1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đi và viết] Lính và những chuyến đi...

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi GiangQD, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. k_ngan124

    k_ngan124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2010
    Bài viết:
    3.212
    Đã được thích:
    5
    RỰC RỠ MÙA XUÂN TÂY BẮC (Hình ảnh...)
    Tác giả: GiangQD

    [​IMG]
    “Hoa Ban nở thành người con gái Thái”

    [​IMG]
    “Em đứng đó mỉm cười khi anh hỏi-Như hoa Ban chỉ nở lúc sang mùa” (Trần Mạnh Hảo)

    [​IMG]
    Hoa Ban tượng trưng cho sự trong trắng tinh khiết
    [​IMG]
    Người Thái dùng hoa Ban để làm đồ ăn
    [​IMG]
    : Tô điểm giữa rừng Ban trắng là sắc đỏ rực hoa gạo
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    BÌNH YÊN
  2. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Nét duyên phụ nữ vùng cao



    Chiều nay, trời mưa phùn rét buốt, chạy xe máy qua bờ hồ Hoàn Kiếm, tôi chợt nhìn thấy một phụ nữ mặc trang phục người Mông đứng lẻ loi ở gần tháp Hòa Phong. Chợt giật mình thấy vui lạ lùng vì giữa phố xá ồn ào này, bỗng có một chút bản sắc vùng cao tươi tắn, nhẹ nhàng mà rực rỡ. Một trong những điều mà giữa thành phố sầm uất này vẫn luôn thiếu đi nét đặc trưng của miền sơn cước, đó chính là những người phụ nữ Tây Bắc, họ như những bông hoa rừng đầy sức sống ẩn sau núi cao và mây mù. Họ như cánh đào phai, đào thắm rực rỡ ướt đẫm sương mai, như nhành hoa mơ hoa mận, hoa ban bung trắng, hoa cải vàng miên man…khi mùa xuân về; như hoa hoa chuối rừng, hoa Trạng nguyên rực đỏ, hoa gạo cháy trời Tây Bắc đoạn hè sang; Như hoa phong lan, địa lan đủ sắc màu tím, vàng, hồng, đỏ cheo leo trên vách đá, ngọn cây; Như hoa Dã Quỳ óng ả vàng rót mật khắp núi rừng…Điều thật hay là hầu như nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi người phụ nữ, dù khi đi chợ, đập lúa, địu con, xe lanh, dệt vải, nấu ăn hay làm bất cứ việc gì…Báo Quân đội nhân dân online xin gửi đến độc giả một số hình ảnh về nét duyên phụ nữ vùng cao.

    Chùm ảnh của Giang – Hải

    [​IMG]
    cô gái Thái trắng ở Mường So-Phong Thổ-Lai Châu

    [​IMG]
    phụ nữ Dao đỏ

    [​IMG]
    thiếu nữ dân tộc Giáy

    [​IMG]
    cô gái Lự tươi tắn làm việc

    [​IMG]
    cô gái dân tộc Lào địu con

    [​IMG]
    niềm vui được mùa
  3. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    NÉT DUYÊN PHỤ NỮ VÙNG CAO (Hình ảnh...)
    Tác giả: GiangQD

    [​IMG]
    thiếu nữ Hà Nhì ở ngã ba biên giới

    [​IMG]
    cô gái Dao bồng con ở phiên chợ Si Ma Cai

    [​IMG]
    lao động

    [​IMG]
    thiếu nữ Mông ở Sơn La

    [​IMG]
    niềm vui địu con đi chợ

    [​IMG]
    buôn chuyện ở Mường Khương

    [​IMG]
    bên khung cửi
  4. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    NÉT DUYÊN PHỤ NỮ VÙNG CAO (Hình ảnh...)

    [​IMG]
    nụ cười cô gái Dao

    [​IMG]
    cô gái Lự ở vùng thấp Sìn Hồ

    [​IMG]
    người phụ nữ Mông ở Sùng Phài-Lai Châu

    [​IMG]
    Lý Thị Dềnh (người Mông) ở Nậm Ban - Sìn Hồ - Lai Châu

    [​IMG]
    trong nắng

    [​IMG]
    trẻ trung


  5. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    NÉT DUYÊN PHỤ NỮ VÙNG CAO (Hình ảnh...)

