1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dịch thuật tài liệu luật

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MotSachGia, 26/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MotSachGia

    MotSachGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Dịch thuật tài liệu luật

    Các cao thủ, các chuyên gia, các vị thức giả của box KHPL, ttvnol.com thân mến,

    Có việc này lão xin chỉ giáo các vị. Số là lão đang cố dịch một bài nghiên cứu về luật cho diễn đàn tiếng gọi thanh niên (www.tgtn.net). Nhưng hiềm nỗi, kiến thức về luật của lão vô cùng hạn chế. Do đó lão xin được post bài dịch lên trên box này, mong các vị giúp đỡ, chỉ bảo thêm cho việc dịch thuật được chính xác hơn. Bản gốc tiếng Anh để trên www.tgtn.net, hoặc các vị có thể hỏi chú Tiểu Hài Đồng. Lão xin post từ từ theo cảm hứng. Rất mong sự chỉ giáo của các quý vị để lão thêm yên tâm với bản dịch của mình...Sau đây là bản dịch
    ----------------------------


    Toàn trị và Pháp trị

    (Totalitarianism and the Rule of Law)
    Tác giả: Roger Scruton

    (Chương 6 cuốn: Chủ nghĩa toàn trị giữa ngã ba đường (Totalitarianism at the crossroad) - Chủ biên Ellen Frankel Paul (Giáo Sư chính trị học tại đại học Oxford, Nhà xuất bản: New Brunswick, 1990))

    Roger Scruton là giáo sư mỹ học thuộc khoa triết học tại trường Birkbeck thuộc đại học tổng hợp London. Roger Scruton đã học qua ba bậc học tại trường đại học Cambridge và đạt được bằng PhD tại đó. Roger từng là thành viên tại trường Peter House, thuộc đại học Cambridge, tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại trường đại học tổng hợp Princeton, làm giáo sư mời của các trường đại học: đại học tổng hợp Waterloo, đại học tổng hợp Guelph. Các sách ông từng viết gồm có: Art and Imagination (1974), The Aesthetics of Architechture (1979), The Meaning of Conservatism (1980), Fortnight?Ts Anger (tiểu thuyết) (1981), A Dictionary of Political Thought (1982), Thinkers of the New Left (1986), ***ual Desire (1986). Ông đồng thời cũng là chủ biên tờ báo The Salisbury Review.

    Tiểu mục

    I. Toàn trị
    II. Pháp trị
    III. Pháp trị được hình thành như thế nào?
    IV. Lập luận mang tính pháp lý
    V. Luật thông dụng, luật dân sự và bộ luật Napoleon
    VI. Chủ quyền
    VII. Vấn đề
    VIII. Vai trò của hiến pháp
    IX. Toàn trị và pháp trị
    X. Một số con số và sự kiện thực tế
    XI. Luật dân sự
    XII. Một cách diễn giải
    XIII. Tương lai

    Tóm tắt

    Từ trước đến nay người ta vẫn cho rằng toàn trị không thể đi đôi với pháp trị. Tuy vậy lý do đưa ra cho sự không tương hợp này chưa được rõ ràng, hơn nữa chưa có nghiên cứu nào trả lời cho câu hỏi liệu hệ thống toàn trị có thể biến đổi để đi đến pháp trị. Trong bài này, chúng tôi cố gắng đưa ra cả định nghĩa cho toàn trị và pháp trị, sau đó chúng tôi sẽ chỉ ra tại sau chúng không thể tương thích và trong phần kết luận chúng tôi nêu lên một số khả năng cho sự chuyển đổi từ toàn trị sang pháp trị.
  2. MotSachGia

    MotSachGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    I- Toàn trị
    Hegel đã phân tách khái hai khái niệm ?onhà nước? và ?oxã hội công dân? ?" trong đó nhà nước là một hệ thống chủ quyền thống nhất, còn xã hội công dân là những tổ chức xã hội tự phát được thành lập một cách hoà bình trong khuôn khổ quyền hạn pháp lý của một quốc gia (1). Người ta vẫn thường quan niệm rằng hệ thống toàn trị là nơi mà xã hội công dân bị điều khiển bởi nhà nước. Tuy nhiên cách hiểu như trên chưa bao hàm hết được các chế độ độc tài toàn trị đương đại vì ở đó cả nhà nước lẫn xã hội công dân đều không tồn tại mà thay vào đó là những phiên bản giả hiệu của chúng. Sự phân tách kể trên của Hegel chỉ có thể áp dụng vào những thực thể chính trị phát triển tự nhiên, trong khi đó hệ thống độc tài toàn trị lại không đi đôi với sự phát triển tự nhiên. (xem thêm: ?oLuật tự nhiên? trong cuốn Political Theory: An Conceptual Approach của Murphy ?"ND). Các hệ thống toàn trị luôn cố gắng trói buộc các tổ chức dân sự theo mục đích theo đuổi của mình. Và như vậy, tôi cho rằng, nó chỉ có thể đạt được bằng cách tiêu diệt các tổ chức dân sự tự do (điều kiện tự nhiên cho sự tồn tại một xã hội) và trật tự pháp luật (điều kiện tự nhiên cho sự tồn tại của nhà nước). Khái niệm ?otự nhiên? được dùng ở đây mang ý nghĩa mà Hegel và trước ông là Aristole đã dùng - đó là những con đường để xã hội và nhà nước cùng ?ophát triển theo đúng đặc điểm tự nhiên của chúng?. Xã hội công dân nảy nở và phát triển với những tổ chức dân sự tự do, cũng như nhà nước phát triển với luật pháp.
    Hệ thống toàn trị bao hàm một quyền lực vô hạn áp đặt lên toàn bộ xã hội và không một ai, không một tổ chức nào có quyền phủ quyết chống lại nó. Quyền phủ quyết là quyền để ngăn cấm: nó tạo ra một gianh giới mà kẻ bị phủ quyết không có quyền bước qua. Ví dụ nếu chúng ta có quyền phủ quyết chống lại một số hành động nào đó, thì những hành động đó chỉ có thể diễn ra dưới sự đồng thuận của chúng ta; do đó sự tồn tại quyền phủ quyết của cá nhân trong một quốc gia là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại chính phủ đồng thuận (consensual government) trong quốc gia này. Trong hệ thống của các quốc gia phương tây, những quyền phủ quyết kiểu này tồn tại dưới dạng các quyền hạn pháp lý. Nếu có sự tồn tại thực sự của quyền hạn pháp lý trong một quốc gia thì hệ thống chính trị xã hội tại đó không phải là toàn trị.
    Quyền phủ quyết có thể nằm trong tay một nhóm hay một tổ chức công dân. Quyền được tự do lập hội là một điều kiện quan trọng cho sự phát triển của xã hội công dân trong khi nó lại là sự tối kỵ đối với quyền lực độc tài toàn trị bởi mục đích của chế độ toàn trị là kiểm soát và điều khiển cách thức tụ họp và lập hội của các công dân. Các hiệp hội và tổ chức dân sự chỉ được phép tồn tại và hoạt động đến mức độ mà chế độ toàn trị cho phép. Chúng luôn có thể bị biến chất hay huỷ bỏ bằng mệnh lệnh của quyền lực trung ương bất cứ lúc nào. (hãy thử đối chiếu xem những tổ chức như Nhà thờ, trường đại học, dàn nhạc giao hưởng,... những tổ chức sống sót dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản).
    Quyền lực toàn trị không nằm trong nhà nước. Thông thường quyền lực tối cao nằm trong tay đảng cầm quyền duy nhất, một ?otổ chức mưu đồ? (chính Lê nin cũng từng gọi đảng Bolsevik của ông là một tổ chức mưu đồ (conspiratorial body) ?" ND), với tổ chức phân cấp chặt chẽ. Đảng kiểm soát nhà nước trong khi vẫn độc lập với nhà nước. Cấu trúc đảng trị với những quyền lợi của từng thành viên gắn liền với quyền lợi của Đảng giúp tạo ra một cơ cấu xã hội toàn trị bền vững hơn nhiều so với nền độc tài cá nhân. Thật vậy dưới sự lãnh đạo và kiểm soát của đảng toàn trị, nhà nước toàn trị kéo dài sự tồn tại của nó bằng ?obàn tay vô hình? (invisible hand): cho dù từng cá nhân thì không thể hiện rõ ràng mong muốn điều đó, nhưng việc theo đuổi những đặc quyền đặc lợi và mục đích của từng cá nhân sẽ giúp giữ vững được quyền lãnh đạo cho đảng và nhà nước toàn trị (2).
    Trong giới học thuật từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra những định nghĩa về toàn trị. Một vài nhà nghiên cứu trong định nghĩa của mình thậm chí bỏ qua các chế độ toàn trị Leninit (ví dụ như Hannah Arendt (3)) và cho rằng nguồn gốc của các chế độ toàn trị là chủ nghĩa dân tộc ở thế kỷ 19. Một số nhà nghiên cứu khác, ví dụ như C.J. Friedrich (4), dù đã ghi nhận cơ cấu tập quyền toàn trị trong xã hội xô viết nhưng lại quá nhấn mạnh đến vai trò độc tài cá nhân của Stalin. Một số nhà nghiên cứu lại chú trọng hơn đến đặc điểm ?otư tưởng hệ? của các chế độ toàn trị (5), hay sự cần thiết phải có một thứ ?otôn giáo trá hình? với niềm tin mù quáng, đặc biệt trong những năm đầu tồn tại, một sự hứa hẹn ?ocứu rỗi bằng tri thức?, làm động lực cho đảng và cũng dùng để bao biện cho những tội ác của nó mỗi khi mắc phải (6). Tất cả những định nghĩa và dẫn giải nói trên đều đưa ra được những đặc điểm quan trọng của các chế độ độc tài toàn trị trong quá trình phát triển của chúng trong lịch sử. Mặc dù vậy những định nghĩa trên khó áp dụng được vào thế giới ngày nay, khi một loạt các chế độ toàn trị vẫn sinh sôi và phát triển (như ở Ethiopia, Sirya, Iraq, Vietnam) mà không phải lúc nào cũng có những đặc điểm đã nêu ở trên mà chủ yếu hiện diện ở các chế toàn trị tại châu Âu. Vì vậy trong bài này một định nghĩa mới về toàn trị được đề xuất có tính chất tổng quát và khả năng giải thích cao hơn so với những định nghĩa truyền thống về toàn trị, vì định nghĩa cho phép xác định một kiểu thực thể chính trị với các dạng quyền lực nội tại và khác biệt phục vụ cho sự tồn tại của nó.
    ?oMột nhà nước toàn trị là nhà nước mà trong đó tồn tại một quyền lực độc quyền (thông thường là của một Đảng và không quan trọng việc nó có thuộc quyền sở hữu một nhà độc tài hay không) luôn tìm cách điều khiển và kiểm soát toàn bộ mọi mặt của xã hội thông qua việc điều khiển và kiểm soát từng cá nhân trong xã hội đó.?

