1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dịch giả bạn thích đọc là ai?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi silver_place, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Bạn giải thích cũng rất hay và rất có lý. Tuy nhiên có thể quan điểm đọc sách của tôi khác của bạn.
    Sách dịch (trừ những gì thuộc về đặc trưng của văn hóa vùng miền), tôi rất ghét sử dụng phương ngôn vào lối viết. Ví dụ Nguyễn Hiến Lê. Thực sự đọc sách dịch của Nguyễn Hiến Lê tôi rất thích bởi vì ngôn ngữ rất chau chuốt và không sử dụng phương ngôn trong sách dịch.
    Bạn nghĩ sao khi Bùi Giáng dịch từ "nàng" hay "em" thành "nường"... và lung tung phèng lên, lúc "nường", lúc "nàng". Dùng từ ngữ lộn xộn. Đại từ nhân xưng chỉ có 2 nhân vật thôi mà lúc thì ông, lúc thì chú, lúc thì bác, lúc thì tôi, lúc thì cậu. Một tác phẩm mà ngôn ngữ không đồng nhất, không xuyên suốt tôi chỉ muốn đưa vào sọt rác.
    Hay cái này thuộc lỗi biên tập?
    Đúng. Cái cảm giác ung dung tự tại khi đọc sách của Bùi Giáng là có. Tuy nhiên không chấp nhận được việc, một ý rất đơn giản mà ông đưa các thành ngữ Hán-Việt rất hoa mỹ vào. Và hoa mỹ quá nên nó trở thành sáo rỗng. (Thật xin lỗi vì tôi không có cuốn sách đó ở đây để trích dẫn lên, vì tất cả những thứ đó tôi đều đánh dấu vào khi đọc).
    Nói tóm lại. Với tôi tiếng phổ thông là "Đàn bà" thì không thể đưa vào sách dịch là "Đờn bà" trừ khi nó viết về chính nền văn hóa ấy, bằng ngôn ngữ ấy. Ví dụ như Nguyễn Ngọc Tư hay Sơn Nam viết về miền Tây Nam Bộ.
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 11:02 ngày 15/05/2009
  2. AntiKitsch

    AntiKitsch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    1) Về cái gọi là tính vùng miền mình đã có giải thích ở trên. Bạn thử đọc bản dịch Harry Porter của Lý Lan thì biết.Rất khó "quen" với người miền Bắc. Nhưng đó là văn phong của nhà văn chứ không phải là tính vùng miền. Chắc bạn nghĩ Tiếng Việt ở Hà Nội hay Nghệ An mới là tiếng Việt "phổ thông" , còn tiếng vùng khác là địa phương?

    Vậy thì nói cho bạn hay là thời mà Bùi Giáng và các giới văn sĩ Miền Nam dùng tiếng địa phương đó để viết và dịch các tác phẩm khắp nơi trên thế giới mà bậy giờ bạn mới có cơ hội được tiếp xúc thì người Miền Bắc chỉ biết mỗi Văn Học và Văn Hoá CCCP mà thôi.
    Bạn có quyền thích hay không thích cách dịch của Bùi Giáng nhưng chắc chắn bạn không thể gọi đó là tính vùng miền được.
    2) Tôi thì Không đánh giá cao NHL. Ông này ngoại trừ các loại" đắc nhân tâm" thì tôi không ( muốn) có dịp đọc. Còn một số sách "Tàu" ông này dịch không "sâu" bằng các bản dịch của các dịch giả khác.
    3) Vấn đề đại từ nhân xưng & xưng hô trong Tiếng Việt có những đặc trưng riêng và còn nhiều bàn cãi nhưng cơ bản rất khác biệt với "Tây" và ngay cả Tàu. Dùng chữ "nàng" hay "nường" "chú", "chàng" " tôi" "cậu" đều có nghĩa lý và căn nguyên của nó. Bùi Giáng dùng những từ này khi viết và dịch đều có nghĩa riêng.
    Có thể đôi lúc ông lầm lẫn nhưng tôi nghĩ nó nằm ở đâu đó trong các tác phẩm và bản dịch dài tràng giang đại hải còn riếng với Hoàng tử bé thì không. Ban biên tập giữ nguyên là tôn trọng dịch giả chứ không phải là lỗi.
    4) Bạn đọc sách đến lúc nào đó cũng nên có một cuốn từ điển Tiếng Việt. Lúc đó bạn sẽ hiểu Hán-Việt thực ra cũng chỉ là Tiếng Việt và không hề xa lạ. Còn nói Hán Việt là hoa mỹ thì đó chỉ là tư tưởng.
    Tóm lại thì "đờn bà" phổ thông ngang với "đàn bà "
    cũng như
    cây đờn và cây đàn
    nhơn quả và nhân quả
    nhơn nghĩa và nhân nghĩa.
    ....
    Đừng chìm đắm trong tư tưởng... càng xa càng xa.
  3. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3