    [​IMG]
    tung tăng

    [​IMG]
    phụ nữ Dao cờ đỏ

    [​IMG]
    phụ nữ Hà Nhì đen

    [​IMG]
    chịu khó

    [​IMG]
    trầm tư

    [​IMG]
    làm nhà mới

    [​IMG]

  6. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    XÓM QUÊ TÔI BÊN BỜ SÔNG… LUỘC


    Bà tôi dặn: "Có về quê chơi thì đừng về vào dịp cuối tháng 5 đầu tháng 6. Vì khi đó là vào "lịch nước" lên của làng mình, cả làng như cái bát con thả nổi lênh trong chậu nước (đó là cách liên tưởng của người quê tôi), muốn vào hay ra đều vô cùng khó khăn". Làng tôi - thôn Hữu Chung - xã Hà Thanh - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương.

    LÀNG TÔI BÊN LỞ…

    Ngó qua tấm bản đồ địa lý hành chính của tỉnh Hải Dương rồi ngẫm cái sự ở làng mình tôi nhận ra huyện Tứ Kỳ là huyện cuối của tỉnh, mà xã Hà Thanh là xã cuối cùng của huyện, thôn Hữu Chung lại là thôn cuối cùng của xã giáp với bên Vĩnh Bảo - Hải Phòng… Giữa tháng 4 mặc dù chưa vào chính mùa mưa nhưng những cơn mưa rào đầu mùa hạ cũng đủ làm cho chúng tôi chật vật dắt xe qua con đường cấp phối liên thôn. Đường vào làng mà người dân quen gọi là đường "sống trâu" (Lưng trâu) gồ ghề trơn trượt lép nhép thi thoảng lại có vài đứa trẻ đi học về ngã đánh "oạch". Xã Hà Thanh có 6 thôn thì đến một nửa được gọi là "ngoại bối" (nằm ngoài đê). Trong 3 thôn ngoại bối là Chi Lễ, Hữu Chung và Bình Cách thì chỉ có thôn Hữu Chung là "ngoại bối" hoàn toàn còn 2 thôn Chi Lễ, Bình Cách vẫn nép mình vào một phần tuyến đê Trung ương nằm ven đường 17 của sông Luộc. Thế là cứ mỗi năm mùa mưa đến cả làng Hữu Chung lại rơi vào cảnh "tự cung tự cấp" nội bất xuất, ngoại bất nhập. Lâu rồi thành quen đến bây giờ dân làng đã hình thành được cái "lịch nước" lên của dòng sông. Để mọi sự làm ăn buôn bán, học hành, đi lại rồi cả sự… sinh đẻ cũng phải xem lịch nước mà tránh.

    Ông Trần Đình Khoa một người đàn ông đã bước vào tuổi tri thiên mệnh ở làng Hữu Chung đưa tôi đi vòng qua cánh đồng và con đê địa phương (do nhân dân đắp hàng năm). Làng như một cái vòng thúng mấp mé bờ nước con sông Luộc. Ông Khoa nheo đôi mắt đầy vết chân chim chỉ tay về phía cánh đồng đang mùa thuốc lào, ớt xanh um mà nói: "Ngày xưa làng tôi nằm ở ngoài ruộng này, ngay bên cạnh bờ sông, sau lụt quá đến năm 1974 thì chính quyền đưa dân lui vào sâu trong (chỗ làng bây giờ) còn đất ngoài này để làm nông nghiệp". Làng Hữu Chung giáp với bên Vĩnh Bảo - Hải Phòng cách nhau qua con sông. Mà theo quy luật tự nhiên của dòng sông bên lở bên bồi. Bên Hữu Chung thì cứ lở mãi, bên Vĩnh Bảo lại càng bồi thêm. Ra bờ sông tận mắt tôi mới rõ được cái nguyên nhân sâu xa. Cái anh Hải Phòng có lẽ mạnh hơn về kinh tế nên đã vung tay bỏ gạch đá xi măng kè vững bờ sông bên ấy (tránh mất đất). Thế còn anh Hải Dương đến tận bây giờ mới bỏ được 4 cái mỏ kè bên bờ sông vậy thì làm sao không lở, không lụt vào tận làng.