    Định nghĩa trên có một số lợi điểm. Điểm đầu tiên là khái niệm toàn trị được định nghĩa như trên cho phép chỉ ra sự khác biệt giữa độc tài toàn trị và độc tài chuyên chế (hay chuyên quyền ?" Authoritarianism ?" ND), một hệ thống mà mệnh lệnh được hợp pháp hoá bằng quyền lực. Lấy ví dụ trong chế độ độc tài chuyên chế phong kiến ?ocha truyền con nối?, quyền lực được chuyển giao thông qua quan hệ huyết thống (theo nghĩa xã hội học (7)) thông qua ngôi vua và đến những quan lại do vua phong. Chính quyền chuyên chế phong kiến có thể coi là một dạng chính quyền giới hạn (limited government). Chính các chế độ cộng hoà mới là nơi ươm trồng những hạt mầm của những chính quyền độc tài toàn trị. Do đó những người xem chế độ Sa Hoàng là nguồn gốc của chế độ toàn trị tại Liên Xô, ví dụ như John Gray (8) trong tập sách này, đã mắc sai lầm không những trong nghiên cứu lịch sử mà còn trong việc sử dụng các khái niệm để nghiên cứu nó. (Tất nhiên ở đây chúng ta không nên phủ nhận rằng có những chế độ chuyên chế đồng thời là toàn trị theo cách định nghĩa được đưa ra trong bài này (ví dụ: Cu Ba, Bắc Hàn ?" ND)).
    Điểm thứ hai, theo định nghĩa trên thì một chế độ toàn trị có thể tồn tại mà không cần phải dùng đến bạo lực, thậm chí nó có thể chấp nhận những lĩnh vực xã hội mà nó không dám lạm dụng quyền lực độc quyền của mình một cách thái quá. Lấy ví dụ hiện nay có nhiều người cho rằng chế độ ở Liên Xô đã không còn là toàn trị nữa vì nó đã chấp nhận những tự trị bên ngoài Đảng trên một số mặt của kinh tế và xã hội (ví dụ như trên lĩnh vực kinh tế tư nhân ?" ND) do việc xoá bỏ chúng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và những quyền lợi kinh tế của Đảng. Tuy nhiên vấn đề ở đây là những nhóm hay xí nghiệp kinh tế tư nhân này có dám loại trừ Đảng ra ngoài tổ chức của mình hay dám bất tuân mệnh lệnh của Đảng? Được tồn tại dưới sự cho phép của đảng không có nghĩa là có quyền phủ quyết đối với đảng, các mệnh lệnh, chính sách của đảng mà là ngược lại. Điểm logic ở đây khi khớp với định nghĩa về toàn trị nêu trên là đảng vẫn kiểm soát và điều khiển cho dù không bằng phương tiện của bạo lực. Sự điều khiển và kiểm soát của đảng thể hiện ở chỗ những tổ chức kinh tế xã hội này vẫn phải tuân theo mỗi khi đảng ra chỉ thị hay mệnh lệnh. Do đó theo định nghĩa và phân tích nêu trên Đảng cộng sản Liên Xô vẫn cố gắng tìm cách điều khiển và kiểm soát toàn bộ xã hội và do đó nó vẫn là một chế độ toàn trị. (điều này cũng tương tự như ở VN hiện nay ?" ND).
    Cuối cùng toàn trị theo định nghĩa được nêu ra trong bài này được coi là một dự án xã hội được thể hiện ở các cấp độ khác nhau ở các quốc gia toàn trị khác nhau. Đây là dự án điều khiển và kiểm soát toàn bộ xã hội bằng cách loại bỏ mọi sự đối lập hay cạnh tranh. Tất nhiên có một cái đích để biện hộ cho dự án này đó là: kiểm soát và điều khiển kết quả đầu ra của các tiến trình xã hội với mục đích phục vụ cho một nhóm trong xã hội đó (cho dù đó là giai cấp vô sản, chủng tộc Arian thượng đẳng, hay ?onhân dân?). Sự nhập nhằng trong nhận thức giữa dự án và đích của dự án cũng là một nguyên nhân làm cho một số người cho rằng Liên Xô ngày nay không còn thực sự là một quốc gia toàn trị.
    Cho dù con người có mong muốn kiểm soát và điều khiển các sự kiện trong xã hội đến thế nào đi chăng nữa thì điều đó cũng không thể thực hiện được. Quả vậy việc cố gắng kiểm soát và điều khiển các sự kiện xã hội, kẻ thực hiện sẽ đánh mất ngay cả những ảnh hưởng nho nhỏ mà lẽ ra họ đã có thể có đối với những sự kiện xã hội trên. Quá nhiều những ví dụ trong quốc gia toàn trị có thể dùng làm bằng chứng cho việc này, những cố gằng nhắm lái toàn bộ xã hội đến cùng một cái đích là phi lý và vô bổ: đúng như Hayek và một số nhà nghiên cứu khác đã lập luận một cách hết sức thuyết phục, con người không thể nào sở hữu hay tưởng tưởng ra được tất cả những thông tin cần thiết để làm được việc trên (9). Vì vậy khi nói đến ?ođiều khiển và kiểm soát? ở đây là tôi không nói đến điều khiển và kiểm soát những kết quả đầu ra của xã hội, vì chúng thường không thể đoán trước được và do đó là một cản trở lớn cho kế hoạch do trung tâm quyền lực đặt ra. Điều khiển và kiểm soát ở đây là điều khiển và kiểm soát con người của chế độ toàn trị: kiểm soát ý chí của con người và buộc họ phải hành động theo cách mà chế độ toàn trị mong muốn (từ của Hitler đặt cho nó là ?oGleichschaltung? vẫn còn rất chính xác ở đây). Việc điều khiển và kiểm soát ý chí của con người có thể đạt được nếu có đầy đủ thông tin về các hành vi của họ, có quyền lực không giới hạn để có thể làm hại họ bất cứ lúc nào, và sự sẵn sàng sử dụng thứ quyền lực đó.
    Tuy nhiên trong các chế độ toàn trị đương đại, nền hành chính quan liêu, nền kinh tế theo kiểu chợ đen và hệ thống đặc quyền đặc lợi ?" những thứ tất yếu phát sinh thông qua ?obàn tay vô hình? của dự án toàn trị ?" lại ngăn trở chính dự án toàn trị và làm sản sinh ra những thành phần xã hội chỉ tuân theo luật riêng của chúng. Kết quả của những biện pháp kinh tế xã hội mà đảng đưa ra sẽ phụ thuộc vào cấu trúc của những quyền lợi không định trước này và do đó làm cho chính đảng cũng không thể tiên liệu được trước. ?oKế hoạch năm năm?, ?oPhát triển nhảy vọt?, ?oPerestroika?,... là những khẩu hiệu đảng đưa ra nghe thì hay nhưng chúng luôn được hô to với một sự nhận thức ngầm rằng chính đảng cũng không biết là thế nào để thực hiện những khẩu hiệu mà họ đưa ra đó (cũng giống như những khẩu hiệu ở VN hiện nay ?" ND). Do đó có thể thấy đảng có thể sẽ có ít ảnh hưởng đối với những kết quả xã hội đầu ra hơn bất cứ một nhà nước được bầu cử hợp hiến nào. Cứ mỗi khi đảng thực hiện việc điều khiển và kiểm soát một tiến trình xã hội nào thì kết quả lại là một thảm hoạ cho dù đó là trên lĩnh vực công nghiệp, tâm linh, kinh tế, hay môi trường.
    Mặc dù vậy thiết tưởng cũng cần nhắc lại một lần nữa rằng trong khi mục đích của toàn trị là điều khiển và kiểm soát các sự kiện xã hội thì dự án toàn trị lại là kiểm soát con người với một tham vọng ngu xuẩn rằng thông qua đó có thể điều khiển và kiểm soát được các sự kiện xã hội. Trong một chế độ độc tài toàn trị, mọi hành động diễn ra trong xã hội, nếu đảng nắm được thì đều có thể bị chấm dứt bởi mệnh lệnh của đảng. Do đó muốn tiếp tục diễn ra thì nó hoặc phải diễn ra trong bí mật hoặc phải diễn ra dưới sự cho phép của đảng. Điều đó chính có nghĩa là không có một quyền phủ quyết nào nằm trong tay các công dân trong chế độ toàn trị. Chính Lênin đã chỉ ra rằng, đảng chỉ có thể thực hiện dự án toàn trị nếu như nó là một thể thống nhất tuyệt đối và do đó phải có cấu trúc phân cấp mệnh lệnh chặt chẽ như một quân đội, và mỉa mai thay ông gọi đó là ?odân chủ tập trung?. Nếu có một mối nguy hiểm thực sự nào đối với dự án toàn trị tại Liên Xô thì nó phải nằm chính ngay trong đảng - đó là khả năng sự chia rẽ trong chính nội bộ đảng và sự chia rẽ giữa đảng và các tổ chức xã hội trực thuộc nó.
  3. MotSachGia

    MotSachGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên những gì được viết trên đây còn lâu mới là một bức tranh toàn cảnh về toàn trị trong thế giới đương đại. Nhưng nó cho phép tác giả của bài viết này đưa ra được kết luận về quá trình phân rã của các chế độ toàn trị ?" một vấn đề rất quan trọng cho những lập luận trong bài viết sau này. Theo đó sự phân rã sẽ diễn ra theo hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mà những người theo phái Weber có thể gọi là ?obình thường hoá trật tự toàn trị?. Trong đó đảng vẫn điều khiển và kiểm soát xã hội nhưng các chỉ thị và mệnh của nó được gói ghém trong luật lệ và thói quen chứ không phải xuất phát từ các cá nhân lãnh đạo trong đảng. Tất nhiên cá nhân lãnh đạo có thể sử dụng bộ máy đảng để thực hiện lợi ích của riêng mình và thiết lập sự độc tài tại địa phương của mình, nhưng quyền lực của những cá nhân này không xuất phát từ chính bản thân họ (như trường hợp Stalin, Mao Trạch Đông,... ?" ND) mà là từ bộ máy của đảng, một thứ quyền lực được xây dựng dựa trên thói quen phục tùng của công chúng, và tất nhiên bản thân thói quen phục tùng này lại đạt được thông qua những khủng bố trong quá khứ. Giai đoạn này còn gọi là toàn trị với ?obàn tay vô hình?, trong đó bạo lực và khủng bố được giảm thiểu, dân chúng tự giác, hợp tác và tự nguyện trở thành một thứ nô lệ của nhà nước toàn trị. Václav Havel đã gọi giai đoạn này là giai đoạn ?ohậu toàn trị? và một số nhà nghiên cứu quan tâm đến khía cạnh luật pháp hoá các mệnh lệnh, chỉ thị, và nghị quyết của đảng đã cho rằng xã hội toàn trị trong giai đoạn này đã tồn tại một dạng của pháp trị. Trong bài này tôi sẽ chứng minh rằng kết luận như vậy là hoàn toàn không chính xác thông qua những dẫn chứng từ trường hợp Tiệp Khắc cho đến gần đây vẫn được coi là một nhà nước toàn trị đã ở giai đoạn bình thường hoá trật tự toàn trị.
    Giai đoạn thứ hai là hệ quả của giai đoạn một. Thói quen dùng khủng bố giảm dần, từ những người lãnh đạo đảng cho đến những nạn nhân của họ là những người dân thường đều không còn tin vào khả năng chịu đựng, cũng như tính chính thống của khủng bố. Những hành động như bỏ đói, treo cổ hay bắn người theo cái tỷ lệ mà dự án toàn trị đòi hỏi (xem thêm cuốn Black Book of Communism ?" ND) trở nên không thể thực hiện được, và cứ từng bước một toàn xã hội dần thoát khỏi sự theo dõi và kiểm soát của đảng. Cuối cùng lực lượng công an cũng không còn có đủ thông tin cần thiết và không còn muốn thực hiện những việc khủng bố nữa.
    Khi sự khuất phục và phục tùng của toàn xã hội không còn đạt được bằng việc trấn áp bởi những đơn vị quân đội và công an nữa mà đã trở thành thói quen, thì đảng không thể biết phải dùng bạo lực để trấn áp lúc nào, ở mức độ nào, hướng tới đâu. Những người như Walesa (lãnh tụ công đoàn đoàn kết của Balan ?" ND) đáng lẽ đã phải bị ?otrừ khử? từ lâu rồi thì đột nhiên xuất hiện lãnh đạo phong trào đối lập; người dân âm thầm tham gia những phong trào quần chúng, những hành động ?ochống chủ nghĩa xã hội? xuất hiện từ những vết nứt của những bước tường ngăn cấm do đảng dựng lên; những tổ chức cứu trợ tư nhân ra đời, những ấn phẩm thi ca, triết học độc lập xuất hiện, tình yêu và tình bạn phát triển không còn theo ?onhân sinh quan xã hội chủ nghĩa?. Sẽ đến điểm mà ngay chính cả những đảng viên cũng cảm thấy khó cưỡng lại được sức hút ghê gớm của những thứ bị đảng cấm kỵ. Hệ thống toàn trị bắt đầu phân rã, giống như ở Đông Âu hiện nay. Liệu sự phân rã của một chế độ toàn trị có thể bị chặn lại? liệu pháp trị có thể xuất hiện và phát triển từ quá trình tan rã đó? Tôi cho rằng nếu pháp trị có thể xuất hiện trong quá trình phân rã của chế độ toàn trị thì quá trình phân rã đó là một chiều có nghĩa là không thể đảo ngược được (có lẽ chỉ trừ phi sử dụng vũ lực ở cấp độ cực kỳ lớn và toàn diện).
    Thế nhưng thế nào là pháp trị? đó là câu hỏi mà phần sau đây của bài viết sẽ cố gắng trả lời. Bài viết sẽ cố gắng đưa ra định nghĩa về pháp trị một cách ngắn gọn và giữ vị trí trung lập đối với những vấn đề liên quan đến pháp trị mà giới luật học còn đang tranh luận.
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì anh MSG có ý phổ bién và 1 phần là quảng cáo cho TGTN thôi chứ đây có phải box dịch thuật đâu ! Vả lại, muốn góp ý về dịch thì cũng phải có nguyên bản để đối chiếu chứ .
    Thông cảm với anh mà ... hihi . Cũng là để mở mang kiến thức cho anh em trong box .
    Dù sao, mong anh lưu tâm cho các từ nhạy cảm, đưa đến than phiền tự động , box KHPL vẫn được thoải mái không bị admin kiểm soát nhiều là nhờ giữ được sự khéo léo trong cách hành văn .
  5. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Gớm bác đố khó quá!. Những loại sách như thế này, chỉ cần đọc tiếng Việt thôi mà cũng còn thấy tối tăm mặt mũi, còn dịch thuật thì em xin thua. Nhưng mà bác làm cái đầu đất của em nhớ lại một khái niệm: "totalitarianism"- hay còn gọi là "toàn trị". Vâng, văn minh nhân loại rộng lớn thật, xin giải thích dùm cho các bạn bè hiểu- cái từ này không có ở Việt Nam ta đâu!
  6. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Mucdong: Cụ Mọt Già muốn người ta bắt ... chấy bắt rận cho mình thì cụ phải chải cái đầu cho nó gọn gàng dễ coi đi tí chứ ạ. Cụ để cái bài của cụ như thế kia đọc nó khó lắm cụ ơi. Cháu xin mạn phép cụ tách bóc chúng ra như sau ạ. Theo cháu, một số đoạn của cụ vẫn còn quá dài!!!Xin cụ chớ giận mà đánh đòn kẻo ...đau tay của cụ ạ!
    -------------------------------------------------------------------------

