1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đi và viết] Lính và những chuyến đi...

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi GiangQD, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Chú em bố của ... Admin à?
  2. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    TIẾNG GỌI TỪ TUNG QUA LÌN


    Năm 2010, tỉnh Lai Châu có khoảng 340 hộ cần phải di dời khẩn cấp và hơn 500 hộ thuộc diện di dời do nguy cơ sạt lở đất. Trong đó có 230 hộ ở huyện Phong Thổ cần di dời ngay, đặc biệt là xã Tung Qua Lìn có tới 3/4 số hộ trong xã phải di dời khẩn cấp (200 hộ với 1.150 nhân khẩu/313 hộ).

    Chúng tôi có chuyến đi làm từ thiện ở xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Mấy anh em phóng viên tự bảo nhau quyên góp được 1 tấn gạo, gần 50 bao quần áo và một ít tiền nên nhờ các anh ở Đồn biên phòng 281 Giào San (Phong Thổ) liên hệ với xã để tặng bà con. Sau chuyến đi vất vả vượt gần 600km đến xã Tung Qua Lìn, mọi mệt mỏi gần như tan biến khi chúng tôi thấy khá đông đồng bào người Mông, người Hà Nhì rất vui vẻ đang đợi nhận quà ở trung tâm xã. Số quần áo còn mới được trải ra sân để bà con thoải mái chọn và lấy. Tôi chợt thấy có mấy thanh niên người Mông đứng tần ngần ở cánh cổng ủy ban xã mà không vào chọn quần áo. Khi được hỏi sao các anh không vào chọn mấy bộ quần áo cho bọn trẻ con ở nhà hoặc cho vợ thì tôi nhận được câu trả lời rằng: “Bọn mình không lấy đâu, bọn mình không có tên trong danh sách của xã nên làm sao lấy được”. Tôi cố gắng giải thích với các anh là cấp gạo thì mới cần danh sách của xã, còn quần áo thì cho tất cả mọi người, ai cũng lấy được. Nhưng mấy thanh niên người Mông vẫn cười và nói: “Thôi bọn mình không có tên, nếu lấy thì xấu hổ với xã, với bà con và cả với mình lắm. Mình để cho những người nghèo hơn mình chứ, họ cần quần áo mới hơn mà”.

    Nghe giải thích của mấy thanh niên ở Tung Qua Lìn tôi lại chạnh lòng nhớ lại câu chuyện cách đây không lâu. Huyện nghèo Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình được phân bổ 510 tấn gạo trong số 1.000 tấn gạo cứu đói giáp hạt mà Chính phủ cấp cho tỉnh. Theo danh sách các khẩu đói giáp hạt của thị trấn Quy Đạt, trung tâm huyện lỵ Minh Hóa có 3.390 khẩu, nhưng thực tế số gạo cứu trợ lại được chia cho gần 4.000 khẩu trong số 5.809 khẩu toàn thị trấn với định mức 18 kg/khẩu. Thậm chí trong số những hộ nhận cứu trợ gạo còn có cả một gia đình là chủ tiệm vàng…. Và cũng ngay tại thị trấn Quy Đạt có gia đình thật sự khó khăn cần cứu trợ gạo thì lại không được do không có tên trong danh sách.
    Việc cấp phát tiền, hàng, gạo cứu trợ là việc làm thường xuyên của Chính phủ, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân mỗi khi thiên tai, dịch bệnh hoặc với các vùng miền khó khăn. Tuy nhiên hầu như khi nào cũng xảy ra tình trạng cấp phát theo bình quân chủ nghĩa, sai đối tượng hoặc có dấu hiệu thất thoát, nhập nhèm trong con số…Người Việt Nam vốn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách vì vậy hoạt động cứu trợ, làm từ thiện được tổ chức quanh năm, ở khắp nơi. Chỉ mong sao những người đi trao và cả những người nhận thực sự hiểu được giá trị của món quà và sự cần thiết đối với người đáng được nhận nó.