    Ông Nguyễn Quang Lan cán bộ Thường trực HĐND xã Hà Thanh người thôn Hữu Chung kể với tôi: "Nghe đâu cả chục năm trước Nhà nước từng có chủ trương nắn sông, kè bờ di dân vào trong đê để khỏi cảnh lụt lội. Nhưng tỉnh Hải Dương không muốn mất dân, mất đất nên không đồng ý. Vậy là bao năm qua đến bây giờ cả 1333 nhân khẩu của làng này vẫn phải bơi theo dòng sông Luộc vào mùa mưa". Ông Lan nói: "Tôi đi họp ở xã vào mùa mưa lên nếu thấp thì xắn quần lội, nếu cao thì cứ quần đùi áo lót mà bơi qua bên kia (trụ sở xã Hà Thanh nằm ở thôn Hàm Cách trong đê)". Vậy là cái sự thiên không thời - địa không lợi ấy càng làm cho làng vốn đã nghèo càng trở nên nghèo hơn. Người dân chỉ biết trông chờ vào hai vụ lúa, 1 vụ màu để xoay xở trong làng với nhau. Có muốn phát triển kinh tế cũng khó mà được bởi giao thông đi lại cách trở còn đến bao giờ?

    VẪN CÒN CÓ NGƯỜI THỔI TÙ VÀ…

    Trên bờ đê làng có đến hàng trăm người đang hăng hái xẻ đất đắp đê. Tôi gặp người đàn ông tên Nguyễn Chí Quốc trưởng thôn Hữu Chung. Trông ông già hơn cái tuổi 35 của mình, mái tóc đen, hàng ria mép rậm rì, bắp tay cuộn chắc… và đặc biệt là ánh mắt sáng, đầy cương nghị. Dân ở đây vẫn thường đùa rằng trưởng thôn Quốc là người ăn cơm nhà thổi tù và làng Hữu Chung. Tìm gặp ông vào thời điểm này chỉ có lên bờ đê, ra sông bởi suốt ngày ông túc trực ở đó chỉ đạo, phân công, động viên bà con đắp đê phòng trước mùa lũ. Ông cứ tất tả từ đầu này đến đầu kia, tay ghi chép, miệng không ngớt hò gọi bà con. Ông chấm công, chia công điền rất công bằng, thi thoảng lại trực tiếp trà thuốc cho mấy ông đàn ông trong làng. Năm lần bẩy lượt hẹn gặp rồi cũng gặp được ông Quốc vào bữa cơm chiều tại nhà ông với món thịt gà chọi xào xả ớt mà ông rất tâm đắc khi thết đãi khách. Có lẽ hiếm có ai như ông tự xin ứng cử chức trưởng thôn vì lý do bức xúc trước sự nghèo khổ của dân. Vì vậy ông bỏ cả cái thú chơi gà chọi mà mình tâm huyết bấy lâu để lao vào cái chân "Lý trưởng" này. Thế là từ đó quân, lương, thuế, khoá trong làng ông đảm trách cả. Ông còn thành lập các tổ diệt chuột, thuỷ nông, bảo vệ, điện,… để đặc trách chăm lo cho dân yên tâm sản xuất.

    Mùa mưa là ông Quốc lại đích thân chỉ đạo thiết lập dịch vụ đưa đò qua sông phục vụ nhân dân, đặc biệt là các cháu học sinh đi học. Ông còn phát động dân làng đóng góp tiền công ích xây đường bê tông, kéo đường dây điện, xây cống xả nước… Ông Phạm Xuân Đường phó thôn nói đầy tự hào: "Anh Quốc mặc dù chỉ là một nông dân chất phác, chưa phải là **** viên. Nhưng trong công việc của thôn thì anh ấy thật sự nhanh nhẹn, tháo vát và tận tình mẫn cán. Với mức phụ cấp 200 ngàn một tháng thì được người như trưởng thôn Quốc thật không dễ chút nào". Ông Quốc đưa tôi ra thăm khu nuôi gần chục con gà chọi của ông. Bây giờ ông bỏ bê không chăm sóc gì nhiều cho gà chọi nữa. Nhưng ông vẫn khoe: "Trước đây tôi hãnh diện vì đàn gà chọi này, bây giờ tôi còn hãnh diện hơn vì tôi làm trưởng thôn của một thôn 3 không: không nghiện hút, không cờ bạc, không lô đề".
    Làng Hữu Chung quê tôi nghèo thật, nước ngập bao quanh nhưng người dân sống vẫn thật giản dị và chân chất yêu thương, bao bọc lẫn nhau từ bao đời nay trước sự bao vây của con sông Luộc khi mùa mưa đến.

    [​IMG]
  7. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    XÓM QUÊ TÔI BÊN BỜ SÔNG… LUỘC (Hình ảnh...)
    Tác giả: GiangQD

    [​IMG]
    sông Luộc, bên kia là Hải Phòng

    [​IMG]
    đồng đất quê tôi

    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]
    bạn bè tôi bên bờ sông
  8. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    XÓM QUÊ TÔI BÊN BỜ SÔNG… LUỘC (Hình ảnh...)


