1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đi và viết]Câu chuyện về chữ Phúc của vua Khang Hy và địa danh Cung Vương Phủ (Bắc Kinh)

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi sakura, 29/06/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sakura

    sakura Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2001
    Bài viết:
    1.660
    Đã được thích:
    0
    Người Bắc Kinh vẫn thường nói, đến Cố Cung để tắm ít vương khí, đến Trường Thành tắm chút bá khí, đến Cung Vương Phủ thì nhất định phải tắm chút phúc khí.

    Một nhân vật nổi đình nổi đám trong lịch sử Trung Hoa qua những câu chuyện chính sử cũng như dã sử là Hoà Thân - một vị quan nổi tiếng thời vua Càn Long triều đại nhà Mãn Thanh (Trung Hoa). Tài liệu về Hoà Thân thì cả chính sử và dã sử đều viết và kẻ khen, người chê cũng không thể nào kể hết. Trong những năm vừa qua mình có cơ hội nhiều lần đến thăm Cung Vương Phủ và thỉnh chữ Phúc mang về tặng bạn bè, người thân. Một phần là để giới thiệu ý nghĩa chữ Phúc, một phần là để giới thiệu một điểm đến khá lý thú ở Bắc Kinh (sau này các bạn có cơ hội đến Bắc Kinh tham quan du lịch không nên bỏ qua)

    Trong khuôn khổ bài viết này sakura không quá lan man về nhân vật vì đã có quá nhiều tài liệu về vị quan này trên mạng. Hòa Thân (tiếng Trung: 和珅, bính âm: Héshēn; tiếng Mãn: Hešen) còn có tên khác là Hòa Khôn, thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu, sinh năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22 tháng 2 năm 1799

    Đây là những hình ảnh thật, trang thật về Hoà Thân để mọi người so sánh, khác hẳn với ông béo béo do diễn viên Vương Cương đóng trong loạt phim Lưu Dung (Lưu Gù), Kỷ Hiểu Lam.....Các bạn vào thăm Cung Vương Phủ - nhà của Hoà Thân có thể thấy được hình ảnh trực tiếp của ông vẫn còn lưu giữ đến nay.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Xung quanh Hoà Thân có rất nhiều câu chuyện nhưng khuôn khổ bài viết này mình đề cập đến 2 nội dung:

    1. Cơ ngơi của Hoà Thân
    Nhà của Hoà Thân tại Bắc Kinh hiện nay đang là một điểm du lịch hấp dẫn ở Bắc Kinh. Điểm du lịch này chính là Cung Vương Phủ, điểm du lịch này hiện là Vương Phủ thời nhà Thanh được bảo tồn hoàn chỉnh nhất hiện nay. Chủ nhân cũ của Cung Vương Phủ lần lượt là 2 người quyền uy nhất thời đó, từng đứng "dưới 1 người, trên vạn người" , 1 vị là sủng thần của vua Càn Long - Hòa Thân (vào ở từ 1776 đến 1799) , 1 vị là em thứ 6 của vua Hàm Phong - Cung Thân Vương Dịch Hân (vào ở từ 1852-1898). Trong Cung Vương Phủ gồm phủ đệ, hoa viên, 2 bộ phận hợp thành. Tổng diện tích 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m2, hoa viên chiếm 28 nghìn m2.
    Cung Vương Phủ được bố trí theo kiểu "Tam Lộ Ngũ Tiến", kiến trúc tinh xảo mà rộng lớn. Kiến trúc ở trục chính dùng ngói lưu ly xanh, mô phạm kiến trúc dành cho Phủ Đệ của Thân Vương, mỗi toà kiến trúc đều mang trong mình ý nghĩa thâm thuý về một điển tích. Thêm nữa lại từng là phủ đệ của Hòa Thân, người giàu thứ nhì thiên hạ lúc bấy giờ, nổi tiếng với câu nói "thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng có".

    Chính vì lối sống xa hoa, nên Hòa Thân cũng dồn rất nhiều công sức tôn tạo phủ. Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, phân bố các toà lâu, núi đá theo 3 trục Đông, Tây, Trung. Cung Vương Phủ có lối thiết kế theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Mãn Thanh. Chỉ với một câu nói "1 tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử Thanh triều" đủ cho chúng ta hình dung ra giá trị văn hóa của phủ đệ này.

