1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Địa danh Đồng Nai có từ đâu?

Chủ đề trong 'Đồng Nai' bởi taysungbavang, 09/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. taysungbavang

    taysungbavang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    2
    Địa danh Đồng Nai có từ đâu?

    Căn cứ vào các kết quả khảo cổ, Nhà Bảo tàng Đồng Nai tìm thấy lưu vực sông Đồng Nai đã có người cư ngụ từ thời sơ kì đá cũ cách nay khoảng 700 ngàn đến 300 ngàn năm. song vẫn chưa tìm thấy được tư liệu gọi tên chính xác vùng đất này thuở đó là gì?
    Các công trình khảo cổ cho biết, vùng này đã có người sinh sống từ thời tiền sử cách nay ít nhất là 5000 năm. Các cư dân bản địa sống thành bộ lạc thị tộc giữa rừng già nhiệt đới. Có thễ một số tên địa danh đã được đặt nhưng do thời gian , trải qua nhiều thế hệ đã đổi thay, các địa danh đã phai mờ trong tâm trí họ. Người Chơro, một trong những cư dân bản địa xưa đã từng gọi thành phố Biên Hoà ngày nay là Bù Blih, cũng như gọi Sài Gòn là Gor. Tên gọi này xuất hiện lúc nào cũng chưa rõ nhưng có thể chắc rằng Biên hoà khi ấy chỉ là một làng nhỏ như bất kì xóm làng nào của các dân tộc ít người.
    Một số sách báo ngày xưa đã từng đề cập tới danh từ Đồng Nai xin được đề cập ra đây:
    1. Phủ Biên Tạp Lục ( Lê Quí Đôn - 1776):
    " Đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ, Soi Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu toàn là rừng rậm mấy nghìn dặm... Đất ấy nhiều ngòi lạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ. Người buôn có thuyền lớn thì tất đèo thêm xuồng nhỏ để đi thông các kênh. Từ cửa biển đến đầu nguồn đi sáu, bảy ngày, hết thảy là đồng ruộng, nhìn bát ngát, nhìn phẳng như thế đấy, rất hợp trồng lúa nếp, lúa tẻ, gạo đều trắng dẻo ".
    2. Gia Định Thành Thông Chí ( Trịnh Hoài Đức- 1820):
    " Bà Rịa ở đầu trấn Biên Hoà, là đất có danh tiếng, nên các Phủ ở phía Bắc có câu ngạn rằng : cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là lấy xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vậy ".
    Trịnh Hoài Đức còn dẫn sách Tân Đường như:
    " Nước Bà Lợi ngay ở phía Đông Nam Chiêm Thành, từ Giao Châu vượt biển qua các nước Xích Thổ, Đan Đan thì tới. Phong tục của họ là xỏ tai đeo khoen, dùng môt tấm vải thô quấn ngang lưng. Phía Nam ( Bà Lợi ) là nước Thù Nại. Sau niện hiệu Vĩnh Huy đời Đường ( 650-655 ) thì bị Chân Lạp thôn tính"
    " Tra theo sánh Chánh Văn thì chữ lợi âm lục địa thiết (đọc lịa, ta đọc rịa) nên nghi Bà Rịa nay tức là nước Bà Lợi xưa kia chăng ? Còn Thù Nại với Đồng Nai hay Nông Nại thanh âm không sai nhau lắm, hoặc giả là đất Sài Gòn nay vậy"
    3. Phương Đình Dư Địa Chí ( Nguyễn Siêu)
    Nguyễn Siêu đã bác bỏ đi giả thiết của Trịnh Hoài Đức mà rằng:
    " Cứ Tuỳ sử thì nước Bà Lợi là nước Tiêm La ngày nay. sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức cho rằng Bà Rịa là nước Bà Lợi ngày xưa chưa chắc đã phải, có lẽ là Can Đà Lợi, Xích Thổ là Biên Hoà ngày nay".
    4. Những cánh đồng mộ chum ở Long Khánh ( H.Fontaine ):
    H.Fontaine đã dẫn lời của giám mục Labbé trong bứ thư gửi phái bộ thừa sai nước ngoài ( 10-1970 ):
    " Khoảng năm 1670 đã có dân Cochinchine ( người Bắc Việt, Giao Chỉ ghi chú của tác giả) đến sinh cơ lập nghiệp ở một phần đất nào đó mà người ta gọi là Donnai giáp ranh với các Vương quốc Khmer và Chămpa"
    6. Đại Nam Nhất Thống Chí ( Quốc sử quán Triều Nguyễn ):
    Mục thị điếm viết :
    " Chợ Lộc Dã ở phía nam hạ lưu Phước Long ( nay là sông Đồng Nai ) huyện Phước Chánh, nguyên xưa là cánh đồng nơi hươu nai ở, nên đặt tên ấy, hoặc gọi là Lộc Động , tục danh Đồng Nai cũng là ở chỗ này. Xét sáu tỉnh Gia Định mà thông xưng là Đồng Nai, vì khi đầu khai thác từ chỗ Đồng Nai trước hết, nên cứ chỗ gốc cũng gồm đủ chỗ ngọn".

    Ngoài ra tên Đồng Nai xuất hiện bằng chữ Quốc ngữ lần đầu tiên trong một báo cáo của giáo hội Thiên Chúa giáo về tình hình giáo dân ở Nam Bộ năm 1747. Sau đó địa danh Đồng Nai xuất hiện vừa bằng chữ Nôm, vừa bằng chữ Quốc ngữ trong cuốn từ điển An Nam- Latinh của Pigneau de Béhaine.
    Theo ý kiến của Đỗ Quyên và Lê Trung Hoa khi nhận định về Đồng Nai, đã nhắc tới Hang Nai, Nhà Nai, Hố Nai và Đồng Nai nhằm nhắc tới hình ảnh con Nai như là một thứ TOTEM xuất phát từ những người đi khai phá, vì mãi cuối thế kỉ XVIII khi các điền chủ, các quan Kinh lượt phụng mệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lượt mới có danh từ Lộc dã, Lộc động. Như vậy danh từ Đồng Nai đã có trước khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý đất Đồng Nai.
    Tổng hợp lại ta có thể phân định dịa danh Đồng Nai có ba xuất xứ:

    a. Tên một nước cổ đại. Vì vùng đấ Đồng Nai xưa ít nhiều nằm trong vùng ảnh hưởng của Phù Nam, vì nơi đây còn lưu lại nhiều di tích văn minh Óc Eo. Ngoài ra còn có Chân Lạp, Thuỷ Chân Lạp, Chămpa ra sức tranh giành ảnh hưởng nơi đây. Sách Việt sử Đàng Trong của Phan Khoang ( 1970) cũng viết:
    " Năm 1620, một cônh chúa Nguyễn lấy Chey Chetta II mở đầu cho phong trào di dân của người Việt. Năm 1628, Chey Chetta II chết, vùng đất này từ Prey Kor trở ra Bắc đã có nhiều dân đến ở" Song vẫn không tìm được tên gọi trước đó vùng đất Biên Hoà, Bà Rịa thời đó gọi là gì?
    b. Tên con sông theo cách gọi của ngườ Mạ
    c. Từ quan sát của đương thời, do những người khai hoang

    Nguyễn Minh Quân tổng hợp








    Được sửa chữa bởi - taysungbavang vào 09/04/2002 22:46

Chia sẻ trang này