    Hegel đã phân tách khái hai khái niệm ?onhà nước? và ?oxã hội công dân? ?" trong đó nhà nước là một hệ thống chủ quyền thống nhất, còn xã hội công dân là những tổ chức xã hội tự phát được thành lập một cách hoà bình trong khuôn khổ quyền hạn pháp lý của một quốc gia (1). Người ta vẫn thường quan niệm rằng hệ thống toàn trị là nơi mà xã hội công dân bị điều khiển bởi nhà nước. Tuy nhiên cách hiểu như trên chưa bao hàm hết được các chế độ độc tài toàn trị đương đại vì ở đó cả nhà nước lẫn xã hội công dân đều không tồn tại mà thay vào đó là những phiên bản giả hiệu của chúng. Sự phân tách kể trên của Hegel chỉ có thể áp dụng vào những thực thể chính trị phát triển tự nhiên, trong khi đó hệ thống độc tài toàn trị lại không đi đôi với sự phát triển tự nhiên. (xem thêm: ?oLuật tự nhiên? trong cuốn Political Theory: An Conceptual Approach của Murphy ?"ND).
    Các hệ thống toàn trị luôn cố gắng trói buộc các tổ chức dân sự theo mục đích theo đuổi của mình. Và như vậy, tôi cho rằng, nó chỉ có thể đạt được bằng cách tiêu diệt các tổ chức dân sự tự do (điều kiện tự nhiên cho sự tồn tại một xã hội) và trật tự pháp luật (điều kiện tự nhiên cho sự tồn tại của nhà nước). Khái niệm ?otự nhiên? được dùng ở đây mang ý nghĩa mà Hegel và trước ông là Aristole đã dùng - đó là những con đường để xã hội và nhà nước cùng ?ophát triển theo đúng đặc điểm tự nhiên của chúng?. Xã hội công dân nảy nở và phát triển với những tổ chức dân sự tự do, cũng như nhà nước phát triển với luật pháp.
    Hệ thống toàn trị bao hàm một quyền lực vô hạn áp đặt lên toàn bộ xã hội và không một ai, không một tổ chức nào có quyền phủ quyết chống lại nó. Quyền phủ quyết là quyền để ngăn cấm: nó tạo ra một gianh giới mà kẻ bị phủ quyết không có quyền bước qua. Ví dụ nếu chúng ta có quyền phủ quyết chống lại một số hành động nào đó, thì những hành động đó chỉ có thể diễn ra dưới sự đồng thuận của chúng ta; do đó sự tồn tại quyền phủ quyết của cá nhân trong một quốc gia là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại chính phủ đồng thuận (consensual government) trong quốc gia này. Trong hệ thống của các quốc gia phương tây, những quyền phủ quyết kiểu này tồn tại dưới dạng các quyền hạn pháp lý. Nếu có sự tồn tại thực sự của quyền hạn pháp lý trong một quốc gia thì hệ thống chính trị xã hội tại đó không phải là toàn trị.
    Quyền phủ quyết có thể nằm trong tay một nhóm hay một tổ chức công dân. Quyền được tự do lập hội là một điều kiện quan trọng cho sự phát triển của xã hội công dân trong khi nó lại là sự tối kỵ đối với quyền lực độc tài toàn trị bởi mục đích của chế độ toàn trị là kiểm soát và điều khiển cách thức tụ họp và lập hội của các công dân. Các hiệp hội và tổ chức dân sự chỉ được phép tồn tại và hoạt động đến mức độ mà chế độ toàn trị cho phép. Chúng luôn có thể bị biến chất hay huỷ bỏ bằng mệnh lệnh của quyền lực trung ương bất cứ lúc nào. (hãy thử đối chiếu xem những tổ chức như Nhà thờ, trường đại học, dàn nhạc giao hưởng,... những tổ chức sống sót dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản).
    Quyền lực toàn trị không nằm trong nhà nước. Thông thường quyền lực tối cao nằm trong tay đảng cầm quyền duy nhất, một ?otổ chức mưu đồ? (chính Lê nin cũng từng gọi đảng Bolsevik của ông là một tổ chức mưu đồ (conspiratorial body) ?" ND), với tổ chức phân cấp chặt chẽ. Đảng kiểm soát nhà nước trong khi vẫn độc lập với nhà nước. Cấu trúc đảng trị với những quyền lợi của từng thành viên gắn liền với quyền lợi của Đảng giúp tạo ra một cơ cấu xã hội toàn trị bền vững hơn nhiều so với nền độc tài cá nhân. Thật vậy dưới sự lãnh đạo và kiểm soát của đảng toàn trị, nhà nước toàn trị kéo dài sự tồn tại của nó bằng ?obàn tay vô hình? (invisible hand): cho dù từng cá nhân thì không thể hiện rõ ràng mong muốn điều đó, nhưng việc theo đuổi những đặc quyền đặc lợi và mục đích của từng cá nhân sẽ giúp giữ vững được quyền lãnh đạo cho đảng và nhà nước toàn trị (2).
    Trong giới học thuật từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra những định nghĩa về toàn trị. Một vài nhà nghiên cứu trong định nghĩa của mình thậm chí bỏ qua các chế độ toàn trị Leninit (ví dụ như Hannah Arendt (3)) và cho rằng nguồn gốc của các chế độ toàn trị là chủ nghĩa dân tộc ở thế kỷ 19. Một số nhà nghiên cứu khác, ví dụ như C.J. Friedrich (4), dù đã ghi nhận cơ cấu tập quyền toàn trị trong xã hội xô viết nhưng lại quá nhấn mạnh đến vai trò độc tài cá nhân của Stalin. Một số nhà nghiên cứu lại chú trọng hơn đến đặc điểm ?otư tưởng hệ? của các chế độ toàn trị (5), hay sự cần thiết phải có một thứ ?otôn giáo trá hình? với niềm tin mù quáng, đặc biệt trong những năm đầu tồn tại, một sự hứa hẹn ?ocứu rỗi bằng tri thức?, làm động lực cho đảng và cũng dùng để bao biện cho những tội ác của nó mỗi khi mắc phải (6). Tất cả những định nghĩa và dẫn giải nói trên đều đưa ra được những đặc điểm quan trọng của các chế độ độc tài toàn trị trong quá trình phát triển của chúng trong lịch sử. Mặc dù vậy những định nghĩa trên khó áp dụng được vào thế giới ngày nay, khi một loạt các chế độ toàn trị vẫn sinh sôi và phát triển (như ở Ethiopia, Sirya, Iraq, Vietnam) mà không phải lúc nào cũng có những đặc điểm đã nêu ở trên mà chủ yếu hiện diện ở các chế toàn trị tại châu Âu. Vì vậy trong bài này một định nghĩa mới về toàn trị được đề xuất có tính chất tổng quát và khả năng giải thích cao hơn so với những định nghĩa truyền thống về toàn trị, vì định nghĩa cho phép xác định một kiểu thực thể chính trị với các dạng quyền lực nội tại và khác biệt phục vụ cho sự tồn tại của nó.
