1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi và sống cùng các lão Võ Sư !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi trungtiger, 27/04/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trungtiger

    trungtiger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    1.075
    Đã được thích:
    0
    Đi và sống cùng các lão Võ Sư !

    [​IMG]



    [​IMG]
  2. dhlv

    dhlv Guest

    Gặp môn đệ ở quê nhà của sáng tổ môn phái Vovinam
    10/06/2008
    Năm nay hàng triệu sư đệ Vovinam toàn thế giới long trọng kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của môn phái (1938 - 2008) với nhiều hoạt động lớn... Mấy ai biết rằng, ở quê hương của sáng tổ Nguyễn Lộc (1912 - 1960) là xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây vẫn còn năm môn đệ đều đã qua tuổi bát tuần...
    Nửa năm cho suốt cuộc đời
    Năm 1947, dời Hà Nội đi tản cư, võ sư Nguyễn Lộc mang vợ con và một vài môn đệ thân tín về quê nhà - xã Hữu Bằng. Những năm đó Hữu Bằng rất thịnh hành môn võ gậy, có lúc trong làng có đến 5 lò dạy môn võ độc đáo này.
    Võ sư Nguyễn Lộc về quê mang theo Vovinam ông mới sáng lập truyền dạy cho thanh niên trong làng. Dân làng đã biết những thành công vang dội của môn phái kể từ sau cuộc biểu diễn ra mắt tại Nhà Hát lớn Hà Nội năm 1939 và uy tín của võ sĩ Lộc quê mình từ lâu, nên nhiều người háo hức đến xin thọ giáo, nhưng không phải ai cũng được thu nạp.
    Cụ Phan Văn Cửu nhớ lại: Người làng đến xin học rất đông nhưng quá nửa bị loại vì không qua được bài sát hạch. Trước hết, người học võ phải có lòng can đảm, thử thách bằng cuộc chạy chừng 50 mét, khi còn 5 mét nữa thì ngã rạp về phía trước, ngực đập xuống nền cỏ bật nảy lên. Nhiều người không đủ can đảm để vượt qua cú ngã này. Yêu cầu thứ hai là tư cách đạo đức, những người can đảm nhưng hung hăng, tư cách không "thuần" thì cũng không được theo học.
    Sau ít ngày sát hạch, võ sư Lộc đã tuyển chọn được dăm chục môn sinh ở độ tuổi thanh niên, có người đã có vợ con, có người mới 17 - 18 tuổi. Hàng ngày các võ sinh chăm chỉ luyện tập dưới sự chỉ giáo của ông và người trực tiếp uốn nắn động tác là võ sư Lê Sáng.
    Số võ sinh ngày ấy bây giờ chỉ còn lại năm người sống ở làng, cao tuổi nhất là cụ Nguyễn Đình Tứng (sinh năm 1922) và các cụ Phan Văn Bốc (sinh năm 1923), Phan Văn Cửu và Phan Văn Nhân (sinh năm 1924), trẻ nhất là cụ Nguyễn Đình Dinh (sinh năm 1928).
    Bắt đầu mỗi buổi học, võ sinh ngồi nghe võ sư Nguyễn Lộc giáo huấn. Cụ Phan Văn Nhân nhớ lại: Võ sư Lộc là người đẹp trai, cao dong dỏng, mắt sáng, phong cách điềm đạm, hiền hậu giảng giải rất kỹ về đạo đức. Bao nhiêu năm qua, chúng tôi vẫn nhớ như in những lời dạy đó, người học Vovinam không được gây gổ với người khác; khi đối phương cố tình ức hiếp, bắt buộc phải ra đòn thì phải nhường cho đối phương đánh trước; thấy người ta kém hơn mình không được lấn lướt; nhưng đã ra chiêu thì phải giành chiến thắng...
    Sau bài đạo lý là những động tác khởi động, khởi động khớp cổ, rồi lộn ngược lộn xuôi, sao cho thân thể mềm dẻo "như bún" mới bắt đầu tập võ thuật. Tập từng đôi một, sao cho thuần thục mới thôi. Hôm nào, ai được võ sư gọi ra hướng dẫn trực tiếp thì nhớ mãi, vừa sợ vừa học được nhiều điều.
    Lúc bấy giờ có nhiều người cho rằng, các lò võ có thuốc chữa trị cho không đau. Võ sư Nguyễn Lộc nhắc nhở: Đấy chỉ là những chuyện đồn thổi, quan trọng nhất của người học võ là sự rèn luyện, có rèn luyện chăm chỉ mới có sức khoẻ và võ thuật tinh thông để chiến thắng.
    Cụ Phan Văn Nhân, năm nay đã 85 tuổi nhưng mắt còn tinh, vẫn xâu kim được nói: Mắt tôi tinh như vậy vì tôi đã luyện mắt theo hướng dẫn của thầy. Người học võ trước hết phải thể hiện được uy vũ bằng ánh mắt. Khi đối diện đối phương mắt phải sáng quắc, không chớp, để đối phương phải run sợ. Cách luyện là nhìn vào mặt trời buổi sáng. Tập nhiều lần để đạt đến độ nhìn mặt trời không thấy chói mắt, không chớp mắt mới thôi. Mãi sau này tôi vẫn tự tập như vậy...
    [​IMG]
    5 môn đệ đều đã qua tuổi bát tuần của sáng tổ Nguyễn Lộc.
    Những miếng võ hộ thân
    Trong lớp có những môn sinh xuất sắc như Nguyễn Đình Cắc, Phan Văn Chí... Những vị này ngoài luyện ban ngày, buổi tối còn luyện thêm nên sau này cũng trở thành những võ sư. Ông Nguyễn Đình Cắc đã từng mở lớp dạy Vovinam ở Chùa Thầy, Sài Sơn, Hà Tây.
