1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Địa thế phong thủy Hà Nội: “Núi sông phục chầu” - ngunhacquan.com

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi tuanboi23, 22/09/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuanboi23

    tuanboi23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2018
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Ngũ nhạc quán
    Trong “Chiếu dời đô”, Lý Thái Tổ đã chỉ rõ địa thế và vai trò của kinh đô Thăng Long xưa (Hà Nội nay): “Địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng… Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

    “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”

    Phong thủylà hệ thống tri thức nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường tới đời sống con người. Phong thủy là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau hướng gió, hướng khí, mạch nước, địa hình…

    [​IMG]

    Xét trên phương diện khoa học, khi gạt bỏ những hình thức mê tín, chúng ta thấy thuật phong thủy giúp con người có hiểu biết hơn về môi trường tự nhiên và kiến tạo cho mình những điều kiện sống tốt nhất, hòa hợp với thiên nhiên, đem lại sự vui tươi, khỏe mạnh, hạnh phúc.

    Với ý nghĩa đó, hàng ngàn năm qua, phong thủy vẫn là một hiện tượng văn hóa xã hội gắn bó mật thiết với đời sống. Các kiến thức phong thủy được vận dụng trong nhiều hoạt động như sản xuất nông nghiệp, chọn đất, dựng nhà, lập đền chùa, xây dựng thôn xóm, thành thị.

    Đối với một đô thị, thì các yếu tố phong thủy càng cần được chú trọng. Bởi một đô thị được coi như cơ thể sống, cảnh quan là hình thể; với mật độ cao, nguồn năng lượng và tần số lớn của các hoạt động được coi như hệ thần kinh; mạng lưới giao thông là hệ tuần hoàn

    Có thể nói phong thủy chi phối toàn bộ đời sống nhân sinh, tác động lớn tới họa phúc, cát hung, thọ yểu, thịnh suy của một cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư và cao hơn là cả quốc gia, dân tộc. Người xưa đã đúc kết ngắn gọn bằng một câu: “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”.Vì vậy sự phát triển của đô thị đó luôn gắn bó với môi trường xung quanh; hàng ngày hàng giờ nó tạo ra những cái cũ và thu vào những cái mới.

    Địa thế phong thủy Hà Nội: “Núi sông phục chầu”

    Thuật phong thủy thường được áp dụng để chọn đất khi xây thành quách, lập đô thị. Trong đó, lựa chọn khu vực thích hợp để làm kinh đô luôn là vấn đề vô cùng quan trọng, nó liên quan đến sự thịnh vượng hay suy vong của thành phố trong tương lai, thậm chí liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của đất nước.

    Chính bởi vậy, các triều đình xưa đều dựa vào thuật phong thủy để tìm đất đóng đô. Khi tìm đất, trước hết phải tìm tổ sơn rồi dò long mạch theo thế đất mà tìm huyệt. Huyệt trường phải có tiền án hậu chẩm (được che phía trước, có chỗ dựa phía sau), tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ, phía trước có chỗ trũng nước tụ lại (Minh đường) và chỗ trũng phía sau (Não đường). Phía ngoài phải có bàng sa triều củng, đất được như thế mới là chỗ tụ khí tàng long, mới là chân huyệt.

    Theo thuật phong thủy thì Hà Nội có địa thế tuyệt đẹp, là nơi kết tụ được nhiều nguyên khí của địa hình sông núi ở xung quanh.

    Ta có thế thấy các dãy núi từ Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc nằm như muốn hướng về, các dòng sông lớn như sông Đà, sông Lô…đều có nhánh hòa vào sông Hồng tạo thành dòng chảy như dải lụa đào nằm vắt ngang thành phố. Đây chính là thế “núi sông chầu phục”.

    Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều vùng đất từng được chọn làm kinh đô. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Ông đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ, thể hiện sức vươn mới của quốc gia, “để trên cho cơ nghiệp to lớn được thịnh vượng, dưới cho nhân dân được giàu của, người đông”.

