1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

dịch sách professional practice 101 -Đã có phần mục lục và chuơng 1-Chuơng2, 7 đã upload lên hoiktst

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi the_sign, 26/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Chương 9 (tiếp)
    d. Những quyết định quan trọng:
    Số lượng hợp đồng: Ngoài loại thầu vừa thiết kế vừa xây ra, theo truyền thống thì có hai loại nhà thầu, thầu xây dựngï, và thầu thiết kế/kỹ thuật. Với một người quản lý thi công, công ty có thể tự mua nguyên vật liệu, thuê 40 thầu phụ làm các hạng mục khác nhau, và có hàng ngàn hợp đồng cho những chuyện đó. Bằng cách này, dự án có thể gối đầu thiết kế và thi công để đẩy nhanh tiến độ, công ty có thể mua được vật liệu từ gốc để giảm chi phí, tùy nghi lựa chọn những nhà chuyên môn giỏi cho các công việc cụ thể, tăng chất lượng công trình. Tuy nhiên cách này cũng có rủi ro về quản lý.
    Tiêu chí chọn lựa: theo Giá hoặc Tư cách nhà thầu. Cụ thể là thầu thiết kế chọn theo tư cách, còn thầu xây dựng chọn theo giá thành, tuy vậy có thể làm kiểu khác tùy hoàn cảnh.
    Quan hệ giữa khách hàng và thầu:  Nhà thầu có thể coi như người bán hàng, hoặc đại diện của khách hàng. Người bán hàng bán một món hàng với cái giá nào đó, và được lựa chọn dựa trên giá bán. Người đại diện làm việc với một khoản phí, và thường được chọn dựa vào tư cách. Khi khách hàng cần một lời tư vấn, hướng dẫn, họ tìm đến một người đại diện, đó là một quan hệ ủy thác. Hai kiểu quan hệ này có thể gây ra xung đột lợi ích giữa nhà thầu và khách hàng, khi một nhà thầu cùng lúc thực hiện cả hai vai trò đại diện và bán hàng, hoặc khi nhà thầu chuyển từ vai trò này sang vai trò kia.
    Quy định về thanh toán: Thường thì kiểu hợp đồng có giá cố định có phần lãi (cost-plus) được dùng khi phạm vi dự án chưa rõ ràng, kiểu hợp đồng khoán giá (lump-sum) được dùng khi các chi tiết của công việc đã được hiểu rõ. Ngoài ra có những kiểu hợp đồng kết hợp giữa hai loại:
    - Cost-Plus: Thầu được trả một số tiền gồm giá thành và một khoản phí (công+lời) ghi rõ ràng tính theo phần trăm hay cố định.
    - Cost-Plus và giá cuối cố định: Cũng như trên, đồng thời có khống chế giá cuối. Sau khi xong việc, thầu được chia trong phần dôi ra hoặc góp phần bù chỗ thiếu hụt.
    - Cost-Plus với khống chế giá trần: Thầu chịu hết phần vượt trần nếu có, còn dưới giá trần thì được chia trong phần dôi ra.
    - Giá đơn vị: Tính theo đơn vị vật liệu.
    - Giá cố định ?" khoán: Một số tiền cố định cho toàn bộ công việc.
    e. Các kiểu điều hành dự án:
    i. Truyền thống: Thiết kế ?" Đấu thầu ?" Xây dựng, theo thứ tự.
    - Hay: Dễ quản lý, các vai trò rõ ràng, tiến trình dễ hiểu, có vẻ thận trọng.
    - Dở: Thiết kế chưa xong thì chưa thể xây; cho tới khi xây dựng xong mới biết chính xác giá là bao nhiêu, còn trước đó thì chỉ là ước tính; nếu đấu giá cao hơn ngân sách thì phải mất thời gian chỉnh sửa lại thiết kế cho vừa giá; thiết kế thiếu thông tin từ nhà thầu và thầu phụ; trong giai đoạn đấu giá, việc chọn thầu phụ rất lôi thôi.
    ii. Kiểu truyền thống với 1 người quản lý dự án: Giúp hạn chế cái dở của kiểu truyền thống; giúp thiết kế dễ xây dựng; giúp quản lý rủi ro, hạn chế kiện cáo; tăng hiệu quả và sự suôn sẻ của dự án; khách hàng có thể chọn thầu phụ; tạo điều kiện thương lượng trực tiếp với từng thầu phụ một, tiếp nhận phản hồi của họ, giảm rủi ro hỏng buổi đấu thầu.
    iii. Quản lý thi công và gối đầu:
    - Hay: Nhanh
    - Dở: Một hạng mục nào đó sẽ khởi công trước khi toàn bộ thiết kế kịp hoàn thành; không có bảo đảm dự án sẽ hoàn thành trong phạm vi ngân sách; hai thủ tục sau thường dùng:
    --- Dùng hợp đồng Cost-plus với giá trần:
    --- Dùng người quản lý thi công thay cho nhà thầu, và nhiều hợp đồng nhỏ. Một chiến lược thông dụng để tránh vượt ngân sách: Chỉ phân việc vẽ chi tiết cho những hợp đồng đầu tiên, trì hoãn quyết định chọn thầu cho đến khi nào tất cả các hạng mục đều đã đấu thầu xong, và giá thành toàn dự án đã rõ ràng.
    iv. Vừa thiết kế vừa thi công:
    - Hay: Kết hợp thiết kế và thi công; báo giá nhanh và sát; dễ đẩy nhanh tiến độ bằng cách gối đầu; dễ chọn thầu phụ tốt; hợp đồng chặt hơn;
    - Dở: Nghịch lý - Khó biết công việc sẽ thế nào chỉ với cái giá đưa ra mà không có thiết kế, nhưng nếu thiết kế đã xong rồi thì đó không phải là vừa thiết kế vừa thi công nữa.
    v. Trung gian: Hay: Kết hợp hai hình thức truyền thống và vừa thiết kế vừa thi công. Dở: Còn mới tại Mỹ.
     
