1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Địa chỉ dạy hát Karaoke, piano, organ, guitar và bán nhạc cụ giá rẻ nhất Hà Nội !

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi abmhanoi88, 05/09/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. abmhanoi88

    abmhanoi88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2013
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    Piano ông Vua của nhạc cụ
    [​IMG]

    Gần 300 năm qua, piano đã thống trị vương quốc khí nhạc và thường được gọi là “Vua của các nhạc cụ” tuy rằng cũng có người cho rằng vị trí này phải dành cho loại đàn orgue ống (pipe organ). Piano là một nhạc cụ chơi bằng phím nhưng lại thuộc bộ Gõ, bộ tự thân vang (chordophones) do cấu trúc và cách tạo âm thanh của nó.

    Piano được dùng rộng rãi trong biểu diễn độc tấu, hòa tấu, nhạc thính phòng, và đệm cũng như trong sáng tác và tập dợt. Mặc dù không thể mang vác dễ dàng và thường khá đắt nhưng tính linh hoạt và sự hiện diện khắp nơi của piano đã khiến nhạc cụ này trở nên một trong những nhạc cụ quen thuộc nhất trên thế giới.

    Piano ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì mục đích gì?

    Cũng như mọi phát minh khác, piano được phát triển để làm cho cuộc sống dễ chịu hơn, nói theo một cách nào đó. Và nó đã làm tròn nhiệm vụ một cách tuyệt vời. Piano được phát minh vào cuối Tk. XVII bởi một nghệ nhân làm nhạc cụ tên là Bartolomeo Cristofori ở Florence, Ý. Lịch sử gọi ông là “người đã chế tạo nên cây đàn clavecin (tiếng Anh: harpsichord; một loại đàn phím tiền thân của piano ngày nay) có thể vừa chơi nhẹ (piano – tiếng Ý) vừa chơi mạnh (forte) được”. Tính cho tới lúc đó, điều này chưa ai làm được và cũng chưa có cây clavecin có thể diễn tấu được. Chính vì vậy, Cristofori gọi cây đàn mới này là “pianoforte” (nhẹ-mạnh) và bắt đầu từ năm 1732 được gọi tắt là piano. Kể từ năm 1698 với cây đàn phím “vừa chơi nhẹ vừa chơi mạnh được” đầu tiên ra đời cho đến khi Cristofori qua đời vào năm 1731, ông chỉ cho xuất xưởng được gần 20 cây piano có dạng hoàn chỉnh như ngày nay. Đa số những cây đàn piano còn lưu lại được của ông đều có năm sản xuất nằm trong thập niên 1720. Do đó, nhiều người coi năm 1720 là năm sinh của piano. Vì J.S.Bach là một trong những nhà soạn nhạc đầu tiên thử sáng tác cho cây đàn này nên lịch sử của cây piano hiện đại cũng gắn liền với tên tuổi của ông. Mặc dù ít ai biết chính Bach ngay từ đầu đã không thích loại nhạc cụ này vì cho rằng những nốt cao của đàn vang lên quá nhẹ. Thật ra, chính hai người con thiên tài của ông: Carl Phillipp Emanuel và Johann Christian mới là những người có công đầu trong việc phát triển âm nhạc cho đàn piano. Bach qua đời năm 1750 và cho tới lúc đó, chưa có khái niệm “pianist” (nghệ sĩ dương cầm) trong âm nhạc.

    Nói về người chế tạo ra piano chúng ta không thể quên một nhân vật thứ hai, người làm đàn orgue ống người Đức tên là Gottfried Slibermann (1683-1753). Các đàn piano của ông sao chép lại đàn của Cristofori nhưng có thêm một bộ phận rất quan trọng: bàn đạp cho phép hãm tiếng vang của nhiều dây đàn cùng một lúc. Trong đàn piano của Cristofori, muốn hãm tiếng, người ta phải kéo một cần gạt như trong đàn orgue. Vào Tk. XVIII và nửa đầu Tk XIX, người ta chế tạo một bộ 3 dây đàn nằm sát nhau tương ứng với một nốt (một phím). Khi cần làm nhẹ tiếng đàn phát ra, các nhạc sĩ đạp bàn đạp ở bìa trái (nếu đàn có 3 hoặc 2 bàn đạp), khi đó cây búa sẽ không gõ vào một dây mà chỉ tác động trên 2 dây còn lại; trên bản nhạc piano, người ta ký hiệu kỹ thuật này là una corda hay due corde (có từ năm 1784; tiếng Ý nghĩa là “một dây hay hai dây”). Khi không cần đạp pedal nữa, người ta ký hiệu tre code (ba dây) hay tutte le corde (tất cả mọi dây).

    Nửa sau của Tk. XVIII là giai đoạn cây đàn piano phát triển khá mạnh trên khắp châu Âu. Đàn piano của Anh có bộ phận cơ nặng nề hơn mục đích để làm tăng âm lượng. Đàn piano của Áo thì ngược lại có phần cơ nhẹ hơn để tạo âm sắc dịu dàng. Đó là lý do tại sao chúng ta nghe nhạc viết cho piano của Mozart có vẻ bay bổng, không giống với nhiều tác giả ở các nước khác. Cũng chính vì lý do đó mà những pianist của thời kỳ đầu này hiếm khi nào biểu diễn trên sân khấu cho đến khi đàn piano “lớn” (dùng để biểu diễn trong phòng hòa nhạc lớn – grand piano, piano à queue) ra đời nhiều năm sau đó.