    ?oMột nhà nước toàn trị là nhà nước mà trong đó tồn tại một quyền lực độc quyền (thông thường là của một Đảng và không quan trọng việc nó có thuộc quyền sở hữu một nhà độc tài hay không) luôn tìm cách điều khiển và kiểm soát toàn bộ mọi mặt của xã hội thông qua việc điều khiển và kiểm soát từng cá nhân trong xã hội đó.?
    Định nghĩa trên có một số lợi điểm. Điểm đầu tiên là khái niệm toàn trị được định nghĩa như trên cho phép chỉ ra sự khác biệt giữa độc tài toàn trị và độc tài chuyên chế (hay chuyên quyền ?" Authoritarianism ?" ND), một hệ thống mà mệnh lệnh được hợp pháp hoá bằng quyền lực. Lấy ví dụ trong chế độ độc tài chuyên chế phong kiến ?ocha truyền con nối?, quyền lực được chuyển giao thông qua quan hệ huyết thống (theo nghĩa xã hội học (7)) thông qua ngôi vua và đến những quan lại do vua phong. Chính quyền chuyên chế phong kiến có thể coi là một dạng chính quyền giới hạn (limited government). Chính các chế độ cộng hoà mới là nơi ươm trồng những hạt mầm của những chính quyền độc tài toàn trị. Do đó những người xem chế độ Sa Hoàng là nguồn gốc của chế độ toàn trị tại Liên Xô, ví dụ như John Gray (8) trong tập sách này, đã mắc sai lầm không những trong nghiên cứu lịch sử mà còn trong việc sử dụng các khái niệm để nghiên cứu nó. (Tất nhiên ở đây chúng ta không nên phủ nhận rằng có những chế độ chuyên chế đồng thời là toàn trị theo cách định nghĩa được đưa ra trong bài này (ví dụ: Cu Ba, Bắc Hàn ?" ND)).
    Điểm thứ hai, theo định nghĩa trên thì một chế độ toàn trị có thể tồn tại mà không cần phải dùng đến bạo lực, thậm chí nó có thể chấp nhận những lĩnh vực xã hội mà nó không dám lạm dụng quyền lực độc quyền của mình một cách thái quá. Lấy ví dụ hiện nay có nhiều người cho rằng chế độ ở Liên Xô đã không còn là toàn trị nữa vì nó đã chấp nhận những tự trị bên ngoài Đảng trên một số mặt của kinh tế và xã hội (ví dụ như trên lĩnh vực kinh tế tư nhân ?" ND) do việc xoá bỏ chúng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và những quyền lợi kinh tế của Đảng. Tuy nhiên vấn đề ở đây là những nhóm hay xí nghiệp kinh tế tư nhân này có dám loại trừ Đảng ra ngoài tổ chức của mình hay dám bất tuân mệnh lệnh của Đảng? Được tồn tại dưới sự cho phép của đảng không có nghĩa là có quyền phủ quyết đối với đảng, các mệnh lệnh, chính sách của đảng mà là ngược lại. Điểm logic ở đây khi khớp với định nghĩa về toàn trị nêu trên là đảng vẫn kiểm soát và điều khiển cho dù không bằng phương tiện của bạo lực. Sự điều khiển và kiểm soát của đảng thể hiện ở chỗ những tổ chức kinh tế xã hội này vẫn phải tuân theo mỗi khi đảng ra chỉ thị hay mệnh lệnh. Do đó theo định nghĩa và phân tích nêu trên Đảng cộng sản Liên Xô vẫn cố gắng tìm cách điều khiển và kiểm soát toàn bộ xã hội và do đó nó vẫn là một chế độ toàn trị. (điều này cũng tương tự như ở VN hiện nay ?" ND).
    Cuối cùng toàn trị theo định nghĩa được nêu ra trong bài này được coi là một dự án xã hội được thể hiện ở các cấp độ khác nhau ở các quốc gia toàn trị khác nhau. Đây là dự án điều khiển và kiểm soát toàn bộ xã hội bằng cách loại bỏ mọi sự đối lập hay cạnh tranh. Tất nhiên có một cái đích để biện hộ cho dự án này đó là: kiểm soát và điều khiển kết quả đầu ra của các tiến trình xã hội với mục đích phục vụ cho một nhóm trong xã hội đó (cho dù đó là giai cấp vô sản, chủng tộc Arian thượng đẳng, hay ?onhân dân?). Sự nhập nhằng trong nhận thức giữa dự án và đích của dự án cũng là một nguyên nhân làm cho một số người cho rằng Liên Xô ngày nay không còn thực sự là một quốc gia toàn trị.
    Cho dù con người có mong muốn kiểm soát và điều khiển các sự kiện trong xã hội đến thế nào đi chăng nữa thì điều đó cũng không thể thực hiện được. Quả vậy việc cố gắng kiểm soát và điều khiển các sự kiện xã hội, kẻ thực hiện sẽ đánh mất ngay cả những ảnh hưởng nho nhỏ mà lẽ ra họ đã có thể có đối với những sự kiện xã hội trên. Quá nhiều những ví dụ trong quốc gia toàn trị có thể dùng làm bằng chứng cho việc này, những cố gằng nhắm lái toàn bộ xã hội đến cùng một cái đích là phi lý và vô bổ: đúng như Hayek và một số nhà nghiên cứu khác đã lập luận một cách hết sức thuyết phục, con người không thể nào sở hữu hay tưởng tưởng ra được tất cả những thông tin cần thiết để làm được việc trên (9). Vì vậy khi nói đến ?ođiều khiển và kiểm soát? ở đây là tôi không nói đến điều khiển và kiểm soát những kết quả đầu ra của xã hội, vì chúng thường không thể đoán trước được và do đó là một cản trở lớn cho kế hoạch do trung tâm quyền lực đặt ra. Điều khiển và kiểm soát ở đây là điều khiển và kiểm soát con người của chế độ toàn trị: kiểm soát ý chí của con người và buộc họ phải hành động theo cách mà chế độ toàn trị mong muốn (từ của Hitler đặt cho nó là ?oGleichschaltung? vẫn còn rất chính xác ở đây). Việc điều khiển và kiểm soát ý chí của con người có thể đạt được nếu có đầy đủ thông tin về các hành vi của họ, có quyền lực không giới hạn để có thể làm hại họ bất cứ lúc nào, và sự sẵn sàng sử dụng thứ quyền lực đó.
