1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đi và viết] Lính và những chuyến đi...

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi GiangQD, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. favourite

    favourite Administrator - Một người gắn bó TTVNOL Staff Member

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    99.678
    Đã được thích:
    9.967
    Tác giả: GiangQD

    TÔI GẶP HAI VỊ TƯỚNG

    Hôm nay tình cờ gặp được rất nhiều tướng lĩnh trong quân đội, có người còn đương chức, người đã nghỉ hưu nhưng có 2 người tôi rất chú ý mặc dù đã gặp họ không ít lần!

    Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Thuở ông còn tại quan, tôi có vài dịp được nhìn thấy ông trong cuộc họp báo này nọ, có khi được đứng gần nhưng thấy ông ở một vị trí khác, thật cao xa quá! Ngày tôi vào bộ đội thì ông cũng đã nghỉ hưu với quân hàm đại tướng! Hôm nay gặp ông, tôi mạnh dạn đề nghị, "Đại tướng cho cháu chụp chung một tấm ảnh được ko ạ?" Ông cười hiền và nói:" Nhất trí thôi, trung úy trẻ quá nhỉ". Vậy là tôi cũng đã gặp và chụp ảnh với 4 đại tướng (trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giap).

    Bất chợt lại thấy nhớ câu chuyện hôm trước, tôi ngồi ăn cơm cạnh Trung tướng Nguyễn Thành Cung, Uỷ viên TW ****, Phó chủ nhiệm TCCT QĐNDVN (Nguyên Tư lệnh Quân khu 7) , Thủ trưởng bảo: "Chú cho cháu uống rượu đấy, cứ mời các thủ trưởng đi, đừng e ngại thủ trưởng là tướng mà mình không dám nói chuyện. Tướng là tướng quân, tướng mà không có quân thì làm tướng với ai, dù sau này cháu có lên tướng cũng hãy nhớ rằng: " Núi cao bởi có đất bồi, núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?".

    Người thứ 2 mà tôi muốn nói đến là Trung tướng Phạm Tuân. Ngày còn học tiểu học tôi đã được nghe cô giáo giảng những bài học đầu tiên về người Anh hùng Vũ trụ Liên Xô Phạm Tuân. Trong tiềm thức của tôi những câu chuyện về ông luôn vô cùng hào hùng bởi chiến công bay vào vũ trụ, bắn rơi pháo đài bay B52...Sau này khi ông làm Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, tôi có nhiều lần nhìn thấy ông nhưng có lẽ trong tâm thức của tôi cũng như nhiều người ông vẫn luôn là người hùng của bầu trời mà thôi! Khi tôi hỏi" Chú Tuân ơi, cho cháu xin phép chụp ảnh với chú được ko ạ?" Ông quay sang nhìn tôi và hỏi: "Sao lại chụp ảnh với tôi?" "Dạ cháu là một người lính trẻ, rất thần tượng chú từ khi còn đi học tiểu học với chiến công bay vào vũ trụ ạ?" Vị Trung tướng cười nhìn tôi nói: " Đó cũng chỉ là nhiệm vụ Tổ quốc và Nhân dân giao phó cháu ạ, hãy luôn cố gắng làm tốt công việc của mình". Vậy đó, người anh hùng năm xưa, giờ đây vẫn bình dị trong cuộc sống đời thường với những tâm tư giản đơn nhất. Không có gì quá cao siêu bởi mỗi con người đều có những đáng quý để trân trọng.

    [​IMG]

    Với Đại tướng Phạm Văn Trà

    [​IMG]

    Với Trung tướng Phạm Tuân, "người đi phượt vĩ đại" với cung khủng Trái Đất-Vũ Trụ khứ hồi trong 7 ngày. Chắc sẽ còn lâu mới có dân phượt VN đi theo được cung này....

  2. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Bình yên “vùng đất lưng trời”


    Một ngàycuối năm,
    tiết trời miền biên ải Lai Châu lạnh se sắt, hoa cúc quỳ nở vàng rực rỡ khắp núi rừng báo hiệu một mùa xuân mới sắp sang. Chúng tôi ngược núi, ngược đèo, xuyên mây mù, sương giăng để đến thăm Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 356 ở Phong Thổ khi các anh vừa rời khu nhà bạt sau hơn một năm ở tạm để chuyển đến khu nhà mới xây còn chưa hết mùi vôi và chưa có cửa ra vào.
    Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 356 có lẽ là Đoàn kinh tế-quốc phòng trẻ nhất ở nước ta (chính thức ra mắt tháng 9-2008) và cũng là một trong những đơn vị quân đội đóng quân cao nhất. Trụ sở chính của đoàn nằm tại xã Pa Vậy Sử có độ cao 1.740mét so với mực nước biển.
    Đại tá Hoàng Trọng Trang, Chính ủy Đoàn cho biết, đơn vị thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn huyện Phong Thổ với 8 xã biên giới trong vùng dự án gồm: Mù Sang, Tung Qua Lìn, Pa Vậy Sử, Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Ma Ly Chải và Sì Lờ Lầu. 8 xã biên giới có tới 65km đường biên giới với Trung Quốc, 11 cột mốc và 3 đồn biên phòng đóng quân. Trong số 64 bản thì có tới 24 bản giáp biên, tổng số dân 8 xã là gần 23.000 người thì đồng bào Mông chiếm tới hơn 43%, đồng bào Dao gần 39%, đồng bào Hà Nhì 12,8%...
    Khi chúng tôi đến, cán bộ, chiến sĩ trong Đoàn vừa chuyển lên ở khu nhà xây, còn chưa có cửa. Ngày cũng như đêm, gió cứ quất phần phật, sương lạnh phả ra như khói bếp.
    [​IMG] Bộ đội Đoàn 356 chăm sóc vườn rau để cải thiện bữa ăn nơi vùng cao giá rét


