1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Địa danh khảo cổ học Khánh Hòa

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi SuperThin, 12/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SuperThin

    SuperThin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2001
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    1
    Địa danh khảo cổ học Khánh Hòa

    BÍCH ĐẦM

    Là một làng chài nhỏ trên đảo Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, nằm ở mũi đất rộng chừng 1km liền với Hòn Lớn. Được phát hiện từ năm 1925 bởi H.Mansnuy với 2 chiếc cuốc đá có vai cỡ lớn. Năm 1991 khảo sát lại và khai quật năm 1993 với 3 hố rộng 86 mét vuông. Tầng văn hóa dày 50-60cm. Thu được 81 tiêu bản, gồm công cụ đá như : công cụ chặt bằng cội, rìu, bôn đá, chày nghiền, hòn ghè ; công cụ chặt bằng vỏ tridacna, công cụ nạo bằng vỏ ốc turbo ; mũi nhọn bằng xương ; mảnh khuôn đúc, lõi vũng ốc... và 8.000 mảnh gốm. Thuộc thời đại kim khí.

    BÌNH HƯNG

    Di chỉ nằm về phía tây nam đảo Bình Hưng, huyện Cam Ranh. Điều tra phát hiện năm 1988 ; tầng văn hóa dày từ 0,40-0,50m có nơi đến 0,80m. Hiện vật tìm thấy chủ ýâu là nhiều mảnh vỡ của đồ gốm như nồi gốm, xương gốm mỏng, màu xám hay đỏ nhạt. độ nung khá cao, thuộc gốm miệng loe, hoa văn chải văn hình bọ gậy, văn hình xương cá. Thuộc văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh.

    DỐC GẠO

    Đàn đá tại thị trấn Tô Hạp , huyệnKhánh Sơn, phát hiện năm 1981. Hai hố thám sát. Hố 1 hình vuông cạnh 6m. Hiện vật tìm được nhiều mảnh tước : 259 mảnh, ở độ âu 0,40m được 2 thanh đàn đá bị gãy chắp khớp thành 1 đàn mang ký hiệu 81ĐG : 1a ; 81 ĐG : 1b, dài 69,5cm, rộng 20cm, dày 8cm. Hố 2 cách hố 1 khoảng 150m, dài 12m, rộng 6m. Hiện vật gồm 72 tảng đá lớn nhỏ, 457 mảnh tước, 6 đoạn đàn đá gãy. Nhận định đỉnh núi Dốc Gạo có thể cùng niên đại với đàn đá đã được khai quật trong di chỉ khảo cổ học Bình Đa (Biên Hòa).

    ĐẢO BÌNH BA

    Di chỉ thuộc phường Cam Bình, thị xã cam Ranh. Phát hiện năm 1990 một ngôi mộ ở độ sâu 0,7m trong hố thám sát, củ nhân là một cá thể chưa trưởng thành, đầu quay về hướng Đông Nam, sọ bị vỡ, chỉ còn lại răng. Tùy táng là một số đồ bằng đất nung. chuỗi hạt bằng đá có khoan lỗ, khuyên tai làm bằng vành miệng ốc mài khá đẹp. Thuộc văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh.

    ĐẢO NAM YẾT

    Nằm trong quần đảo Trường Sa, huyện đảo Trường Sa, ở tọa độ 10 độ, 10 phút 15 giây vĩ độ Bắc và 114 độ, 22 phút khinh độ Đông. Năm 1993 khai quật diện tích hố 28 mét vuông ; tầng văn hóa dày từ 35-50cm, thu về 184 hiện vật chủ yếu là đồ sứ và sành. Qua nghiên cứu, các hiện vật có những nét tương đồng với những hiện vật tìm thấy ở di chỉ Thanh Hà (Huế). Chủ nhân là người Việt từng đến sinh sống ở đây từ thế kỷ XIV-XV.

    ĐẢO TRƯỜNG SA

    Trong quần đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, tọa độ 8 độ, 30 phút 50 giây vĩ độ Bắc và 111 độ, 55 phút kinh độ Đông, có tổng diện tích là 171 mét vuông. Khai quật 70 mét vuông năm 1993. Hiện vật tìm thấy là 331 mảnh đồ gốm đồ sành, đồ sứ ; qua nghiên cứu thì chủ nhân của hiện vật là cư dân Việt từng đến và sinh sống ở đây các thế kỷ XIV-XV.

    Nha Trang

    Trống đồng phát hiện ở phường Phước Hải, thành phố Nha Trang ngày 26-10-1983. Lưu giữ ở sở Văn hóa thông tin Khánh Hòa. Trống cao 43cm, đường kính mặt 52cm. Chính giữa là ngôi sao nội 10 cánh, xen giữa các cánh là hình lông công cách điệu. Từ trong ra ngoài có 8 vành hoa văn : vành 1 hình chữ S gãy khúc nối tiếp, vành 2, 7 là vòng tròn chấm giữa, vành 3, 6, 8 văn răng lược, vành 4 là những đường gấp khúc thành hình bình hành, vành 5 có những con chim mỏ, đuôi dài đang bay ngược chiều kim đồng hồ. Tang trống có 2 băng hoa văn, băng 1 là những vòng trò chấm giữa, băng 2 văn răng lược. Lưng có những cột hoa văn gạch chéo song song chia thành những ô chữ nhật, dưới lưng có 2 băng văn hình học- có đôi quai kép vặn thừng. Thuộc nhóm B, kiểu B2.

    XÓM CỒN

    Di chỉ tại Xóm Cồn, phường Cam Thịnh, thị xã Cam Ranh. Phát hiện năm 1977, đào thám sát và khai quật các năm 1979, 1980. Tuy bị phá hoại, có thể nhận ra 2 tầng văn hóa ở Xóm Cồn bị ngăn cách bởi 1 tầng đất vô sinh. Hiện vật thu được gồm có đồ đá : cuốc rìu đá hình thang, một số mảnh đá có vết mài và nguyên liệu đá để làm rìu ; đồ gốm thô cứng, làm bằng bàn xoay, hoa văn thừng, văn in vỏ sò...Xóm Cồn thuộc hậu kỳ đồ đá và thuộc văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh.


    SuperThin.

Chia sẻ trang này