1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dịch giả bạn thích đọc là ai?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi silver_place, 05/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conbo2

    conbo2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Copy lại một bài trả lời của Đoàn Tử Huyến, có đề cập đến một số dịch giả văn học Nga mà chắc các bạn đã từng đọc.
    Dịch giả Đoàn Tử Huyến
    Nước Nga mà chúng ta mắc nợ...
    Chúng tôi ngồi trong một quán bia hơi trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Khách uống bia chung quanh có lẽ chẳng ai biết người đàn ông có dáng người khổ khổ, mái tóc gần như trắng (anh khoe "tóc tớ bạc từ năm 17"), giọng xứ Nghệ nặng trịch ấy... lại chính là dịch giả đã từng chuyển ngữ hàng chục tác phẩm của các nhà văn Nga đến với bạn đọc VN. Tôi nghiệm thấy hầu như tất cả dân học Nga về đều cứ như mê đắm mỗi khi nói tới nước Nga. Đoàn Tử Huyến cũng vậy. Chỉ khi yêu thật sự thì người ta mới phải trăn trở, dằn vặt và luôn cảm thấy mình... mắc nợ.
    Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ "Nghệ nhân và Margarita" của Bulgacov, một trong những tác phẩm dịch được coi là thành công nhất của Đoàn Tử Huyến, cuốn sách đã mang lại cho anh Giải thưởng Văn học dịch Hội Nhà văn VN cách đây tròn 10 năm. Anh kể:
    - Năm 1987, tôi phải nằm viện rất dài. Đang chán thì anh bạn Thái Bá Tân vào mang cho một quyển "Nghệ nhân và Margarita" bằng tiếng Nga. Nghe tiếng "Nghệ nhân..." đã lâu rồi, tôi vội vồ lấy. Thế là 2 năm nằm bệnh viện của tôi trở nên có ý nghĩa. "Nghệ nhân và Margarita" là một trong những cuốn tiểu thuyết Nga có số phận gian truân, long đong nhất. Nó được viết suốt 12 năm, từ 1928 cho tới 1940. Nhiều trang sách đã ra đời khi tác giả mắt đã loà và đang nằm trên giường bệnh. Bulgacov mất năm 1940. Mãi đến những năm 1967 - 1968 tác phẩm mới được công bố lần đầu trên tạp chí Mátxcơva của K.Simonov, nhưng bị cắt xén rất nhiều. Nhiều người Nga những năm đó đã tìm chép tay, đánh máy lại "Nghệ nhân..." để đọc. Năm 1973, lần đầu tiên nó được xuất bản đầy đủ bằng tiếng Nga và ngay lập tức được dịch và tái bản đi tái bản lại ở hàng chục nước, được dựng thành phim, thành kịch. Dịch "Nghệ nhân và Margarita" rất hóc. Trong Bulgacov có 3 luồng tư duy hiện thực - trào phúng- không tưởng, chúng độc lập nhưng hoà quyện với nhau. Câu chuyện vừa diễn ra ở nước Nga những năm hai mươi của thế kỷ này, thoắt cái lại về Jerusalem thời đầu Công nguyên. Không khí truyện vừa hiện đại lại vừa cổ xưa. Tôi phải tìm đọc thêm rất nhiều sách. Dịch mê mải, quên ăn quên ngủ... Hai năm thì xong.
    Dịch giả Đoàn Tử Huyến.
    Sau "Nghệ nhân và Margarita", anh còn dịch của Bulgacov "Quả trứng định mệnh" và "Trái tim chó". Bulgacov - "con sói văn học duy nhất trên văn đàn Nga" - có phải là tác giả mà anh yêu thích nhất?
    - Tôi đặc biệt yêu Kuprin, với những thiên truyện nhẹ nhàng, vừa phải, kiểu "Chiếc vòng thạch lựu", "Sulamif"... Tôi chẳng bao giờ quên được Trivilikhin với "Đường ray bạc" viết về những nhà địa chất. Đó là cuốn sách dịch đầu tiên của tôi, lúc đó đang làm ở Nhà xuất bản Lao Động. Dịch giả như chúng tôi thời đó phải xếp hàng 2 năm mới được dịch một quyển. Nhưng nếu được in thì nhuận bút cũng đủ nuôi vợ con cả năm. Tôi cũng yêu Tendriacov, với "Nguyệt thực", "Đêm sau lễ ra trường", "60 ngọn nến"... vừa sang trọng vừa tân kỳ. Năm 1989 sang Liên Xô tôi đã đi tìm Tendriacov nhưng tiếc là ông vừa mất cách đó vài tháng. Trong đời, chưa bao giờ tôi được gặp một nhà văn Nga mà mình đã dịch.