    Nhưng dù biết nhiều hay biết ít thì họ đều rất ít khi thi triển, có người cả đời không dùng đến, vì những lời giáo huấn của võ sư Nguyễn Lộc đã thấm vào máu thịt họ. Cụ Phan Văn Cửu tự hào kể lại: Mấy năm sau đó, do Hữu Bằng là vùng tạm chiếm nên chúng tôi dạt về vùng tự do làm ăn. Một lần ở Cống Thần, nhóm thanh niên Hữu Bằng buôn bán vải sợi bị nhóm thanh niên buôn thuốc bắc Hưng Yên gây gổ do ghen tuông. Hai bên ngồi ăn ở hai dãy bàn trong nhà hàng Đức Long, mặc cho bên kia khích bác, dọa dẫm, bên này vẫn nín nhịn. Tức quá, một tay buôn thuốc bắc lao sang đánh tung mũ của một người Hữu Bằng, ai đó nói to: "Cho nó miếng số hai", theo phản xạ, ông Cửu vung tay lên gạt, đối phương ngã nhào, mặt đập vào bàn gãy mấy cái răng, máu me be bét. "A, thằng này có võ, ông phải sống chết với chúng mày". Ông Cửu vẫn điềm đạm: "Tôi không có võ, tôi chỉ gạt anh ra thôi, không may anh ngã gãy răng là do anh. Nếu tôi định đánh thì anh chết rồi"... Thấy bên này điềm đạm, nhã nhặn, bên kia càng hậm hực, hẹn 8 giờ sáng mai ra bãi bóng Chợ Kẹo gần đó "sống mái" một phen. Lời dạy của Võ sư vang lên trong đầu, không thể để đối phương làm nhục, ông quả quyết: "Được rồi, đúng hẹn chúng tôi sẽ có mặt, nhưng trước khi đi các anh nên chuẩn bị sẵn mấy cỗ quan tài". Sáng hôm sau mấy anh em chờ ở bãi bóng đến tận 10 giờ mà đối phương vẫn mất tăm.
    Cụ Nguyễn Đình Dinh cũng kể một kỷ niệm, cũng thời gian đó, cụ và một bạn học võ nữa mở quán hàng ăn ở Quán Mật, gần Cầu Bố, Thanh Hóa. Ở khu vực này có một toán thanh niên ngổ ngáo, côn đồ hay qua lại, ai cũng kiêng dè. Hôm đó bọn chúng vào ăn trong quán nhưng gây sự không trả tiền, dẫn đến cãi vã. Đàn em của chúng kéo đến rất hung hăng, định phá quán, "hai anh em đứng vào thế, tôi thì nhảy phắt lên bàn sẵn sàng đối phó. Bọn chúng hơi sững lại vì bất ngờ... Mấy anh công an chạy vào. Họ nói, "đây là anh em ở Sơn Tây vào đây làm ăn, họ đều là môn đệ của võ sư Lộc, sao chúng mày dám động vào hả". Mấy thằng kia thấy nói thế vội lủi ngay. Té ra, nhiều công an Thanh Hóa từng là môn sinh của võ sư Nguyễn Lộc nên họ rất nể trọng".
    Cụ Phan Văn Cửu cũng đã có lần cùng một người bạn là Nguyễn Đình Cửu (Cửu đen) áp tải 100 xe cút kít chở bông đi bộ từ Vinh ra Nam Định giữa thời buổi phức tạp ấy mà không suy suyển, dù cánh chở thuê đều là tay anh chị, vì bọn họ thấy hai vị tập võ với nhau, thứ võ kỳ lạ họ chưa từng thấy bao giờ.
    Không thể nào quên
    Sau thời gian ở Hữu Bằng, tình hình không yên ổn, nên Võ sư Nguyễn Lộc và gia đình lại chuyển lên Sơn Tây. Ông dạy võ thuật cho Trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn (nay là trường sĩ quan lục quân 1) rồi lại đi Vĩnh Yên. Cụ Phan Văn Bốc kể lại: Lúc đó khó khăn vô cùng, bầu đoàn tản cư lang thang như vậy rất vất vả. Võ sư Nguyễn Lộc dạy võ ở quê nhà đâu có nhận của ai đồng học phí nào. Một người trong đoàn nói: "Đi như đội quân Tàu ô". Nghe vậy, ông bảo người này thiếu tư cách, một chút khó khăn đã nản lòng nên ông loại ngay.
    Đang lúc khó khăn như vậy thì một chủ trang trại lớn nghe danh ông đã mời ông về trang trại để trông nom, bảo vệ giúp. Họ dọn ngay một dãy nhà và đưa đến 70 thùng thóc. Mọi người rất vui sướng vì đã có chỗ trú chân và có công việc ổn định một thời gian. Bất ngờ, hôm sau Võ sư Lộc cho anh em chuyển trả 70 thùng thóc, gửi lời cám ơn ông chủ trang trại và xin đi chỗ khác. Hỏi ra mới biết, trang trại này đã thuê bố con võ sư Quỳnh, nay thấy võ sĩ Lộc giỏi hơn nên họ mới làm vậy. Nếu ông nhận lời thì cha con võ sư Quỳnh sẽ mất việc làm. Điều đó không thể được.
    Cụ Bốc trầm ngâm: Thật là một người trọng nghĩa khí vô cùng. Khó khăn như thế mà vẫn hết sức giữ mình.
    Lên đến Phú Thọ, có lần võ sư Nguyễn Lộc nói với vợ: "Mợ mặc quần trắng như vậy, ra chợ không may bà con ăn trầu nhổ ra, vô ý bắn quết trầu vào quần thì sao?!". Bà vợ biết ý, lần sau bà ăn mặc đơn giản hơn để hòa đồng với bà con vùng tản cư.
    Do thời buổi loạn lạc, chỉ trong quãng thời gian ngắn ngủi nên những môn đệ của ông ở quê nhà không được thọ giáo nhiều, họ chưa biết đến những tuyệt chiêu của môn phái, những triết lý sâu sắc... nhưng hình ảnh võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc, người đồng hương mẫu mực, người thầy, người anh thân thiết của họ thì không bao giờ phai lạt.
    Nguyễn Phan Khiêm
    Nguồn: Báo KH&ĐS, số 66, 31/5/2008, tr 6
    Được dhlv sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 27/04/2010
  3. online365

