1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đi và viết] Lính và những chuyến đi...

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi GiangQD, 12/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hattieu2002

    hattieu2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Bài viết:
    512
    Đã được thích:
    0
    đung đấy để mọi ng nắm bắt đc , gộp cả títle nữa đi anh
  2. YuKiTo_64

    YuKiTo_64 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Báo QĐND những năm 9x suốt ngày mình tha thẩn ngồi ở đấy chờ mẹ đi làm về
    uhuhuhu
    xin lỗi chủ top lạc đề
  3. xoanquay68

    xoanquay68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2009
    Bài viết:
    1.222
    Đã được thích:
    0
    Sau quả bão, mình có mặt ở Trịnh Tường-Bát Xát ngay sau đó 3 hôm. Đâu có gặp đội nào lạ đâu nhỉ.
  4. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    uầy! hóa ra là con em báo QĐND À! Tình cờ quá!

    Hai huyền thoại ở 2 miền cực


    Tôi cũng giống như nhiều người khác thích đi du lịch bụi và say mê miền đất Tây Bắc hoang sơ, kỳ vĩ với bao huyền sử và truyền thuyết. Trong số những nơi đã đi qua, những con người tôi đã gặp, có 2 huyền thoại ở 2 vùng đất mà tôi vô cùng trân trọng. Đó là ông Vừ Mí Kẻ (người Mông) ở miền cao nguyên đá cực bắc Đồng Văn-Hà Giang và ông Pờ Xì Tài (người Hà Nhì) ở vùng ngã ba biên giới, cực Tây, Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên.


    Người mã phu trong nhà Vua Mông trở thành đại biểu ********

    Ông Vừ Mí Kẻ sinh ra ở Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang, nếu tính tuổi ta năm nay ông đã bước sang tuổi 84 rồi. Khi tôi gặp ông mùa xuân năm Kỷ Sửu tại thị xã Hà Giang, tại gian nhà nhỏ ấm cúng, ông Kẻ mang ra một ca rượu ngô trong suốt rót mời khách và nói rằng đây là nước Đồng Văn chứ không phải rượu đâu. Trong hơi men cay nồng của nước Đồng Văn, ông Kẻ kể về cuộc đời mình. Ông Kẻ sinh ra sớm mồ côi và phải đi làm mã phu (chăn ngựa) cho nhà vua Mông Vương Chí Sình từ khi còn rất nhỏ. Đến tuổi thanh niên, ông giác ngộ theo cách mạng và đi theo ****, theo ******. Từ năm 1951 ông được giao làm chủ tịch xã Sà Phìn, 5 năm sau ông được cách mạng phân công làm Chủ tịch huyện Đồng Văn (khi đó bao gồm cả Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc) và sau đó ông lại được cử làm Phó chủ tịch tỉnh Hà Tuyên. Suốt những năm tháng làm “lãnh đạo” miền đá trời này, bàn chân ông đã leo qua hàng vạn bậc đá tai mèo sắc nhọn, bàn tay ông đã cầm cuốc, xẻng đến chai sạn để dạy đồng bào cách trồng ngô, trồng lúa. Cứ như vậy ông trở thành thủ lĩnh tinh thần của người Mông lúc nào không hay. Năm 1960, nước ta bầu cử ******** khóa II, Hà Giang có 2 ứng cử viên trúng cử là cụ Vương Chí Sình và Vừ Mý Kẻ. Lúc này Vừ Mý Kẻ mới 33 tuổi đã trở thành người đại diện cho hàng vạn đồng bào vùng cao nguyên đá cho tới tận hết nhiệm kỳ ******** khóa VII.

    Tháng 10-1959,****** chủ trương cho làm Con đường Hạnh phúc nối từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn, ông Kẻ lại được Bác giao trọng trách làm thủ lĩnh. Ông Kẻ cùng với cán bộ, đồng bào, thanh niên xung phong đã lăn lộn hàng triệu ngày công từ 1959 đến 1964 để xẻ núi, ngăn sông, phá đá làm đường cùng với chống lại quân phỉ tàn ác…Năm 1964 đường hạnh phúc khánh thành tới Đồng Văn và năm 1966 hoàn thành tời Mèo Vạc. Cuộc sống hàng vạn đồng bào đã đổi thay, tâm nguyện suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân của ông Vừ Mý Kẻ đã toại nguyện….Bây giờ về già, huyền thoại của miền cao nguyên đá lại trở về với cuộc sống bình dị trong căn nhà nhỏ với các con cháu. Nhấp chén rượu ngô cháy cổ, ông Kẻ nói rằng: Cuộc đời ông đã trọn vẹn với ****, với nhân dân rồi, phần còn lại bây giờ ông trông chờ vào con trai ông, Thượng tá Vừ Mý Na (ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang) và các cháu…

