1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Địa hình thời cổ đại ảnh hưởng thế nào đến các lập luận

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi victoxxp, 14/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. victoxxp

    victoxxp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Theo sách và lập luận thì đúng thế. Khổng minh muốn gặp bà Triệu thì Lưu bị phải thắng Lục Tốn trước đó. nhưng việc Mã Viện giao chiến với hai bà ở đâu.
    Em muốn hỏi yếu tố địa hình, địa lý đóng vai trò thế nào? Sách nói rằng hai bà đứng lên khởi nghĩa, các lộ khác là hưởng ứng theo. Như vậy tầm anh hưởng phải lớn hoặc vị trí phải ở vùng ảnh hưởng mạnh, trung tâm? một yếu tố nữa là người Hán cũng chỉ có thể tiến xuống từ từ chứ không thể đưa quá nhiều quân đi đồn trú xa xôi được, KM cũng vì lý do ấy mới nương tay cho MH.
  2. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế. Các cụ xưa không phục Mã Viện, nên mới lập luận Mã Viện thắng là nhờ chơi xấu. Hai Bà Trưng là chủ tướng, tất phải có nữ binh!
    Ngày nay ta biết chắc, Hai Bà Trưng thua là dễ hiểu, tâm phục khẩu phục Mã Viện nữa. Mã Viện đúng là tướng giỏi. Nghe đâu ở Việt Nam vẫn có đền thờ đấy, đền Bạch Mã gì đó.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 08/06/2007
  3. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Nói như bác CoDep, Mã Viện trước đó từ đất Thục vượt qua Vân Nam rồi mới đến Mê Linh, quận Giao Chỉ giao chiến với Hai Bà. Rồi tiến xuống Huế gặp bà bán nước ở đó, mua nước uống. Quân lính ở lại lập đền thờ Mã ở đây. Con cháu của bà lão bán nước ấy đời sau tiếp tục bán nước ở đó, gặp lúc Gia Cát nam chinh, vào lạy Mã Viện rồi mua nước uống.
    Hai Bà khởi nghĩa, ở quận Giao Chỉ là đương nhiên. Ở quận Giao Chỉ, có các huyện ấy bây giờ chỉ ở các vùng Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc người Hán cai trị mà thôi, quận trị là Luy Lâu (Bắc Ninh). Các vùng khác không được nhắc đến các huyện có người Hán đến. Phía nam là quận Cửu Chân, không thấy quân Hán bỏ chạy khi Hai Bà khởi nghĩa. Sử sách chỉ nói sơ sài thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định trốn chạy về quận Nam Hải. Ở quận Nhật Nam xa về phía nam nữa càng không dính dáng đến người Hán cai trị trước lúc Hai Bà khởi nghĩa (phải đến đời Hán Minh Đế sau thời Mã Viện mới có viên thái thú đầu tiên là Lí Thiện). Theo các truyền thuyết ở Việt Nam bây giờ chỉ có các vùng từ bắc Thanh Hoá trở ra Bắc là có các đạo nghĩa binh ra ủng hộ Hai Bà mà thôi. Ở Trung Quốc, quận Hợp Phố cũng hưởng ứng, chính nơi này bà Lê Chân lên chặn đánh Mã Viện rồi rút về. Khi trước đã nói, đường bộ thời ấy không như bây giờ, hành quân không thể nhanh được, vừa đi phải mở đường, hoặc là phải dùng thuyền theo đường sông, biển. Căn cứ vào cái vùng lầy Lãng Bạc, sau này có đầm Dạ Trạch, hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm và địa hình Bắc bộ Việt Nam bây giờ có thể là vùng phía đông đất đai không rộng như bây giờ mà là vùng thường bị ngập nước, con người không thể định cư được lâu dài, chứ đừng nói đến việc quân Hán hành quân bằng đường bộ.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bác nói chí phải. Một tướng tài mà dùng võ công , quân đội chính qui để thắng đàn bà ô hợp kể cũng chẳng vinh quang cho lắm.... Nhất là lại đối với 1 quân tử Tàu . Xem vở cải lương (có Thanh Nga đóng) tôi thấy Mã Viện giống như 1 mưu sĩ cao ngạo hơn là 1 vị tướng. Hơn nữa nếu dùng mưu thì ắt là tuyệt mật không để đối phương biết trước để chuẩn bị, nhất là chuẩn bị về mặt tâm lý.... Đa số mưu của Khổng Minh cũng nhằm đánh vào tâm lý đối phương 1 cách bất ngờ....
  5. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Mã Viện khi xuất chinh đáng bậc cha chú của Hai Bà, nhưng phải theo lệnh vua, sang quận Giao Chỉ là đánh dẹp, làm nhiệm vụ hơn là lập công danh (chỉ mỗi công ở Hoãn Thành, dẹp Ngôi Hiêu cũng là danh tướng, xứng danh với Phục Ba tướng quân rồi). Quân Hai Bà có phụ nữ, nhưng không phải là tất cả, đàn bà đánh đấm gì được. Trên chiến trường thắng thua chủ yếu là do tổ chức và cái tài làm tướng ở 2 bên. Rõ ràng quân Hai Bà tự động đánh trước và thua ở Lãng Bạc (trận này quyết định). Quân ô hợp từ các xứ lại, Hai Bà không thể đương được với Mã Viện. Các trận sau đó ở Mê Linh, Kim Khê đều thua trên sân nhà, đó là thua về sức mạnh quân sự và tổ chức. Cái tài thực sự của Mã Viện không dừng lại ở đó, mà là về chính trị xã hội kia, xoá bỏ chế độ lạc tướng, áp đặt cai trị ở cấp huyện, đắp thành trì, xoá văn hoá bản địa (tịch thu trống đồng...).
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Mã Viện lúc đó là là danh tướng bậc nhất của Hán, lại đã già nhưng vua Hán cũng phải vời ra đi đánh viễn chinh.
    Còn chuyện xoá bỏ chế độ lạc tướng thì hình như là lão Tô Định vâng lệnh triều đình mà làm kia, chính vì làm thế nên động chạm đến quyền lợi của 2 bà và Thi sách nên mới có vụ nổi dậy.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chính sách cai trị hà khắc, phân biệt chủng tộc của nhà Hán
    làm nhiều dân tộc muốn nổi dậy, đâu riêng chỉ dân Việt Nam?
    Sách sử tô vẽ Hai Bà oai chấn giang hồ cả miền nam Trung
    Hoa ngày nay còn có người tin sao?
    Mã Viện cuối đời bị người ghen ghét gièm pha, vu cho tội tham
    nhũng chỉ vì bỏ tiền mua mấy xe Ý dĩ chở từ VN về ăn cho bổ
    cái thân già xông pha trận mạc. Cây này bây giờ còn mọc hoang
    cạnh bờ suối các tỉnh Việtbắc.
  8. victoxxp