    Piano ra đời để giải quyết một số vấn đề bế tắc của các nhạc cụ phím trước đó:

    1.Trước tiên, mặc dù có nhiều loại nhạc cụ phím (như đàn hurdy-gurdy – tiền thân của đàn fiddle và violin - đàn clavichord, và harpsichord) nhưng tất cả đều hơi khác nhau. Một số nhạc cụ có bộ phận kiểm soát âm lượng, nhưng cứ khi chơi chung nhiều với nhau thì rất khó nghe thấy tiếng của đàn phím.

    2.Thứ hai là, ngoại trừ đàn orgue ra thì ở hầu hết các đàn phím không có cách nào để kéo ngân nốt nhạc ra. Đây sẽ là một vấn đề lớn khi cần diễn những tác phẩm có chuyển động chậm, duyên dáng.

    3.Các nhà chế tạo nhạc cụ đã buộc phải làm đàn harpsichord (clavecin) phải có 2 lớp bàn phím, một để chơi những đoạn nhạc êm ái và một bàn phím khác để chơi những phần bè với âm lượng lớn hơn.

    Piano ngày càng được phát triển và có cấu trúc càng tinh tế, hoàn thiện hơn. Sự biến đổi về âm lượng (biến cường) càng lúc càng cao, phong phú (Schubert sử dụng sắc thái ppp và fff vào năm 1826, trong chương I của bản Sonata D 894 của mình). Những biến cường lớn như vậy có được là do cách đặt dây đàn chéo góc với thùng đàn có từ năm 1802. Đến năm 1815, John Broadwood (nhà làm đàn người Scotland) phát minh ra khung kim loại cho đàn piano. Năm 1826 Jean-Henri Pape (nhà làm đàn piano người Đức, sống tại Pháp) dùng nỉ thay thế cho da để bọc các đầu búa và đến năm 1842 ông tăng âm vực đàn đến 8 octaves (các piano trước dài nhất chỉ có 6 octave rưỡi như cây đàn của hãng Streicher thuộc sở hữu của Beethoven). Cuối cùng, lần đầu tiên vào năm 1859, hãng Steinway cho ra đời cây đàn grand piano đầu tiên dành cho các buổi concert và đến khi đó những đặc điểm cơ bản của piano đã được thiết lập như chúng ta biết ngày nay. Một năm sau đó, 1860, cây đàn piano “đứng” (upright) chính thức thay thế vị trí của cây đàn piano “vuông” (square piano, là loại đàn piano gần như hình chữ nhật và không có thùng đàn) trong các gia đình.

    Tại sao Piano được coi là Vua nhạc cụ?

    Như đã nói, có người cho rằng đàn pipe organ (hay church organ) mới xứng đáng là “Vua của các nhạc cụ”. Tuy nhiên, một điều không thể chối cãi được đó là “Vua Piano” ngày càng có nhiều thần dân từ mọi giới (bình dân đến qúy tộc). Sau đây là một vài lý do khiến nhà Vua piano sớm được đăng quang kể từ khi ra đời:

    1.Ngoại trừ đàn pipe organ ra thì piano là cây đàn lớn nhất trong thế giới nhạc cụ. Có những cây grand piano dài đến hơn 3m.

    2.Tính linh hoạt của piano hơn hẳn các nhạc cụ khác, kể cả violin cho dù có nhiều kỹ thuật biểu diễn mà chúng ta chỉ có thể thực hiện trên đàn violin chứ không thể hoặc rất khó thực hiện trên đàn piano.3. Là một “ban nhạc một người” (one-man band) rất hiệu quả. Chúng ta có thể chơi trên piano mọi thứ, từ những giai điệu đơn giản đến phức tạp nhất và cả đàn phần đệm cùng một lúc.

    4. Âm vực của đàn rộng nhất. Không có nhạc cụ nào cho phép diễn tả nhiều nốt trên một âm vực trải rộng như piano. Đây là nhạc cụ duy nhất có tới 88 phím riêng biệt và lại có thể chơi cùng lúc những nốt ở âm vực cao nhất với âm vực thấp nhất.

    5. Có khả năng rất phong phú trong việc diễn đạt các biến cường. Chúng ta nghe được trên piano từ tiếng “leng keng” êm ái nhất ở âm vực cao nhất của đàn đến những âm thanh ở âm vực thấp trầm hùng, mạnh mẽ như bão tố. Đó là lý do tại sao piano luôn được chọn là cây đàn đệm cho những nhạc cụ độc tấu khác nhưng đồng thời cũng có thể là cây đàn độc tấu đối thoại với cả dàn nhạc giao hưởng.