    2. Chữ Phúc độc đáo của vua Khang Hy hiện còn lưu giữ nơi Cung Vương Phủ.

    Các nội dung khác: bì hươu, giai thoại về Hoà Thân nếu có thời gian mình sẽ bổ sung sau.
  2. sakura

    sakura Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2001
    Bài viết:
    1.660
    Đã được thích:
    0
    Nội dung thứ 2 mình xin giới thiệu trước:

    Chữ Phúc lưu giữ trong phủ của Hoà Thân: vì sao chữ Phúc này độc đáo? vì sao chữ Phúc này lại quý giá đến vậy? và bạn sao không gọi là MUA mà lại nói là THỈNH chữ Phúc đem về nhà? vì sao tặng bạn bè lại có ý nghĩa đến vậy?

    [​IMG]

    Đã rất nhiều lần mình đến Cung Vương Phủ nhưng hầu như không bao giờ chụp được ảnh chữ Phúc này chứ đừng nói đến chuyện xếp hàng vào sờ vuốt chữ Phúc đem tài lộc về nhà. Vì lẽ rất đơn giản là người Trung Quốc xếp hàng quá đông, nếu bạn đi vào đây vào các mùa xuân, hè, thu thì chỉ có thể đứng nhìn dòng người từ xa chứ đừng nói đến xếp hàng vì chắc bạn không kiên nhẫn xếp hàng từ 30 phút đến 1 tiếng chỉ để vuốt chữ Phúc trong vòng khoảng 5 giây (vuốt bên ngoài tấm kính bảo vệ chữ Phúc).

    Nhưng một dịp may đã đến, mình đến Cung Vương Phủ vào một ngày mưa, may mắn là không có đoàn khách nào.. hình như đây là một dịp may vì bạn có thể hỏi những người đã từng đi du lịch đến Bắc Kinh mà xem, có mấy khi có mưa ở Bắc Kinh đâu. Xa bên kia Vạn Lý Trường Thành 120km đã là hoang mạc khô nóng, đến Bắc Kinh muốn gặp bão cát, lốc cát đỏ trời thì dễ chứ gặp mưa thì hơi hiếm.

    Mời bạn chiêm ngưỡng chữ Phúc nguyên bản của vua Khang Hy, chắc chắn đến 99% các bạn đã từng du lịch đến Bắc Kinh không có cơ hội chụp chữ Phúc như thế này

    [​IMG]

    Chữ Phúc được ẩn dưới 1 hòn giả sơn xây bằng đá Thái Hồ,

    Cận cảnh chữ Phúc
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Và huyền tích về chữ Phúc này như sau:

    Năm Khang Hi 13( tức công nguyên 1673 ) khi mà ngày đại thọ 60 tuổi của Hiếu Trang Thái Hoàng Thái Hậu sắp đến. Bỗng thái hậu lâm bệnh nặng. Không biết làm cách nào, Khang Hi bèn quyết định thử lập đàn và “thỉnh phúc”, một nét viết thành chữ “Phúc", và sau đó dường như đất trời cảm động nên Hiếu Trang thái hoàng thái hậu khỏi bệnh và sống đến 75 tuổi.

    Chúng ta lại đi đường vòng 1 chút để tìm hiểu Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu là ai mà quan trọng đối với Khang Hi đến vậy??
    Khang Hi mới lên 8 tuổi, chính sự do bà nội Hiếu Trang thái hoàng thái hậu và 4 đại thần phụ chính lo liệu. Ban đầu, cả 4 đại thần cùng đọc tấu chương, rồi dâng lên Khang Hi hoặc thái hậu, và nhân danh hoàng đế hoặc thái hậu ban lệnh.