    [​IMG]

    Hỏng xe, vật vờ trên đèo


    [​IMG]

    Khánh Thủy lớm quá


    [​IMG]

    Nheo nhóc


    [​IMG]
    Tranh thủ show hàng tí
  3. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    TIẾNG GỌI TỪ TUNG QUA LÌN (Hình ảnh...)
    Tác giả: GiangQD



    [​IMG]
    bữa trưa tại Huy Hoàng-Lai Chau

    [​IMG]
    Chia quà cho bà con xã Tung Qua Lìn

    [​IMG]
    Vui như hội

    [​IMG]
    Tha hồ chọn đồ "secon hand

    [​IMG]
    Địu con nhận quà

    [​IMG]
    Vui quá

    [​IMG]
    Thử hàng
  4. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    TIẾNG GỌI TỪ TUNG QUA LÌN (Hình ảnh...)
    Tác giả: GiangQD

    [​IMG]
    Đại úy Lù Văn Chung thử đồ cho anh chàng Mông

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ôm đồm quá

    [​IMG]

    [​IMG]

    Lấy sách rồi, lấy gì nữa nhỉ ?

    [​IMG]

    [​IMG]

  5. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    TIẾNG GỌI TỪ TUNG QUA LÌN (Hình ảnh...)
    Tác giả: GiangQD

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Qua thăm khu nuôi cá Hồi-cá Tầm của Biên phòng Lai Châu

    [​IMG]

    Chia tay tại đoàn 281

    [​IMG]
  6. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    NẬM CHẢY MÙA BĂNG GIÁ CHƯA TAN

    Những ngày miền Bắc đại hàn, băng tuyết phủ trắng núi rừng, sương khói mù đặc mọi con đường, làng bản, chúng tôi ngược núi, ngược đèo đến với xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương, Lào Cai) để cảm nhận phần nào cuộc sống của bộ đội và nhân dân ở nơi đây.

    Chiếc xe Ford bán tải của Ban Biên giới bàn giao lại cho Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai oằn mình trên cung đường dốc trơn trượt ngót trăm ki-lô-mét từ thành phố lên tới Đồn Biên phòng 243. Trên quãng đường đó, chúng tôi phải qua mấy chục ki-lô-mét đường cấp phối nhầy nhụa, xóc tung người và xe.

    Trong màn sương lạnh toát, mù đặc, qua ô cửa kính, tôi chỉ nhìn thấy thấp thoáng dải sơn phản quang từ hàng rào phòng vệ mềm bên mép đường. Bên này là taluy dương cao ngút, bên kia vực sâu trăm mét hun hút sương khói, phía trước là sương mù mờ mịt, mưa ướt đẫm con đường quanh co uốn theo sườn núi dẫn lên Mường Khương. Đồn Biên phòng 243 đứng chân trên địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai. Với địa hình hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, đơn vị được phân công phụ trách 1 xã (Nậm Chảy) với 14 thôn bản, 18,5km đường biên và 20 cột mốc phân giới. 5 dân tộc chính sống trong địa bàn là Mông, Nùng, Dao, Pa Dí, Tu Dí có trình độ nhận thức còn hạn chế, cơ sở hạ tầng thấp kém, sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp và cũng còn không ít hủ tục lạc hậu.

    [​IMG]
    Dù mưa gió, sương giá, các anh vẫn lên đường tuần tra làm nhiệm vụ.
    Khi chúng tôi có mặt tại Đồn Biên phòng, 6 đồng chí trong tổ tuần tra bao gồm trinh sát, vận động quần chúng, quân y… nai nịt gọn gàng, quân tư trang đầy đủ sẵn sàng lên đường. Trong cái rét cắt da, cắt thịt của mảnh đất miền biên ải, các anh vẫn bảo đảm sức khỏe và làm tất cả mọi nhiệm vụ thường ngày. Nhiệt độ ngoài trời lúc này đang là khoảng 6 độ C. Đại úy Nguyễn Đình Đề, Phó đồn trưởng Quân sự giao nhiệm vụ cho tổ tuần tra trước khi lên đường. Ngoài những nhiệm vụ biên phòng thường xuyên, Đại úy Nguyễn Đình Đề còn cẩn thận kiểm tra xem các đồng chí có mang bình nước nóng đi để uống không, đồng chí quân y có bảo đảm đủ túi thuốc và một số tư trang chống rét đặc biệt.
    [​IMG]
    Bảo đảm cho cuộc sống ngày rét, bộ đội càng phải tăng gia sản xuất.
    Trung tá Trần Văn Khoa, Chính trị viên Đồn 243 tâm sự: “Cứ mỗi khi tổ tuần tra lên đường là anh em ở nhà lại thêm phần lo lắng. Mùa này mưa rét, vắt nhiều lắm, đường trơn trượt, đường biên thì dài, mốc giới nhiều, chỉ sợ anh em ngã bệnh thì khổ. Những khi ở đồn nhiệt độ khoảng 5-6 độ C thì anh em lên các điểm cao, vào rừng sâu có khi nhiệt độ chỉ còn 1-2 độ…”. Trong thời điểm mùa rét cao điểm này, với đặc thù địa bàn vùng cao, Đồn 243 đã phải cố gắng bằng mọi biện pháp để duy trì bếp ăn tập trung, bảo đảm thức ăn nóng, nước nóng cho bộ đội uống và tắm giặt. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm không để tiền ăn thừa hoặc thâm hụt, cân đối bữa ăn hợp lý. Số quân trang được tiếp nhận đã phân bổ đầy đủ cho cán bộ, chiến sĩ để bảo đảm chống rét. Đến bếp ăn của đơn vị những ngày này, lửa lúc nào cũng đỏ, anh em đi tuần tra, trinh sát về có thể vào sưởi ấm bất cứ lúc nào và hong khô quần áo…