    f. Ba vấn đề nhức đầu:
    Kỹ thuật thi công
    Bệnh quan liêu
    Kiện tụng, tranh chấp
    ------------------------------ Bản quyền của Adamour - http://blog.360.yahoo.com/adamour_ttvnol  ------------------------
    (còn tiếp)
     
  2. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Chương 10:
    HÀNH NGHỀ KHÔNG THEO TRUYỀN THỐNG
    1. Kiến trúc sư độc lập:
    Robert Douglas, FAIA, Tiến sỹ ngành thiết kế tại ĐH Havard, qua một thống kê nhận thấy kiến trúc sư có hai kiểu: ?oNgười đi tìm? và ?oNgười giải quyết?.
    ?oNgười giải quyết? chủ yếu kiếm sống trong những tình huống liên quan đến kiến trúc. Họ có thể là chủ đầu tư, kinh doanh bất động sản, quản lý thi công, thầu, hoặc vừa thiết kế vừa thi công. Giá trị duy nhất của họ là lợi ích tài chính.
    ?oNgười đi tìm? là nhà văn, nghệ sỹ hay nhà phát minh của nhóm. Họ luôn nói ?oTôi quay các đoạn phim thử nghiệm, nhưng tôi là kiến trúc sư?. Lợi ích duy nhất của họ là sự sáng tạo.
    Lương của họ thì sao? Kiến trúc sư trong hiệp hội AIA lãnh khoảng 35000 USD/năm, trong khi Hiệu trưởng kiếm 50000 USD/năm. Khi được hỏi vì sao các KTS chuyển sang làm những việc ngoại vi, chỉ liên quan đến kiến trúc, 20% số kiến trúc sư được điều tra kể về sự cay đắng trong kinh nghiệm làm việc với ban giám khảo đồ án. Lý do được nhiều người kể thứ nhì là ?oThiếu tiền?. Lý do được nhiều người chọn thứ ba đại loại như ?ocảm thấy danh hiệu kiến trúc sư là tầm thường?.
    Những nghề liên quan đến kiến trúc rất đa dạng từ Xây dựng, Tư vấn, các nghề Thiết kế chuyên biệt, cho đến Luật, Giao tiếp công chúng, Sản xuất, Quản lý ban nhạc rock và ? Tưởng tượng. Cách hiểu ?oKiến trúc là nghệ thuật và khoa học trong xây dựng công trình? có lẽ nên được thay đổi. Nghề kiến trúc nên được nhìn như một nguồn kỹ năng giải quyết các vấn đề. Sự nhạy cảm kiến trúc kết hợp với sự cam kết nhân văn sẽ có khả năng giải quyết một loạt các vấn đề xã hội, thương mại và kinh tế.
    2. Lăng kính kiến trúc:
    Có những vai trò then chốt dành cho những sinh viên không sáng chói trong các đồ án.
    3. Tồn tại hay không tồn tại:
    Giáo dục kiến trúc là nền tảng tốt cho rất nhiều nghề nghiệp khác. Nó thu hút sự sáng tạo và khả năng phân tích của não bộ, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và sự hiếu kỳ.
    4. Theo đuổi một sự nghiệp trong học viện:
    Đầu tiên phải có bằng cấp tốt, phát triển một chuyên môn. Portfolio, đơn xin, blah? blah? blah ? Hợp đồng ?
    5. Thoát khỏi sa lầy ?" Sự phát triển của một sự nghiệp:
    Thay đổi để tồn tại.
     