    Sau này Khang Hi nhiều lần thử viết lại chữ PHÚC này nhưng đều không có thần khí như bức đã viết. Khang Hy thư pháp tinh thâm, nhưng lại rất ít đề tự, nhưng chữ Phúc này lại được đóng dấu "Khang Hy ngự bút chi bảo", vì thế nên rất quý.
    Thiên hạ gọi chữ Phúc này là “thiên hạ đệ nhất Phúc” vì chữ Phúc này chiết tự có thể ra “ Tử子, Điền田, Tài才, Thọ寿, Phúc福“ ngụ ý: đa tử (chúc đông con cháu), đa điền (nhiều ruộng đất), đa tài, đa thọ, đa phúc” dựa trên ý nghĩa của Ngũ Phúc mà viết thành.

    Lối viết chữ Phúc này xét về góc độ thư pháp thì có nét bút liền mạch tự nhiên, là chữ Phúc mà "ngũ phúc hợp nhất", "Phúc Thọ hợp nhất", chính vì vậy mà chữ Phúc này còn được gọi là "trường thọ phúc" và "chữ Phúc lớn nhất trong thiên hạ".

    Cho đến nay chữ “Phúc” này đang được lưu giữ là vật trấn trạch ở phủ của Hoà Thân - Cung Vương Phủ. Một số tài liệu lại viết rằng chữ Phúc này là vật báu trong cung được Khang Hi coi là báu vật truyền cho con cháu, trải qua các đời Khang Hi, Ung Chính, Càn Long và phù trợ cho nhà nước thịnh vượng (hiện nay sách nói về 10 đại hoàng đế Trung Hoa thì có 2 người thời này là Khang Hi và Càn Long), đến thời Càn Long thì đại thần "tham quan" Hoà Thân lấy trộm đem về nhà. Một số tài liệu cho rằng Càn Long đã ban chữ “ Phúc “ này cho sủng thần Hoà Thân. Dù việc được ban hay Hoà Thân "chôm" về nhà thì kết quả hiện nay là chữ Phúc còn tồn tại đến nay, Hoà Thân đã khắc chữ "Phúc" đó lên đá quý và được cất giấu dưới hòn giả sơn, dưới hình tượng của con rồng lớn, và con rồng này lại nằm trên con đường long mạch của thành phố Bắc Kinh. Điều này người dân Trung Quốc cũng như chúng ta cũng phải một phần cám ơn Hoà Thân vì đã khắc nguyên bản chữ Phúc này lên đá và lưu giữ được đến bây giờ, trong khi bản chính chữ Phúc đã mất đi qua các cuộc chiến tranh, binh lửa thời cuối cùng của triều đại Mãn Thanh.

    Và chắc phần nào cũng nhờ chữ Phúc này mà Hoà Thân hồng phúc tề trời, quan vận hanh thông, tài nguyên quảng tiến, phút chốc đã giàu nhất nước.

    Khi con vua Càn Long là vua Gia Khánh kế vị, nhiều lần muốn đem chữ "Phúc" về cung, nhưng do tài năng của Hoà Thân là đã giấu chữ Phúc dưới hòn giả sơn hình rồng, có chữ Thọ phủ lên nên đập đá lấy chữ Phúc sẽ mất đi chữ Thọ và con rồng và phần nào sợ động chạm đến long mạch kinh thành thậm chí lung lay đến giang sơn Đại Thanh nên rốt cuộc cho tới bây giờ chữ Phúc này vẫn ở Cung Vương Phủ.

    Người dân Trung Quốc đến đây rất đông để có cơ hội vuốt sờ vào chữ Phúc đó với ước nguyện thỉnh phúc, cầu phúc mang về nhà.

    Nghe câu chuyện đến nay thì nhiều người có ý kiến: cuối đời Hoà Thân cũng phải chịu xử tội chết đấy thôi. Nhưng các bạn cứ thử ngẫm lại xem: TRONG CÁI HOẠ VẪN CÓ CÁI PHÚC. Một con người lũng đoạn nhà nước, lũng đoạn triều thần, tham nhũng tột bậc, thu thập tài sản cá nhân bằng 15 lần ngân khố của nhà Thanh:

    Trong 24 năm từ khi Hòa Thân bắt đầu được Hoàng đế Càn Long để mắt và sủng ái, vị đại thần này đã gom góp được một số tài sản lớn tới khó tin. Sự giàu sang của ông ta được thể hiện qua số tài sản bị tịch thu, gồm có:
    Những dinh thự, đất đai có tổng cộng 3.000 phòng, 8.000 mẫu (32 km²) đất; 42 ngân hàng; 75 hiệu cầm đồ; 60.000 lạng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng lớn nguyên chất (1.000 lạng mỗi thỏi), 56.600 thỏi bạc cỡ vừa (100 lạng mỗi thỏi), 9 triệu thỏi bạc nhỏ (10 lạng mỗi thỏi), 58.000 cân tiền ngoại, 1.500.000 đồng tiền xu, 600 cân nhân sâm Cát Lâm thượng hạng, 1.200 miếng ngọc bội, 230 chuỗi ngọc trai (mỗi viên ngọc trai có cỡ gần tương đương quả anh đào lớn), 10 viên ngọc trai lớn (cỡ tương đương quả mơ), 10 viên hồng ngọc, 40 viên ngọc bích lớn, 40 bàn đựng bộ đồ ăn bằng bạc (10 bộ mỗi bàn), 40 bàn đựng bộ đồ ăn bằng vàng (10 bộ mỗi bàn), 11 tảng san hô (mỗi tảng cao hơn 1 m), 14.300 xấp lụa tốt, 20.000 tấm len lông cừu loại tốt, 550 tấm da cáo, 850 tấm da gấu, 56.000 tấm da cừu và da gia súc độ dày khác nhau, 7.000 bộ quần áo tốt (mặc trong cả bốn mùa), 361.000 bình bằng đồng và thiếc, 100.000 đồ sứ được làm bởi các nghệ nhân có tiếng, 24 giường bằng vàng ròng có trang trí tinh xảo (mỗi giường có cẩn 8 loại đá quý khác nhau), 460 đồng hồ tốt của châu Âu, 606 gia nhân, 600 tì thiếp trong phủ.
    Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Trong nhà Lưu Quân, tổng quản phủ Hòa Thân, một số lượng lớn châu báu nữa bao gồm 240.000 lạng bạc cũng bị tịch thu. Hoàng đế Gia Khánh đã gán cho Hòa Thân 20 tội danh, như "coi thường vương pháp", hay "cậy quyền cậy thế" ....


    Đó là con số gia sản bị tịch thu tại kinh thành thôi, trong nhiều câu chuyện nhân gian hiện nay vẫn đồn về một kho báu do Hoà Thân cất dấu ở vùng Đông Bắc, nơi đất cũ, phát tích của nhà Mãn Thanh để đề phòng sau này.

    Với 20 tội danh lớn như vậy mà Hoà Thân chỉ bị xử tự phải thắt cổ tự vẫn một mình chứ không bị tru di tam tộc, tru di cửu tộc... như vậy phải chăng là Phúc này có ảnh hưởng quá lớn đến cuộc đời không chỉ một con người.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Tronh hành trình đi tìm thêm nguồn gốc chữ Phúc và cách viết chữ Phúc mình có cơ hội được tìm hiểu tận mắt một tấm bình phong mà trên đó lưu giữ 100 cách viết chữ Phúc (theo lối viết của nhiều thời kỳ khác nhau trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử Trung Quốc. Tấm bình phong này hiện nay đang được lưu giữ tại công viên Ngu Sơn ở thành phố Quế Lâm, Quảng Tây, TQ

    100 cách viết chữ Phúc
    [​IMG]

    100 cách viết chữ Thọ

    [​IMG]

    Bonus thêm tấm ảnh chụp tháp vàng tháp bạc trong cảnh đẹp 2 sông 4 hồ ở Quế Lâm

    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Một con người thông minh và nhanh nhạy như Hoà Thân thì có một cuộc sống, có một phủ để hoành tráng là điều không phải bàn. Chúng ta cùng ghé thăm Cung Vương Phủ - phủ đệ của Hoà Thân để tìm hiểu.