    Khi chúng tôi xuống bếp ăn và lên phòng họp giao ban, mấy dãy mắc đã phơi kín quần áo. Thực tế là trong điều kiện mưa mùa mấy tháng trời, nhiệt độ xuống thấp, với số quân trang được cấp hiện tại bộ đội không còn đủ quần áo khô để mặc. Cứ sau mỗi lần tuần tra, trinh sát, các anh trở về với quân trang ướt đẫm mưa rừng, sương núi. Và với điều kiện thời tiết như hiện nay, có khi cả tuần quần áo vẫn chưa thể khô. Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng quyết định trang cấp cho mỗi đồn 2 bình nóng lạnh để bảo đảm nước tắm cho bộ đội, anh em đơn vị vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, cấp trên chỉ cấp bình nước nóng mà không tăng cường tiền điện cho đơn vị, vì vậy với cường độ sử dụng trong mùa đông giá lạnh như hiện nay, cán bộ, chiến sĩ phải xoay xở các nguồn kinh phí bổ sung hoặc đóng tiền vào để có thể sử dụng điện cho bình nước nóng…
    [​IMG]
    Chiến sĩ Đồn 243 cho đàn ngan ăn trong ngày đông rét.
    Chúng tôi rời Đồn 243 sau bữa cơm trưa thân tình vui vẻ, các anh lại trở về với nhiệm vụ và công việc hằng ngày giữa núi rừng sương giá. Có những người lính lại chuẩn bị quân tư trang sẵn sàng lên đường hành quân tuần tra, trinh sát; có người lại sắp sửa xuống bản làng tuyên truyền cho bà con chủ trương chính sách hay cách chống rét cho người và gia súc… Những người lính ở lại trực chiến lại làm nhiệm vụ thường kỳ hoặc đi hong quần áo, giày dép cho anh em, hay xuống vườn rau tăng gia sản xuất, đốt lửa sưởi ấm cho đàn lợn, che bạt cho đàn gà… Họ là thế, những người lính biên phòng miền biên ải, phên giậu đất nước, dù gian khó, nhọc nhằn hay thiên nhiên khắc nghiệt, họ vẫn kiên cường, dũng cảm, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.

  7. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Lào Cai mùa băng giá
    Tác giả: GiangQD

    QĐND - Thứ Hai, 24/01/2011, 18:45 (GMT+7)
    QĐND Online - Đợt rét đậm, rét hại kéo dài đã gần 1 tháng và có thể tiếp tục duy trì qua Tết Nguyên đán đã, đang và sẽ tác động lớn đến cuộc sống của người dân và lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn các tỉnh miền núi phía bắc. Quốc lộ 4D trở thành “phiên chợ” thịt trâu chết rét, Sapa đặc quánh trong sương, đường từ Bát Xát lên Y Tý tê liệt vì đóng băng, Simacai ướt đẫm mưa rừng, sương núi, Mường Khương tê cóng vì giá lạnh…

