1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đi và viết] Lính và những chuyến đi...

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi GiangQD, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Mong manh con trẻ vùng cao! (Hình ảnh...)
    Tác giả: GiangQD


    [​IMG]
    giá lạnh

    [​IMG]
    đóng băng

    [​IMG]
    vô tâm

    [​IMG]
    sưởi ấm

    [​IMG]
    lem luốc

    [​IMG]
    đá bóng

    [​IMG]
    lớp học

    [​IMG]
    hồn nhiên

  2. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Mong manh con trẻ vùng cao! (Hình ảnh...)


    [​IMG]

    [​IMG]
    tránh rét

    [​IMG]
    trẻ thơ

    [​IMG]
    niềm vui

    [​IMG]
    phong phanh

    [​IMG]
    trò chơi

    [​IMG]
    nguy hiểm

    [​IMG]
    lạnh


  3. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Mong manh con trẻ vùng cao! (Hình ảnh...)
    Tác giả: GiangQD

    [​IMG]
    tò mò

    [​IMG]
    đôi bạn

    [​IMG]
    trong sáng

    [​IMG]
    đi học

    [​IMG]
    bỡ ngỡ

    [​IMG]
    ham học

    [​IMG]
    co ro
  4. linhxanh

    linhxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2011
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Thì ra là Giang mèo! cũng phải gần chục năm rồi ko gặp, giờ đã trở thành 1 người nhà bào trong quân đội rồi. Những bài viết rất hay. chúc mừng, chúc mừng
  5. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    NẬM TẦN XÁ NGÀY KHÔNG NGHỈ LỄ


    - 6h chiều 29/4, trong khi mọi người lục tục chuẩn bị đi chơi dịp lễ, 4 anh em tôi gồm: Trường Giang (trưởng đoàn), Quyên Summer, sinh viên Nhượng và em Huệ bung biêng trên chuyến xe khách mang hàng đến Lai Châu. Khoảng 1 tấn hàng do chúng tôi chuyển lên xe khách trước đó vài ngày đã được các chiến sĩ Bộ chỉ huy Biên Phòng tỉnh LC xếp gọn gàng trên xe chở hàng để chở đến xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ.


    7h sáng 30/4, đoàn đến LC. 7 người (gồm 4 thành viên của đoàn và 3 chiến sĩ của Bộ chỉ huy BP) tỉnh nhét vào chiếc U oát 5 chỗ. Xe hàng chở gồm gần 1 tấn quần áo, 520kg gạo, 26kg muối, 12kg mì chính bám đuôi con U oát cùng thẳng tiến từ trung tâm LC đến Pa Tần. Đoạn đường gần 100km nhảy tưng tưng khiến các thành viên phải bíu lấy áo nhau, cấu vào vai nhau cho khỏi văng ra cửa xe. Hai lần, con U oát cà tàng nổi chứng: Một lần hỏng máy, một lần hỏng lốp dọc đường khiến bác tài vã cả mồ hôi gáy.


    Trưa, đoàn đến Bản Pho1- cách đồn Pa Tần khoảng gần 10km. Đoàn chọn đây là nơi hạ hàng vì lãnh đạo Đồn biên Phòng Pa Tần cho biết, cách đó khoảng 5km, cả quả đồi sạt lở ngay trên con đường bám núi ngoằn ngoèo, bùn ngập gối, máy ủi máy xúc làm việc cật lực nhưng chỉ có xe máy mới len lỏi leo lên được. Hoặc cùng lắm là... đi bộ.