    Lý do cuối cùng trên đây sẽ được cụ thể hóa trong buổi hòa nhạc mang tên Tiếng dương cầm hát 2010 (The piano sing 2010) với chủ đề “Piano và các nhạc cụ khác”” (Piano And the Rest) do Cty TNHH Tổ Chức Biểu Diễn Nghệ Thuật SUỐI VIỆT cùng với nhóm Sự Kiện Hoa Sen (Đại Học Hoa Sen) tổ chức vào lúc 20g ngày 19/6/2010 sắp tới tại Nhạc Viện Tp. HCM. Tiếp theo sự thành công của chương trình THE PIANOS SING năm 2009 được sự ủng hộ của cả giới âm nhạc kinh điển lẫn giới trẻ Tp. HCM với hiện tượng “cháy vé nhạc hàn lâm” mà nhiều báo đã đưa tin, chương trình năm nay nhằm làm nổi bật vai trò không thể thiếu được của cây đàn piano trong mối quan hệ với các nhạc cụ khác. Piano với Cello (violoncelle) thư thái và quyến rũ trong “Adagio trích từ Piano Concerto số 23” (Mozart) hay đầy kịch tính trong “Drittes Trio, chương I” (Beethoven) với sự biểu diễn của nghệ sĩ cello Vũ Thanh Hảo, pianist Đoàn Lê Thanh Tú và violinist Nguyễn Đan Cát Vũ.

    Piano với Clarinet linh hoạt, nhanh vui ở “Clarinet Polka” do nghệ sĩ clarinet Nguyễn Tuấn Lộc và pianist Nguyễn Tuấn Mạnh. Piano với Oboe đầy chất thơ trong tác phẩm “Étude Op.10, No.3” (Chopin) đượctrình bày bởi nghệ sĩ kèn oboe Đỗ Kiên Cường với phần đệm của pianist Thạch Thái Đỗ Quyên và đặc biệt tác phẩm khí nhạc quen thuộc này sẽ được “hát lên” bằng giọng người do nhóm The CREDO thực hiện với cấu trúc thành viên mới từ đầu năm nay gồm: Bích Ngân, Ngọc Ny, Hiền Trang (Sao Mai Điểm Hẹn 2006) Lan Trinh (VN Idol 2008) và lần đầu tiên The CREDO sẽ ra mắt khán thính giả trong đội hình mới này tại Tiếng dương cầm hát 2010. Piano với giọng người còn được thể hiện qua ca khúc “The Rose” (Nụ Hồng Tình Yêu – Amanda McBroom, Lời Việt: Nguyễn Bách) lần đầu tiên được giới thiệu đến giới yêu nhạc Tp. HCM qua sự trình bày của nhóm The CREDO mới, tiếng đàn piano của Đoàn Lê Thanh Tú và đặc biệt đối thoại với một nhóm nhạc Pop. Piano với Saxo qua nghệ thuật trình diễn ấn tượng của 2 nghệ sĩ quen thuộc của âm nhạc Jazz tại Tp. HCM là Quách Tiến Dũng (saxo) và Tim Carson (piano, nghệ sĩ Úc). Piano với Flute đầy trữ tình trong tác phẩm “June - Barcarolle” (Tchaikovsky) với tiếng đàn piano của Thạch Thái Đỗ Quyên, tiếng sáo của Hoàng Yến và Thu Thảo (dàn nhạc trẻ Suối Việt). Và tất nhiên không thể thiếu Vua Piano với Hoàng hậu Violin trong bản “Liebestraum” (Liszt) phối lại cho piano với tiếng đàn của Nguyễn Tuấn Mạnh và các violinists trẻ của dàn nhạc Suối Việt gồm có: Thiên Trúc, Diễm Uyên và Cao Phúc.

    Tiếng dương cầm hát 2010 (The piano sing 2010) sẽ là một cơ hội thú vị cho thấy vai trò leader của cây đàn piano - Vua của các nhạc cụ, mối quan hệ không thể thiếu được của piano với các nhạc cụ khác trong nghệ thuật biểu diễn và một lần nữa sẽ là sự kiện chứng tỏ giới trẻ yêu nhạc không hề xa cách âm nhạc kinh điển.
  2. abmhanoi88

    abmhanoi88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2013
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn !

    Âm nhạc, từ lâu đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người. Âm nhạc giúp cho tinh thần thoải mái quên hết mọi lo âu phiền muộn.

    Bạn đang muốn học hát Karaoke, Piano, Organ, Guitar ?
    Bạn muốn mua nhạc cụ với giá rẻ nhất thị trường ?

    Nếu các bạn đang boăn khoăn chưa biết nênNên mua Piano, Organ, Guitar và học nhạc ở đâu ? thì ABM Music là địa chỉ tốt nhất dành cho bạn.


    Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới, chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu của bạn !

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ÂM NHẠC BÌNH MINH

    Trụ sở chính
    Địa chỉ: 24B/86 Chùa Hà, Cầu Giấy, HN
    04 3767 8217 - 0936.200.687

    Chi nhánh Mỹ Đình
    Phòng 424, Cầu thang 10, CT4, Mỹ Đình, HN
    04 37878612 - 0932.279.366

    Chi nhánh Đà Nẵng
    Đường Phú Lộc 1, Hòa Minh, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
    ..
  3. abmhanoi88

    abmhanoi88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2013
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    Hãy nhanh tay đăng kí các khóa học tai trung tâm phát triển tài năng âm nhạc để được hưởng nhiều ưu đãi. Nhanh tay nào các bạn ơi!!!!!!!!!!!
    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ÂM NHẠC BÌNH MINH

    Trụ sở chính
    Địa chỉ: 24B/86 Chùa Hà, Cầu Giấy, HN
    04 3767 8217 - 0936.200.687

    Chi nhánh Mỹ Đình
    Phòng 424, Cầu thang 10, CT4, Mỹ Đình, HN
    04 37878612 - 0932.279.366

    Chi nhánh Đà Nẵng
    Đường Phú Lộc 1, Hòa Minh, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
    0905.389.539.
  4. abmhanoi88

    abmhanoi88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2013
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÀN PIANO VÀ ĐÀN ORGAN


    Trong thời buổi công nghệ và thời đại phát triển, các bậc phụ huynh bắt đầu cho con em mình học 1 ngôn ngữ chung của thế giới, mà ai cũng đam mê và thích thú, đó là âm nhạc. Cụ thể hơn là cho con em làm quen và biết 1 loại nhạc cụ nào đó.