    victoxxp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Theo cụ thì ai mới thực sự là người dẫn đầu cái vụ nổi dậy đận ấy?
  9. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Các cụ đang dần xa chủ đề rồi.
    Đây là ảnh chụp từ vệ tinh đồng bằng sông Hồng.
    Vùng đồng bằng sông Hồng nằm ngay cạnh phía Nam của đường bắc chí tuyến, giữa vĩ độ 22°00'' và 21°30'' Bắc và kinh độ 105°30'' và 107°00'' Đông. Nó có hình dáng điển hình của một vùng châu thổ, với đáy là đường bờ biển kéo dài 130 km từ trung tâm mỏ than và cảng Thành phố Hạ Long ở phía Bắc, đến điểm cực Nam của tỉnh Ninh Bình ở phía Nam. Đỉnh của tam giác này thay đổi theo thời gian cùng với sự mở rộng của nó và hiện tượng mực nước biển rút xuống. Trần Quốc Vượng (1998)[1] cho rằng vào thời kỳ nhà nước Văn Lang, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng ở gần thành phố Việt Trì ngày nay. Đến thời kỳ nhà nước Âu Lạc (thế kỷ 3 TCN), đỉnh của tam giác đã lui xuống vùng Đông Anh (Hà Nội). Hiện nay, đỉnh của tam giác này ở Hưng Yên. Nếu vẫn coi đỉnh tam giác là ở Việt Trì, thì diện tích tổng cộng của đồng bằng sông Hồng khoảng 16.644 km².
    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_b%E1%BA%B1ng_s%C3%B4ng_H%E1%BB%93ng
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Tô Định áp luật Hán lên luật bản địa, chắc cũng đúng thế, lão Tô Định mới vừa vung tay thì bị Hai Bà Trưng nổi dậy chống lại. Mã Viện sau này vung một đòn quyết định mới xoá bỏ chế độ lạc tướng.

Chia sẻ trang này