    Đã có một thời văn học Nga là dòng văn học nước ngoài được giới thiệu nhiều nhất ở VN, sách Nga in đậm dấu ấn trong cả một thế hệ người Việt. Nhưng nay thì khác xa rồi. Trên thị trường sách hôm nay ê hề các món, sách Nga chỉ còn chiếm một vị trí cực kỳ khiêm tốn. Trung tâm Ngôn ngữ và văn hoá Đông Tây của các anh mấy năm gần đây cũng có làm một số sách Nga. Chủ trương đó nhằm đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, hay chỉ đơn giản vì các anh yêu nước Nga, muốn tri ân nước Nga?
    - Sau một thời gian dài đầu những năm 90 hoàn toàn vắng bóng, nay có một ghi nhận là văn học Nga đang trở lại, nhưng chủ yếu mới chỉ là tái bản. Trung tâm Đông Tây chúng tôi cũng có tổ chức tập hợp in lại một số như 5 tập tuyển tập Pushkin, 3 tập Tchekhov, 3 tập Dotstoievski (dự định có tất cả 6 tập), 3 tập Gorki... Nhiều nhà văn khác như Aitmatov, Bondarev... cũng được in lại. Không biết các nơi khác thế nào, còn chúng tôi làm sách Nga có 2 lý do. Thứ nhất, bởi bản thân nó là một nền văn học lớn, cần giới thiệu với bạn đọc VN, đặc biệt là những bạn trẻ. Thứ hai nữa ngay chúng tôi - những người làm sách - cũng đã quá "quen" với văn học Nga mất rồi. Nhiều dịch giả hợp tác với chúng tôi hiệu đính, biên tập sách mà không nhận thù lao, làm như để trả nghĩa. Nhìn chung những sách này vẫn có một lượng độc giả nhất định, tất nhiên không thể bán chạy như Sidney Seldon, Quỳnh Dao, Kim Dung... Nhưng tôi đã nói rồi, phần lớn chỉ là sách tái bản. Dịch mới rất ít. Chỉ có 5,7 quyển của Marinhina - "Nữ hoàng trinh thám Nga" và lẻ tẻ một vài truyện ngắn, truyện vừa trên một số tờ báo, tạp chí... Đặc biệt, văn học Nga hiện đại hoàn toàn vắng bóng. Hầu như chúng ta không biết văn học Nga hiện nay đang có những trào lưu gì? Người dân Nga, nhà văn Nga đang sống thế nào, viết ra sao? Thông tin về nước Nga hiện nay có được qua một số bạn bè, qua Internet... là quá ít ỏi. Tìm được những tác phẩm giá trị để dịch thật khó. Mà cũng chẳng có người dịch nữa...
    Vậy đội ngũ hùng hậu những người dịch tiếng Nga trước kia của nước ta, nay họ đâu cả rồi? Họ có bị thất nghiệp không?
    - Chẳng ai thất nghiệp cả, nhưng còn buồn hơn là thất nghiệp. Phạm Mạnh Hùng (người dịch hầu hết các Giải thưởng văn học Lênin trong đó có Aitmatov) đã già yếu, ốm mấy năm nay. Phan Hồng Giang (dịch Tchekhov, Gamzatov, Bunhin...) chuyển sang công tác quản lý. Thuý Toàn "Anh yêu em đến nay chừng có thể" làm Giám đốc Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Đông Tây, cũng không còn dịch nhiều nữa. Bằng Việt nghe đâu đang quay trở lại dịch Onga Bergon nhưng lâu lắm rồi, vẫn chưa thấy giới thiệu. Và rất nhiều dịch giả văn học Nga phải sống bằng... ngôn ngữ khác. Vũ Thế Khôi tài hoa trong "Liễu chẳng khóc buồn" nay chuyển sang dạy, dịch và khảo cứu tiếng Hán nhiều hơn. Thái Bá Tân xưa dịch nhiều thơ nay chỉ còn làm thơ và dạy tiếng Anh. Đỗ Hồng Chung đã mất. Hoàng Hữu Phê một thời "Thao thức" nay đi làm kinh tế. Lê Khánh Trường - người nổi tiếng về dịch nhiều, dịch nhanh (với Bác sĩ Zivago, Và một ngày dài hơn thế kỷ, Đoạn đầu đài)... nay chuyển sang dịch tiếng Hán. Anh em Vũ Đình Phòng, Vũ Đình Bình hầu như cũng không còn dịch nữa. Những bạn trẻ hơn chỉ có lẻ tẻ một vài người, mà cũng không chuyên tâm, không chuyên nghiệp. Nhìn lại, sau lưng là cả một khoảng trống đáng sợ...