    Trung tá Phí Quang Sơn, cán bộ Phòng Tham mưu-Kế hoạch của Đoàn tâm sự: Dù đơn vị mới, điều kiện khó khăn, đời sống còn nhiều thiếu thốn nhưng tư tưởng, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ luôn ổn định, yên tâm công tác. Quả thật, đến đây chúng tôi được chứng kiến điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt: Khí hậu khô, rét đậm, rét hại kéo dài, thiếu nước, đất đai lại cằn cỗi khiến cho việc chăn nuôi, sản xuất, trồng rau rất khó, vì vậy lương thực, thực phẩm chủ yếu phải đưa từ ngoài thị xã Lai Châu vào. Thêm vào đó, xã Tung Qua Lìn còn là địa bàn trọng điểm di dời dân do sạt lở đất của tỉnh Lai Châu, giao thông đi lại khó khăn. Người từ dưới xuôi lên cũng phải ngót nửa tuần mới vào tới Đoàn…

    Chúng tôi chia tay Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 356 khi trời vừa đổ bóng chiều, anh em cán bộ, chiến sĩ vẫn đang tất bật, hối hả chuẩn bị sân bãi để phục vụ cho buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đồn biên phòng và nhân dân 8 xã biên giới chào mừng 65 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Sương lạnh phủ kín núi rừng, gió cắt da thịt, cuộc sống vẫn khó khăn nhưng chính màu áo xanh của bộ đội biên phòng, màu xanh của bộ đội Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 356 đã góp phần gìn giữ bình yên miền đất giữa lưng trời này.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------


    NHỮNG CUNG ĐƯỜNG VÌ BÌNH YÊN BIÊN GIỚI


    Biên giới phía tây Nghệ An-Thanh Hóa vào mùa này nắng như đổ lửa trên khắp núi đồi, làng mạc, nắng đốt cháy cây cỏ, khô khát ruộng nương, nắng bỏng rát gương mặt người lính thợ trên công trường xây dựng đường tuần tra biên giới, những giọt mồ hôi mướt mát rơi xuống không kịp chạm đất đã bốc hơi vì nóng…

    [​IMG]
    Bộ đội Đoàn công binh H99 khẩn trương thi công hoàn thành tuyến đường tuần tra biên giới dự án Thanh Hương-Thanh Thủy (Nghệ An).

    Vượt nắng thắng mưa nơi miền Tây xứ Nghệ



    Chiếc xe ô tô bán tải, hai cầu của Ban Quản lý dự án 47 (Bộ Tổng tham mưu) chở chúng tôi vượt qua hàng trăm ki-lô-mét đường gập ghềnh, gió Lào cuộn bụi phả mù mịt phía sau xe trên con đường lên tới cửa khẩu Thanh Thủy, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Tại công trường thi công gói thầu số 6 (Đồn Biên phòng 599 Thanh Hương-Thanh Thủy), cán bộ, chiến sĩ Đoàn Công binh H99 đang hăng say làm việc hoàn thành nốt những đoạn đổ bê tông cuối cùng trên tổng số 4,3km đoàn đảm nhận. Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban Quản lý dự án 47 trực tiếp đi kiểm tra công trình cho biết, các tuyến đường tuần tra biên giới được thi công theo quy trình đặc biệt do cán bộ, kỹ sư của ban nghiên cứu thiết kế và được Bộ Quốc phòng phê duyệt, cấp phép. Kết cấu móng đường thiết kế hai lớp, lớp móng cấp phối đá dăm dày 18 cm, lớp mặt đường được đổ bê tông xi-măng cũng dày 18cm. Kỹ thuật đổ bê tông xi-măng là hoàn toàn mới do các kỹ sư của Ban Quản lý dự án 47 tự ứng dụng trên cơ sở điều kiện thời tiết và hạ tầng của Việt Nam.


    Chúng tôi gặp Trung úy Nguyễn Xuân Hưng, Giám đốc xí nghiệp thi công cơ giới, Công ty 789 (Bộ Quốc phòng), trông anh đen nhẻm, rắn rỏi. Kỹ sư Hưng tâm sự, anh vào công trường đã gần hai năm rồi, mỗi năm chỉ về Hà Nội hai lần thăm vợ con ngoài đó. Công việc nhiều, địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt nên anh em ở đây tranh thủ mọi lúc có thể để thi công. Một trong những cản trở lớn nhất là mùa mưa ở miền tây xứ Nghệ, ở đây cứ hết mùa mưa Việt Nam là đến mùa mưa Lào nên mất vài tháng liền trời mưa dầm dề, công việc thi công vô cùng khó khăn. Vì vậy khi trời tạnh ráo, anh em bộ đội sẽ làm việc cả ngày lẫn đêm.

    Tại Nghệ An, Ban Quản lý dự án 47 đã và đang triển khai thi công 3 dự án, một phân đoạn đường vào đồn với tổng số 154km. Vượt qua nhiều khó khăn về địa hình, thời tiết, một số đơn vị đã đạt được kết quả thi công tốt như Công ty 789, Đoàn công binh B14, Công ty Hợp tác kinh tế Quân khu 4…

    Không quản ngày đêm ở biên giới xứ Thanh


    Dự án đường tuần tra biên giới giai đoạn 2006-2010, khu vực tỉnh Thanh Hóa triển khai hai dự án với tổng chiều dài 135km, tổng đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng đã huy động 48 đầu mối đơn vị tham gia xây dựng. Trong đó có 22 nhà thầu thi công xây dựng, 2 nhà thầu thiết kế, 4 nhà thầu tư vấn giám sát, 12 đơn vị rà phá bom mìn, vật nổ, 4 nhà thầu thí nghiệm…



