1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Địa Chủ Hội tầng 5. Tranh thủ Bia không có nhà cắt băng khánh thành nhà mới. Mọi hành vi spam quá kh

Chủ đề trong 'Game Show' bởi maytrangtc, 18/05/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. digisoft

    digisoft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Anh vô sản nick này roài, nick kia còn 20K, nếu có gì cứ chuẩn bị Gâu ở cửa để anh đỡ phải gõ cửa vào xin nhá ..........
  2. maytrangtc

    maytrangtc Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    9.086
    Đã được thích:
    0
    Tôi có chờ đâu có đợi đâu?
    Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
    Với tôi tất cả như vô nghĩa,
    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
    Ai đâu trở lại mùa thu trước,
    Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?​
  3. maytrangtc

    maytrangtc Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    9.086
    Đã được thích:
    0
    Hok chơi kỉu nông dân
  4. korikawa

    korikawa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    3.481
    Đã được thích:
    0
    Tôi có chờ đâu có đợi đâu
    Gieo chi xuân đến chỉ thêm sầu
    Với tôi tất cả đều vô nghĩa
    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau

    Tưởng thế này mới đúng chứ nhể
  5. korikawa

    korikawa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    3.481
    Đã được thích:
    0
    Đây nữa:
    Tôi có chờ đâu có đợi đâu
    Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
    Với tôi tất cả như vô nghĩa
    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đâu.
  6. korikawa

    korikawa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    3.481
    Đã được thích:
    0
    Thông thường, hàng năm khi đưa tay bốc đi tờ lịch cuối cùng trên vách, là mọi người đều có cùng một ý nghĩ, xuân đã về. Và cũng lấy đó làm cột mốc thời gian cho ba trăm sáu mươi lăm lần vòng quay của trái đất, để đánh dấu cho ngàn lẻ một chuyện như: Hạnh phúc, vui tươi, thành đạt, tủi nhục, chán nản thất vọng ? Nhưng tất cả đều được gát lại với sự bằng lòng hoặc miễn cưỡng, để hòa mình cùng sự vươn dậy của trời đất
    thiên nhiên đang lai động đến muôn hoa khoe sắc thắm, nghìn lá đâm chồi nẩy lộc mà mọi người gọi đó là biểu tượng Kiết tường, và luôn mong mõi nó sẽ kéo dài cho những ngày sắp tới, để bù lấp cho những điều bất như ý không trông đợi mà nó vẫn đến! Đó là những ngày tận hưởng hương vị của xuân hoặc vui cái Tết cổ truyền của dân tộc. Để rồi sau đó, mọi người lại phải lăng xăng, tất tả, ngược xuôi cho công việc của mình.
    Cảm nhận xuân như thế là xuân của thời tiết, vui xuân trong nỗi thụ động của thế thường tình, nên Chế Lan Viên đã gom lại thành những vần:
    " Tôi có chờ đâu có đợi đâu
    Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
    Với tôi tất cả là vô nghĩa
    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau?"

    Quả là, Thi nhân đã cảm nhận được dòng sinh diệt đang vận hành một cách tùy thuộc, vay mượn, không có tính độc lập mà con người là nạn nhân trong guồng quay vô tận đó! Nhưng, chính tác giả cũng không làm gì hơn, để chia xẻ với những ai có cùng tâm tư ?" bâng khuâng, xao xuyến? Phải chăng, trong cuộc sống này, tất cả chúng ta không ai thoát được quy luật hiển nhiên khắc nghiệt đó, để phải suốt cả một đời đuổi bắt câu vó thời gian!
    (sưu tầm .. (vừa mới search xong ))
  7. modernfarmer

    modernfarmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Phải chơi đủ kỉu thì mới phân biệt được đâu là nông dân đâu là thành thị chớ .........
  8. korikawa

    korikawa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    3.481
    Đã được thích:
    0
    Nữa nè:
    Đọc thơ, hay hoặc dở, phần lớn là do nghệ thuật diễn đạt của thi nhân, nhưng mặt khác, cũng do mức độ cảm nhận và thưởng thức của người đọc nữa. Cho nên, không phải bài thơ hay nào cũng hay. Chẳng hạn khi đọc Chế Lan Viên với những câu:
    "Tôi có chờ đâu có đợi đâu
    Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
    Với tôi tất cả đều vô nghĩa
    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau..."