    Người khổng lồ ở ngã ba biên giới

    Có lẽ với nhiều người đến xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chỉ với mục đích chính là leo lên cột mốc số 0 hình tam giác hướng về 3 nước. Nhưng với tôi thì không, cả 3 lần tôi đến Sín Thầu đều chưa hề biết mốc số 0, bởi đơn giản tôi lên đây vì tâm huyết với cộng đồng người Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc. Trong đó có “người khổng lồ” Pờ Xì Tài. Bác Tài năm nay cũng đã gần cái tuổi “cổ lai hy” rồi (68 tuổi) nhưng vẫn còn khỏe lắm, bác đúng là người khổng lồ cả nghĩa đen và nghĩa bóng ở miền đất này (Pờ Xì Tài cao hơn 1,8m và nặng 130kg). Ông là anh cả trong một gia đình người Hà Nhì có truyền thống lâu đời theo cách mạng. Hiện nay, em trai ông là Pờ Diệp Sàng đang là Bí thư huyện ủy Mường Nhé, em trai Pờ Dần Sinh là Bí thư xã Sín Thầu. Ngoài ra tất cả anh em, họ hàng, con cháu trong gia đình đều giữ những vị trí quan trọng của chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương. Ai đó đến Sín Thầu muốn nghe câu chuyện cổ tích về vùng đất “nơi một tiếng gà 3 nước nghe thấy”, “nơi mặt trời lặn sau cùng trên lãnh thổ Việt Nam, “nơi đặt nét bút vẽ bản đồ nước Việt”…thì sẽ thật vô cùng đáng tiếc nếu không gặp “cây sử sống ngã ba biên giới” Pờ Xì Tài.

    Pờ Xì Tài ngày còn trẻ là cán bộ công an huyện Mường Tè (cũ) biệt phái, 16 năm làm Bí thư **** ủy xã, ông là một trong những người giác ngộ cách mạng sớm nhất ở vùng đất này. Từ những năm 70 của thế kỷ trước ông đã trở thành thủ lĩnh của đồng bào Hà Nhì khắp vùng cực Tây trong các chiến dịch chống phỉ từ Lào và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đại tá công an, nhà báo Nguyễn Như Phong, người anh em kết nghĩa của Pờ Xì Tài đã từng viết trong bút ký Ngã ba biên giới năm 1984 (ông Phong là nhà báo đầu tiên đi bộ 400km vào Sín Thầu-Mường Tè-Lai Châu năm 1984) rằng, thời trẻ Pờ Xì Tài đi hành quân trong chiến dịch tiễu phỉ 800 đã đeo 1 ba lô đầy chật, còn khoác thêm 2 khẩu AK47, 1 khẩu RPD với cả băng đạn mà vẫn leo dốc như không. Và ở Sín Thầu còn lưu truyền câu chuyện Pờ Xì Tài lúc thanh niên có thể bắn súng AK 1 tay rơi diều hâu và dùng tay cản 2 con nghé húc nhau…Chưa từng được nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhưng với cộng đồng người Hà Nhì ở ngã ba biên giới thì từ hơn nửa thế kỷ rồi, Pờ Xì Tài với họ vẫn là thủ lĩnh, vẫn là một người anh hùng.