    Một nửa quần áo trẻ em được phân loại trước đó giao cho cô hiệu phó bản Pho1 chịu trách nhiệm phát cho học sinh sau kì nghỉ lễ. Số còn lại được mở ra phát tại chỗ cho bà con trong bản. Ngoài ra, 26 hộ đã có danh sách từ trước được nhận mỗi người 20kg gạo, nửa kg mì chính và 1kg muối, cùng bánh, kẹo... do đoàn mang lên. Ai đến nhận, sẽ kí nhận vào danh sách hoặc điểm chỉ.
    Đầu giờ chiều cùng ngày, các thành viên của đoàn phải gửi xe U oát và xe hàng tại Bản Pho1, bên kia dốc sạt lở, đi bộ qua dốc và ngồi nhờ xe máy về đồn. Trên đường đi chúng tôi gặp những đoàn bà con, trẻ có, già có, chân trần lội bùn nối đuôi nhau đi xuống bản Pho 1 để nhận quà. Những bước chân vội vàng để kịp trở về bản trước khi trời tối vẫn không ngăn bà con ngoái đầu lại vẫy chào đoàn.
    Đoàn cũng trao 1 máy tính, 1 máy in, hai quả bóng chuyền+ lưới và một USB 3G (cùng tài khoản trong USB) + 2 triệu đồng cho Đồn biên phòng Pa Tần. Anh Bùi Đắc Quyết- đồn trưởng đã rất cảm động khi đón nhận những món quà nói trên, anh cho biết : Đồn 303 mới thành lập nên cơ sở vật chất chưa có gì.

    - Chiều tối, chúng tôi theo chân Trưởng đồn 303, xuống thăm bản Nậm Tiến, là bản gần nhất do đồn quản lý. Mặc dù bản Nậm Tiến không thuộc diện nghèo nhất như bản Nậm Tần Xá mà chúng ta đã chọn để tặng quà, nhưng khi đến đấy chúng tôi thực sự cảm nhận được cái khó khăn của bà con nơi đây. Chỉ mới có 6 giờ tối thôi, mà cả bản đã chìm vào bóng tối do chưa có điện. Chúng tôi dò dẫm với chiếc đèn Pin để vào nhà anh Vàng A Sính – Phó bản Nậm Tiến. Mãi sau một lúc chúng tôi mới nhận ra hai khuôn mặt trẻ thơ ngồi cạnh mâm cơm, với ánh đèn pin yếu ớt trên tay bé gái. Bé gái một tay vừa soi đèn cho em ăn cơm, một tay tự xúc cơm cho mình. Trên mâm cơm gia đình của 1 phó bản chỉ có 3 món: luộc, kho, canh, tất cả đều chế biến từ đậu phụ. Dù sao, đấy cũng là gia đình may mắn nhất bản vì còn cơm để ăn.
    Chúng tôi có dịp mục sở thị vất chất trong nhà anh Vàng A Sính, nhà không gì đáng giá, ngoài 2 cái giường nhỏ đóng sơ sài và 2 chiếc chăn bông ấm để trên. Quần áo nhăm nhúm rách tơi tả treo 1 nơi. Khang trang nhất vẫn là góc bếp, bát đũa úp tươm tất, giấy khen của trường tiểu học số 2 Pa Tần được dán thắng tắp trên tường.


    Đêm hôm ấy, trong bữa rượu trên đỉnh Nậm Tần Xá, giữa mênh mênh núi đèo, cheo leo đường tuần tra biên giới....tôi gặp lại Vương Mảng nổi tiếng qua Ký sự Biên phòng, gặp Đức Nậm Ban năm xưa hái rau su su cho tôi nấu mì tôm khi đi vào bản liên hệ tài trợ cho học sinh, lại ngồi với Đồn trưởng Bùi Đắc Quyết, Chính trị viên Hoàng Minh Thành...Trong câu chuyện giữa sương gió biên cương, chén rượu và cái bắt tay ấm nồng xua đi hơi lạnh và khoảng cách không gian thời gian...