    Qua quá trình làm việc và tư vấn, mình nhận được khá nhiều câu hỏi, bắt đầu xung quanh đàn Organ và đàn Piano nên hôm nay mình sẽ so sánh đặc điểm cơ bản nhất của 2 loại này.

    Tạm thời chúng ta chia ra làm 2 điểm nhận dạng:

    1. Hình dạng hay kiểu dáng của Piano và đàn organ (chính xác của nó là keyboard, nhưng người Việt chúng ta quen gọi là organ, nên mình sẽ dùng từ organ cho dễ nhận diện nhé!)

    Dòng đàn piano điện tử giả lập tiếng piano bằng chip điện tử giảm giá thành, đưa piano đến gần người sử dụng hơn


    2. Chức năng của đàn organ và đàn piano

    - Điều khác biệt cơ bản nhất là đàn piano là đàn cơ, cổ điển, đàn không cần dùng điện, còn đàn organ làđàn điện tử, phải có điện mới xài được.

    - Vì là đàn điện tử nên âm thanh của đàn organ không trung thực như đàn piano nhưng có thể giả lập nhiều âm thanh của nhiều nhạc cụ khác nhau và rất tiện về hòa âm phối khí cho người nhạc sĩ. ví dụ như tiếng Trống, bass, ghita, piano, violon…..và dĩ nhiên các tiếng này chi là giả lập nên sẽ không hay bằng các nhạc cụ chuẩn. (Nếu được phối hợp cùng các nhạc cụ chuẩn khác thì còn gì bằng, tuy nhiên ở Việt Namđàn organ được ưa chuộng nhất vì đàn organ có thể thay thế như 1 dàn nhạc, hơi không chuyên nghiệp nhưng tiện dụng và đỡ "hao" )

    - Đàn piano thì ngược lại, nó chỉ có 1 loại âm thanh, nhưng tiếng của nó thì thanh tao, cổ điển, trầm bổng tuyệt vời.

    Nói về âm thanh trung thực hay không trung thực thì cũng đừng vội xét đoán nó nhé! Mỗi loại đàn có cái hay riêng của nó. Đàn piano thường được sử dụng ở dàn nhạc cổ điển, bán cổ điển và xuất hiện ở những nơi sang trọng. Còn đàn organ được sử dụng một cách bình dân, đại trà hơn, có thể chơi chung với dàn nhạc và cũng có thể chỉ 1 mình nó cũng thành 1 dàn nhạc. Nói như nhiều người thì đàn piano là loại đàn đẳng cấp bậc nhất, nhưng sử dụng đàn organ lại tiện lợi hơn rất nhiều.
  5. abmhanoi88

    abmhanoi88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2013
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    CÁCH CHỌN MUA ĐÀN GUITAR TỐT

    Bạn thích guitar, nhưng bạn là người mới bắt đầu. Vậy làm sao để chọn đàn guitar cho phù hợp với mình . Sau đây là một số cách đơn giản để chọn đàn guitar:


    1. Nhờ cậy người biết về đàn guitar

    Bạn có thể nhờ cậy bạn bè đã từng chơi guitar, hay thầy cô - nơi bạn đang học


    2. Chỉ là đam mê, bạn tự học đàn guitar bằng tài liệu, học guitar online

    Hãy đọc qua một vài bài báo hay tài liệu về cây đàn guitar. Và lựa giờ yên tĩnh 1 xí để nghe tiếng đàn và để tham khảo đàn 1 cách dễ dàng hơn

    Đầu tiên định hướng, nhận diện hình dạng loại đàn ghita mình muốn mua


    I - Guitar cổ điển (guitar classic)

    - Đàn thường có eo thon, cần đàn ngắn và to bản. Vị trí cần đàn gắn vào thùng đàn là phím 12 (điểm chính giữa của dây đàn).

    - Thùng đàn thường có chiều dầy xác định (khoảng 12cm - tính từ mặt phẳng tạo âm đến lưng đàn, không phải chiều dầy của gỗ)

    - Tiếng đàn guitar cổ điển thường trầm, ấm.


    II - Guitar đệm hát (guitar acoustic)

    - Đàn có eo thuôn, cần đàn thường dài và nhỏ hơn, đôi khi có khoét lỗ ở thùng đàn.

    - Tiếng đàn guitar đệm hát thường đanh, chơi hợp âm nghe lên rất đều và vang, phù hợp với đệm hát.

    Sau đây là 1 số gợi ý để bạn chọn đàn guitar phù hợn


    III - Cách chọn đàn

    1. Nếu chỉ độc tấu, và nhất là ở Việt nam, nên chọn mặt đàn bằng tuyết tùng (top cedar). Tuyết tùng kêu vang, lan tỏa, ấm, hơn nữa ít hấp thu độ ẩm nên phù hợp với Việt Nam.