    Hoàng Trường Giang


    [​IMG]

    Tác giả trò truyện cũng với “huyền thoại” Vừ Mí Kẻ

    [​IMG]

    Gặp gỡ "người khổng lồ" Pờ Xì Tài ở ngã ba biên giới
    Được sửa và chuyển vào bởi LastWalkman lúc 12:35 22/02/2011 / Lý do:
  5. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    DAY DỨT ĐÓI NGHÈO Ở NẬM BAN


    "Chúng tôi đến xã Nậm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu vào một ngày hè tháng 7, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu đưa dòng nước đỏ ngầu xói từ đỉnh dốc xuống lòng sông. Chặng đường hơn 16km từ quốc lộ 12 vào tới trung tâm xã đi qua những bản làng liêu xiêu, nhếch nhách, thấp thoáng bóng người lớn khẳng khiu, mệt mỏi, đâu đó có ánh mắt trẻ con ngây dại đưa cái nhìn khắc khoải, xa lạ. Đến Nậm Ban rồi trở về lại thấy trăn trở, day dứt rất nhiều về cuộc sống ở một trong những xã khó khăn nhất của tỉnh khó khăn nhất đất nước".

    Muôn nẻo nhọc nhằn

    Từ thị xã Lai Châu xuôi theo quốc lộ 12 về Điện Biên hơn 60km, qua xã Pa Tần (huyện Sìn Hồ) có cây cầu treo nhỏ bắc qua bờ sông Nậm Na nối sang bờ bên kia để đến với một vùng đất khác. Đó là Nậm Ban. Mùa này nước dòng Nậm Na bắt đầu dâng lên cuộn sủi. Mưa khiến cho những lạch nước từ núi cao xé tan bờ taluy cứ rả rích chảy xuống khắp con đường chân ngựa như sợi chỉ vắt ngang đỉnh núi chạy vào bản Nậm Ô trung tâm. Nậm Ban là một trong những xã cuối cùng của tỉnh Lai Châu chưa có đường giao thông đến trung tâm, điện cũng chưa có, nước sinh hoạt tự nhiên, trạm y tế, trụ sở ủy ban, trường cấp 1-2 đều là nhà tạm…Toàn xã rộng tới hơn 20.300ha, có 11 bản, gồm 5 bản người Mông, 5 bản người Mảng và 1 bản người Hà Nhì với 2.684 khẩu. Chủ tịch xã Lý A nhè than thở, xã tôi đất rộng, người cũng không ít nhưng do địa hình dốc cao, chia cắt nên cả xã chỉ có 667ha đất trồng trọt. Mỗi năm cũng chỉ thu được trên dưới 200 tấn lương thực, tháng nào cũng phải đón nhận gạo cứu trợ của trung ương không thì đói hết. Mỗi một khẩu ở Nậm Ban trung bình nhận hỗ trợ 10kg gạo/ tháng và cứ 3 tháng lại ra ngoài quốc lộ 12 để nhận gạo 1 lần.

    Thu nhập bình quân đầu người là 3 triệu đồng/người/năm nhưng điều đáng nói là con số này phần lớn là tính từ tiền hỗ trợ của Nhà nước. Chỉ riêng tiền hỗ trợ từ chương trình 661 (khoanh nuôi bảo vệ rừng) một năm đã là 2,6 tỉ đồng. Bên cạnh đó Nậm Ban còn thụ hưởng tất cả các chính sách hỗ trợ như chương trình 134, 135, 167, 30a…nhưng đời sống bà con vẫn nghèo đói. Nói về địa lý thì Nậm Ban không hề quá xa trung tâm kinh tế-xã hội hay đường quốc lộ. Xã chỉ cách thị xã Lai Châu hơn 80km, cách quốc lộ 16km và cách chợ Pa Tần 30km. Sắp tới đường Pa Tần-Mường Tè được mở xong thì trung tâm xã chỉ cách tỉnh lộ có chưa đầy 500m. Vậy vì đâu cuộc sống vẫn khó khăn?

    Nao lòng “bản say”

    Tôi đã từng thảng thốt khi nghe một đồng nghiệp ở báo Lai Châu nói rằng, có lẽ bao giờ rượu ngừng chảy ở Nậm Ban thì dân ở đây mới hết đói nghèo. Quả thật, rượu dường như trở thành một phần tất yếu của cuộc sống nơi đây. 15 giờ chiều, chúng tôi ngồi làm việc tại Đội công tác củng cố chính trị cơ sở xã Nậm Ban (do bộ đội biên phòng Lai Châu xây dựng), Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Giàng A Dình trong cơn say rượu đến quát tháo rằng tại sao nhà báo không lên xã mà lại làm việc với bộ đội biên phòng. Xuống trạm y tế xã, chúng tôi gặp một đồng chí y sĩ đang ngồi mơ màng, khi được hỏi các cán bộ khác đâu sao không trực khám chữa bệnh cho dân thì nhận được câu trả lời: “Các đồng chí ấy say nên ngủ hết rồi, trưa nay bọn em vừa liên hoan”. 16 giờ chiều, chúng tôi xuống nhà người dân, ngoại trừ trẻ con lê la vầy đất, vầy cát, rất nhiều gia đình vẫn đang triền miên trong cuộc rượu từ sáng qua trưa thông tới tối.