    Bản thân anh vừa rồi cũng dịch Dino Buzati, tuy từ bản tiếng Nga, nhưng lại là một tác giả Italia...
    - Vâng, quyển sách đó tôi đã mua ở Hiệu sách ngoại văn Tràng Tiền mười mấy năm trước. Sách Nga ở HN hồi đó rất rẻ. Dân tiếng Nga chúng tôi thường phải tranh nhau mua, tranh giành với cả các ông tây. Có khi phải mua cả giá chợ đen. Tôi hồi đó tìm cách kết thân với một bà bán sách nên hay mua được sách quý. Chúng hiện nay vẫn còn khá nhiều trong căn gác nhỏ nhà tôi, chẳng biết bao giờ mới có đủ thời gian, kiên nhẫn và cả... can đảm nữa, để ngồi vào dịch.
    Còn ít người dịch, người đọc, cũng ít người còn học tiếng Nga... Vậy một người yêu nước Nga như anh có bi quan?
    - Tôi chẳng bi quan, bởi việc nó thế thì đành phải thế. Nhưng buồn. Lẽ ra các cơ quan nhà nước, cả phía VN lẫn phía Nga, phải biết nâng niu những sợi dây tình cảm đã có, phải quan tâm hơn tới việc phát triển giao lưu văn hoá giữa hai nước. Tất cả những gì mà một số tổ chức, cá nhân làm gần đây đều chỉ tự phát. Hoạt động của Trung tâm Phát triển văn hoá và khoa học Nga hiện nay ở HN có vẻ như cũng chưa trúng. Các Tuần lễ Văn hoá Nga tại VN tuy tốt nhưng chỉ ào một cái là qua đi. Phải có một cái gì đó bền bỉ, thường xuyên hơn...
    Thế anh hình dung trong tương lai mối quan hệ văn hoá Việt - Nga sẽ phát triển thế nào?
    - Nếu xã hội VN phát triển, ổn định, đương nhiên văn hoá Nga sẽ có một vị trí xứng đáng. Còn nếu vẫn như bây giờ, văn hoá Nga rất khó vào. Bởi văn hoá Nga, cũng như khoa học Nga, rất chính thống, rất cơ bản. Đó là một nền văn hoá vừa giản dị vừa bí ẩn, một dân tộc vừa phương Tây lại vừa phương Đông. Điều này giải thích vì sao về mặt tâm hồn, người Việt ta cảm thấy rất gần gũi với người Nga. Đặc biệt, nông thôn Nga rất giống làng VN trước kia. Cũng những thân phận con người. Cũng những quan hệ huyết thống, gia tộc chằng chịt. Cũng sự tách biệt, mông muội, tối tăm. Làng nào cũng có một Chuđăk - Thằng Ngố, kiểu Suka trong "Sông Đông êm đềm" của Solokhov, vừa đi cà khịa với mọi người, vừa mẫn tuệ và tràn đầy niềm vui sống. Rất đáng tiếc là mảng văn học nông thôn Nga được dịch sang tiếng Việt vẫn còn quá ít!
    Vâng, những khoảng trống trong việc giới thiệu văn hoá, văn học Nga tới bạn đọc VN quả thật còn không ít. Nếu có điều kiện đóng góp vào việc xoá những khoảng trống ấy thì anh sẽ làm những gì?
    - Phải tổng kết lại nền văn học Nga từ trước tới nay, đặc biệt là thế kỷ 20. Rất nhiều nhà văn Nga lớn thế kỷ 20 hầu như chưa được giới thiệu ở VN. Ví dụ Platonov với những tác phẩm lớn như "Hố móng", "Trevengu"... Bulgacov cũng còn cả một gia tài đồ sộ. Ngay cả những tác giả tưởng đã dịch được nhiều nhưng thực ra cũng chưa đầy đủ, chưa toàn diện như Rasputin, Afatasiev... "Sông Đông êm đềm" phải dịch lại. "Chiến tranh và hoà bình" có khi cũng phải dịch lại. Vừa rồi hiệu đính "Gã khờ", "Lũ người quỷ ám" của Dostoiovski tôi thấy các bản dịch trước kia tuy rất công phu, nhưng vì dịch từ một tiếng thứ hai nên không tránh khỏi vẫn khác quá xa so với nguyên bản. Rồi cũng phải tính tới chuyện làm một quyển từ điển Nga-Việt mới. Quyển "2 tom" trước kia ra đời cũng đã ngót 30 năm rồi còn gì. Đặc biệt, phải dịch được một số quyển mới thật hay của văn học Nga hiện đại... Tóm lại, việc phải làm thì rất nhiều. Chúng ta mắc nợ với bạn đọc VN, mắc nợ với nền văn học Nga, mắc nợ nước Nga... nhiều lắm.
  2. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ
  3. conleke