    Đang định lên để quote lại ý này của bạn nhưng đọc bài viết trên của bạn thì tôi nghĩ là không cần thiết nữa.
    Bạn có quan điểm riêng của bạn. Tôi đã đọc Hoàng Tử Bé từ rất lâu chứ không phải bây giờ. Đúng như bạn nói. Đọc Harry do Lý Lan dịch tôi không hề thích văn phong đó chút nào. Tôi cũng có quan điểm của tôi mà.
  4. vxyNNS

    vxyNNS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    1
    Chán quá, có chuyện vui thế này mà giờ mình mới vào được đây.
    1. Về việc sử dụng từ ngữ, yêu cầu dùng tiếng chuẩn quốc gia là cần thiết, trừ trường hợp tác giả cố tình. Chính vì lý do này mà tớ không thích Lý Lan dịch Harry Porter.
    2. Về Bùi Giáng, cần xem xét 2 khía cạnh:
    - Bản thân Bùi Giáng vốn là một nhà thơ, nên việc ông sử dụng từ ngữ đôi khi khá quái đản. Tuy vậy, tớ vẩn thích cái quái đản của cụ Việc dùng nhiều từ hoa mỹ có thể xem là một đặc điểm của văn học miền Nam trước 75. Đọc sách của giai đoạn này sẽ thấy rất rõ.
    - Về lịch sử, miền Nam trước 75 được coi như một quốc gia độc lập, tiếng Sài Gòn chính là tiếng chuẩn quốc gia. Do đó việc Bùi Giáng dùng các từ ngữ mang tính đặc thù của miền Nam là dễ hiểu.
    3. Về bản dịch, thú thực là tớ đã đọc 2 bản dịch silver nêu. Cá nhân tớ thích Bùi Giáng hơn, bản dịch của ông đậm chất thơ hơn bản dịch kia.
    4. Nói thêm một chút về Nguyễn Hiến Lê. Đây cũng là một học giả tớ rất thích. Các tác phẩm của ông viết bằng thứ văn trong sáng, nhẹ nhàng, ít cầu kỳ. Tuy vậy, công bằng mà nói thì các sách dịch của ông chỉ dừng ở mức trung bình chứ không xem là tốt được, trừ một số cuốn như Đắc nhân tâm. Nhưng bản thân Đắc nhân tâm cũng có thể xem là một phóng tác chứ không phải đơn thuẩn là dịch nữa.
  5. Oliver_Reis