    Thiếu úy, quân nhân chuyên nghiệp Lê Mạnh Đức, ở đội công tác của bộ đội biên phòng đã 3 năm tâm sự, mặc dù mấy năm gần đây các hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền cho đồng bào rất tích cực nhưng họ vẫn say sưa, ỷ lại và trông chờ vào Nhà nước. Nhiều người cho rằng, đi làm cũng để làm gì khi không làm mà vẫn có ăn nên tốt nhất là ở nhà chơi thôi. Chỉ có lứa thiếu niên từ 15 tuổi trở xuống được đi học thì dần thay đổi cách nghĩ, chứ lớp thanh niên cứng và trung niên thì vẫn uống rượu từ sáng đến đêm, từ ngày này qua ngày khác. Chủ tịch xã Lý A Nhè buồn lắm, ông bảo, nói mãi mà bà con không nghe nhiều, gạo không có mà ăn nhưng vẫn đem đi đổi rượu mà uống. Không chịu trồng trọt, chăn nuôi gì nên cứ nghèo mãi. Cũng vì nghèo đói, say sưa và lại thêm nghe kẻ xấu xúi giục mà hồi năm 2005, dân ở bản Nậm Vạc 1 đã bốc cả 44 hộ di cư trái phép qua Trung Quốc…

    Chia tay Nậm Ban vội vã trong buổi chiều tà miền biên giới, chúng tôi vẫn khắc khoải với mơ ước của Chủ tịch xã Lý A Nhè: “Tôi mong đến bao giờ có đường ô tô vào trung tâm xã, có điện, có nhận thức nhiều hơn, đồng bào tôi sẽ biết bỏ rượu để làm ăn để phát triển”.






    [​IMG]

    Góc bản nghèo

    [​IMG]

    Đường vào bản

    [​IMG]

    [​IMG]

    Chiếc xe cơ giới đầu tiên ở Nậm Ban

    [​IMG]

    [​IMG]

    Vào bản

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trẻ em

    [​IMG]

    Chia kẹo
  6. anhchinhs

    anhchinhs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    1.632
    Đã được thích:
    2
    Lập 1 topic : những chuyến đi của GiangQD rồi gộp vào đó chia sẻ đi G, không đọc ko tập trung loãng lắm.
  7. cheerful

    cheerful Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    776
    Đã được thích:
    0
    Đáng nể cho các chiến sĩ biên phòng
  8. favourite

    favourite Administrator - Một người gắn bó TTVNOL Staff Member

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    99.678
    Đã được thích:
    9.967
    Mình xin phép gộp những topic của Giang Mèo vào cho mọi người dễ theo dõi và ko làm loãng box [r2)]

    Anh lính tiếp tục kể chuyện cho bà con nghe đê :-bd


    Những hình ảnh của bài viết
    Xà Quế Pá Lùng ấm áp ngày cuối năm (GiangQD)


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    trần truồng cả bầy

    [​IMG]

    [​IMG]
    nấu mì ăn tạm

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhếch nhác quanh năm

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Như con thú hoang

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Lợn cũng ốm

    [​IMG]
  9. catbuijj

    catbuijj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Xem ảnh về thiên nhiên, Mê đắm vì núi non hùng vĩ, Đọc những chú dẫn bằng thơ, chợt thấy tâm hồn người chiến sĩ sao mà mênh mông và tình cảm thế!
  10. samurai1910

    samurai1910 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2009
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    7
    Cuộc chiến thời bình, giúp đỡ nhân dân, hình ảnh bộ đội thật gần gũi,
    [r2)][r2)][r2)]rót chén rượu mời bác, bác tiếp những câu chuyện đi ạ

Chia sẻ trang này