    Trong phong thủy, phương hướng rất được coi trọng bởi nó biểu tượng cho những sức mạnh khác nhau; có 4 hướng chính là Đông –Tây – Nam – Bắc.của mùa xuân. Hướng Tây thuộc mệnh Kim, biểu tượng của mùa thu, thể hiện cho sự thịnh vượng,Trong “Chiếu dời đô”, Lý Thái Tổ đã chỉ rõ địa thế và vai trò của kinh đô mới, “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam-Bắc-Đông-Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

    Hướng Đông là hướng mặt trời mọc, thể hiện cho sức sống, thuộc mệnh Mộc, biểu tượng giàu có, phúc đức. Hướng Nam thuộc mệnh Hỏa, biểu tượng cho mùa Hạ, sự ấm áp đầy nắng thể hiện dương lực mạnh mẽ, tốt lành. Hướng Bắc thuộc mệnh Thủy, lạnh giá, biểu tượng của mùa Đông, thể hiện phần âm.

    Kinh đô Thăng Long xưa được xây dựng theo thuật phong thủy cũng với 4 cửa chính quay 4 hướng, tên gọi các cửa đều có những hàm nghĩa sâu sắc.

    – Cửa hướng Đông có tên là Tường Phù nghĩa là điềm tốt lành, với ý luôn đón nhận sức sống, ánh sáng mặt trời từ phương Đông đến.

    – Cửa hướng Tây có tên là Quảng Phúc, nghĩa là phúc lớn trải rộng, đem lại phồn thịnh, đồng thời cũng là đón “phúc đẳng hà sa” của Phật từ phương Tây về.

    – Cửa hướng Nam có tên là Đại Hưng, nghĩa là hưng thịnh lớn, tốt đẹp, bền vững dài lâu.

    – Cửa hướng Bắc có tên là Diệu Đức, nghĩa là đức sáng ngời, xua đi sự giá lạnh của phương Bắc, nó cũng có hàm ý làm tiêu tan mưu đồ đen tối của thế lực ngoại xâm đất bắc.

    [​IMG]

    Như vậy chúng ta có thế thấy phong thủy được áp dụng không chỉ ở cái lớn mà còn ở cái nhỏ, không chỉ trên cái chung mà còn cả cái riêng với sự tương quan mật thiết, cảm ứng lẫn nhau.

    Chú ý quy hoạch theo phong thủy – Nên chăng?

    Do đó trong quy hoạch phát triển thành phố, những nhà chiến lược nên chăng chú ý đến các kiến thức phong thủy khoa học để đề xuất quy hoạch, tạo điều kiện cảnh quan tốt có tính thống nhất với địa thế Hà Nội.

    Ví dụ khi quy hoạch về hướng Tây, đây là hướng thuộc Kim có tương quan với nước, mà nước lại tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng, sự dồi dào. Vì thế ở phía Tây ngoài các công trình kiến trúc, khu dân cư, cần đào vét một số ao hồ lớn…

    Ngoài ra trong quy hoạch Hà Nội, cần hạn chế những hành động có tác động xấu về mặt phong thủy như tình trạng san lấp hoặc làm thu hẹp một số ao hồ hiện nay, xét về phong thủy là không tốt bởi theo nguyên tắc “tụ thủy là tụ nhân”.

    Tóm lại, việc vận dụng phong thủy vào quy hoạch và xây dựng Hà Nội là việc làm rất cần thiết vì hình thức kiến trúc có ảnh hưởng đến tầng bức xạ của không gian văn hóa, đem lại những đặc tính riêng đại biểu cho sự phát triển của một quốc gia.Còn về mặt khoa học, hồ nước cùng cây xanh quanh nó không chỉ giúp điều hòa không khí, hạn chế ô nhiễm, làm sạch môi trường mà còn tạo cho người cảm giác thư thái, dễ chịu.

    Do đó cần có các cá nhân, tổ chức am hiểu phong thủy tham gia đóng góp vào chiến lược phát triển thủ đô, để Hà Nội có được quy mô và tầm vóc mới tương xứng với sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước đang trên thế “Rồng bay”.

Chia sẻ trang này