mắt xem hộ đây là thể gì mới, anh Nông chụp trong khuôn viên Ngọc Uyên Đàm :
    [​IMG]
  3. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1

    Vài hình ảnh trong buôỉ ra mắt CLB
    Lá cờ của Hội
    [​IMG]
    Loa tuyên bố khai mạc !
    [​IMG]
    Cụ Rổ Xề trình bầy kế hoạch và nội dung phương hướng .... của CLB
    [​IMG]
    Cụ Lại Cao Nguyện đóng góp ý kiến cho CLB
    [​IMG]
    Cụ Vinh luyện chữ đẹp nhà ở Khâm Thiên chia sẻ tình hình thư pháp Việt tại Sài gòn .
    [​IMG]
    Hoạ sỹ Lê Quốc Việt chia sẻ kinh nghiệm tổ chức sáng tác và triển lãm.
    [​IMG]
    Và đông đảo thành viên và công chúng yêu thích ...
    [​IMG]
  4. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Trân trọng kính mời thành viên CLB cùng các bạn yêu thích Thư pháp tham gia buổi sinh hoạt lần thứ nhất của CLB tại trụ sở P 204 Nhà B Cung VHLĐ HN VX - Số 1 Yết Kiêu Hà Nội. .
    Thời gian 8h30 đến 11h30 ngày 08 / 05 /2007.​
    Nội dung sinh hoạt​

    1 - Giới thiệu khách mời.
    2 - Chuyên đề thảo luận : Để được gọi đúng Thư Pháp cho " Thư Pháp Quốc Ngữ"
    a - Bài Chương Pháp trong tác phẩm Quốc Ngữ . Do Thư Pháp Gia - giảng viên Kiều Quốc Khánh - Phó chủ nhiệm CLB trình bầy . ( 9h đến 9h 45 gồm cả thảo luận )
    b - Thực tế tình hình Thư Pháp Quốc Ngữ tại khu vực phía Nam. Do thành viên - Nhà giáo Phạm Thế Vinh trình bầy .( Từ 9h50 đến 10h 30 )
    3 - Sáng tác ( từ 10h30 đến 11h30 )
    Để cho việc sáng tác được như ý , mong các thành viên chú ý :
    - Mang đầy đủ bút mình sử dụng và ấn triện .
    - Tìm hiểu , chọn lọc nguồn cho nội dung : Ca ngợi tình yêu đất nước và sự hi sinh anh hùng của các chiến sỹ bảo vệ tổ quốc.
    CLB Thư pháp Tập Hiền Cung Việt Xô
    Nguyệt Trà Bút - Kiều Quóc Khánh

  5. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Thư pháp gia Đăng Học vừa trở về từ Mỹ đã tới chia vui cùng CLB vào ngày 21/4/2007.
  6. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Chia se tại Trụ sở và ....cơ sở 456 ...
    [​IMG]
  7. anhnh1983

    anhnh1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2007
    Bài viết:
    1.128
    Đã được thích:
    0
    Em thấy cái câu lạc bộ của các bác rất là hay. Em cũng thích tìm hiểu về lĩnh vực này. Hiện tại em cũng chưa biết nhiều về thư pháp lắm. Ngày 8/5 này thế nào em cũng có mặt. Hẹn gặp các bác 8/5 !
  8. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1

    Trân trọng kính mời thành viên CLB cùng các bạn yêu thích Thư pháp tham gia buổi sinh hoạt lần thứ nhất của CLB tại trụ sở P 204 Nhà B Cung VHLĐ HN VX - Số 1 Yết Kiêu Hà Nội. .
    Thời gian 8h30 đến 11h30 Chủ Nhật,ngày 06 / 05 /2007.​
    Nội dung sinh hoạt​

    1 - Giới thiệu khách mời.
    2 - Chuyên đề thảo luận : Để được gọi đúng Thư Pháp cho " Thư Pháp Quốc Ngữ"
    a - Bài Chương Pháp trong tác phẩm Quốc Ngữ . Do Thư Pháp Gia - giảng viên Kiều Quốc Khánh - Phó chủ nhiệm CLB trình bầy . ( 9h đến 9h 45 gồm cả thảo luận )
    b - Thực tế tình hình Thư Pháp Quốc Ngữ tại khu vực phía Nam. Do thành viên - Nhà giáo Phạm Thế Vinh trình bầy .( Từ 9h50 đến 10h 30 )
    3 - Sáng tác ( từ 10h30 đến 11h30 )
    Để cho việc sáng tác được như ý , mong các thành viên chú ý :
    - Mang đầy đủ bút mình sử dụng và ấn triện .
    - Tìm hiểu , chọn lọc nguồn cho nội dung : Ca ngợi tình yêu đất nước và sự hi sinh anh hùng của các chiến sỹ bảo vệ tổ quốc.
    CLB Thư pháp Tập Hiền Cung Việt Xô
    Nguyệt Trà Bút - Kiều Quóc Khánh