    Sau khi đoàn quay trở lại thị xã Lai Châu, trong khi chờ đợi chuyến xe đêm để trở về Hà Nội, các thành viên trong đoàn tự bỏ tiền túi mua bánh kẹo đến thăm bản Hon, dân tộc Lự, huyện Tam đường, cách thị xã Lai Châu tầm 17 Km.
    - Mặc dù đã có thư cảm ơn từ Đồn BP Pa Tần nhưng chúng tôi xin được cảm ơn cụ thể hơn vì có lẽ hơn ai hết, chúng tôi hiểu những món hàng trên đây đều là mồ hôi, là tấm lòng của rất rất nhiều người. Xin được nói rằng, đây không phải sự đóng góp từ một tổ chức, không phải từ một công ty muốn đánh bóng tên tuổi nào đó, mà từ những bạn bè, anh chị (biết hoặc chưa biết mặt) gom góp từng chục nghìn qua Blog Hạnh Nguyên. Quần áo đợt này ở phía chị Siren chủ yếu từ Quận Tân Phú gửi ra. Trong đó, nhiều nhất là các trường MN Rạng đông, Hoa Thiên Lý, Thiên Ân… Đặc biệt, trường MN Hoa Anh đào (Q. Tân Phú) đã gửi khoảng vài trăm chiếc áo phông mới tinh, gói trong nilon. Chị Thanh Chung cũng góp cho đoàn toàn bộ phần thưởng cuộc thi của mình trên báo Tuổi trẻ. Đấy là sự góp tiền, bánh kẹo, góp công của Quyên, Nhượng, chị Anh Thơ, chị Tuyết Anh, Chị Hòa, chị Thi, của nhóm hưu trí bác Hội Tố, sự đóng góp máy tính, máy in của Cty Thiên An (do bạn học của Trường Giang xin). Cùng rất nhiều anh, chị, bạn đã gom những bộ áo quần nghĩa tình, mang đến tận cquan Hạnh Nguyên và đến nhà chị Thơ mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không thể liệt kê hết...Tất cả đã góp nên sự thành công của chuyến đi.
    Nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, có lẽ không có những cánh tay trên đây giúp chúng tôi hoàn thành công việc một cách suôn sẻ.



    [​IMG]


    Chuẩn bị khởi hành từ Bộ chỉ huy đến đồn Pa Tần
    [​IMG]
    ĐƯờng lên Pa Tần ngập ngụa thế này!
    [​IMG]
    Hai lần hỏng xe dọc đường
    [​IMG]
    Quyết định hạ hàng ở bản Pho 1
    [​IMG]
    Kiểm hàng, chuẩn bị chia theo khẩu phần từng hộ gia đình
    [​IMG]
    Phó bản đang chia gạo và muối, mì chính cho các hộ
    [​IMG]
    Mỗi hộ được 20kg gạo, 0,5kg mì chính Vedan và 1kg muối i ốt
    [​IMG]
    Người dân nhận gạo
    [​IMG]
    Nhận muối, mì chính
    [​IMG]
    Đoạn đường còn lại đến đồn Pa Tần sau khi đã phát hàng khủng khiếp thế này. Cả đoàn đành để xe ô tô lại bản Pho 1 và xin đi nhờ xe máy đến đồn
    [​IMG]
    Trưởng đoàn Trường Giang trao máy tính+ máy in cho Trưởng đồn Pa Tần
    [​IMG]
    Trao 2 triệu đồng cùng USB 3G
    [​IMG]
    Em Huệ thay mặt cho cả đoàn trao bóng+ lưới cho đồn
    [​IMG]
    Quyên- thành viên của đoàn đang phát biểu cảm tưởng tại buổi làm việc chính thức ở Đồn Pa Tần

    [​IMG]
    Trưởng đồn Pa Tần thay mặt cho bà con viết thư cảm ơn đến tất cả các anh chị đã đóng góp công sức và chi phí của chuyến đi
    [​IMG]
    Nhiều người không biết chữ phải điểm chỉ vào bản kí nhận gạo, muối, mì chính
    [​IMG]
    Bữa cơm trong bóng đêm lụi khụi vì chưa có điện của gia đình
  6. nguyentea

    nguyentea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2011
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Chào mừng a lính trở lại :x :x :x
  7. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Nghìn ngày áo lính

    Lính tuổi quân-Dân tuổi đời!