    2. Hông đàn và mặt sau đàn (back and side) nên chọn gỗ hồng đào (rosewood).


    3. Tất cả nên dùng gỗ nguyên miếng, không nên chọn loại gỗ ván ép, không tốt.


    4. Vân gỗ trên mặt trước của đàn phải đều, dày, mịn mới là loại gỗ lâu năm và tốt.


    5. Cần đàn bằng gồ mun


    6. Chú ý xem hệ thống Bracing bên trong thùng đàn thế nào


    7. Vỗ vào thùng đàn, nghe có to không


    8. Khi thử âm thanh, nên chọn chỗ càng ồn ào, càng rộng càng tốt, xem tiếng đàn có kêu to và vang không.


    9. Thử âm bồi ở tất cả các vị trí, nghe có trong trẻo, rõ như tiếng chuông không.


    10. Đánh một hợp âm lên, chú ý nghe rõ độ separation của các nốt có rõ không, hay là chỉ nghe phừng một cái còn chả thấy từng nốt riêng biệt vang lên đâu sất.


    11. Đánh các nốt của dây 1,2,3 ở các phím đàn cuối, xem âm thanh có vang lâu không hay là tịt ngóm.


    12. Tốt nhất rủ một người đi cùng, đánh cho mình đứng ở đằng xa nghe. Hoặc nhờ anh nhân viên gõ thử


    13. Nhìn bề ngoài thấy đàn có lớp vecni đẹp, bắt mắt (chỉ tiêu hàng đầu roài , nếu hẹp quá thì dây đàn dễ bị trượt ra ngoài cần đàn khi chơi.


    14. Để xem cần có bị cong hay không, ép dây số 6 ở phím 1 và phím 12, nếu dây đàn tiếp xúc hết các phím còn lại là tốt, còn không thì chọn cây khác để tiếp tục


    15. Phím đàn :Các phím làm bằng inox, khoảng cách giữa các phím là việc của nhà làm đàn. Nhưng phím không được đóng cao quá, sẽ làm khó vuốt dây và di chuyển, thấp quá dễ làm tiếng đàn rè, bấm kêu thành tiếng khá vất vả. Xem kỹ các đầu phím phía mép đàn, phím phải ngay tầm mép, lòi ra hay thụt vào đều không được


    16. Dây đàn không được cao quá so với mặt cần đàn. Thấp quá thì rè tiếng (khắc phục bằng cách nâng miếng xương ở ngựa đàn thấp xuống hoặc cao nên nếu đã lỡ mua đàn rồi).
  6. abmhanoi88

    abmhanoi88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2013
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    HỌC VÀ MUA NHẠC CỤ Ở CHỖ CÔ THU BÌNH LÀ TỐT NHẤT RỒI !!!!!!!!!!!!!
    CÁC BẠN THAM KHẢO THÊM THÔNG TIN VỀ TRUNG TÂM CÔ THU BÌNH Ở BÊN DƯỚI NHÉ !
    -----------------------------------------------------
    Chào các bạn !

    Âm nhạc, từ lâu đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người. Âm nhạc giúp cho tinh thần thoải mái quên hết mọi lo âu phiền muộn.

    Bạn đang muốn học hát Karaoke, Piano, Organ, Guitar ?
    Bạn muốn mua nhạc cụ với giá rẻ nhất thị trường ?

    Nếu các bạn đang boăn khoăn chưa biết nên Nên mua Piano, Organ, Guitar và học nhạc ở đâu ? thì ABM Music là địa chỉ tốt nhất dành cho bạn.
    [​IMG]
    Xem video học viên ABM Music
    Được thành lập vào ngày 20/06/2008 tại Hà Nội. ABM Music chuyên đào tạo, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ các loại nhạc cụ với nhiều mức giá phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội.

    Piano cơ giá chỉ từ 1000$/cây ( Xem báo giá
    Piano cơ )
    Piano điện giá chỉ từ 4 triệu vnđ/cây ( Xem báo giá Piano điện )
    Organ nhật giá từ 1, 2 triệu/cây ( Xem báo giá Đàn Organ )
    Guitar mới giá từ 400k/cây ( Xem báo gia Đàn Guitar )

    Xem video kho piano điện giá từ 4 triệu/cây tại ABM Music.
    Hình ảnh kho đàn Piano cơ giá từ 18 triêu/cây tại ABM Music.


    [​IMG]


    Hình ảnh
    kho đàn Piano điện giá từ 4 triệu/cây


    [​IMG]

    Đàn Organ cũ nhật xịn ( Casio, Yamaha....) giá từ 1, 2 triệu/cây

    [​IMG]

    Đàn Guitar mới với giá từ 400k/cây - Guitar nhật cũ giá 1 triệu - Guitar điện giá 2 triệu.

    [​IMG]


    Kho đàn Organ mới với giá từ 3, 8 triệu/cây

    [​IMG]

    Chương trình đào tạo âm nhạc quần chúng với uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam.