    XIn lỗi mọi người là Chủ Nhật tức ngày 06/5 nhá .....
  9. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Người trẻ học thư pháp ( http://www.nhandan.com.vn/tinbaidadang/noidung/?top=43&s ub=80&article=92835 )
    --------------------------------------------------------------------------------

    Lớp học thư pháp ở
    cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô.
    ND- Giữa chốn đô thành với nhịp sống nhanh và sôi động, hình ảnh những "ông đồ trẻ" đang phác thảo đôi nét "phượng múa, rồng bay", là nét đẹp đáng trân trọng và phát huy.
    Nằm đan xen cùng các câu lạc bộ dạy dẫn chương trình, nhảy hip hop, chụp ảnh, quay phim, mỹ thuật... lớp học thư pháp cơ bản do Câu lạc bộ Thư pháp mở ở Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) khá yên ắng. Những người chưa biết về môn học này khi đến đây cảm thấy lạ. Các bạn trẻ ở đây, người đang cầm ngược bút lông vạch vạch, người lại dùng bút lông hất cong, hất thẳng chằng chịt trên giấy dó, cũng có người cầm quyển sách Hán - Nôm nghiên cứu...
    Thầy giáo, chỉ "nhỉnh" hơn học trò một, hai tuổi, say sưa kể chuyện các nhà thư pháp. Lúc hứng khởi, thầy đi quanh lớp, ngâm nga một bài thơ cổ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
    Lớp học thường bắt đầu từ 8 giờ 30 phút, nhưng hôm nay, Lê Huy Hoàng, sinh năm 1986, đến khá muộn. Vừa đến lớp, cậu sinh viên năm thứ ba, khoa tiếng Trung, Ðại học Ngoại ngữ (Ðại học Quốc gia Hà Nội), đã xăm xắn đến chỗ các bạn để tranh luận. Hoàng là học viên khóa đầu của lớp thư pháp do anh Kiều Quốc Khánh và một số thanh niên yêu mến môn nghệ thuật này giảng dạy.
    Hoàng kể: "Em bắt đầu tìm hiểu về thư pháp từ năm học lớp 11, khi có "ông đồ" về trường cho chữ đầu xuân. Năm 2005, em tìm thấy trên mạng thư họa Việt Nam nói đến lớp dạy thư pháp nên em ghi tên đi học". Tình yêu với môn học này giúp Hoàng có đủ tự tin tìm hiểu và hỗ trợ các bạn biết thêm các thể thơ cổ, văn cổ từ thời Lý - Trần - Lê. Với cặp kính cận dày cộp, mái tóc cắt gọn gàng, khuôn mặt sáng sủa, vóc dáng của Hoàng chẳng "cổ" chút nào. Nhưng ở lớp, Hoàng luôn khiến các bạn "nể" vì lúc nào trong cặp cũng có vài cuốn sách dạy cách viết các kiểu chữ thư pháp Hán - Nôm mà cậu sưu tầm được trên mạng.
    Hoàng bảo: Không phải ai học viết thư pháp cũng là người "cổ". Thế hệ chúng em còn có sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Ðó là chìa khóa để có thể tìm hiểu sâu, kỹ hơn về thư pháp.
    Nguyễn Mai Trang, sinh năm 1984, thích đọc truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết Trung Quốc, được các thầy nhắc đến như một người "có duyên" với thư pháp. Trang tham gia lớp học từ tháng 7-2006 nhờ thông tin trên trang web thuhoa.vn ( www.thuhoavietnam.com ) Nhìn cô gái với mái tóc khá "mốt", chân đi đôi bốt điệu đà, lại phóng đến lớp học bằng chiếc xe Zip đen thời trang, ít người nghĩ cô đang "cặm cụi" học thư pháp. Trang đang là nhân viên ngân hàng HSH Nordbank, vì yêu thích thơ Ðường nên đã học tiếng Trung từ thời còn là sinh viên ngành kinh tế đối ngoại.
    Trang kể: "Khó khăn nhất khi học thư pháp là đòi hỏi kiên trì, công phu. Học ngoại ngữ trong vài tuần đã có thể nói được dăm ba từ, chứ học thư pháp kỳ công hơn nhiều". Trang đã bỏ dần thói quen tán gẫu trên mạng, dành thời gian nghiên cứu, tìm thông tin liên quan đến những danh gia thư pháp, học thêm cách viết các thể chữ để cuối tuần mang đến lớp trao đổi.