    Chương 11:
    TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI
    Một phần ba dân chúng Hoa Kỳ có thu nhập thấp xem các kiến trúc sư là công cụ phục vụ người giàu. Trên thực tế, chỉ có 12.5% dân số có thu nhập trên 75000 USD/năm là đủ khả năng thuê kiến trúc sư. Kiến trúc sư vì vậy cần có những hoạt động vì lợi ích công chúng, có thể dưới dạng:
    - Đóng góp những việc làm tự nguyện không cần thù lao
    - Tham gia các dự án/công trình vì lợi ích xã hội
    - Nâng cao nhận thức công chúng về các thiết kế tốt, về thẩm mỹ, ý thức môi trường ? thông qua giáo dục hay đối thoại.
    Xây dựng và tiếp thị hình ảnh. Nâng cao kỹ năng giao tiếp.
    ------------------------------ Bản quyền của Adamour - http://blog.360.yahoo.com/adamour_ttvnol  ------------------------
    (còn tiếp)
     
  3. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
     Chương 12:
    TRƯỜNG HỌC ?" SỰ PHÂN HÓA TRONG THỰC TIỄN
    Người ta đặt một chân trong thế giới đôi khi hỗn loạn của kiến trúc sư, đồng thời chân kia lại đường bệ trong thế giới học thuật. Do đó tôi đề nghị không nhất thiết phải kết hợp hai thế giới đó lại.
    Andrew Saint phát biểu trong một cuộc hội thảo của trường thiết kế Havard rằng nghề kiến trúc và thế giới thương mại đang xa rời học viện, nhiều cơ sở đào tạo tốt lại không phải những trường danh tiếng, và những trường danh tiếng đang trở nên không thực tiễn.
    Nghiên cứu của ACSA cho thấy phần lớn các nhà giáo dục cho rằng việc đào tạo mảng thực tế cho KTS nên để các công ty tham gia.
    1. Họa thất (Design Studio) có gì:
    Họa thất là nơi dạy thiết kế. Có quá nhiều định nghĩa thế nào là thiết kế kiến trúc, dẫn đến nhiều kiểu cấu trúc khóa học đa dạng khắp Hoa kỳ.  Tuy nhiên yếu tố này được ACSA coi như một thế mạnh cần được duy trì.
    Sinh viên gặp khó khăn khi chuyển từ trường học ra làm việc là do sự khác biệt giữa các vấn đề đặt ra trong họa thất và các vấn đề lộn xộn mang tính cá nhân của khách hàng. Phương pháp thiết kế có khách hàng trong họa thất, cùng những ý kiến phản đối.
    Họa thất phải làm việc mềm dẻo, linh động hơn.
    2. Các tính chất một người thầy cần có:
    Hướng dẫn tốt
    Tạo hứng thú
    Người thầy có một nhiệm vụ hay niềm tin nào đó mà sinh viên quan sát, tôn trọng và có thể sẽ tiếp nhận
    Sẵn sàng giúp đỡ SV
    3. Cấu trúc họa thất:
    Họa thất là nơi học bằng cách làm và trao đổi giữa sinh viên và người hướng dẫn
    Cần phải hạn chế hay tiêu diệt cấu trúc tầng bậc trong họa thất. Những người tham gia phải bình đẳng thì việc trao đổi mới có ý nghĩa và mở đường cho việc ?ohình thành ý niệm, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá? (critical thinking) để tìm ra câu trả lời.
    Theo Amos Rapoport, 3 câu hỏi chúng ta cần trả lời là: What, Why, How (Cái gì, Vì sao, Làm thế nào). Trong đó ?oCái gì? và ?oVì sao? quan trọng hơn là ?oLàm thế nào?. Amos cũng tin rằng thiết kế mang tính chất cá nhân, không logic và chủ động, vì thế phải chống lại cấu trúc Thầy dạy ?" SV học việc trong họa thất. Đây là một ý tưởng khiêu khích.
    4. Các vấn đề:
    Về việc phê bình: Tính chất của phê bình là cụ thể và mang tính xây dựng, vì vậy cần kết hợp giữa phê và bình cả hai mặt hay dở của một đồ án. Phê bình phải đặt trong một khung kiến thức phù hợp với sinh viên.
    Cách làm mới: Bỏ bớt giám khảo cuối cùng, thay vào đó là đánh giá toàn diện quá trình làm việc với đồ án (xem quá trình làm việc), triển lãm đồ án, mời nhiều khách hàng thật sự cùng đánh giá ?
    HẾT
    ------------------------------ Bản quyền của Adamour - http://blog.360.yahoo.com/adamour_ttvnol  ------------------------
     
  4. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    hoan hô adamour , hi vọng đây sẽ là cuốn sách tham khảo cần thiết đối với các kts hành nghề tại tt Việt Nam hiện nay và là 1 trong những cơ sở để qui định điều lệ của nghiệp đoàn KTSVN
  5. NguyenThieu

    NguyenThieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô Adamour ...
  6. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt lắm Adamour
  7. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    number one

Chia sẻ trang này