    Anh Lưu Văn Bình ở Yên Định, Thanh Hóa, công nhân thi công tại công trường cho biết, tôi đã đi làm ở nhiều nơi, bây giờ làm việc với bộ đội ở đây tuy vất vả, nhưng các anh ấy nhiệt tình, nghiêm túc và sống rất thân thiện, gần gũi. Ngoài thu nhập 80.000 đồng một ngày, chúng tôi được ăn ở với bộ đội, nên có thu nhập thêm gửi về cho gia đình. Tại xã vùng cao Bát Mọt, huyện Thường Xuân, những ngày nắng nóng, không có nước sinh hoạt nhưng bộ đội vẫn phải đi bộ vài cây số lấy nước giữ ẩm cho đường bảo đảm quy trình kỹ thuật. Chúng tôi được biết kỹ thuật làm đường bê tông xi-măng đối với đường tuần tra biên giới được nghiên cứu phù hợp với điều kiện nước ta, vừa tiết kiệm kinh phí, vừa bảo đảm chất lượng lâu dài khoảng 50 năm. Đồng chí Cầm Bá Xuân, Phó chủ tịch Thường trực huyện Thường Xuân xúc động nói, chứng kiến bộ đội cùng với công nhân vất vả thi công đường để hoàn thành kịp tiến độ bất kể thời tiết nắng mưa, ngày hay đêm, người dân huyện đều rất cảm phục và vui mừng. Đường tuần tra biên giới sẽ không chỉ giúp củng cố quốc phòng, an ninh, đồng thời giúp bà con đi lại dễ dàng hơn...



    Chia tay các anh trên công trường thi công, chúng tôi đều mong các anh tiếp tục chân cứng, đá mềm công việc thuận lợi để góp phần sớm hoàn thành dự án đường tuần tra biên giới giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo. Một mùa mưa nữa đang sắp đến rồi!
  3. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Màu xanh trí thức trẻ nơi biên cương


    Một ngày tháng 6, chúng tôi đến thăm Đoàn Kinh tế Quốc phòng 326 đóng chân tại huyện Sốp Cộp-Sơn La (đảm nhận cả địa bàn huyện Điện Biên và Điện Biên Đông của tỉnh Điện Biên). Dưới ánh nắng chói chang của mùa hè và cái nóng bỏng rát của miền biên giới giáp nước bạn Lào, màu áo xanh của những người lính Đoàn kinh tế và các trí thức trẻ tình nguyện vẫn thấp thoáng dưới đồng ruộng, sân vườn hay trên lớp học… Thực hiện Dự án 174 theo Quyết định của ********* Chính phủ về việc “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng, giai đoạn 2010-2020”, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 326 cũng đã tiếp nhận các trí thức trẻ tình nguyện về công tác. Được phân chia thành các phân đội và bố trí công việc phù hợp theo chuyên ngành được học, các trí thức trẻ đã từng bước hòa nhập và phát huy vai trò không nhỏ của mình trong việc góp phần xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

    Thực hiện: Trọng Hải-Trường Giang


    [​IMG]
    Bộ đội Đoàn 326 và trí thức trẻ tình nguyện dạy học cho học sinh Trường Tiểu học Khoang Cáp, bản Hin Cáp, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, Sơn La.

    [​IMG]
    Cùng nhân dân xuống thăm đồng lúa trĩu bông sắp gặt.

    [​IMG]
    Cô gái trí thức trẻ với niềm vui chăm sóc đàn ngan mới nở.

    [​IMG]

    Cùng nhau chăm sóc vườn thuốc Nam dưới ánh nắng chói chang mùa hè.

    [​IMG]
    Hăng say trên đồi trồng ngô.

    [​IMG]

    Nét rạng ngời, tươi tắn của cô sinh viên mới ra trường bên vườn hoa Đoàn 32


    Ngày khai trường từ Thủ đô Hà Nội đến địa đầu Lũng Cú


    QĐND Online - Những ngày mùa thu tháng 9 trong lành, mát mẻ khiến cho mùa tựu trường với hàng chục triệu học sinh, sinh viên cả nước thêm háo hức và khí thế.

    Tâm nguyện của Chủ tịch HCM “ai cũng được học hành” đã và đang ngày càng trở thành hiện thực. Trải qua 65 năm ngày thành lập nước, các thế hệ thầy giáo, cô giáo, học sinh ở khắp mọi miền Tổ quốc, từ miền núi đến miền xuôi, nông thôn hay thành thị, trong nam, ngoài bắc, biên giới, hải đảo…đều ra sức thi đua dạy tốt, học tốt để vun đắp cho sự nghiệp trồng người của dân tộc.
    Nhân dịp này, phóng viên báo Quân đội nhân dân Online xin gửi tới độc giả hình ảnh ngày khai trường năm học 2010-2011 với những màu sắc khác nhau từ Trường Tiểu học Thịnh Quang, quận Đống Đa của Thủ đô Hà Nội ngàn năm đến mảnh đất cực bắc Tổ Quốc cách xa đó nửa ngàn cây số đèo dốc, trường mầm non, tiểu học và THCS xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

    Thực hiện: Trường Giang-Trọng Hải


    [​IMG]


    Rực rỡ cờ hoa, băng rôn trong lễ khai giảng trường Tiểu học Thịnh Quang



    [​IMG]


    Giản dị, nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần long trọng trong ngày tựu trường chung của 3 trường Mầm non, Tiểu học và THCS Lũng Cú


    [​IMG]


    Đồng phục của học sinh Thủ đô


    [​IMG]


    Không có đồng phục, không đủ khăn quàng, giầy dép nhưng vẫn náo nức chào đón năm học mới của học trò miền cực Bắc


    [​IMG]


    Ngày đầu vào lớp 1, cháu được ông chỉnh lại trang phục cho thật đẹp


    [​IMG]


    Cô giáo đưa các em từ các bản làng trên núi cao về đây học lớp 1


    [​IMG]


    Các mẹ hôm nay nghỉ đi làm nương đưa con đến trường


    [​IMG]


    Gương mặt trong sáng, đầy niềm vui của em bé Hà Nội


    [​IMG]


    Phút nghiêm trang hát quốc ca, chào cờ của cậu bé Hà Gia

  4. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Chúc mừng anh lính nhân ngày Báo chí VN 21-6 !


    Hãy chia sẻ nhiều hơn nữa ,giữ lửa luôn cháy nhé...