    Phóng viên Quân đội nhân dân Online đã có mặt tại tỉnh Lào Cai trong những ngày đại hàn để ghi lại những hình ảnh về một trong những địa phương băng giá nhất cả nước.
    [​IMG]

    Nỗi buồn bên sạp thịt trâu trên đèo Sapa

    [​IMG]

    Chưa bán hết chỗ thịt cũ đã phải thịt con trâu mới chết rét

    [​IMG]

    Lầm lũi đi lấy cỏ cho gia súc trong sương giá Sapa

    [​IMG]

    Ngoài cỏ tươi, thức ăn khô cũng là thứ cần được dự trữ

    [​IMG]

    Người dân ở Mường Khương lùa đàn trâu xuống vùng thấp hơn để tránh rét

    [​IMG]

    Cụ Hạng A Tráng 80 tuổi ngồi thổi kèn môi mưu sinh ở Sapa trong cái rét cắt da thịt

    [​IMG]

    Bộ đội biên phòng đồn 227 Simacai giúp dân giữ ấm cho trâu

    [​IMG]

    Tổ tuần tra của bộ đội biên phòng 243 Nậm Chảy (Mường Khương) đi tuần rừng trong sương gi

  8. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    TẾT NÀY AI NHỚ NGƯỜI SILA

    [​IMG]
    Phụ nữ người Si La.

    Trong cuộc hành trình cả ngàn ki-lô-mét rong ruổi lên thượng nguồn sông Đà bằng xe máy xuyên qua hai huyện Mường Tè của Lai Châu và Mường Nhé của Điện Biên, chúng tôi choáng ngợp với cảnh sắc hùng vĩ, tươi đẹp của thiên nhiên, núi rừng và dòng sông Tây Bắc. Nhưng đồng thời cũng khắc khoải, day dứt khi tận mắt thấy cuộc sống nhiều khó khăn, lạc hậu của bà con các dân tộc thiểu số nơi đây.

    Người Si La là một trong số ít những dân tộc đặc biệt của quốc gia có dân số dưới 1.000 người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mường Tè Lò Phù Mé trong câu chuyện với chúng tôi về người Si La cứ trăn trở nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, Mường Tè có 5 dân tộc đặc biệt khó khăn thì người Si La là dân tộc đặc biệt khó khăn của cả nước, vì họ không chỉ đói nghèo mà còn có khả năng suy giảm chất lượng dân số. Người Si La có nguy cơ thoái hóa giống nòi do quan hệ hôn nhân cận huyết thống, bị đồng hóa ngôn ngữ và mai một các giá trị văn hóa truyền thống. Bản làng của người Si La thường nằm cách biệt thế giới bên ngoài, cơ bản là không có đường giao thông, không điện, không nhà văn hóa, không nước sinh hoạt, khoảng gần 80% sống trong đói nghèo.

    Trong khi nền kinh tế tự cung tự cấp của nhiều dân tộc đã dần được thay thế thì các hoạt động của người Si La vẫn mang tính tự phát, manh mún, chắp vá trở thành thói quen cố hữu ăn sâu vào tiềm thức. Kinh tế truyền thống của đồng bào là nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi; tiểu thủ công và khai thác tự nhiên chỉ đóng vai trò bổ trợ. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, trong đó có công văn 933 năm 2004 để hỗ trợ các dân tộc rất ít người như Si La. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cuộc sống đồng bào Si La ở Lai Châu vẫn còn muôn vàn khó khăn.

    Xuôi sông Đà về tới thành phố, thị xã vùng đồng bằng thấy ánh điện sáng lung linh, cuộc sống hối hả sung túc... Mùa xuân mới đã về trên khắp đất nước, có khi nào, có ai dưới miền phố xá kia nhìn ngược về miền núi, về vùng cao, về nơi thượng nguồn dòng sông Đà, nơi cuộc sống của người Si La và nhiều đồng bào thiểu số khác vẫn còn bao nẻo nhọc nhằn…
  9. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    HÌNH ẢNH HOA ĐÀO TÂY BẮC


    Mùa Xuân Tây Bắc được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho muôn ngàn sắc hoa rực rỡ, ấm áp đầy sức sống như chính con người nơi đây. Hoa đào, biểu tượng xuân về lại bung nở nơi lưng đèo Tây Bắc tươi thắm, bừng sáng khoe sắc hơn trong ngút ngàn núi cao, xanh thẳm rừng già, mờ ảo sương sớm và thấp thoáng bóng người Tây Bắc hồn nhiên, tần tảo mà yêu đời. Quân đội nhân dân online xin giới thiệu một số hình ảnh hoa đào Tây Bắc.