    Nếu tính cả 2 tuổi đó thì tôi còn đều quá non trẻ bởi chặng đường đi được mới chỉ là chưa đầy 30 năm tuổi đời và 4 năm tuổi quân. Nghề nghiệp cũng là duyên số, ngày còn nhỏ ở nhà, thi thoảng buổi tối nghe rầm rập ngoài đường chạy ra xem, thấy cả trăm chú bộ đội đang vội vã hành quân dã ngoại đi qua, tôi tò mò, lạ lẫm và cảm thấy khâm phục các chú rất nhiều. Chẳng kể trời mưa trời nắng, ngày hay đêm, cứ khoảng 1 tháng lại thấy các chú bộ đội của T82 (Trung đoàn Chủ lực của Quân khu 2 bảo vệ 6 tỉnh Tây Băc và cơ động 6 tỉnh Bắc Lào) chỉnh tề đội ngũ đi qua. Chú nào cũng ba lô nặng trĩu, súng lớn, súng bé, chăn màn, nồi niêu, xong chảo...thật hùng dũng và oai phong! Lớn hơn chút nữa, tôi được vào trong T82 giao lưu cùng các chú bộ đội khi nhà trường kết nghĩa với đơn vị. Đi qua cánh cổng sắt uy nghi, ngước mắt lên nhìn chú vệ binh cầm súng nghiêm ngắn, chỉnh tề tôi thấy run vì sợ và ngợp...Ông bà tôi là bộ đội chống Pháp ở Điện Biên Phủ nên thi thoảng cũng kể cho tôi nghe những câu chuyện thời chiến tranh thật hào hùng bi tráng. Ngày ông ngoại chưa mất, thi thoảng có dịp chở ông xuống nhà mấy ông bạn cựu chiến binh chơi, tôi cảm động lắm. Hơn 80 tuổi rồi, ai cũng già, yếu nhưng tình cảm, lý tưởng sống của những người lính, người đồng đội năm xưa vẫn y nguyên...Tuổi thơ đi qua, cho đến tận khi học hết đại học tôi cũng có nhiều kỷ niệm và ấn tượng về bộ đội nhưng trong tâm thức chưa hề có suy nghĩ đến ngày nào đó mình cũng trở thành một người lính...

    Thế rồi cuộc sống dẫn đưa, tôi đến với bộ quần áo lính cũng tình cờ và nhanh chóng! Kể từ ngày đầu tiên (7-4-2008) bước chân qua cánh cống của Trường Quân chính Quân khu Thủ đô ( đóng tại Sơn Tây-Hà Nội) cho đến bây giờ cũng đã tròn 3 năm. Hơn nghìn ngày áo lính quả thật là quá ít ỏi và non kém nhưng cũng đã bồi đắp cho tôi thêm nhiều hành trang, bản lĩnh cũng như những kỷ niệm và tình cảm của bộ đội ở mỗi miền đặt chân qua! Đó là những ngày lang thang đi bộ, dầm mưa cả tuần trời trong mưa bão khắp huyện Bát Xát - Lào Cai cùng bộ đội T82, biên phòng Lào Cai, Đoàn KTQP 345 khi cơn bão số 4-2008 đi qua gây lũ quét trôi tan thôn Tùng Chỉn... Đó là những đêm ăn lương khô, đi xuồng vật lộn với lũ trong bão số 6 -2008 cùng bộ đội Lạng Sợn để cứu dân khi nước nhấn chìm thành phố....Đó là khi chìm nổi giữa mênh mông sông nước Hoàng Long cùng bộ đội Trung đoàn xe tăng 202 bảo vệ đê Lạc Khoái; Đó là khi gồng mình trong bùn lầy cùng biên phòng Lai Châu để đưa người dân khỏi vùng lở đất ở Tung Qua Lìn - Phong Thổ; Đó là khi ngồi máy bay trực thăng cùng bộ đội không quân bay khắp 5 tỉnh miền trung để cứu dân và tiếp tế lương thực trong bão số 9-2009; Đó là khi bỏ dở đêm giao thừa cùng bộ đội T82 ở Điện Biên để chuyển trạng thái đi chữa cháy rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn; Đó là khi tê tái trong sương giá cùng biên phòng Lào Cai đi khắp Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai ... giúp bà con chống rét trong những ngày miền bắc đại hàn...Không chỉ khi thiên tai, thảm họa mà ngay trong buổi an bình tôi lại được cùng ăn, cùng ở với bộ đội khắp các đồn biên phòng, các đoàn kinh tế, các đơn vị chủ lực của miền biên giới phía bắc. Từ Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La...đến Trường Sa thân yêu, ở nơi đâu các anh cũng vậy, vững vàng, kiên trung mà khiêm tốn, giản dị vô cùng.!