    Với hệ thống giảng viên có trình độ chuyên môn cao, kinh ngiệm lâu năm ( từ 5 năm đến ngoài 30 năm ) gồm các thạc sĩ âm nhạc, cử nhân âm nhạc, chủ nhiệm bộ môn, các giảng viên, thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đào tạo âm nhạc danh tiếng như Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện TPHCM, Học viện âm nhạc Huế, ĐH Sư phạm nghệ thuật TW, ĐH Văn hóa nghệ thuật Quân Đội....
    http://gallery.******.com/gallery_img/7/zmi1302313907.jpg
    Cô Phạm Thị Khanh: Giảng viên trên 30 năm kinh nghiệm
    Trưởng khoa nhạc cụ ĐHSP Nghệ thuật TWhttp://gallery.******.com/gallery_img/7/kjl1302666684.JPG
    Cô Ngọc Mai: Giảng viên trên 30 năm kinh nghiệm
    ( Khoa thanh nhạc ĐHSP Nghệ Thuật TW )
    Âm nhạc Bình Minhlà nơi hội tụ của đội ngũ giáo viên ưu túđã tốt nghiệp Nhạc viện HN, Học Viện Âm Nhạc Huế, ĐHSP Nghệ thuật Trung Ương , ĐHPS 1... được đào tạo và chắt lọc chặt chẽ , có chuyên môn nghiệp vụ cao về sư phạm và trình độ âm nhạc, nhiều kinh nghiệm giảng dạy, tâm huyết gắn bó với nghề.

    [​IMG] Sau gần 6 năm xây dựng, chúng tôi đã đào tạo hàng chục ngàn lượt học viên trên cả nước.( Xem hình ảnh học viên )

    Đến với chúng tôi bạn có thể.
    Biết chơi Piano chỉ sau 12 buổi với khóa học piano căn bản.
    Biết chơi Organ chỉ sau 12 buổi với khóa học organ căn bản
    Biết chơi Guitar chỉ sau 12 buổi với khóa học guitar căn bản
    Hát karaoke cực hay chỉ sau 12 buổi với khóa học thanh nhạc, hát karaoke căn bản
    Luyện thi nhạc viện, ĐH cấp tốc tỷ lệ đỗ hơn 90% với khóa luyện thi nhạc viện cấp tốc
    Trẻ em từ 3, 5 tuổi đã có thể học và chơi nhạc với khóa cảm thụ âm nhạctại ABM Music.
    Bạn đã sẵn sàng học và mua nhạc cụ tại ABM Music ?

    Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới, chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu của bạn !

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ÂM NHẠC BÌNH MINH

    Trụ sở chính
    Địa chỉ: 24B/86 Chùa Hà, Cầu Giấy, HN
    04 3767 8217 - 0936.200.687

    Chi nhánh Mỹ Đình
    Phòng 424, Cầu thang 10, CT4, Mỹ Đình, HN
    04 37878612 - 0932.279.366

    Chi nhánh Đà Nẵng
    Đường Phú Lộc 1, Hòa Minh, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
    0905.389.539
  7. abmhanoi88

    abmhanoi88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2013
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    • Chào các bạn !

      Âm nhạc, từ lâu đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người. Âm nhạc giúp cho tinh thần thoải mái quên hết mọi lo âu phiền muộn.

      Bạn đang muốn học hát Karaoke, Piano, Organ, Guitar ?
      Bạn muốn mua nhạc cụ với giá rẻ nhất thị trường ?

      Nếu các bạn đang boăn khoăn chưa biết nên Nên mua Piano, Organ, Guitar và học nhạc ở đâu ? thì ABM Music là địa chỉ tốt nhất dành cho bạn.


      Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới, chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu của bạn !

      THÔNG TIN LIÊN HỆ

      TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ÂM NHẠC BÌNH MINH

      Trụ sở chính
      Địa chỉ: 24B/86 Chùa Hà, Cầu Giấy, HN
      04 3767 8217 - 0936.200.687

      Chi nhánh Mỹ Đình
      Phòng 424, Cầu thang 10, CT4, Mỹ Đình, HN
      04 37878612 - 0932.279.366

      Chi nhánh Đà Nẵng
      Đường Phú Lộc 1, Hòa Minh, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
      0905.389.539.
  8. abmhanoi88

    abmhanoi88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2013
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    4 quán café acoustic nên tới ở Hà Nội
    Bên cạnh café sách, café thú nuôi… thì café acoustic vẫn giữ được những nét riêng của nó, để níu chân khách quay trở lại với âm thanh và tiếng hát mộc mạc.
    Acoustic là loại nhạc được biểu diễn chỉ bằng những nhạc cụ mộc như guitar, trống… kết hợp với giọng hát dù không được hiệu ứng điện tử che lấp khuyết điểm trong từng cách nhấn nhá, luyến giọng hay xử lý câu chữ, nhưng chính điều này lại khiến nó trở nên vô cùng gần gũi và thân thuộc.

    Acoustic không kén khán giả. Người nghe acoustic không cần là tai nghe âm nhạc chuyên nghiệp. Đó có thể chỉ là dân văn phòng, học sinh, sinh viên, thậm chí là cô bé bán hàng rong hay cậu bé đánh giày… Người ta có thể chơi acoustic ở mọi nơi, thậm chí ở ngay vỉa hè, mà điển hình là các nhóm du ca đường phố.

    Nắm bắt nhu cầu người nghe nhạc, rất nhiều quán café đã định hình cho mình phong cách acoustic trung thành. Ưu điểm của những quán này là không gian gần gũi, thân thiện, các show nhạc diễn ra đều đặn và có chất lượng.