    Trường Giang-Trọng Hải


    [​IMG]
    Hoa đào nở bừng trước ngôi nhà trên đèo Giăng Ma (Tam Đường – Lai Châu)

    [​IMG]
    Đàn trâu thảnh thơi gặp cỏ bên triền ruộng bậc thang dưới sắc đào phai

    [​IMG]
    bà cháu dưới gốc đào đón xuân về

    [​IMG]
    Người phụ nữ Mông ngồi may bên hiên nhà ở Điện Biên Đông (Điện Biên) khi hoa đào đã nở đón xuân sang

    [​IMG]
    Hai bé gái trên cây đào nở rộ ở Tam Đường-Lai Châu

    [​IMG]
    Những cây đào thắm luôn nổi bật và được trẻ con rất yêu thích

    [​IMG]
    nụ cười xuân

    [​IMG]
    xuân về trước cửa
  10. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    RỰC RỠ MÙA XUÂN TÂY BẮC

    “Hoa Ban nở thành người con gái Thái
    Đám mây bay trong thau nước gội đầu…”

    Câu thơ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo như lời giới thiệu về sự tích loài hoa Ban trong câu chuyện cổ của đồng bào dân tộc Thái miền Tây Bắc. Chuyện kể rằng, thuở xa xưa có người con gái Thái xinh đẹp tên là Ban, nàng đem lòng yêu chàng trai cùng bản nhưng cha mẹ ham giàu ép gả nàng cho con nhà phìa, nhà tạo. Nàng Ban không đồng tình nên bỏ đi tìm chàng trai mình yêu, trên đường đi nàng kiệt sức và gục ngã xuống, nơi nàng chết mọc lên một loài cây có hoa trắng muốt bung nở mỗi khi mùa xuân về, loài hoa đó được gọi tên là hoa Ban…

    Mỗi độ xuân về, sau Tết nguyên đán, nắng ấm bừng chiếu khắp dải núi rừng Tây Bắc cũng là lúc hoa Ban nở rộ báo hiệu mùa xuân, mùa tình yêu, mùa lễ hội của con người và đất trời. Đó cũng là lúc đồng bào Thái sinh sống ven các dòng suối, con sông trên miền núi cao Tây Bắc hòa mình vào các lễ hội truyền thống. Hội hái hoa Ban theo phong tục Thái trắng xưa kia là ngày hội lớn của xứ Thái bởi người Thái cho rằng, hoa Ban trong trắng như là biểu tượng của tình yêu trai gái, của đạo hiếu đối với cha mẹ. Trong mâm cỗ đầu năm, người Thái thường cài những cánh hoa Ban đẹp trên bàn thờ như thể biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Hoa Ban cũng là những món quà đầu năm của những chàng trai, cô gái Thái, họ trân trọng mang về tặng cha mẹ, tặng người yêu. Hoa Ban còn được coi là "hoa rau" của núi rừng để người Thái hái hoa về nấu canh, làm nộm, hoặc xào cùng thịt lợn hun khói hay cũng có thể lấy lá non và hoa hấp và chấm với chẩm chéo (nước chấm của người Thái) cũng là một món ăn đặc sản. Quân đội nhân dân online xin gửi tới độc giả chùm ảnh hoa Ban bung nở khi xuân về ở Điện Biên.

    Trường Giang – Trọng Hải

    [​IMG]
    ảnh 1: Rừng Ban trắng phía sau bản Tả Xi Láng - xã Tủa Thàng huyện Tủa Chùa (Điện Biên)

    [​IMG]
    ảnh 2: Mùa xuân, hoa Ban và tình yêu đôi lứa

    [​IMG]
    ảnh 3: Rừng ban nở trắng các cung đường Tây Bắc


    [​IMG]



    [​IMG]
    Trước cửa nhà Ban nở trắng bung

    [​IMG]
    Lữ khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoa Ban nên dừng chân chụp ảnh

Chia sẻ trang này