    Cuộc đời còn nhiều biến thiên không biến trước, nhưng những ngày mặc áo lính cầm bút lang thang khăps miền đất nước đã cho tôi thật nhiều điều quý giá! Xin chia sẻ và cảm ơn những đồng đội, đồng chí, anh em bộ đội đã cùng gặp nhau trên quãng đường quân, đường đời! Mong mọi sự tốt lành đến với tất cả mọi người! Dưới đây là hình ảnh cùng những người đồng đội tôi đã gặp trên quãng đường đi qua!

    2/ HTG 7-4-2011

    [​IMG]

    Những ngày đầu áo lính với người đồng đội đầu tiên (Hải Viettel)
    [​IMG]

    những người anh em trong tiểu đội 8- trung đội 10 ngày nào
    [​IMG]

    trung đội ngày ra trường
    [​IMG]

    trung úy Hùng ở Đoàn KTQP 345 Bát Xát đã đưa tôi trong mưa bão vào Séo Phìn Chư-A Lù
    [​IMG]

    ngồi với 4// Nguyễn Lâm Hồng, Chỉ huy trưởng BCHQS Lào Cai
    [​IMG]

    với trung tá Nguyễn Minh Khôi, phó chánh BCHQS Hà Giang tại cửa khẩu Thanh Thủy
    [​IMG]

    mùa xuân năm 2009 với Ban chỉ huy QS Đồng Văn cùng các đc Nhanh mắt đỏ, Thắng Phởn...
    [​IMG]

    tại Đoàn KTQP 313 Thanh Thủy-Vị Xuyên-Hà Giang
    [​IMG]

    tại đoàn KTQP 356 Phong Thổ-Lai Châu , đơn vị quân đỏ đóng cao nhất với độ cao hơn 1.800m
    [​IMG]

    đồn BP 281 Giào San- lai Châu
    [​IMG]

    Thiếu tá CN Lò Văn Tình ở trạm Kẻng Mỏ-Đồn 311 Ka Lăng (người lái đò sông Đà 30 năm) đang ký tặng lên viên đá nơi Đà Giang nhập quốc tịch VN
    [​IMG]

    Đồn BP 317 APahcai những ngày đầu thành lập với các đc Vũ Anh, Hưng, Nghi ...
    [​IMG]

    anh em đồn BP 313 Mù Cả-Mường Tè-Lai Châu, một trong những đơn vị khó đi lại nhất trên đất liền
    [​IMG]

    đón 2 giao thừa cùng T82 ở Điện Biên Phủ
    [​IMG]

    4// Trần Minh Thanh, Phó Chính ủy BCHQS Quảng Trị bên dòng Đakrong trong bão số 9-2009
    [​IMG]

    bộ đội biên phòng đảo Dấu-Hải Phòng
    [​IMG]

    anh Nam, chỉ huy phó tiểu đoàn Cô Tô-Quảng Ninh
    [​IMG]

    Với Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính ủy QCHQ tại đảo Song Tử Tây

    [​IMG]

    Nhậu đêm và hát ca dưới tán bàng vuông trên đảo Song Tử tây cùng anh em cơ quan chính trị cum 3
    [​IMG]

    bên tháp 12ly7 cùng chiến sĩ Hải quân tại đảo Sinh Tồn

    [​IMG]

    hát dưới mưa cùng bộ đội đảo Đá Tây
    [​IMG]