    Tuy nhiên trong các chế độ toàn trị đương đại, nền hành chính quan liêu, nền kinh tế theo kiểu chợ đen và hệ thống đặc quyền đặc lợi ?" những thứ tất yếu phát sinh thông qua ?obàn tay vô hình? của dự án toàn trị ?" lại ngăn trở chính dự án toàn trị và làm sản sinh ra những thành phần xã hội chỉ tuân theo luật riêng của chúng. Kết quả của những biện pháp kinh tế xã hội mà đảng đưa ra sẽ phụ thuộc vào cấu trúc của những quyền lợi không định trước này và do đó làm cho chính đảng cũng không thể tiên liệu được trước. ?oKế hoạch năm năm?, ?oPhát triển nhảy vọt?, ?oPerestroika?,... là những khẩu hiệu đảng đưa ra nghe thì hay nhưng chúng luôn được hô to với một sự nhận thức ngầm rằng chính đảng cũng không biết là thế nào để thực hiện những khẩu hiệu mà họ đưa ra đó (cũng giống như những khẩu hiệu ở VN hiện nay ?" ND). Do đó có thể thấy đảng có thể sẽ có ít ảnh hưởng đối với những kết quả xã hội đầu ra hơn bất cứ một nhà nước được bầu cử hợp hiến nào. Cứ mỗi khi đảng thực hiện việc điều khiển và kiểm soát một tiến trình xã hội nào thì kết quả lại là một thảm hoạ cho dù đó là trên lĩnh vực công nghiệp, tâm linh, kinh tế, hay môi trường.
    Mặc dù vậy thiết tưởng cũng cần nhắc lại một lần nữa rằng trong khi mục đích của toàn trị là điều khiển và kiểm soát các sự kiện xã hội thì dự án toàn trị lại là kiểm soát con người với một tham vọng ngu xuẩn rằng thông qua đó có thể điều khiển và kiểm soát được các sự kiện xã hội. Trong một chế độ độc tài toàn trị, mọi hành động diễn ra trong xã hội, nếu đảng nắm được thì đều có thể bị chấm dứt bởi mệnh lệnh của đảng. Do đó muốn tiếp tục diễn ra thì nó hoặc phải diễn ra trong bí mật hoặc phải diễn ra dưới sự cho phép của đảng. Điều đó chính có nghĩa là không có một quyền phủ quyết nào nằm trong tay các công dân trong chế độ toàn trị. Chính Lênin đã chỉ ra rằng, đảng chỉ có thể thực hiện dự án toàn trị nếu như nó là một thể thống nhất tuyệt đối và do đó phải có cấu trúc phân cấp mệnh lệnh chặt chẽ như một quân đội, và mỉa mai thay ông gọi đó là ?odân chủ tập trung?. Nếu có một mối nguy hiểm thực sự nào đối với dự án toàn trị tại Liên Xô thì nó phải nằm chính ngay trong đảng - đó là khả năng sự chia rẽ trong chính nội bộ đảng và sự chia rẽ giữa đảng và các tổ chức xã hội trực thuộc nó.
  7. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    MD cháu xin thử bắt chấy rận giúp Cụ Mọt cái nào! Nếu không phải là chấy rận mà lại là con công con phượnh nhà cụ thì mong cụ bỏ quá cho cháu ạ!!!
    Hegel đã phân tách khái [thừa]hai khái niệm ?onhà nước? và ?oxã hội công dân? ?" trong đó nhà nước là một hệ thống chủ quyền thống nhất, còn xã hội công dân là những tổ chức xã hội tự phát được thành lập một cách hoà bình trong khuôn khổ quyền hạn pháp lý của một quốc gia (1). Người ta vẫn thường quan niệm rằng hệ thống toàn trị là nơi mà xã hội công dân bị điều khiển bởi nhà nước [bị nhà nưóc điều khiển]. Tuy nhiên cách hiểu như trên chưa bao hàm hết được các chế độ độc tài toàn trị đương đại vì ở đó cả nhà nước lẫn xã hội công dân đều không tồn tại mà thay vào đó là những phiên bản giả hiệu của chúng. Sự phân tách kể trên của Hegel chỉ có thể áp dụng vào những thực thể chính trị phát triển tự nhiên, trong khi đó hệ thống độc tài toàn trị lại không đi đôi với sự phát triển tự nhiên. (xem thêm: ?oLuật tự nhiên? trong cuốn Political Theory: An Conceptual Approach của Murphy ?"ND).
    Các hệ thống toàn trị luôn cố gắng trói buộc các tổ chức dân sự theo mục đích theo đuổi của mình. Và như vậy, tôi cho rằng, nó chỉ có thể đạt được [đạt đưọc cai gì? nên ghi rõ ''nó chỉ có thể đạt đưọc mục đích đó] bằng cách tiêu diệt các tổ chức dân sự tự do (điều kiện tự nhiên cho sự tồn tại một xã hội) và trật tự pháp luật (điều kiện tự nhiên cho sự tồn tại của nhà nước). Khái niệm ?otự nhiên? được dùng ở đây mang ý nghĩa [đưọc dùng theo nghĩa] mà Hegel và trước ông là Aristole đã dùng - đó là những con đường để xã hội và nhà nước cùng ?ophát triển theo đúng đặc điểm tự nhiên của chúng?. Xã hội công dân nảy nở và phát triển với những tổ chức dân sự tự do, cũng như nhà nước phát triển với luật pháp.
    Hệ thống toàn trị bao hàm một quyền lực vô hạn áp đặt [ bao hàm việc áp đặt một quyền lực vô hạn - có lẽ không nên dùng chữ ''bao hàm'' mà nên dùng chữ ''là một hệ thống''] lên toàn bộ xã hội và không một ai, không một tổ chức nào có quyền phủ quyết chống lại nó. Quyền phủ quyết là quyền để ngăn cấm: nó tạo ra một gianh [ranh???] giới mà kẻ bị phủ quyết không có quyền bước qua. Ví dụ nếu chúng ta có quyền phủ quyết chống lại một số hành động nào đó, thì những hành động đó chỉ có thể diễn ra dưới sự đồng thuận của chúng ta; do đó sự tồn tại quyền phủ quyết của cá nhân trong một quốc gia là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại chính phủ đồng thuận [Cháu không nghĩ đây là chính phủ. Theo chau nên dịch cụm này là cai trị đưọc sự đồng thuận, uỷ nhiệm cai trị] (consensual government) trong quốc gia này. Trong hệ thống của các quốc gia phương tây, những quyền phủ quyết kiểu này tồn tại dưới dạng các quyền hạn pháp lý. Nếu có sự tồn tại thực sự của quyền hạn pháp lý trong một quốc gia [Nếu trong một quốc gia thực sự tồn tại các quyền hạn pháp lý đó] thì hệ thống chính trị xã hội tại [quốc gia] đó không phải là [hệ thống] toàn trị.
    Quyền phủ quyết có thể nằm trong tay một nhóm hay một tổ chức công dân. Quyền được tự do lập hội là một điều kiện quan trọng cho sự phát triển của xã hội công dân trong khi nó lại là sự tối kỵ đối với quyền lực độc tài toàn trị bởi mục đích của chế độ toàn trị là kiểm soát và điều khiển cách thức tụ họp và lập hội của các công dân. Các hiệp hội và tổ chức dân sự chỉ được phép tồn tại và hoạt động đến mức độ [trong khuôn khổ, tới chừng mực] mà chế độ toàn trị cho phép. Chúng luôn có thể bị biến chất hay huỷ bỏ [bãi bỏ] bằng mệnh lệnh của quyền lực trung ương bất cứ lúc nào. (hãy thử đối chiếu xem những tổ chức như Nhà thờ, trường đại học, dàn nhạc giao hưởng,... những tổ chức sống sót dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản).