    Oliver_Reis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Điểm này thì tôi không đồng ý với bạn rồi. Ngôn ngữ nào cũng có cách phát âm chuẩn, chính tả chuẩn của nó. Tôi nghĩ nếu bạn học chính tả trong trường, bạn sẽ được dạy viết là "nhân nghĩa" chứ không phải "nhơn nghĩa". Có thể trước năm 75, quy tắc chính tả ở miền Nam có khác. Cái đó tôi không rõ, xin được biết thêm.
    Những từ như "đờn bà", "hảo hớn", "nhơn nghĩa", bạn có thể bảo rằng nó phổ biến, tôi không phản đối. Có thể nó được chấp nhận và phổ biến rộng hơn một số từ khác, nhưng bản chất vẫn là ghi lại cách phát âm địa phương vào trong tiếng Việt. Nếu người nào, địa phương nào cũng đòi ghi lại cách phát âm của mình như thế, thì tiếng Việt loạn ngay.
    Người Hải Dương (hay Nam Định? sorry ko nhớ rõ) sẽ viết "iem yêu anh" thay vì "em yêu anh."
    Người miền Nam sẽ thay toàn bộ từ có dấu hỏi thành dấu ngã.
    Người miền Bắc sẽ thay toàn bộ âm "r" thành "d", "tr" thành "ch".
    Khi bạn nói, viết trong diễn đàn, bạn sáng tác truyện ngắn của riêng bạn, bạn có thể nói viết kiểu gì cũng được, miễn là người ta hiểu và chấp nhận thì thôi. Vì những cái đó mang tính cá nhân. Nhưng những trường hợp sau thì tôi thấy cần đưa về ngôn ngữ chuẩn: 1) văn bản có tính chất public, hoặc chính thức, trang trọng, 2) tài liệu khoa học, và 3) chuyển ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bao gồm văn học dịch.
    Đúng là hiện nay trong văn học dịch, không có quy định nào bắt buộc dịch giả không được đưa phương ngữ vào cả. Nhưng gần như đã thành một quy tắc bất thành văn, một văn bản mà để đưa ra đại chúng thì cần hạn chế lối nói vùng miền càng nhiều càng tốt, trừ khi bạn chỉ định phục vụ một cộng đồng nhỏ. Dĩ nhiên cũng có ngoại lệ. Ví dụ trong nguyên tác có những đoạn đối thoại rất bình dân, và dịch giả muốn chuyển tải nét bình dân đó vào trong bản dịch. Một dịch giả gốc Bắc có thể lựa chọn lối nói của nông thôn miền Bắc ("bác giai, cu, Hĩm...), dịch giả miền Nam sẽ nói theo lối miền Nam, thậm chí có thể chơi hẳn "chi mô răng rứa" nếu nguyên tác cũng dùng những phương ngữ đặc biệt. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng.
    Được oliver_reis sửa chữa / chuyển vào 05:40 ngày 17/05/2009
  6. khongnghekhongthay

    khongnghekhongthay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Kim Ân và Mộng Quỳnh dịch Pauxtõpki. Sau này mới biết Kim An là Vũ Thư Hiên
    Phan Kế Bính (?) dịch Hồng Lâu Mộng.
    Đội các ông già dịch Victor Hugo. Tuyệt vời!
    Đội các bác Hạo Hùng dịch Aitmatov.
    Bác Tường dịch Bức thư của người đàn bà không quen.
  7. Oliver_Reis

    Oliver_Reis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho mình hỏi một câu ngoài lề. Ở ta hiện tượng đạo văn, đạo nhạc có rất nhiều, vậy không biết chuyện "đạo bản dịch" có phổ biến không nhỉ? Căn bản mình đọc lại quyển "Ông già Khottabit" theo link này (http://thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=4650) thì thấy bảo dịch giả trong ấn bản năm 2005 có khả năng là "cầm nhầm" bản dịch của dịch giả Minh Đăng Khánh trước đó. Trong một trường hợp khác, mình thấy có một bản lược dịch của truyện Không gia đình (được đăng trên hầu hết các website văn học) ghi tác giả là Huỳnh Lý, nhưng rõ ràng ông Huỳnh Lý là người dịch của bản dịch cũ, đầy đủ cách đó hơn chục năm cơ. Chẳng hiểu sao lại có cảnh treo đầu dê bán thịt chó như thế.
  8. star4v

    star4v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    về văn xuôi, kết nhất PHAN KẾ BÍNH với tác phẩm Tam Quốc
    về thơ, kết nhất TẢN ĐÀ
  9. AshesofTime

    AshesofTime Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    Bùi Giáng đứng đầu với hàng loạt những Ngộ Nhận, Cõi Người Ta, Trường học đờn bà, Hoàng tử bé.... nói chung tôi thích tất cả các cuốn do ông dịch mà tôi đã được đọc. Tôi không có khả năng kiểm chứng việc ông phóng dịch như bác gì ở trên đã nói, nhưng dù có thế thật thì tôi vẫn thấy mọi thứ ông ấy viết thật tuyệt vời.
  10. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    mình thì rất ưng Trịnh Lữ
    rất ấn tượng cuốn"trần trụi với văn chuơng" Paul Auster Trịnh Lữ dịch

Chia sẻ trang này