    Cảng Dung Quất với Trung tướng Lê Hữu Đức Tư lệnh Không quân (nay Thứ trưởng Quốc phòng)
    [​IMG]

    tấm ảnh để đời với Tổng Tư lệnh
    [​IMG]

    cửa khẩu Ma Lù Thàng với biên phòng LC
    [​IMG]Đ
    Đại tá Đinh Đào, Chính ủy Sư 317 đóng tại Đức Phỏ-Quảng Ngãi
    [​IMG]

    người anh em hải quân trên tàu Ti Tan, Lữ 125 anh hùng Quân chủng Hải quân đi qua đường HCM trên biển[​IMG]

    cùng 4//Tạ Nhân, Chính ủy BCHQS Quảng Ngãi và 4// Lê Quân chỉ huy trưởng Ban CHQS Bình Sơn[​IMG]

    cùng các bác ở Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga khi đi cta Cambodia
    [​IMG]

    lang thang cùng ông bạn già 4//Trinh Cương ở Phnompenh
    [​IMG]

    với Thượng tướng Nguyễn Văn Được
    [​IMG]

    với Tướng Chu Phác, Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý-Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người
    [​IMG]

    Tướng Nguyễn Ngọc Lâm, nguyên Chính ủy Bộ tư lệnh BV Lăng Chủ tịch HCM
    [​IMG]

    trước giờ đi bão
    [​IMG]

    trên tàu phóng lôi tên lửa Lữ đoàn 172 với đồng đội Vùng 3 Hải quân
    [​IMG]

    với Thiếu tá Phan Đức Mạnh, Chính trị viên Đồn BP 235
    [​IMG]

    với Chủ nhiệm Chính trị Sông Thu trên Tàu Khảo sát biển Trần Đại Nghĩa
    [​IMG]

    Đồn BP 243 mùa băng giá ấy
    [​IMG]

    với Thượng tá Phan Hoàng Tám, Đồn trưởng Đồn BP Pa Ủ (Mường Tè-Lai Châu)
  8. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0


    Mấy kỷ vật nhặt nhạnh trên đường...




    Nhân lúc trà dư, tửu hậu, rảnh rỗi, ngồi trong phòng nhìn ngắm mấy thứ đồ vật mình mang về sau mỗi chuyến đi lại thấy nhớ bao vùng đất, con người, câu chuyện nơi đã đặt chân qua. Cuộc đời là những chuyến đi nhưng đằng sau mỗi chuyến đi là gì? Có thể mỗi người có một cách đi khác, cách cảm khác, cách thể hiện cũng khác…nhưng tôi vẫn thích câu thơ của Chế Lan Viên:

    Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
    Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn…

    Mặc dù đã cho và tặng đi nhiều thứ đồ mang về từ khắp nơi nhưng cũng còn mấy thứ hay hay, dù nhỏ bé, giản dị nhưng lại chứa đựng cả câu chuyện, nỗi niềm qua mỗi chuyến đi…

    [​IMG]
    mấy thứ linh tinh hay hay

    [​IMG]
    cái đầu sơn dương từ ngày còn ở Mường Lay

    [​IMG]
    một cái đầu nữa với cái Bumerang gác trên được đệ tử Buny mang từ Úc về

    [​IMG]
    3 cái đầu liền

    [​IMG]
    khẩu súng kíp của đại ca Du Gia tặng! Một đàn anh đúng nghĩa!

    [​IMG]
    cây nỏ mang về từ nóc nhà xứ Mường (Lũng Vân-Cao Phong-Hòa Bình). Cây nỏ đặt trên bàn thờ nhà anh bạn thợ săn nổi tiếng ở Lũng Vân, nịnh mãi ko bán,phải sau 2 bữa rượu với anh mới mua được !