    Trang đặc biệt thích thể chữ Khải. Trang sôi nổi nhận xét: Có nhiều cách để thanh niên nhận ra và tiếp thu những giá trị văn hóa truyền thống nhưng phù hợp và có ích với cuộc sống hiện đại. Có nhiều người cho rằng, học thư pháp Hán - Nôm chẳng ích gì vì nó đẹp mắt nhưng khó hiểu. Em lại nghĩ, học thư pháp là một cách để học lối tư duy của cha ông, học tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và cẩn trọng. Việc tìm ra ý nghĩa sâu xa của thư pháp lôi cuốn em chứ không chỉ là mỹ cảm ban đầu.
    Lê Minh Ðức, sinh năm 1985, đến với thư pháp khá tình cờ. Luôn chọn vị trí cuối lớp. Ðức trầm ngâm tập mô phỏng lại mấy chữ Hán - Nôm trên câu đối ở chùa mà cậu mới học được. Ðức thường chọn cách tập viết và thể hiện cho con chữ có hồn, rồi mới tìm cách đọc và hiểu nghĩa. Mỗi dịp cùng gia đình đến thăm đền, chùa, Ðức thường chú ý quan sát câu đối, hoành phi. Nói về mình, Ðức dừng bút và trả lời ngắn gọn: Em thi trượt đại học, ở nhà bán điện thoại di động. Từ khi tham gia lớp này, em có thêm nhiều bạn mới, biết thêm nhiều kiến thức về văn học cổ. Khoảng cách tuổi tác giữa thầy - trò không đáng kể, dễ chia sẻ. Không khí lớp học vẫn trẻ trung ngay cả khi chúng em đang rèn luyện vốn chữ "cổ".
    Phạm Thanh Tuấn, sinh viên năm thứ ba, Ðại học Thương mại, đã học được năm buổi. Tối nào Tuấn cũng chăm chỉ luyện chữ nên cậu đã bắt đầu viết được chữ "tung, hoành" (nét sổ thẳng và ngang). Với 500.000 đồng dành dụm được nhờ bán hàng ở hội chợ, cậu tìm đến lớp học tới lần thứ ba mới gặp được thầy và nhận lớp.
    Tuấn bảo: "Bố mẹ không hài lòng vì bảo em học tiếng Anh chứ thời buổi này ai lại học vẽ chữ, tốn thời gian. Em thì nghĩ học kinh tế cũng cần phải biết về văn hóa. Hơn nữa, thư pháp giúp rèn luyện sự tĩnh tâm để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống".
    Lớp học kết thúc lúc 12 giờ, các bạn nán lại cùng thầy trò chuyện ở quán nước đầu cổng. Riêng Hoàng, vẫn ngồi trong lớp, loay hoay với cuốn sách dạy viết thể chữ Khải.
    Ở Hà Nội, hiện có khá nhiều lớp dạy thư pháp như ở chùa Tảo Sách, Lư trà quán số 456 Hoàng Quốc Việt ( 456 Hoàng Hoa Thám )và Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô. Theo anh Nguyễn Quang Duy, một giáo viên thư pháp, ban đầu nhiều bạn trẻ tìm học thư pháp chỉ vì tò mò. Nhưng cùng với thời gian, việc luyện thư pháp sẽ giúp các bạn học được tính kiên trì, một đức tính mà nhiều người trẻ thế hệ 8X hay 9X dễ bỏ qua.
    Anh Kiều Quốc Khánh, một trong số những người say mê với thư pháp quốc ngữ, thì bảo: "Các bạn trẻ đến với lớp học thư pháp là những người có ý thức coi trọng nền tảng văn hóa. Họ học thư pháp để có thể trao đổi, cung cấp, bổ sung cho nhau vốn kiến thức về văn học cổ. Và như thế, kỹ thuật viết thư pháp đâu còn là điều quan trọng nhất".
    Mỗi người có một lý do khác nhau khi đến với thư pháp. Nhưng giữa chốn đô thành với nhịp sống nhanh và sôi động, việc những thanh niên thế hệ 8X dành riêng một sáng chủ nhật, đều đặn, kiên trì, tĩnh tâm bên mực Tàu, giấy dó đang là nét đẹp đáng trân trọng và phát huy.
    THU GIANG
  10. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1

Chia sẻ trang này