    online365 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2010
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    nhà? bào cò hĂ?u hà càc 'l ? mà? sẮng càc 'l 'i 'Ău mà? 'i
  4. dhlv

    dhlv Guest

    Đại tang: Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng Từ Trần

    CÁO PHÓ


    Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo vô cùng đau đớn báo tin cùng tất cả đồng môn và thân hữu xa gần:

    Vị thầy muôn vàn kính yêu của chúng tôi là:

    Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng

    Đã từ trần lúc 3 giờ sáng (giờ Việt Nam) ngày 27 tháng 9 năm 2010 (nhằm ngày 20/08 năm Canh Dần) tại bệnh viện 115, Sàigòn, Việt Nam

    Hưởng thọ 91 tuổi

    CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
    Linh cửu được quàn tại Tổ Đường Môn Phái

    Lễ Nhập Liệm

    Sẽ được cử hành lúc 10 giờ sáng ngày 27 tháng 9 năm 2010 tại Tổ Đường

    Thăm viếng và cầu nguyện

    Lễ viếng: bắt đầu lúc 3 giờ chiều, ngày 27 tháng 09 năm 2010.
    Địa chỉ: 31 đường Sư Vạn Hạnh Phuờng 3 Quận 10, Sài Gòn, Việt Nam.

    Lễ An Táng

    Thi hài sẽ được hỏa thiêu.
    Lễ động quan cử hành lúc 4 giờ sáng thứ Sáu, ngày 1 tháng 10 năm 2010.
    Sau lễ hỏa táng, hương linh sẽ được thỉnh về thờ tại Tổ Đường Môn Phái.

    VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO ĐỒNG KHẤP BÁO


    Tổ đường sẽ nhận hoa và không chấp điếu.



    OBITUARY


    Vovinam Việt Võ Đạo Martial Arts discipline in deep sorrow announcing to all disciples and friends everywhere:

    Our beloved teacher:

    Grandmaster Lê Sáng
    Had passed away at 3 am (Vietnam time) on September 27, 2010 at “115” hospital, in Sàigòn, Vietnam. He was 91.

    FUNERAL PROGRAM
    His body is being prepared at Tổ Đường hall.

    Embalming and casketing will be done at 10 am September 27, 2010 at Tổ Đường

    Visitation and Memorial Services

    Visitation starts at 3 pm, September 27, 2010.
    at 31 Su Van Hanh Street, Ward 10, District 3, Sàigòn, Vietnam.

    Funeral

    His remains will be cremated.
    The crematory will take place at 4 am Friday, October 1, 2010.
    After the cremation, his ash remains will be kept at Tổ Đường altar.
    VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO HEREBY URGENTLY NOTIFYING EVERYONE


    Flowers will be accepted but no memorial donation

    http://vovinamvvd.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2436

    ==============================================

    [​IMG]

    CHƯỞNG MÔN LÊ SÁNG NGƯỜI KẾ NGHIỆP XUẤT SẮC CỦA SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC

    Nguyên quán ở tỉnh Thanh Hóa, võ sư Lê Sáng chào đời vào mùa thu năm 1920 tại căn nhà bên bờ hồ Trúc Bạch (Hà Nội). Ông là trưởng nam của cụ ông Lê Văn Hiển tự Đức Quang (1887-1959) và cụ bà Nguyễn Thị Mùi (1887-1993). Hai người em gái của võ sư là Lê Thị Xuất và Lê Thị Hương.


    Năm 1939, sau một cơn bệnh nên đôi chân đi đứng khó khăn, nghe lời khuyên của mẹ, võ sư Lê Sáng đã tìm thầy học võ với mục đích rèn luyện cho đôi chân cứng cáp và thân thể khỏe mạnh. Duyên may đưa ông đến với lớp Vovinam tại trường Sư phạm (Ecole Normale) Hà Nội do võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc trực tiếp giảng dạy vào mùa xuân năm 1940. Có tố chất, thông minh, chịu khó học hỏi và chuyên cần luyện tập, ông sớm cải thiện tình trạng sức khỏe và tiến bộ nhanh trên bước đường võ nghệ. Chỉ vài năm sau, ông được võ sư Sáng tổ cử tham gia huấn luyện Vovinam tại Hà Nội. Từ đó, ông luôn gắn bó với võ sư Sáng tổ như anh em ruột thịt, cùng đồng lao cộng khổ và từng theo chân võ sư Sáng tổ đi dạy Vovinam ở nhiều nơi…


    Năm 1954, ông theo võ sư Sáng tổ vào Sài Gòn. Tại đây, ông được phân công mở các lớp Vovinam ở đường Avigateur Garros (nay là đường Thủ Khoa Huân) và môt số võ đường khác …. Đến năm Đinh Dậu (1957), võ sư Sáng tổ lâm bệnh, ông thay người tiếp tục huấn luyện cho các môn sinh cao đẳng, đồng thời mở thêm võ đường ở đường Trần Khánh Dư (Tân Định), Sư Vạn Hạnh (sát chùa Ấn Quang), Moulin Rouge (đường Trần Hưng Đạo)… Tháng 4 năm 1960, trước lúc qua đời, võ sư Sáng tổ đã giao nhiệm vụ lãnh đạo môn phái lại cho ông.
    Do tình hình thời cuộc, những năm đầu thập niên 60, võ sư Lê Sáng lên tận Buôn Mê Thuột làm ăn, đến cuối năm 1963, khi các võ phái ở Sài Gòn được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về, bắt tay cùng đội ngũ cốt cán, khôi phục và phát triển môn phái.