    Mỗi quán café acoustic là một phong cách, một cá tính âm nhạc khác nhau. Nhưng tất cả đều có một điểm chung, đó là mỗi khi âm nhạc acoustic vang lên, khán giả sẽ không còn cảm thấy khoảng cách giữa người chơi đàn và người nghe, mà như đang được hòa mình vào với âm nhạc đích thực, âm thanh của tự nhiên, của lòng người.

    Cùng điểm qua các quán café acoustic chất lượng tại Hà Nội, chắc chắn bạn sẽ tìm được cho mình ít nhất một chốn dừng chân mỗi khi muốn được lắng nghe những âm thanh mộc mạc mà đầy sức quyến rũ.

    1. ABC café

    Nằm trong ngõ 15 Tạ Quang Bửu, ABC café là một địa chỉ khá quen thuộc đối với sinh viên khu vực Bách Khoa. ABC là viết tắt của Acoustic Ballad Café, điều này đã phần nào chứng tỏ hướng đi âm nhạc của quán.
    [​IMG]
    Quán không quá lớn, đủ cho bạn tìm được cảm giác yên bình với “Góc Hà Nội” – bức tường tái hiện hình ảnh Hà Nội xưa qua 2 màu sơn đen-trắng. Bạn có thể nhâm nhi cốc café nóng và thưởng thức những giai điệu mộc mạc một thời.
    [​IMG]
    Các buổi biểu diễn acoustic ở đây diễn ra dưới hình thức show nhạc. Đây không chỉ là cơ hội thưởng thức mà còn là dịp để bạn cầm mic thể hiện đam mê và sự yêu thích ca hát của chính bản thân.

    2. Giang Coffee

    Giang Coffee nằm ở cuối đường Nguyễn Trãi, đầu đường Trần Phú, Q. Hà Đông. Nơi đây là địa chỉ quen thuộc với sinh viên các trường Học viện An Ninh, Kiến trúc hay Đại học Hà Nội.
    [​IMG]
    3. Like Café

    Nằm tại Khúc Hạo, một con phố nhỏ yên tĩnh giữa cái ồn ào náo nhiệt của Hà Nội, Like Café mang tới cảm giác lãng mạn, bay bổng, một chút hoài niệm, một chút hiện đại.[​IMG]
    4. G4U

    Đến với G4U Nguyễn Khang, bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ bởi phong cách trang trí ấn tượng nơi đây. Chủ quán đã khéo léo sử dụng nơm, giỏ úp cá, tre nứa để tạo nên cái mộc mạc hòa cùng với những âm thanh acoustic giản dị, khiến những ai đến đây đều có cảm giác thân quen như vốn dĩ mình đã thuộc về nơi này tự bao giờ.
    [​IMG]
  9. abmhanoi88

    abmhanoi88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2013
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    • Mách bạn:

      Địa chỉ học và mua nhạc cụ uy tín tại Hà Nội

      Chào các bạn !Âm nhạc, từ lâu đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người. Âm nhạc giúp cho tinh thần thoải mái quên hết mọi lo âu phiền muộn.

      Bạn đang muốn học hát Karaoke, Piano, Organ, Guitar ?
      Bạn muốn mua nhạc cụ với giá rẻ nhất thị trường ?Nếu các bạn đang boăn khoăn chưa biết nên Nên mua Piano, Organ, Guitar và học nhạc ở đâu ? thì ABM Music là địa chỉ tốt nhất dành cho bạn.

      Xem chi tiết tại: http://abmmusic.edu.vn/dia-chi-day-h...c156n2094.html

      [​IMG]
  10. abmhanoi88

    abmhanoi88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2013
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    ĐÀN ORGAN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐÀN


    Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đàn organ điện tử của các hãng sản xuất khác nhau như Yamaha, Casio, Kawai, Roland v.v... với nhiều seri, chủng loại chuyên dụng, bán chuyên dụng với những cách sử dụng khác nhau. Bài viết này giới thiệu những nguyên tắc chung nhất, thông dụng đối với việc sử dụng đàn Organ (tập trung chủ yếu vào dòng Yamaha và Casio).


    1. Chọn Tiết tấu đệm (Yamaha gọi là Style, Casio gọi là Rythm):Trước tiên các bạn hãy xem số của điệu ở trên màn hình của đàn, bấm nút Style (Rythm) rồi bấm số trên bảng số (hoặc dùng vòng quay, hoặc dùng dấu cộng (+) hoặc trừ (-) để chọn.


    2. Chọn Âm sắc ( tiếng nhạc cụ) - Yamaha gọi là Voice, Casio gọi là Tone): Trước tiên các bạn hãy xem số của Voice (tone) ở trên màn hình của đàn, bấm nút Voice (hoặc Tone) và bấm số trên bảng số (hoặc dùng vòng quay, hoặc dùng dấu cộng (+) hoặc trừ (-) để chọn.



    3. Chọn tốc độ nhanh chậm (Tempo): Các bạn bấm nút tempo sau đó bấm dấu + (tăng) và - (giảm) trên bảng số hoặc quay vòng quay để chọn. Các bạn nhớ quan sát trên màn hình hiển thị để chọn đúng tốc độ. Thông thường thì cách làm như trên. Nhưng cũng có những loại đàn nút tempo tách riêng khỏi bảng số.