    Sốp Cộp - có Sốp Cộp những Nậm Lạnh ,Púng Bánh,Mường Và...



    [​IMG]



    [​IMG]


    [​IMG]
  5. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội mùa trẩy sấu

    QĐND Online
    “Hà Nội mùa này sấu chín chưa em?
    Hàng me Sài Gòn đang vào mùa thay lá
    Thoang thoảng vị chua khiến lòng anh nhớ quá
    Nhớ mùa sấu rụng phố Tràng Thi”…


    Tháng 6 hè về, những câu thơ của nhà thơ Lê Giang lại nhắc mỗi ai từng đến Hà Nội, nhớ đến những con đường xanh ngắt hàng cây sấu; nhớ những chùm quả mang vị chua đặc trưng trong từng cốc nước hay bát canh rau dầm sấu…
    Chẳng biết từ bao giờ, hình ảnh cây, quả sấu đã trở thành một phần nét đẹp của Hà Nội. Trên các con đường như Trần Phú, Tràng Thi, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương… những cây sấu già vẫn ra hoa kết trái qua bao mùa hạ của Thủ đô…
    Cứ đến độ này, những người đi hái sấu lại lỉnh kỉnh đồ nghề với cây sào, móc câu, làn đựng… để thu về những trái sấu ngon nhất.
    Xin giới thiệu cùng bạn đọc Báo QĐND Online những hình ảnh Hà Nội mùa trẩy sấu…

    Thực hiện: Trường Giang-Trọng Hải

    [​IMG]
    Hàng sấu xanh mướt trên phố Trần Phú tỏa bóng mát xuống đường.

    [​IMG]
    Dùng sào ngoắc quả sấu với những chùm ở cành thấp.

    [​IMG]
    Người hái sấu trèo hẳn lên cây để hái quả ở những cành cao.

    [​IMG]
    Qủa sấu được bán ngay tại cây sau khi hái với giá 50.000 đồng/1kg
  6. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế (23/8/1956 – 23/8/2011).


    Chính sách “Ngụ binh ư nông” (để binh lính tham gia sản xuất ở nông thôn) vốn đã được sử dụng và phát hiệu quả có từ thời nhà Lý cách đây hàng trăm năm. Sinh thời chủ tịch *********** cùng nhiều đồng chí lãnh đạo ****, Nhà nước và quân đội cũng đã rất sát sao, chú ý và điều chỉnh các hoạt động của bộ đội trong sản xuất, xây dựng kinh tế. 55 trôi qua, quân đội cách mạng Việt Nam đã vững vàng, phát triển đạt nhiều thành tựu trong mọi mặt.


    Thực hiện: Trọng Hải-Trường Giang



    Kỳ I: Đoàn 379 - 13 năm vững vàng miền cực Tây Tổ quốc





    Cuối tháng 6, những cơn mưa mùa hạ xối xả như muốn xé toang nhiều đoạn bờ taluy dương trên đoạn đường ngót 100km từ thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chạy vào cơ quan Đoàn bộ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 379, đóng chân tại xã Si Pa Phìn, huyện Mường Chà. Sau hành trình 600 km từ Hà Nội, Đoàn 379 hiện ra trước mắt chúng tôi dưới màn mưa dày đặc và bóng đêm của núi rừng biên cương. Họ vẫn ở đấy, 13 năm sau ngày thành lập (1998-2011) và là đoàn kinh tế lâu đời, gian khổ nhất trên địa bàn Quân khu 2.

    Những người đi khai sơn phá thạch

    Trong câu chuyện giữa đêm mưa rừng biên giới, Đại tá Nguyễn Bằng Giang, Phó tham mưu trưởng Đoàn 379, Thượng tá Hà Linh Trưởng ban Kế hoạch, Thượng tá Bùi Duy Tiến Chủ nhiệm Chính trị…kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu các anh xuyên rừng, xẻ núi lên đây lập đoàn. Hơn một thập kỷ trước, 8-1998, Đoàn 22/12 (tiền thân của đoàn 379) được thành lập theo Nghị quyết 150 của **** ủy Quân sự Trung ương về việc Quân đội tham gia xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên các địa bàn chiến lược. Ngày 22-6-1999, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 379 Mường Chà được thành lập với địa bàn hoạt động 3.913 km (rộng gấp 4 lần thành phố Hà Nội khi chưa sát nhập). Ngày đó địa bàn Mường Chà (Mường Lay cũ) và Mường Tè thuộc diện hiểm trở khắc nghiệt nhất trên đất nước Việt Nam. Đường giao thông chỉ có tới km45 Si Pa Phìn, còn lại hàng trăm km đường còn lại đi các bản làng, thôn xã đều là đường đi bộ. Đại tá Nguyễn Bằng Giang trầm tư nhớ lại, khi ấy các anh nhận lệnh là những người lính đầu tiên xách ba lô lên xây dựng đoàn chỉ với dăm ba đồ tư trang cá nhân, đôi chân, đôi bàn tay bộ đội giữa rừng hoang, núi thẳm nơi tận cùng đất nước.

    Mặc dù chỉ cách đây hơn chục năm, nhưng lúc đó khu vực này gần như cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cho tới tận năm 2000 Bộ Quốc phòng còn phải điều động 40 chuyến máy bay trực thăng để chở vật liệu lên xây dựng 1 trạm y tế ở xã Mường Toong. Thượng tá Hà Linh nói rằng, anh cùng các đồng đội trong những buổi đầu gian khó ấy đã không thể nhớ nổi mình đi bộ hàng mấy trăm km nữa. Đôi chân các anh đã vượt qua tất cả cảng đầu nguồn sông Đà Pác Ma, dốc Tà Tổng dựng đứng, đường ngựa đi Chung Chải, lối cắt rừng Nà Hỳ, bản thuốc phiện Na Cô Sa, Nà Bủng rồi những Nà Khoa, Mường Toong, Mường Nhé…Điều các anh tâm huyết nhất và luôn nhắc với chúng tôi rằng, để có được như ngày hôm nay chính là nhờ vào sự đùm bọc, chở che, giúp đỡ, sẻ chia trong tất cả mọi việc của cộng đồng các dân tộc chung sống nơi miền biên ải này.