    Trước khi thưởng lãm những bức ảnh vòng quanh trong nhà Hoà Thân mời các bạn tìm hiểu tổng quan về Cung Vương Phủ:

    Bản đồ toàn cảnh:

    [​IMG]

    Và các điểm lưu ý tham quan
    [​IMG]

    Vài dòng giới thiệu về Phủ này
    [​IMG]

    Và lịch sử sơ qua

    Cung Vương Phủ là một trong những Vương Phủ nhà Thanh được bảo tồn hoàn hảo nhất của Trung Quốc. Chủ nhân của Phủ này đều là những người có uy quyền uy nhất thời nhà Thanh, đứng "dưới 1 người, trên vạn người" , 1 vị là sủng thần của vua Càn Long - Hòa Thân ( vào ở từ 1776 đến 1799) , 1 vị là Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân, con thứ 17 (con út) của Càn Long, em trai của vua Gia Khánh(vào ở từ năm 1799 đến năm 1852), 1 vị là em thứ 6 của vua Hàm Phong - Cung Thân Vương Dịch Hân ( vào ở từ 1852-1898).

    Tấm biển đề trước cửa
    [​IMG]

    Đến nay cổng Cung Vương Phủ đã được mở mới và đi theo hướng khác nhưng thực tế là mình không thích bằng cái cổng cũ này.

    Là phủ đệ Thân Vương của triều nhà Thanh, các kiến trúc của Cung Vương Phủ có bố cục tề chỉnh, công nghệ cao siêu, lầu các đan xen nhau, càng thêm phần thể hiện được phong cách thanh trí nhã nhặn dân gian và phong thái huy hoàng phú quý của hoàng thất. Cung Vương Phủ gồm hai phần phủ đệ và vườn hoa, dài khoảng 330 mét, rộng hơn 180 mét, rộng hơn 60 nghìn mét vuông. Kiến trúc phủ đệ chia làm ba hàng đông, trung và tây, mỗi hàng từ nam lên bắc đều lấy đường trục giữa xuyên suốt nhiều ngôi tứ hợp viện, nhà hành lang với xà cột khắc vẽ có thể nói là một khuôn mẫu kiến trúc hoàng gia triều nhà Thanh. Ông Tôn Húc Quang phó chủ nhiệm trung tâm quản lý Cung Vương Phủ đã giới thiệu với du khách về mấy nơi đặc sắc trong này. Ông nói:
    "Trước hết, từ chính điện đi vào, chúng ta sẽ nhìn thấy khí thế huy hoàng của các tòa điện vương phủ, sau đó đến Tích Tấn Trai, đây là một trong những di tích lịch sử quý hiếm, rồi đến Đa Phúc Hiên, Hậu Trạo Lâu. Hậu Trạo Lâu dài hơn 150 mét, với 109 gian nhà, quy mô này thật hiếm thấy trong các kiến trúc cổ TQ ."
    Người Bắc Kinh vẫn thường nói, đến Cố Cung để tắm ít vương khí, đến Trường Thành tắm chút bá khí, đến Cung Vương Phủ thì nhất định phải tắm chút phúc khí.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Sa bàn trưng bày khu tham quan Cung Vương Phủ

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bảng giá vé và quy định tham quan

    [​IMG]

    Vé vào cửa giá 60 tệ

    [​IMG]

    Cổng cũ

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cổng mới ở chính diện từ đường Bình An (chỗ cổng sau của công viên Bắc Hải đi vào) hôm nào có cơ hội chụp mình sẽ update sau.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nét độc đáo của Cung Vương Phủ là gì?
    1. Độc đáo từ đá vườn cảnh, người Trung Quốc không so với nhau trong nhà có bao nhiêu tiền, mà so với nhau trong vườn có bao nhiêu đá Thái Hồ, vì sao vậy? vận chuyển những đá lạ, đẹp được khai thác từ đáy Thái Hồ lên đưa lên được Bắc Kinh qua Kinh Hàng Đại vận Hà là cả một đống tiền, nhiều khi 1 lạng đá = 1 lạng bạc.

    [​IMG]

    2. Độc đáo trong kiến trúc đan xen Phương Tây. Mỗi cái cổng là một kiến trúc, Hoà Thân không hổ danh khi có được 4 bà vợ người nước ngoài, chiếc cổng này theo phong cách Nga là để dành cho bà vợ người ngoại quốc.