    [​IMG]
    hái dừa

    [​IMG]
    câu cá

    [​IMG]
    nhà quê

    [​IMG]

    [​IMG]
  9. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    XÓM QUÊ TÔI BÊN BỜ SÔNG… LUỘC (Hình ảnh...)
    Tác giả: GiangQD

    [​IMG]
    cậu tôi, thầy giáo, thầy thuốc, thợ chụp ảnh kiêm xe ôm làng

    [​IMG]
    trưởng thôn gà chọi

    [​IMG]
    anh Hạnh, một tay chơi có tiếng, vợ đẹp nhất nhì làng

    [​IMG]
    trưởng thôn chỉ đạo đắp đê

    [​IMG]

    [​IMG]
  10. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Mong manh con trẻ vùng cao!


    Mấy ngày qua, có lúc tôi thấy chạnh lòng khi các cơ quan truyền thông đại chúng liên tục đưa tin về việc trâu bò chết rét, nêu các biện pháp phòng, chống bảo vệ trâu bò nhưng ít thấy ai nói về việc bảo vệ trẻ em miền núi khỏi cơn giá lạnh.

    Tôi là một đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại một tỉnh miền núi xa xôi nhất của miền Bắc Tổ quốc. Tôi hiểu rằng đối với trẻ em miền núi, vùng cao, vùng sâu vùng xa, trường học là lều lán, đường giao thông là sân chơi, chó mèo là bầu bạn, sông suối là bể bơi, giày dép là đôi chân trần… và dù mùa hè hay mùa đông khắc nghiệt thì hầu như quần áo đối với chúng vẫn chủ yếu là da thịt. Những ngày miền Bắc “đại hàn”, băng tuyết phủ trắng núi rừng, một số người miền xuôi hò nhau đi xem những khoảnh khắc đặc biệt của thời tiết, có ai chợt nhìn thấy trên núi cao kia có đứa trẻ người Mông, người Dao, người Thái, người La Hủ… vẫn phong phanh một manh áo, chân đất, có khi trần như nhộng ngơ ngác trước cái rét đang giết chết cả trâu bò. Và nếu bạn đã xem loạt ảnh phóng sự về những đứa trẻ miền núi chân trần, áo cộc ở Lai Châu đương đầu với giá rét trên báo chí hẳn sẽ thốt lên: Tại sao chúng lại ăn mặc như vậy? Làm sao chống nổi nhiệt độ có khi xuống đến độ âm?


    Tôi đã từng có lúc cảm thấy bối rối khi đọc một vài hướng dẫn của ngành nông nghiệp về việc bảo vệ trâu bò bằng cách cho ăn thêm cháo, tăng khẩu phần dinh dưỡng, thậm chí thêm cả thuốc bổ… Điều đó không sai bởi con trâu, con bò là “đầu cơ nghiệp” của người dân. Nhưng nghĩ đến cùng, chúng đâu thể bằng con người. Vậy mà ngay cả trong mùa đông này, rất nhiều đứa trẻ vẫn thiếu quần áo ấm. Một anh bạn vùng cao đã trả lời khi tôi hỏi sao lại để lũ trẻ ăn mặc phong phanh như vậy, rằng: “Anh cứ yên tâm. Từ bé đến giờ nó vẫn thế, không chết được đâu”. Câu trả lời thật thà đến xót xa!


    Những đứa trẻ ấy có thể sẽ vượt qua mùa băng giá, nhưng ai dám chắc không có những ảnh hưởng xấu đến cơ thể chúng sau này? Cho dù sinh ra và lớn lên trong nhiều mùa đông khắc nghiệt và mỗi đứa trẻ đều đã phải trải qua một quy trình chọn lọc tự nhiên, đấu tranh sinh tồn để sống nhưng chắc chắn chúng cũng vẫn sẽ chịu những tổn thương nào đó vì hệ quá của thời tiết. Chúng ta, những người đang được mặc ấm trong mùa đông hãy nghĩ đến những đứa trẻ ở miền giá lạnh ấy có đủ ấm hay không? Và làm sao để cho những bậc cha mẹ ở vùng cao nhận thức được và bảo vệ, che chở các em trong tiết trời giá lạnh.


    Trường Giang-Trọng Hải

    [​IMG]

    nhóm lửa

Chia sẻ trang này