    Gây dựng niềm tin

    Từ những nhọc nhằn, gian khổ ấy, cùng với nhân dân và bản lĩnh của người lính quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, các anh đã vượt lên và đạt được những thành quả tốt đẹp mà điều đáng nói nhất chính là niềm tin yêu của đồng bào. Đại tá Bằng Giang trăn trở, đến ngày hôm nay, khi đường ô tô đã chạy vào tận ngã ba biên giới Sín Thầu, cảng Pác Ma sắp thành cảng đường sông lớn nhất miền núi phía bắc, dốc Tà Tổng đã đánh bạt…nhưng ký ức về thời gian khó ấy vẫn sẽ còn mãi với các anh. Sẽ không chỉ là chuyện về những ngày tháng quấn xích vào bánh xe Minks để leo dốc hay đóng đinh vào dép để đi bộ mà còn là 8 người đồng chí, đồng đội của các anh đã hy sinh tại đây. Những đồng chí Hoa, Dũng…đã mãi mãi nằm lại mảnh đất biên cương này giữa cuộc chiến thời bình xây dựng kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Các anh hy sinh vì nhiều lý do ốm đau, tai nạn, bởi sốt rừng, rét núi…mà ko thể kịp đưa ra ngoài cứu chữa vì đường xá quá xa xôi, cách trở. Nhiều cán bộ, chiến sĩ Đoàn hàng năm không về thăm gia đình, nhà có tang khi có mặt có khi cũng đã qua ngót 7 ngày…

    Sau khi chia tách tỉnh Lai Châu năm 2004, địa bàn của Đoàn 379 gồm 231 bản/23 xã thuộc 3 huyện Mường Chà, Mường Nhé của tỉnh Điện Biên và xã Tà Tổng của huyện Mường Tè, Lai Châu. Với gần 75.000 nhân khẩu thuộc 13 dân tộc anh em chung sống, trong đó 65% là đồng bào Mông, đời sống còn lạc hậu, kinh tế tự cung tự cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định, bộ đội Đoàn 379 đã phải nỗ lực vô cùng để gây dựng niềm tin với nhân dân. Mặc dù tình trạng di cư tự do, truyền đạo trái phép, buôn bán, sử dụng ma túy…diễn biến phức tạp nhưng những người lính Đoàn đã phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng khác ổn định tình hình, giúp dân từng bước vươn lên, tạo niềm tin với ****, Nhà nước và quân đội. Hơn một thập kỷ trôi qua, cùng với nhiều biến cố, thăng trầm của đất nước, những người lính của Đoàn 379 đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng, phát triển miền phên giậu chiến lược quốc gia. Và điều thật sự quan trọng đó chính là gây dựng được niềm tin to lớn với đồng bào các dân tộc nơi đây.


    Còn tiếp….




    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]



    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    hh
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------


    Kỳ 2: Đổi thay trông thấy


    2 giờ chiều, trời nắng gắt, tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, Trung tá Lò Văn Ing, Đội trưởng Đội sản xuất 12 thuộc Đoàn Kinh tế quốc phòng 379 cùng các đồng đội đã có mặt. Hôm nay các anh làm việc với Đảng ủy, chính quyền xã về hiệu quả cuộc việc tăng cường trí thức trẻ tình nguyện… 13 năm qua sự có mặt và vai trò của bộ đội Đoàn 379 trên địa bàn Mường Chà, Mường Nhé, Tà Tổng-Mường Tè đã quá quen thuộc và rất quan trọng.


    Sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ

    Thượng tá Phan Quang Đại, Đoàn trưởng Đoàn Kinh 379 cho biết, đơn vị là một đoàn kinh tế đặc biệt, đóng chân trên địa bàn chiến lược quan trọng, giáp ranh với 2 nước Trung Quốc và Lào và được giao các nhiệm vụ quan trọng là: Phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương làm công tác tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng cơ sở chính trị địa bàn ở các xã, bản vững mạnh; Xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc; Huấn luyện dự bị, động viên kết hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, hình thành cụm làng xã biên giới, tạo vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc. Đoàn đã phối hợp với địa phương mở 5 lớp đối tượng Đảng, bồi dưỡng kết nạp 160 Đảng viên, góp phần xóa 35 bản trắng Đảng viên; kiện toàn 15 tổ chức Đảng, trong đó có 5 tổ chức Đảng các xã mới chia tách…Cán bộ, chiến sĩ Đoàn đã tham gia, vận động hơn 2.000 cháu đến lớp học, mở 3 lớp xóa mù cho 110 lượt người, phối hợp với địa phương tuyên truyền nhân dân phá bỏ gần 190.000 m2 cây thuốc phiện, hơn 700 đối tượng tự giác cai nghiện…

    Thượng tá Nguyễn Thắng Xuân Phó chính ủy Đoàn nói thêm, kết hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đơn vị đã tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 40.000 lượt người, bồi dưỡng chuyên môn cho hơn 100 lượt y tá, thăm hỏi gia đình chính sách, tặng quà, hỗ trợ hộ nghèo gần 1 tỷ đồng…Hơn một thập kỷ qua, những người lính Đoàn 379 đã sát cánh cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc địa phương để góp phần đưa 100% xã có trường tiểu học và trạm y tế; 47% số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam, 23% số hộ được xem truyền hình, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 68% xuống còn 43%...