    Quyền lực toàn trị không nằm trong nhà nước. Thông thường quyền lực tối cao nằm trong tay đảng cầm quyền duy nhất, một ?otổ chức mưu đồ? (chính Lê nin cũng từng gọi đảng Bolsevik của ông là một tổ chức mưu đồ (conspiratorial body) ?" ND), với tổ chức phân cấp chặt chẽ. Đảng kiểm soát nhà nước trong khi vẫn độc lập với nhà nước. Cấu trúc đảng trị với những quyền lợi của từng thành viên gắn liền với quyền lợi của Đảng giúp tạo ra một cơ cấu xã hội toàn trị bền vững hơn nhiều so với nền độc tài cá nhân. Thật vậy dưới sự lãnh đạo và kiểm soát của đảng toàn trị, nhà nước toàn trị kéo dài sự tồn tại của nó bằng ?obàn tay vô hình? (invisible hand): cho dù từng cá nhân thì không thể hiện rõ ràng mong muốn điều đó, nhưng việc theo đuổi những đặc quyền đặc lợi và mục đích của từng cá nhân sẽ giúp giữ vững được quyền lãnh đạo cho đảng và nhà nước toàn trị (2).
    Trong giới học thuật từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra những định nghĩa về toàn trị. Một vài nhà nghiên cứu trong định nghĩa của mình thậm chí bỏ qua các chế độ toàn trị Leninit (ví dụ như Hannah Arendt (3)) và cho rằng nguồn gốc của các chế độ toàn trị là chủ nghĩa dân tộc ở thế kỷ 19. Một số nhà nghiên cứu khác, ví dụ như C.J. Friedrich (4), dù đã ghi nhận cơ cấu tập quyền toàn trị trong xã hội xô [Sô] viết nhưng lại quá nhấn mạnh đến vai trò độc tài cá nhân của Stalin. Một số nhà nghiên cứu [khác thì ] lại chú trọng hơn đến đặc điểm ?otư tưởng hệ? của các chế độ toàn trị (5), hay [đến/vào] sự cần thiết phải có một thứ ?otôn giáo trá hình? với niềm tin mù quáng, đặc biệt trong những năm đầu tồn tại, một sự hứa hẹn ?ocứu rỗi bằng tri thức?, làm động lực cho đảng và cũng dùng [dùng cái gì] để bao biện cho những tội ác của nó mỗi khi mắc phải (6) [câu dài quá - nên tách đôi]. Tất cả những định nghĩa và dẫn giải nói trên đều đưa ra được những đặc điểm quan trọng của các chế độ độc tài toàn trị trong quá trình phát triển của chúng trong lịch sử. Mặc dù vậy [Tuy vậy, khó có thể áp dụng những định nghĩa đó vào thế giới ngày nay...]những định nghĩa trên [đó] khó áp dụng được vào thế giới ngày nay, khi một loạt các chế độ toàn trị vẫn sinh sôi và phát triển (như ở Ethiopia, Sirya, Iraq, Vietnam) mà không phải lúc nào cũng có những đặc điểm đã nêu ở trên mà chủ yếu hiện diện ở các chế toàn trị tại châu Âu hai chữ mà này rất lung tung!]. Vì vậy trong bài này một định nghĩa mới về toàn trị được đề xuất có tính chất tổng quát và khả năng giải thích cao hơn so với những định nghĩa truyền thống về toàn trị, vì định nghĩa cho phép xác định một kiểu thực thể chính trị với các dạng quyền lực nội tại và khác biệt phục vụ cho sự tồn tại của nó.
    ?oMột nhà nước toàn trị là nhà nước mà trong đó tồn tại một quyền lực độc quyền (thông thường là của một Đảng và không quan trọng việc nó có thuộc quyền sở hữu một nhà độc tài hay không) luôn tìm cách điều khiển và kiểm soát toàn bộ mọi mặt của xã hội thông qua việc điều khiển và kiểm soát từng cá nhân trong xã hội đó.?
    Định nghĩa trên có một số lợi [ưu] điểm [so với các định nghĩa truyền thống]. Điểm đầu tiên là khái niệm toàn trị được định nghĩa như trên cho phép chỉ ra sự khác biệt giữa độc tài toàn trị và độc tài chuyên chế (hay chuyên quyền ?" Authoritarianism ?" ND), một hệ thống mà mệnh lệnh được hợp pháp hoá bằng quyền lực. Lấy ví dụ trong chế độ độc tài chuyên chế phong kiến ?ocha truyền con nối?, quyền lực được chuyển giao thông qua quan hệ huyết thống (theo nghĩa xã hội học (7)) thông qua ngôi vua và đến những quan lại do vua phong. Chính quyền chuyên chế phong kiến có thể coi là một dạng chính quyền giới hạn (limited government). Chính các chế độ cộng hoà mới là nơi ươm trồng những hạt mầm của những chính quyền độc tài toàn trị. Do đó những người xem chế độ Sa Hoàng là nguồn gốc của chế độ toàn trị tại Liên Xô, ví dụ như John Gray (8) trong tập sách này, đã mắc sai lầm không những trong nghiên cứu lịch sử mà còn trong việc sử dụng các khái niệm để nghiên cứu nó. (Tất nhiên ở đây chúng ta không nên phủ nhận rằng có những chế độ chuyên chế đồng thời là toàn trị theo cách định nghĩa được đưa ra trong bài này (ví dụ: Cu Ba, Bắc Hàn ?" ND)).
    Điểm thứ hai, theo định nghĩa trên thì một chế độ toàn trị có thể tồn tại mà không cần phải dùng đến bạo lực, thậm chí nó có thể chấp nhận những lĩnh vực xã hội mà nó không dám lạm dụng quyền lực độc quyền của mình một cách thái quá. Lấy ví dụ [Ví dụ,] hiện nay có nhiều người cho rằng chế độ ở Liên Xô [cuốn sách này viết trưóc hay sau khi LX bị giải thể?] đã không còn là toàn trị nữa vì nó đã chấp nhận những tự trị bên ngoài Đảng trên một số mặt của kinh tế và xã hội (ví dụ như trên lĩnh vực kinh tế tư nhân ?" ND) do việc xoá bỏ chúng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và những quyền lợi kinh tế của Đảng. Tuy nhiên vấn đề ở đây là những nhóm hay xí nghiệp kinh tế tư nhân này có dám loại trừ Đảng ra ngoài tổ chức của mình hay dám bất tuân mệnh lệnh của Đảng [không]? Được tồn tại dưới sự cho phép của đảng không có nghĩa là có quyền phủ quyết đối với đảng, các mệnh lệnh, chính sách của đảng mà là ngược lại. Điểm logic ở đây khi [???] khớp với định nghĩa về toàn trị nêu trên là đảng vẫn kiểm soát và điều khiển cho dù không bằng phương tiện của bạo lực. Sự điều khiển và kiểm soát của đảng thể hiện ở chỗ những tổ chức kinh tế xã hội này vẫn phải tuân theo mỗi khi đảng ra chỉ thị hay mệnh lệnh. Do đó theo định nghĩa và phân tích nêu trên Đảng cộng sản Liên Xô vẫn cố gắng tìm cách điều khiển và kiểm soát toàn bộ xã hội và do đó nó vẫn là một chế độ toàn trị. (điều này cũng tương tự như ở VN hiện nay ?" ND).
