1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dịch giả bạn thích đọc là ai?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi silver_place, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    Có ai nhớ đến nhóm dịch giả này không ạ:
    Huỳnh Lý
    Vũ Đình Liên
    Lê Trí Viễn
    Đỗ Đức Hiếu
  2. conbo2

    conbo2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Thế mà có người đánh giá cuốn này dịch như "phìu" :))
    Nhóm dịch giả bạn vừa đề cập ở trên hồi xưa chuyên dịch văn học Pháp, ví như Những người khốn khổ, có tên hẳn hoi mà mình quên mất (hình như là Lê Quý Đôn?)
    Hồi bé ấn tượng với ngụ ngôn La Fontaine do Huỳnh Lý dịch.
    Bác Huỳnh Lý cùng bác Tuấn Đô (Đoàn Phú Tứ) được Nhị Linh Cao Việt Dũng đánh giá trong blog là 2 dịch giả dịch Pháp văn đỉnh nhất Việt Nam từ trước tới nay.
    Được conbo2 sửa chữa / chuyển vào 13:18 ngày 23/07/2008
  3. totet_143

    totet_143 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Tớ định mua 2 cuốn "Thằng gù nhà thờ đức bà Paris" và "Hồng Lâu mộng" và chưa biết là nên mua sách do ai dịch thì hay? Như "Thằng gù..." thì mới thấy quyển do Nhị Ca dịch, ko biết các bạn hay đọc bản dịch của ai?
    Bạn nào có kinh nghiệm thì share với mọi người về tác phẩm văn học nước ngoài cùng người dịch luôn nhé.
    Hôm trước, tớ mua "Papillon-Người tù khổ sai" do Dương Linh- Nguyễn Đức Mưu dịch. Nhưng lúc lên trên đây lại thấy có bạn bảo bản dịch của Cao Xuân Hạo mới hay
    Được totet_143 sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 03/08/2008
  4. haveateabreak

    haveateabreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Lê Hồng Sâm dịch văn học Pháp giản dị, súc tích, mấy truyện của Mopatxang tớ thích.
    Cao Việt Dũng dịch Milan Kundera tuyệt hay.
    @ all: Nhà sách Đông Tây đang clear stock, có rất nhiều tác phẩm dịch của các dịch giả có trong topic này trong 1 tuyển tập 6 cuốn " Các tác phẩm dịch Đông Tây". Điểm qua mục lục thấy có mặt đầy đủ các dịch giả có tiếng từ trước tới nay, với các truyện ngắn của các tên tuổi lớn. 10k/ cuốn, tớ tha về 1 chồng, vừa giúp nhà sách Đông tây yêu quý nhanh chóng clear stock, vừa có dịp đọc các tác giả, dịch giả trên theo cùng 1 trường so sánh là truyện ngắn.
    Cheer all!
  5. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người dịch Terres de hommmes. Nhưng tớ chỉ thích bản dịch của Nguyễn Thành Long, bản dịch có tên "Quê xứ con người". Chỉ cần một cuốn, một cuốn ấy thôi, đủ để tớ nói mình thích dịch giả này.
    Tớ thích Châu Diên dịch Bay đêm, và Cao Xuân Hạo dịch Khải hoàn môn.
  6. Oliver_Reis

    Oliver_Reis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Mình chỉ biết đến Lý Lan qua bản dịch Harry Potter. Hồi đầu đọc mình không hứng thú lắm vì ngôn ngữ dịch mang chất giọng miền Nam. Trừ khi nhà văn dùng từ địa phương có chủ đích do bối cảnh của truyện, mình không ủng hộ sử dụng cách hành văn, lối nói địa phương trong văn học dịch, có lẽ vì đã quen đọc các tác phẩm cổ điển. Nhưng các bạn miền Nam lại thấy quen thuộc và thấy thích. Với suy nghĩ là một nửa bạn đọc Việt Nam chấp nhận được thì mình cũng nên bỏ tư tưởng phân biệt vùng miền cổ hủ kia đi, nên dần dần mình cũng không còn coi nặng chuyện giọng văn nữa. Nhưng đến lúc đó thì mình lại được tiếp cận với bản gốc và phát hiện thấy một số lỗi sai trong bản dịch của Lý Lan. Không nhiều lắm nhưng là những lỗi đơn giản mà một dịch giả tốt lẽ ra có thể tránh được. Truyện HP đâu có khó đọc lắm về mặt ngôn ngữ. Đến tập 6, tập cuối, mình đọc thẳng bản gốc luôn nhưng nghe nói có rất nhiều lời phàn nàn về những hạt sạn trong bản dịch này, hình như vì dịch giả chịu áp lực phải hoàn thành nhanh theo tiến độ xuất bản. Từ đó, chút hảo cảm của mình với LL cũng bay biến. Lý Lan có thể dịch truyền cảm, lưu loát nhưng chưa chắc đã dịch đúng - một yếu tố tối cần thiết trong nghề nghiệp.
    Quên mất, có hai dịch giả dùng giọng văn đặc sệt miền Nam nhưng mình không những không thấy phản cảm, lại thấy thích. Đó là dịch giả Nguyễn Hiến Lê và Ngọc Thứ Lang. Chỉ riêng những quyển tiếng Anh như Đắc nhân tâm hay Quẳng gánh lo đi và vui sống, Nguyễn Hiến Lê dịch quá nuột đến mức không còn thấy bóng dáng ngôn ngữ gốc đâu nữa, nghe cứ như những lời rủ rỉ thân tình của bậc cao niên với con cháu vậy. Còn với Ngọc Thứ Lang, phong cách tưng tửng, tài tử của văn ông có lẽ hợp với tính chất giang hồ của truyện Bố Già.
    Được oliver_reis sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 07/08/2008
  7. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Uh. Tớ cũng đồng quan điểm với bạn. Tớ không thích một tác phẩm văn học mà lại được viết theo giọng văn địa phương, trừ khi họ viết về vùng đất ấy.
  8. alone_rock