    conleke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    ?osilver_place có tài, nhưng anh ta mới bước chân vào một vài học thuyết Tây Phương, anh ta say mê quá, tưởng đó là cái gì tân kỳ lắm lắm. Tuổi trẻ có những cái lầm đồ sộ?.

  4. xu_crazy

    xu_crazy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Mỗi người một quan điểm, tớ thì thích sách do Nguyễn Hiến Lê, Bùi Giáng và sư cô Thích Nữ Trí Hải dịch.
  5. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Dịch giả chuyên nghiệp và vốn kiến thức thâm trầm phải kể đến CAO TỰ THANH!
    Bác này dịch kiếm hiệp vô đối
  6. m8dfly

    m8dfly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    ..chua thay nhac den HoaiKhanh,(Hoai lang tu,Nguoi vien phuong..) qua cac tac pham cua Heses he,
  7. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Cao Tự Thanh dịch Anh hùng xạ điêu quanh đi quẩn lại toàn "y y thị thị" với "hô hô cười rộ", đọc phán chán. Dịch Lộc Đỉnh Ký cũng không toát lên được chất mỉa mai hài hước của truyện này. Nói về khả năng vận dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách linh hoạt mà vẫn không mất đi chất kiếm hiệp thì Cao Tự Thanh còn kém Hàn Giang Nhạn khi xưa một bậc.
  8. shimohara

    shimohara Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    0


    ông này có vấn đề về thần kinh. Tui là người miền Nam nghe còn muốn lộn ruột

    Ngờ..u..ng..u

  9. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Trong khoảng 1 năm nay, tớ đọc tới… 6, 7 cuốn, cả thơ, cả sách do BG dịch. Và.. tớ lại thấy thích BG. Nhất là ngôn ngữ thơ BG, rấy hay. Tuy nhiên riêng cuốn Hoàng Tử Bé, tớ giữ nguyên ngoan điểm “CHÊ”
  10. vanvya

    vanvya Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2010
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hiến Lê cũng là người dịch cuốn sách "Đắc nhân tâm" nổi tiếng ra tiếng Việt.

Chia sẻ trang này