    ai cũng khen hay, nhất là những thanh niên ở tuổi mới lớn, kể cả tôi hồi đó, thích bị đau khổ, cô đơn để cảm thấy mình trưởng thành. Nhưng thử đem đọc vào một lúc mà tâm tư thấy an lạc, hạnh phúc nhất thì bài thơ ấy nghe sao vô duyên, thảm! Đọc thơ là để sống với, sống trong, hay sống cùng thi nhân nỗi buồn vui biến động của nhân tình. Thơ thất tình thì đọc nghe buồn. Thơ yêu thì đọc thấy bâng khuâng, xao xuyến... Nhưng nếu bài thơ của thi nhân chẳng làm chúng ta rung động được (vì thơ không đạt, hoặc không thích hợp với cảm quan của mình) thì cũng chẳng có gì đáng tiếc xảy ra. Vô hại! Lỡ có người muốn hiểu khác đi, hoặc phiên dịch thành một bài thơ mà chính thi nhân tác giả cũng không hiểu nổi, thì cũng chẳng sao cả. Còn bài thi kệ của thiền sư để lại cho đệ tử thì khác. Nó không phải là một bài thơ thông thường; không phải loại ca dao, phong dao dạy về luân lý để phổ biến trong dân gian; cũng không phải là loại sấm ký truyền đạo để quảng bá cho thập phương bá tánh đủ mọi thành phần đều hiểu. Thiền sư chỉ thảo bài thi kệ ấy cho những đệ tử thân cận, có căn cơ, và nhất là có hoài bão giải thoát giác ngộ, để dẫn dắt họ trên đường thực nghiệm tâm linh (thuật ngữ Phật giáo gọi là khai thị). Nếu một bài thi kệ được dân gian đón nhận như một bài thơ đẹp ở một khía cạnh nào đó thì điều ấy cũng không phải là chủ đích của thiền sư. Thi kệ giống như một công án, một khẩu quyết, một chìa khóa để mở cánh cửa thiền, một bản đồ để hướng dẫn kẻ lữ khách quay về quê xưa. Như vậy, phiên dịch hay diễn giải bài thi kệ là một việc làm rất nguy hiểm. Diễn dịch sai ý cũng giống như đưa trật chìa khóa, như vẽ bản đồ sai để cho thiền giả, cho lữ khách, phải đi lạc mãi, vòng vo mãi, chẳng thể nào bước vào, hay trở về với căn nhà xưa được nữa.
    Cho nên, những gì tôi muốn trình bày sau đây, không phải là để nói lên sự hiểu biết hay kiến thức của mình về thơ, về thiền học; mà chỉ là sự cố gắng chia xẻ sự cảm nhận của mình đối với bài thi kệ của thiền sư Mãn Giác mà thôi. Bởi vì, ai cũng biết, một thiền sư không bao giờ làm thi kệ để chứng tỏ kiến thức. Thiền sư chỉ nói những gì ông đã chứng nghiệm trong đời sống tâm linh. Và khi chúng ta bàn về các thi kệ của ông, chúng ta cũng chỉ có thể lạm bàn được bằng sự cảm nhận của chúng ta mà thôi.
    Thực ra, bản chữ Hán của thiền sư không có những chữ khó mà toàn những chữ đơn giản, dễ hiểu, đến nỗi một người không biết chữ Hán cũng có thể dịch được từ bản phiên âm Hán-Việt. Nhưng chính vì thiền sư dùng những chữ quá đơn sơ, giản dị, nên ai cũng thấy mình có khả năng chuyển ngữ, và ai đọc vào cũng nghĩ mình đã hiểu rõ rồi, chẳng cần phải phân tích hay tìm hiểu, khám phá gì thêm ý nghĩa ẩn tàng bên trong những ngôn từø hay ngụ ý gói ghém ngay nơi cách thế trình bày cuộc đời và tâm cảm của thiền sư. Huống chi, trong chuyện dịch thơ�dù dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt, rất gần gũi�cũng khó ai dám tự tin mình đã lột được cái tứ của tác giả một cách thần tình, chính xác. Cho dù lột được ý, cũng khó bắt kịp lời, tức là cách diễn đạt xuất thần và khéo léo một cách tự nhiên của tác giả.
    Ặc ặc, paste tạm vào đây fát, đọc hết chỗ nỳ chít lìn
    Cũng sưu tầm trên google nhá
  9. maytrangtc

    maytrangtc Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    9.086
    Đã được thích:
    0

    Xuân
    Chế Lan Viên
    Tôi có chờ đâu có đợi đâu?
    Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
    Với tôi tất cả như vô nghĩa,
    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
    Ai đâu trở lại mùa thu trước,
    Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
    Với của hoa tươi, muôn cánh rã
    Về đây đem chắn nẻo xuân sang!
    Ai biết hồn tôi say mộng ảo.
    ý thu góp lại cản tình xuân?
    Có một người nghèo không biết Tết,
    Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
    Có đứa trẻ thơ không biết khóc,
    Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
    Chao ôi! mong nhớ! ôi mong nhớ
    Một cánh chim thu lạc cuối ngàn! ​
  10. beauhomme

    beauhomme Tư vấn tình yêu Moderator

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    9.889
    Đã được thích:
    3
    các ông các bà các cô các cậu post dài thía
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này