    alone_rock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Bài viết:
    627
    Đã được thích:
    5
    Vũ Đình Liên
    Lê Trí Viên
    luôn là lựa chọn của mình
    Còn về dịch giả Trang Hạ
    mọi người nghĩ sao ?
  9. aliosha1970

    aliosha1970 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    636
    Đã được thích:
    0
    va?ng 1: chuâ?n. Đọc HP bă?ng nguyên ba?n tiếng Anh thú vị hơn rất nhiê?u. Em cufng đô?ng ý với bác vê? vê? việc không nên sư? dụng phương ngưf khi đưa va?o dịch thuật. Nó gây pha?n ca?m va? méo mó tác phâ?m. Ma? thật ra trong SG có rất nhiê?u dịch gia? gio?i va? hay, không hiê?u sao một nha? xuất ba?n lớn như NXB Tre? lại thuê LL dịch truyện. Ba? na?y viết truyện cufng cực chán.
    va?ng 2: Nguyêfn Hiến Lê la? ngươ?i miến Bắc, bác ah
    Được aliosha1970 sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 04/09/2008
  10. petal_tl

    petal_tl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Tôi là một con mọt sách từ bé, có thể đọc sách không cần ăn, không cần ngủ, và không cần...đi toilet, yêu sách hơn yêu giai, thích đọc sách hơn đi tắm. :)
    ...Và lẽ tự nhiên là con đường đi của ta bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những thích ta thích. Duyên nợ với sách vở đã khiến tôi trở thành người dịch và hiệu đính một số sách như một nghề tay trái. Gần đây tôi có chuyển hướng sang dịch văn học, đầu tiên và trước hết mong nó đem lại những niềm vui nho nhỏ cho chính bản thân mình trong một giai đoạn nhiều thăng trầm của cuộc đời. Chính thế nên giữa một loạt những đầu sách có thể chọn (hì, có một số giới hạn vì một số cuốn đã được dịch mất rồi), thay vì chọn những cuốn cao siêu nặng nề của những tác giả viết cho người lớn, tôi đã chọn một số cuốn dành cho tuổi thanh thiếu niên, những người lớn của tương lai.
    "Quần jeans may mắn" và "Mùa hè thứ hai của quần jeans may mắn" là 2 trong số đó.
    Có lẽ sau này tôi sẽ chọn những truyện thiếu nhi, truyện trẻ con như của Rudyard Kypling bởi vì càng ngày càng nhận thấy hình như trẻ con giỏi hơn người lớn chúng ta nhiều...
    Niềm vui của việc cầm, ngắm và ngửi mùi thơm mực mới của một cuốn sách còn tăng lên gấp bội phần khi ta thấy ta góp phần tạo nên nội dung của nó. Đây không phải là lần đầu tôi có được niềm vui ấy, nhưng lần này, với những cuốn sách văn học dịch đầu tay này, niềm vui ấy có gì đó khác hơn. Có ai đó đã nói "Văn là người", hy vọng đọc sách dịch của tôi bạn ít nhiều cũng biết tôi. Biết đâu được đấy, rồi có ngày ai đó khi được hỏi "Dịch giả bạn thích đọc là ai?", tên tôi sẽ được nhớ và nhắc đến thì sao. :)
    Dù không chọn văn học hay sách vở làm sự nghiệp của mình, tôi cũng mong việc dịch hay hiệu đính sách sẽ đem lại cho tôi không chỉ những niềm vui của việc biết thêm những tri thức mới, có được cái nhìn vượt xa hơn những gì hiện diện của cuộc sống hàng ngày và cái nôi văn hóa của mình, mà còn là cơ hội biến những niềm vui nho nhỏ của tôi khi dịch và hiệu đính thành những niềm vui nho nhỏ của đôc giả khi đọc nữa.
    Tự dưng lại dông dài hết sức. Thật là ngẫu hứng ngựa ô. :)
    Vài dòng trở lại cho đúng chủ đề:
    Tôi thích dịch giả Lê Hồng Sâm của "Balzac và cô thợ may Trung Hoa", dịch giả cuồn "Cô gái đánh cờ vây", Dương Tường, Thúy Toàn, Lê Trí Viễn, Cao Xuân Hạo, dịch giả "Đàn hương hình" - tự dưng quên mất tên - dịch rất có hồn và có sắc thái riêng..., Trịnh Lữ là một cái tên nổi bật gần đây nhưng tôi chưa ấn tượng. Cao Việt Dũng thì chưa đọc cuốn nào nên chưa biết thích hay không.
    Phải nói là những dịch giả của thời xưa, với sách đen chữ xấu thật sự là những bậc thầy trong việc chuyển ngữ.

Chia sẻ trang này