    [​IMG]

    3. Độc đáo đến từng chi tiết, hồ nước, cây trồng ven hồ: hồ nước đào hình con dơi, DƠI trong tiếng Trung là Biển Phúc.. Cây trồng bên hồ là cây KIM TIỀN, lá hình như đồng tiền, khi lá rụng thì rơi vào hồ, tiền chỉ vào chứ không ra.

    [​IMG]

    4. Đá Thái Hồ dáng lạ, một tảng đá ngay phía ngoài mang dáng hình ông Thọ, đem lại THỌ tràn ngập cho gia chủ

    [​IMG]

    5. Cây kim ngân, một trong những tội mà sau này Hoà Thân bị buộc tội, cây này chỉ được trồng cho Hoàng Gia

    [​IMG]

    6. Kho chứa bảo vật với dáng lạ, mỗi cửa sổ 1 hình dáng khác nhau, trong đó chỉ nhìn qua là Hoà Thân biết để món đồ gì.
    [​IMG]

    7. Những trò chơi cầu kỳ và đầy tính nhân văn, một dòng suối nhỏ nhân tạo trong hoa đình, vua và Hoà Thân cùng các quan ngồi xung quanh, thả 1 chén rượu ở đầu nguồn, chén dừng ở đâu người đó phải uống 1 chén rượu và làm 1 bài thơ.

    [​IMG]

    8. PHÚC, Hoà Thân thường nói rằng VUA CÓ VẠN TUẾ, TA THÌ CHỈ CẦN VẠN PHÚC. Chính vì vậy trên xà mái, trên trang trí hành lang, trong phòng ở Cung Vương Phủ có vẽ, vật, ao trang trí 9.999 con dơi (BIỂN PHÚC) + với chữ PHÚC của vua Khang Hi viết dấu trong vườn nữa là đúng VẠN PHÚC

    [​IMG]

    9. Ngôi nhà vạn mồ hôi, sử dụng một loại gỗ có hoa vân đặc biệt, Hoà Thân giàu có tột bậc nhưng không bao giờ quên nhắc nhở mình về một thời nghèo khó đã qua. Ai cũng nói HOÀ THÂN tham, nhưng bản thân sakuraluu thấy thì Hoà Thân là một người giỏi. Có giỏi thì mới tham nhũng được một cách khôn ngoan và trót lọt vậy. Hoà Thân biết 4 thứ tiếng, biết mua quan bán chức nhưng mua quan bán chức cho những người có học ( đỗ tiến sĩ rồi mới nghĩ đến việc qua cửa nhà Hoà Thân mua quan) - (khác hẳn thời kỳ Từ Hy thái hậu sau này, Từ Hy bán chức cho cả những người mù chữ, dẫn đến tham quan càng dốt nát và xử tệ đối với người dân do không có học).

    [​IMG]

    10. Một bước lên trời, bước lên vọng hoa lâu với chỉ 1 bậc, Hoà Thân muốn nhắc mình phải luôn "chăm sóc tốt" nhân tố VUA đã dẫn mình lên đến đỉnh cao danh vọng. Phía bên kia là cả trăm bậc nhỏ, để "xuống thì từ từ"

    [​IMG]

    11. Nhà hát độc đáo, không có hệ thống loa như bây giờ, phải dùng những chum nước có mực nước cao thấp khác nhau, để ở những vị trí đặc biệt khác nhau để có thể hồi âm giống hệ thống loa thùng bây giờ chúng ta vẫn dùng
    [​IMG]

    12. Ao sen hình bát quái và hình dơi dơi, thuyền đá vĩnh cửu. HOÀ THÂN quan niệm: quan như thuyền, dân như nước, nước nổi thì thuyền nổi, nhưng nước cũng có thể lật thuyền, vậy làm thuyền đá thì nước không bao giờ lật nổi.
    [​IMG]

    13. Đặc biệt nhất: núi đá hình rồng, bao phủ lên trên chữ PHÚC là báu vật của Hoàng cung.
    [​IMG]

    Còn tiếp.............Chi tiết mình xin giới thiệu sau nữa.

Chia sẻ trang này