    [​IMG]

    [​IMG]
    với đại ca trong chuyến ngược thác sông Đà

    [​IMG]
    con dao cũ của người hàng xóm ở Sùng Phái tặng lại trước khi rời nhà đi nơi khác

    [​IMG]
    con dao mới của người Lự ở bản Giang (Tam Đường - Lai Châu) do chú đệ TùngLC tặng

    [​IMG]
    Tôi quen anh năm 2006, một người đàn ông mông tiến bộ nhưng cực kỳ chất phác. Mỗi lần về Lai Châu lại phải ghé nhà nghe anh hát Người Mèo ơn *******, Bài ca trên núi...bằng tiếng Mông và thổi sáo, khèn Mông cực hay...

    [​IMG]
    chiếc mũ Hà Nhì mang về từ ngã ba biên giới Apachai 2007, do cô Sừng Kim Thu, mẹ Pờ Hùng Sang tặng

    [​IMG]
    cô Thu ngày còn trẻ được mệnh danh là người đàn bà đẹp nhất ngã ba biên giới. Tên Kim Thu là do anh hùng LLVT Tô Minh Điến đặt cho, cô là chị gái của anh Sừng Khai bí thư Leng Su Sìn, vợ chú Pờ Dần Sinh, mẹ của Hùng Sang

    [​IMG]
    chiếc nắp chõ xôi người dao của bí thư xã Pha Long, Mường Khương, Lào Cai Vàng Sảo Hòa tặng tôi trong đêm uống rượu nhà anh ấy

    [​IMG]
    bí thư Pha Long Vàng Sảo Hòa

    [​IMG]
    chiếc khèn mang về trên đỉnh Tà Xùa, Bắc Yên, Son La gần quê hương vợ chồng A Phủ! Anh bạn bán chiếc khèn này 21 tuổi mà dùng khèn đi tán gái từ năm 14 tuổi! Gạ mãi hắn mới bán

    [​IMG]
    chiếc khèn môi của người đàn ông Mông Hạng A Tráng ở Sapa! Nhà ông ở SàPhìn nhưng ông đã ngồi đây thổi kèn hàng chục năm rồi ....

    [​IMG]
    ông Tráng đã hơn 80 tuổi, tôi gặp ô ấy ở Sapa vào ngày đại hàn, nhiệt độ khoảng 2 độc C, ông vẫn ngồi đội áo mưa thổi kèn môi kiếm mấy đồng uống rượu, đôi bàn chân sưng vì cước ko đi nổi giầy. Lần đầu gặp ông ấy ở đây là năm 2005, không biết lần sau có còn gặp ông ấy với tiếng kèn buồn tê tái ko? Tôi đã rủ ông đi uống rượu và ông tặng lại tôi chiếc kèn ấy...

    [​IMG]
    chiếc sáo Mông của anh bạn Phê A Vừ ở bản Sùng Chô, xã Sùng Phài, Lai Châu

    [​IMG]
    viên đá sông Đà do người lái đò Lò Văn Tình ký tặng ngay tại nơi sông Đà nhập quốc tịch Việt Nam (mốc 17.1, trạm BP Kẻng Mỏ, đồn BP Ka *****, Mường Tè, Lai Châu



    [​IMG]
    bình rượu 138 có nguồn gốc xuất xứ từ Tây Bắc, cụ thể thì...bí mật

    [​IMG]
    mấy con rô bốt, xe máy ở Cam do chị Du Giang dẫn đi mua, cái bật lửa từ TQ do Cường tony mang về, con xe ô tô 2 cửa từ India...


    [​IMG]
    thêm 1 viên san hô Trường Sa do chú lính đảo tặng, chú Nam quê ở An Dương, Hải Phòng nhờ cầm về mấy con ốc, viên san hô cho bạn gái đang học ở nhà để cô ấy nghe thấy tiếng, sóng, gió và hơi mặn của biển và nhớ người yêu mình hơn! (Nhiệm vụ đã hoàn thanh)

    [​IMG]
    chú Nam ở đảo yên tâm nhé, nhiệm vụ chú giao anh đã hoàn thành. Còn có giữ được cô ấy hay ko là do chú

    [​IMG]

    [​IMG]