    4. Chọn chế độ đệm cho tay trái: Thông thường cả Yamaha và Casio đều cho chúng ta lựa chọn 1 trong 2 chế độ bàn phím như sau:


    4.1 Chơi toàn bàn phím như đàn Piano cơ: Đây là chế độ mặc định khi ta bật đàn lên.


    4.2: Chế độ đệm nhạc tự động (ACCOMPANIMENT) dùng cho tay trái. Ta khởi động chế độ đệm tự động bằng cách bấm nút ACMP : On/ Off. Sau đó ta chọn một trong các kiểu đệm như sau:


    - Single:Chế độ đệm ngón đơn dành cho các cháu mới tập. VD: chỉ cần bấm hợp âm Đô trưởng (C) bằng một nốt đô bên tay trái.


    - Fingered: Chế độ đệm tay trái bằng cách bấm hợp âm từ 3 ngón trở lên dành cho những cháu đã học lâu hơn. VD: Để bấm hợp âm Đô trưởng (C) các cháu phải bấm đủ cả 3 nốt (Đô, Mi, Sol) ở tay trái.


    - Full key: Chế độ bấm hợp âm toàn bàn phím ở bất kỳ vị trí nào (chỉ sử dụng cho kiểu bấm ngón kép).


    - Fingered on Bass: Bấm hợp âm trên với âm Bass tay trái (ít dùng)



    5. Ghi nhớ Style (Rhythm, Tiết tấu), Voice (Âm sắc, Tone), Tempo (Tốc độ) vào bộ nhớ (Registration Memory - Bank tiếng): Mục đích của chức năng này giúp một người đang trong quá trình chơi đàn, đồng thời có thể chuyển đổi các thông số trên một cách thuận tiện, nhanh gọn bằng cách bấm vào bộ nhớ 1 nút (One Touch) mà không cần phải bấm điều chỉnh nhiều nút khác nhau. Thông thường những dòng đàn thấp của cả Yamaha và Casio đều có thể ghi được 4 vị trí trên một Bank tiếng (có những loại chỉ có 2 vị trí như PSR295 của Yamaha). Những đàn hiện đại có đời từ PSR1000 của Yamaha trở lên có thể ghi cùng lúc 8 nhạc cụ trên 1 bank tiếng. Có nghĩa các bạn có thể biểu diễn tác phẩm như một dàn nhạc chuyên nghiệp thực thụ .Cách ghi nhớ thông thường: Sau khi đã chọn xong tất cả các thông số về Style (Rymth), Tempo, Transpose (đổi giọng), Voice (Tone) các bạn bấm nút Memory giữ lại và bấm tiếp vào vị trí 1 trên bank tiếng, làm tương tự với các vị trí khác (2,3,4). Thông thường bank tiếng nằm ngay giữa và dưới màn hình. Ngoài ra các bạn cũng nên bật chức năng Freeze (khóa cứng bank tiếng) nếu trong bài của các cháu chỉ dùng 1 điệu, 1 tốc độ, 1 giọng. Hãy bỏ chức năng này để ghi cụ thể từng vị trí 1,2,3,4 với từng thông số Style (Rymth), Tempo, Transpose (đổi giọng), Voice (Tone) khi chơi những bài phức tạp có nhiều trường đoạn khác nhau như Người Hà Nội, Du kích sông Thao, Đường chúng ta đi v.v... Các bạn nên lưu ý động tác ghi nhớ vào bank tiếng sẽ là thao tác sau cùng của việc chỉnh đàn ! Tiếp tục bật nút Sync Start, khi thấy đèn báo trên màn hình nhấp nháy là ta đã có thể chơi được.


    Việc chọn Voice, Style, Tempo, kiểu đệm tay trái tùy theo từng bài, và theo ý đồ của các thầy cô giáo, nên các bạn có thể đề nghị các thầy cô ghi cụ thể vào vở học, vào từng bài để học viên căn cứ vào đó điều chỉnh các thông số cần thiết cho việc chơi tác phẩm âm nhạc trên đàn Organ.


    5. Chỉnh các hiệu ứng âm thanh (Voice effect)


    - Touch Reponser: Đây là chế độ "Phím sống". Theo quan điểm của tôi chế độ này nên bật thường xuyên trong tất cả mọi trường hợp để ngón tay quen chơi với sự tinh tế nhất. Chế độ này đặc biệt hiệu quả khi chơi các tác phẩm Piano.


    - Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc được chơi. Tuy vậy các bạn không nên sử dụng chế độ này vì việc ngân vang không chủ động, mà nên sử dụng Pedal vang mua rời cắm ở mặt sau của đàn và sử dụng bằng chân để tạo hiệu quả âm thanh vang tốt hơn, chủ động như khi chơi trên đàn Piano thật.


    - Dual Voice (trên Casio là chế độ tiếng Layer): Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau. Tuỳ tính chất của từng bài, từng đoạn mà chọn cho phù hợp để tạo hiệu quả âm thanh cao nhất, độc đáo, hấp dẫn người nghe. Khi có kinh nghiệm trong việc cân chỉnh âm thanh, sẽ tạo ra nhiều tiếng như đàn bầu, sáo nhị v.v... từ các nhạc cụ phương Tây.


    - SlitVoice: Đây là chế độ chia bàn phím, khi chế độ này bật, bàn phím của đàn sẽ được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 loại tiếng nhạc cụ (Voice) khác nhau.


    - Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm (có thể làm tiếng đàn "dày" hơn với việc đàn sẽ tạo thêm một số nốt ở các quãng khác, hoặc chơi tremolo v.v....)

Chia sẻ trang này