    Là môn đệ trưởng tràng, sát cánh cùng Sáng tổ Nguyễn Lộc trong gần 20 năm, võ sư Lê Sáng đã tiếp thu được những tư tưởng võ đạo và võ thuật cũng như nhân cách sống của Sáng tổ một cách sâu sắt nhất. Bằng tài năng và tâm huyết của mình cùng với sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ võ sư, HLV, môn sinh và đông đảo người hâm mộ, Chưởng môn Lê Sáng đã phát triển những ý tưởng của sáng tổ Nguyễn Lộc để xây dựng cho Vovinam-Việt Võ Đạo một hệ thống triết lý võ đạo cùng hệ thống kỹ thuật luyện tập mang tính khoa học và thiết thực như hiện nay. Còn nhớ hồi giữa thập niên 1960, dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng song song với việc tổ chức phát triển môn phái, mỗi ngày trực tiếp huấn luyện hàng chục giờ; vậy mà biết bao đêm chưởng môn Lê Sáng vẫn chong đèn viết sách để hệ thống và phát triển những tư tưởng võ đạo của sáng tổ Nguyễn Lộc. Đó là hệ thống tư tưởng hướng người môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo đến một triết lý sống tốt đẹp: “Sống cho mình, giúp cho người khác sống và sống cho mọi người”. Theo đó, người môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo không chỉ rèn luyện, vượt thắng sự hèn yếu của tâm hồn và thể xác, tổ chức cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp mà còn có trách nhiệm giúp người khác sống tốt đẹp và sẵn sàng hy sinh những quyền lợi tinh thần hay vật chất để phục vụ lợi ích chung của môn phái, của xã hội… Không chỉ thế, ông còn dày công vun đắp hệ thống kỹ thuật của Vovinam-Việt Võ Đạo ngày thêm đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng. Ngay cả khi ở tuổi ngoại “thất thập cổ lai hy”, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hệ thống kỹ thuật cho phù hợp với giai đoạn mới - giai đoạn Vovinam-Việt Võ Đạo phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài sau cột mốc đặt nền tảng ban đầu trên đất Pháp hồi năm 1973.
    Những đóng góp hết sức quan trọng đó của Chưởng môn Lê Sáng chính là tiền để để phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo ngày càng phát triển, thăng hoa và dần lan rộng ra hơn 40 nước trên thế giới như là một sự khẳng định mạnh mẽ của truyền thống thượng võ và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.


    Ngoài việc lo cho môn phái, ông còn tham gia các công việc khác, được bầu làm Tổng thư ký Tổng cuộc Quyền thuật miền Nam Việt Nam và Tổng Thủ quỹ Ủy hội Olympic miền Nam Việt Nam trong nhiều năm.


    Chẳng những giỏi võ, có khả năng kinh doanh và năng lực lãnh đạo tốt, Chưởng môn Lê Sáng còn là một con người tài hoa. Bằng những nét chữ bay ****, ông thường sáng tác nhiều bài thơ tràn đầy cảm xúc sâu lắng và tinh thần thượng võ. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc. Trong đời thường, ông sống ung dung, giản dị, thường giúp đỡ bạn bè và cư xử chân tình với những người chung quanh. Đối với môn đệ, ông chí tình dạy bảo, thương yêu và dung thứ. Những lúc cha mẹ ốm đau, ông luôn cận kề và chăm lo chu đáo.


    Gần một năm nay, dù sức khỏe giảm sút, nhưng Chưởng môn Lê Sáng vẫn minh mẫn và sáng suốt. Ngay trong những ngày cuối đời phải chống chọi với bệnh tật, Chưởng môn vẫn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với sự nghiệp phát triển môn phái khi chuẩn bị nhân sự và chuyển giao trách nhiệm lãnh đạo môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo lại cho Hội đồng võ sư Chưởng quản.


    Sống đơn thân, không nặng gánh gia đình, thích đọc sách báo, thấm nhuần triết lý phương Đông, và cũng là người kế nghiệp xuất sắc nhất Sáng tổ Nguyễn Lộc; bằng tài năng và đạo đức của mình, Chưởng môn Lê Sáng đã hy sinh và cống hiến trọn cuộc đời mình cho công cuộc xây dựng và phát triển môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.


    Sau một thời gian lâm trọng bệnh, Chưởng môn Lê Sáng đã ra đi vĩnh viễn vào lúc 3 giờ ngày 27-9-2010, nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần, hưởng thọ 91 tuổi. Sự ra đi của Chưởng Lê Sáng là một tổn thất đối với nền võ thuật và võ đạo và là sự mất mát lớn không gì bù đắp được đối với toàn thể môn đồ Vovinam-Việt Võ Đạo trên khắp thế giới.


    NGUYỄN HỒNG TÂM (Môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo)

    http://vodaoquan-vanhanh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=377%3Achuong-mon-le-sang-nguoi-ke-nghiep-xuat-sac-cua-sang-to-nguyen-loc&catid=44%3Aothers&Itemid=127〈=vi

Chia sẻ trang này