    Tuổi ba mươi...
    Còn muốn được đi hoang
    Vắt trên vai câu đồng dao
    Nhảy chân sáo giữa vườn cổ tích
    Tuổi ba mươi...
    Nợ đời nặng chịch
    Nợ áo cơm đè nghiến túi thơ tình
    Đêm vẫn muốn ghé mắt nhìn khe cửa
    Còn được thấy sao trời lung linh
    Tuổi ba mươi...
    Ngồi tự trách mình
    Không có cái dại nào giống nhau
    Cái khôn cũng thế
    Đời là câu chuyện kể
    Người chỉ được nghe duy nhất có một lần
    Tuổi ba mươi...
    Mặc kệ thánh thần
    Chỉ sợ chính mình là vật cản
    Chỉ sợ còn đường mà chân ngại đi...


  9. thinkinh

    thinkinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2007
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    cảm xúc thật quá anh Giang ơi !
    Em gặp anh từ đợt ngồi ngoài sân nhà nghỉ Thế Anh (Mộc Châu) năm ngoái, đến giờ vẫn chưa có dịp gặp lại. Hi vọng có dịp nào đó được bám càng anh, không thì đành ngồi nhà nghe kể chuyện vậy :))
    Chúc anh luôn tràn trề sức khoẻ để đi và viết!
    em Thịnh BK
  10. favourite

    favourite Administrator - Một người gắn bó TTVNOL Staff Member

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    99.678
    Đã được thích:
    9.967
    Tách bớt bài ra hộ Giang



    60 NĂM ANH HÙNG
    Tác giả: GiangQD


    20-10-2010, đơn vị tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày ra số báo đầu tiên và đón nhận Danh hiệu Anh hùng lao động. 60 năm trôi qua, có người còn, người mất, người hy sinh trong chiến trường lửa đạn. Những người có mặt hôm nay từ lãnh đạo ****, Nhà nước, quân đội, các bậc tiền bối báo chí, đồng đội, đồng chí, đồng nghiệp sum tụ mừng tủi trong niềm vui hội ngộ.Tôi chỉ là kẻ hậu bối, non trẻ, được vinh dự trong hàng ngũ những người lính cầm bút, xúc động thật nhiều khi chứng kiến niềm tự hào mang tên báo Quân đội nhân dân.
    [​IMG]
    Cung Việt Xô snags 19-10-2010


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang, Tư lệnh Binh đoàn 15, Anh hùng lao động

    [​IMG]
    Thủ trưởng Phùng Quang Thanh tới dự

    [​IMG]
    niềm vui chung của những người lính

    [​IMG]
    một trung tướng công an tới chúc mừng

    [​IMG]
    anh Phạm Huy Hùng, Chủ tịch VietinBank

    [​IMG]
    Trung tướng Hữu Ước, Phó tổng cục trưởng Tổng Cục XDLL

    [​IMG]
    Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, nguyên Chủ nhiệm TCCT QĐND VN

    [​IMG]
    Đại tá, nhà thơ Hồng Thanh Quang

    [​IMG]

    [​IMG]
    với Đại tá Trần Hồng, người 30 năm chụp ảnh cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    [​IMG]
    nhà báo Phạm Phú Bằng, một cây đại thụ của làng báo, người làm báo QĐND từ năm 1953

    [​IMG]
    Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên Phó Chủ nhiệm TCCT, người nổi tiếng với lá thư gửi Bộ Chính trị


    [​IMG]
    Thiếu tướng Phan Khắc Hải, nguyên thủ trưởng cũ

    [​IMG]
    Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống, nguyên thủ trưởng cũ

    [​IMG]
    tướng Phan Khắc Hải, tướng Nguyễn Quang Thống và Trung tướng Phạm Hồng Cư, con rể Nhà văn hóa Đặng Thai Mai

    [​IMG]

    [​IMG]
    Chủ tịch QH gắn danh hiệu Anh hùng Lao động lên quân kỳ báo QĐND

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]








Chia sẻ trang này