    Dấu ấn người lính đoàn kinh tế quốc phòng

    Mặc dù đóng chân tại địa bàn vô cùng hiểm trở, giao thông chia cắt, kinh tế xã hội chậm phát triển, an ninh chính trị phức tạp nhưng những nỗ lực không mệt mỏi của bộ đội Đoàn 379 đã đóng góp không nhỏ vào đổi thay bộ mặt miền biên giới này. Đoàn đã xây dựng 11 công trình thủy lợi trị giá gần 28 tỉ đồng phục vụ tưới cho 341 hec-ta lúa nước; xây dựng 60km đường giao thông nông thôn hạng B, 27km đường giao thông liên bản, 1 cầu treo; xây dựng 2 nhà chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp kiêm nhà văn hóa bản, bệnh xá quân dân y kết hợp với 100 giường bệnh phục vụ nhân dân điều trị nội trú…Hơn 6.000 lượt hộ gia đình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, hàng nghìn con trâu, bò, lợn được Đoàn hỗ trợ giúp dân, hàng trăm héc-ta lúa nước, cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp được hình thành…Bàn tay, công sức của những người lính Đoàn 379 cũng đã giúp hàng nghìn hộ dân được sắp xếp ổn định chỗ ở, hàng trăm ngôi nhà mới được dựng lên khang trang, vững chắc…

    Bí thư huyện ủy Mường Nhé Pờ Diệp Sàng nhấn mạnh, cùng với các lực lượng khác đóng chân trên địa bàn, Đoàn Kinh tế quốc phòng 379 đóng một vai trò quan trọng, tích cực trong việc tham mưu, giúp sức cho địa phương ổn định an ninh chính trị, củng cố thế trận quốc phòng. Đồng thời giúp bà con phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc cùng nhau phát triển…Những tên Đoàn 379, Nông trường 1, Nông trường 2, Đội 9, Đội 10, Đội 12…đã trở nên thân thuộc, gắn bó vô cùng với mảnh đất này.

    Chiều gần tắt nắng, buổi họp ở xã Nậm Kè cũng vừa xong, Bí thư Đảng ủy xã Lò Văn Sung phấn khởi lắm, hôm nay làm việc với bộ đội Đoàn 379 lại giải quyết thêm được nhiều việc khó. Sau cái bắt tay siết chặt, các anh lại lên đường, ngược núi về đơn vị. Dốc cao ngất, bụi bay mù mịt, ánh nắng cuối ngày của miền cực Tây Tổ quốc vàng suộm, thấp thoáng trên đỉnh núi cheo leo có bóng áo xanh của những người lính Đoàn kinh tế quốc phòng 379 đang xa dần…Các anh vẫn ở đó, vững vàng, hăng hái và luôn sẵn sàng với mọi nhiệm vụ được giao…

    Còn nữa...

    [​IMG]


    UBND Xã Nậm Kè

    [​IMG]

    Bản Huổi Khon, Nậm Kè, Mường Nhé, nơi tập trung hàng nghịn đồng bào Mông

    [​IMG]
    Ngôi nhà đầu bản từng là nơi tập kết lương thực, xăng dầu

    [​IMG]



  7. bwalker

    bwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2011
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    5 bác mà chơi hết 2 can rượu bự thế kia thì hàng khủng nhất Việt nam rồi còn gì :))
  8. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 3: Bản sắc Đoàn 326 nơi thượng nguồn sông Mã

    Sáng mùa hè, mặt trời đỏ rực, cái nóng hầm hập lan tỏa trong không khí khắp miền đất thượng nguồn sông Mã (huyện Sốp Cộp-Sơn La) giáp biên giới nước bạn Lào. Tại trụ sở Đoàn sản xuất 825 thuộc Đoàn Kinh tế quốc phòng 326, đóng chân ở bản Nà Vèn, xã Mường Và, Trung tá Đào Văn Long, Chính ủy Đoàn 825 đang giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ xuống các xã. Có tổ vào trường dạy học, có đội xuống ruộng với dân, có nhóm lại lên nương trồng ngô, nhổ sắn…


    10 năm biên ải

    Trung tá Đào Văn Long vừa gạt những giọt mồ hôi mướt mát trên trán sau khi đi bộ xuống xã về vừa kể cho chúng tôi nghe chuyện về Đoàn 326 những ngày đầu thành lập. Đoàn kinh tế quốc phòng 326 được hình thành tháng 6-2002, đứng chân trên địa bàn 13 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới thuộc 3 huyện Điện Biên, Điện Biên Đông của tỉnh Điện Biên và huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Đoàn 226 nằm trong địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Bắc, khu kinh tế quốc phòng Sông Mã có diện tích tự nhiên hơn 142.000 héc-ta, gồm 210 bản và cụm dân cư với 7 dân tộc anh em chung sống. Thời kỳ thành lập, đây là địa bàn trọng điểm về tình trạng nghiện hút, buôn bán ma túy, di cư tự do, thăm thân qua biên giới, truyền đạo trái phép, là vùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định. Ngày ấy, anh Long được điều động từ Đoàn 379 Mường Chà, Điện Biên sang xây dựng đoàn mới cùng với các anh Đường Khắc Dũng, Vũ Ngọc Bi, Nguyễn Xuân Tường, Trần Văn Vấn…Địa hình và giao thông của tuyến huyện Điện Biên-Điện Biên Đông-Sốp Cộp rất khó khăn, đặc biệt mùa mưa thì lầy lội vô cùng. Quãng đường từ Đoàn sản xuất 825 ở bản Nà Vèn về tới cơ quan Đoàn bộ 326 ở bản Nà Rìa (cùng xã Mường Và) chỉ có 8km có mà khi các anh phải đi bộ mất gần 2 giờ đồng hồ nếu trời đổ mưa.

    Đại tá Phạm Văn Khải, Chính ủy Đoàn 326 cho biết thêm, thời điểm đó, khu vực Đoàn 326 đóng quân cũng chưa có điện, nước sinh hoạt, sóng điện thoại nên việc ăn ở, liên lạc thông tin rất hạn chế. Thêm vào đó là việc tập quán, phong tục lạc hậu, bất đồng ngôn ngữ của đồng bào địa phương đã khiến cho công tác tiếp cận, triển khai nhiệm vụ của Đoàn gặp nhiều khó khăn. Vượt qua gian khổ của những ngày đầu, những người lính Đoàn 326, trong đó có Đoàn 825, Đội 46, Đội 19…đã bén rễ ăn sâu vào cuộc sống nơi đây, góp phần không nhỏ đổi thay diện mạo kinh tế, xã đội, văn hóa của địa phương.