    Cuối cùng toàn trị theo định nghĩa được nêu ra [đề xuất- nêu thì nhiều nhưng đề xuất thì chỉ có một của mình mà thôi] trong bài này được coi là một dự án [rất nghi ngờ chữ dự án này, chắc là dịch từ projection - đề án/phương án] xã hội được thể hiện ở các cấp độ khác nhau ở các quốc gia toàn trị khác nhau. Đây là dự án điều khiển và kiểm soát toàn bộ xã hội bằng cách loại bỏ mọi sự đối lập hay cạnh tranh. Tất nhiên có một cái đích để biện hộ cho dự án này [chấm câu ở đây hoặc ít ra cũng nên đặt dấu phảy sau chữ này] đó là: kiểm soát và điều khiển kết quả đầu ra của các tiến trình xã hội với mục đích phục vụ cho một nhóm trong xã hội đó (cho dù [nhóm đó] đó là giai cấp vô sản, chủng tộc Arian thượng đẳng, hay ?onhân dân?). Sự nhập nhằng trong nhận thức giữa dự án và đích của dự án cũng là một nguyên nhân làm cho một số người cho rằng Liên Xô ngày nay không còn thực sự là một quốc gia toàn trị.
    Cho dù con người có mong muốn kiểm soát và điều khiển các sự kiện trong xã hội đến thế nào đi chăng nữa thì điều đó cũng không thể thực hiện được. Quả vậy việc cố gắng kiểm soát và điều khiển các sự kiện xã hội, [sẽ làm] kẻ thực hiện sẽ đánh mất ngay cả những ảnh hưởng [có lẽ dùng chữ tác động thì hay hơn] nho nhỏ mà lẽ ra họ đã có thể có đối với những sự kiện xã hội trên. Quá nhiều những ví dụ trong quốc gia toàn trị có thể dùng làm bằng chứng cho việc này [Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ ... để minh chứng cho thực tế này.], những cố gằng nhắm lái toàn bộ xã hội đến cùng một cái đích [không rõ chữ đến cùng ăn vào lái hay ăn vào cái đích] là phi lý và vô bổ: đúng như Hayek và một số nhà nghiên cứu khác đã lập luận một cách hết sức thuyết phục, con người không thể nào sở hữu hay tưởng tượng ra được tất cả những thông tin cần thiết để làm được việc trên (9). Vì vậy khi nói đến ?ođiều khiển và kiểm soát? ở đây là [dấu phảy là đủ] tôi không nói đến [tôi không nói đến # không phải tôi muốn nói đến] điều khiển và kiểm soát những kết quả đầu ra của xã hội, vì chúng thường không thể đoán trước được và do đó là một cản trở lớn cho kế hoạch do trung tâm quyền lực đặt ra. Điều khiển và kiểm soát ở đây là điều khiển và kiểm soát con người của chế độ toàn trị: kiểm soát ý chí của con người và buộc họ phải hành động theo cách mà chế độ toàn trị mong muốn (từ của Hitler đặt cho nó là ?oGleichschaltung? vẫn còn rất chính xác ở đây). Việc điều khiển và kiểm soát ý chí của con người có thể đạt được {đặt có thể đạt đưọc lên đầu câu thì sẽ rõ nghĩa ngay] nếu có đầy đủ thông tin về các hành vi của họ, có quyền lực không giới hạn để có thể làm hại họ bất cứ lúc nào, và sự sẵn sàng sử dụng thứ quyền lực đó.
    Tuy nhiên trong các chế độ toàn trị đương đại, nền hành chính quan liêu, nền kinh tế theo kiểu chợ đen và hệ thống đặc quyền đặc lợi ?" những thứ tất yếu phát sinh thông qua ?obàn tay vô hình? của dự án toàn trị ?" lại ngăn trở chính dự án toàn trị và làm sản sinh ra những thành phần xã hội chỉ tuân theo luật riêng của chúng. Kết quả của những biện pháp kinh tế xã hội mà đảng đưa ra sẽ phụ thuộc vào cấu trúc của những quyền lợi không định trước này và do đó làm cho chính đảng cũng không thể tiên liệu được trước. ?oKế hoạch năm năm?, ?oPhát triển nhảy vọt?, ?oPerestroika?,... là những khẩu hiệu đảng đưa ra nghe thì hay nhưng chúng luôn được hô to với một sự nhận thức ngầm rằng chính đảng cũng không biết là [làm] thế nào để thực hiện [đưọc] những khẩu hiệu mà họ đưa ra đó (cũng giống như những khẩu hiệu ở VN hiện nay ?" ND). Do đó có thể thấy [rằng] đảng có thể [hai chữ có thể gần nhau nghe hơi chối tai] sẽ có ít ảnh hưởng đối với những kết quả xã hội đầu ra hơn bất cứ một nhà nước được bầu cử hợp hiến nào. Cứ mỗi khi đảng thực hiện việc điều khiển và kiểm soát một tiến trình xã hội nào thì kết quả lại là một thảm hoạ cho dù đó là trên lĩnh vực công nghiệp, tâm linh, kinh tế, hay môi trường. [Hay ghê!!!! Đảng giống như cái đứa lanh chanh hậu đậu đụng đâu đổ đó!!!]
    Mặc dù vậy thiết tưởng cũng cần nhắc lại một lần nữa rằng trong khi mục đích của toàn trị là điều khiển và kiểm soát các sự kiện xã hội thì dự án toàn trị lại là kiểm soát con người với một tham vọng ngu xuẩn rằng thông qua đó có thể điều khiển và kiểm soát được các sự kiện xã hội. Trong một chế độ độc tài toàn trị, mọi hành động diễn ra trong xã hội, nếu đảng nắm được thì đều có thể bị chấm dứt bởi mệnh lệnh của đảng. Do đó muốn tiếp tục diễn ra thì nó hoặc phải diễn ra trong bí mật hoặc phải diễn ra dưới sự cho phép của đảng. Điều đó chính có nghĩa là không có một quyền phủ quyết nào nằm trong tay các công dân trong chế độ toàn trị. Chính Lênin đã chỉ ra rằng, đảng chỉ có thể thực hiện dự án toàn trị nếu như nó là một thể thống nhất tuyệt đối và do đó phải có cấu trúc phân cấp mệnh lệnh chặt chẽ như một quân đội, và mỉa mai thay ông gọi đó là ?odân chủ tập trung?. Nếu có một mối nguy hiểm thực sự nào đối với dự án toàn trị tại Liên Xô thì nó phải nằm chính ngay trong đảng - đó là khả năng sự chia rẽ trong chính nội bộ đảng và sự chia rẽ giữa đảng và các tổ chức xã hội trực thuộc nó.

Chia sẻ trang này