    Vai trò đã được khẳng định

    Một buổi chiều tháng 6, tại Trường tiểu học Khoang Cáp, bản Hin Cáp, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Trung tá Nguyễn Ngọc Khiêm Trưởng ban Tham mưu kế hoạch Đoàn sản xuất 825 đang cùng với các trí thức trẻ tình nguyện dạy học cho học sinh. Thầy giáo Tòng Văn Ón, phục trách cụm trường Hin Cáp tới gặp Trung tá Nguyễn Ngọc Khiêm đưa một tờ giấy đề nghị gửi Đoàn 825 của thầy giáo Lò Văn Toán ở điểm lớp ghép 1-2 bản Huổi Miếng, xã Mường Và. Trong giấy đề nghị, thầy Toán đặt vấn đề nhờ cán bộ Đoàn 825 giúp đỡ dạy học, rèn luyện thêm cho học sinh để kết quả học tập của các em tốt hơn nữa…Dù câu chữ giản đơn, lời lẽ thô mộc nhưng qua giấy đề nghị ấy có thể thấy được tình cảm, sự trân trọng, ghi nhận vai trò, đóng góp và dấu ấn của những người lính Đoàn 326 trong 10 năm qua đối với chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

    Thời gian qua, Đoàn 326 đã đầu tư hơn 88 tỉ đồng cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thành 1 điểm dân cư mới Na Ố cho hơn 50 hộ gia đình định cư, xây dựng 18km đường giao thông liên bản, 21 nhà văn hóa kiêm lớp cắm bản, 4 trạm thu phát truyền hình, 6 công trình cấp nước sinh hoạt cho gần 1.800 hộ…Đoàn cũng đã hoàn thành 5 cầu treo dân sinh, 1 công trình thủy lợi Bản Ban cấp nước cho 330 héc-ta lúa nước. Tuyến cấp điện Mường Và-Mường Lạn, Sốp Cộp-Mường Và do Đoàn thực hiện đã cấp điện cho gần 2.000 hộ gia đình…Hàng trăm con trâu, bò, lợn được bàn giao cho bà con, hàng nghìn héc-ta lúa, ngô, sắn và cây công nghiệp được bộ đội Đoàn chuyển giao, hướng dẫn bà con phát triển…Chủ tịch xã Mường Và Tòng Văn Cường chia sẻ với chúng tôi rằng, từ lâu rồi tất cả mọi hoạt động chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, xã hội, văn hóa của xã đều không thể thiếu được vai trò tham mưu, giúp sức của bộ đội Đoàn 326…

    Chúng tôi rời Sốp Cộp vào buổi sáng sớm, chiếc xe ô tô 12 chỗ của đoàn xóc nẩy tung bởi những đoạn ổ trâu lầy lội chưa kịp khô, gió Lào nóng rát cuốn thốc bụi bay mù mịt. Đằng sau ô kính xe vẫn ẩn hiện bóng dáng người lính Đoàn 326 đang vẫy tay chào trước khi các anh lại trở về với công việc hàng ngày, kiên trì, bản lĩnh bám trụ để cùng đưa mảnh đất biên giới này phát triển.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]



  9. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 4: Mộc Châu ngày ấy…


    Thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) một ngày hè tháng 6, tiết trời miền cao nguyên dịu mát, nắng hanh hao, gió nhẹ thổi xao xác lá ngô, chè xanh mướt mát, đàn bò sữa khoan thai gặp cỏ no nê…Nhà máy, xí nghiệp rộn rã vào ca, phố xá sầm uất, phiên chợ đông vui, cuộc sống người dân ấm no và phát triển từng ngày… Hàng vạn người đã đến Mộc Châu tham quan du lịch nhưng chắc ít ai biết câu chuyện cách đây 55 năm (1956) về những người lính ***** đầu tiên lên khai hoang, xây dựng mảnh đất này.


    Chuyện kể 55 năm trước…


    Tại Mộc Châu, tôi tìm gặp ông Lê Ngọc Chân, nguyên là chiến sĩ Trung đoàn 280, Sư đoàn 335 để nghe ông kể câu chuyện về 55 năm trước, khi đơn vị của ông được gia nhiệm vụ biến rừng hoang, núi thẳm thành nông trường, nhà máy…(Ông Chân sau này làm Bí thư **** ủy Xí nghiệp Liên hợp Mộc Châu). Cuối năm 1955, 3 trung đoàn quân Việt Nam tình nguyện ở Lào là 280, 673 và 83 được lệnh của Bộ Quốc phòng tập trung lại thành lập Sư đoàn 335 hành quân lên Mộc Châu bảo vệ biên giới. Đầu năm 1956 chiến sĩ Lê Ngọc Chân cùng các đồng đội hành quân bộ từ Đức Thọ, Hà Tĩnh qua Tây Thanh Hóa, Hòa Bình để lên Mộc Châu. Mất một tháng trời hành quân, Sư 335 tới nơi và được giao nhiệm vụ bảo vệ biên giới, xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, chiến đấu diễn tập cấp trung đoàn, phối hợp các binh chủng. Trung đoàn 280 được chọn là đơn vị diễn tập mẫu, thao diễn bắn đạn thật cho toàn quân khu tham quan đã được Nhà nước tặng huân chương và cờ thi đua…


    Tháng 10-1957, Tổng quân ủy, Quân khu Tây bắc giao cho Trung đoàn 280 nhiệm vụ chuyển ra sản xuất tại thảo nguyên Mộc Châu với mục tiêu xây dựng nơi đây thành vùng giàu về kinh tế, mạnh về chính trị, vững về quốc phòng. Khi đó Trung đoàn trưởng Ngô Huân và Chính ủy Phi Triệu Hàm đã động viên cán bộ chiến sĩ, phổ biến thời gian kế hoạch và cấp cho mỗi cán bộ chiến sĩ 12kg gạo để lên đường làm nhiệm vụ thành lập Nông trường quân đội 280. Trung đoàn bộ đóng ở km70, Tiểu đoàn 6 hành quân 17km đường rừng lên thành lập phân trường Bản Áng thuộc Mường Sang Đông; Tiểu đoàn 8 hành quân bộ 2 ngày thành lập phân trường Bản Hoa thuộc Tân Lập; Tiểu đoàn 7 triển khai tại chỗ và hành quân 5km vào Ba Phách thành lập đội Vườn Đào…


    Những ngày gian khó


    Nhớ lại những buổi đầu ấy, ông Lê Ngọc Chân xúc động nói: “Hơn nửa thế kỷ trước, mảnh đất này hoang sơ, rừng rậm heo hút, âm u hoang lạnh, vượn hót chim kêu suốt ngày, thú rừng chạy lung tung khắp nơi…Những người lính chúng tôi đi bộ lên đây gần như với đôi bàn tay trắng, cuộc sống thiếu thốn đủ thứ, ngay cả lương thực để ăn cũng không có…”. Giữa thâm sơn, cùng cốc những người lính lại căng mình để chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt, gây dựng sản xuất, từng bước ổn định đời sống…Vào đúng thời điểm gian khó nhất ấy, tháng 5-1959, ****** lên Mộc Châu thăm nông trường và động viên cán bộ chiến sĩ, đó chính là động lực to lớn để bộ đội vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tại đây Bác đã ghi tặng nông trường 16 chữ vàng : “Luôn luôn cố gắng, khắc phục khó khăn, tiến lên thật hăng, làm tròn nhiệm vụ”. ****** đã nói với cán bộ rằng: “Nông trường ít các đồng chí nữ quá” rồi Bác đọc câu thơ :”Công tư vẹn cả đôi bề - Xây dựng Xã hội chủ nghĩa liền kề phu quân”. Bác động viên cán bộ, chiến sĩ đưa cả vợ con, gia đình lên đây để an cư lạc nghiệp. Sau chuyến thăm của Bác, Trung ương đã huy động hàng trăm lượt nữ thanh niên tình nguyện lên xây dựng nông trường…


    Ngày 1-1-1961, hơn 1.700 cán bộ, chiến sĩ của Nông trường Quân đội Mộc Châu làm lễ hạ sao, ai cũng trăn trở, day dứt vì từ nay những chiến sĩ bảo vệ đất nước rời khỏi đội ngũ quân đội trở thành giai cấp công nhân…Cũng từ đây, đơn vị đổi tên thành Nông trường quốc doanh Mộc Châu để chính thức đi vào sản xuất, kinh doanh… Tới năm 1965 là năm đầu tiên nông trường kinh doanh có lãi, là bước khởi đầu cho chặng đường phát triển sau này đưa Mộc Châu trở thành một vùng cao nguyên kinh tế nông nghiệp trù phù bậc nhất của Tây Bắc…


    Trải qua nhiều biến cố thăng trầm cùng đất nước, ông Lê Ngọc Chân tự hào với Mộc Châu tươi đẹp hôm nay có một phần không nhỏ công sức của những người lính Trung đoàn 280-Sư đoàn 335 năm xưa gây dựng mảnh đất này. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, đã 4 thế hệ trong gia đình ông và nhiều động đội khác an cư tại Mộc Châu vẫn tiếp tục làm theo lời Bác dặn, cống hiến sức lực, trí tuệ, tâm huyết cho miền cao nguyên với bò, sữa, chè, ngô…


    còn nữa....


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

  10. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Ấm áp nghĩa tình bộ đội biên phòng với đồng bào La Hủ

    QĐND Online - Mường Tè - Lai Châu những ngày mưa tháng 7, nước sông Đà cuộn sủi, nhiều đoạn trên con đường tỉnh lộ 127 vào huyện bị xé toang bởi lũ. Vượt gần 800km từ thủ đô Hà Nội, chúng tôi lên tới bản Mù Chi, xã Pa Ủ của huyện Mường Tè để cùng chung vui với đồng bào La Hủ khi được nhận bàn giao 36 ngôi nhà đại đoàn kết do Bộ đội biên phòng Lai Châu xây dựng.
    Diện tích mỗi căn nhà là 35m2 được làm bằng cột gỗ, lợp mái tôn, đảm bảo vững chắc. Trị giá mỗi căn nhà khoảng 50 triệu đồng và tổng trị giá toàn bộ công trình là 1,8 tỷ đồng.
    Bộ chỉ huy Biên phòng Lai Châu đã huy động hơn 2 nghìn ngày công lao động của cán bộ, chiến sĩ với chủ công là bộ đội Đồn biên phòng 309 Pa Ủ…
    Trong thời gian hơn 3 tháng, bất kể thời tiết khắc nghiệt, khi mưa dầm, ngày nắng cháy, đêm sương lạnh…Bộ đội biên phòng Lai Châu đã không quản ngại khó khăn, để hoàn thành công trình trong niềm hân hoan của đồng bào nơi đây.
    Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Online xin gửi tới một số hình ảnh về quá trình thực hiện và bàn giao nhà cho người La Hủ ở bản Mu Chi.
    Hải Giang



    [​IMG]
    Bộ đội tận thu gỗ để làm nhà
    [​IMG]
    Vận chuyển gỗ xẻ
    [​IMG]
    Những khung nhà đầu tiên hình thành
    [​IMG]
    Những mái tôn hiện đại đã thay cho mái lá dột nát trước đây
    [​IMG]
    Đại tá Lê Minh Thông, Phó chính ủy Bộ đội Biên phòng Lai Châu đóng biển trao nhà cho bà con.
    [​IMG]
    Đồng bào tập trung đông vui để nhận nhà
    [​IMG]
    Niềm vui ngày về nhà mới

Chia sẻ trang này