1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dịch Việt - Anh thế nào cho hay

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi ULIULI, 03/08/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trong đây ít người hài hước nhỉ !

    [​IMG]
  2. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Thank vuhuynh vì bài viết công phu. Có 3 vấn đề bạn nói đến là từ, cấu trúc câu và cụm từ hoặc cụm thành ngữ. Có ý của bạn thì tôi khá nhất trí nhưng cũng có ý tôi không đồng ý giống bạn gì ở trên đã nói, đã mơ thì mơ cho chót luôn [:D]

    Về từ thì tôi được cái khá cẩn thận, thường xuyên kiểm tra wikipedia từ chuyên môn, check từ cùng nghĩa, từ ngược nghĩa... Về cấu trúc câu thì tôi đã làm y như bạn nói. Với mỗi câu dịch tôi thường phải đảo lại câu tiếng Việt theo cấu trúc Anh. Chắc là vì vậy mà tiếng Việt của tôi ảnh hưởng cấu trúc Anh nặng. Có vài phát hiện về sự khác nhau giữa cấu trúc câu Anh, Việt, hôm nào tôi rảnh sẽ thống kê post lên share với mọi người.

    Riêng về cái cụm thành ngữ thì tôi không mong nước ngoài dần quen với kiểu VN. Chắc chắn phần này là phải học thuộc lòng rồi. Đặc biệt là với mục đích "hay" mà tôi đang hướng đến thì càng không thể bắt đối tác thấy "dở" rồi quen dần với dở được.
  3. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Người mà có cái tâm mở thì sẽ nhanh chóng chịu ảnh hưởng của một xu hướng - mà cả lý trí và cảm tính của người đó cho rằng hợp lý, những người ở chiếu ngược lại có thể coi là bảo thủ. Cả hai đều có ưu điểm và nhược điểm. Người mở thì nắm bắt nhanh, nhưng không vững vàng và dễ thay đổi. Người bảo thủ thì chậm, nhưng lại là có được sự kiên định. Nói như vậy thì có vẻ tiếng Việt kém hơn tiếng Anh qua hiện tượng nhiều người dùng câu cấu trúc Anh. Ví dụ những kênh ti vi chuyên về kinh tế - tài chính: Infotivi, InvesTtivi, VITIVI phát thanh tiếng Việt y phọc cấu trúc câu tiếng Anh. Thật ra ngôn ngữ không có lỗi gì cả, tư duy vận dụng ngôn ngữ mới là nguyên nhân. Câu tiếng Việt có vẻ nghiêm trang hơn câu tiếng Anh. Ví dụ người Việt viết : "Tôi có một con gái lên 4 tuổi. Bé thường...." Người Tây lại thích viết : "My little 4 years old daughter often..." Ở tiếng Việt, các ý được phân tách sâu, hết ý thì chấm câu. Hoặc câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ... là chấm câu sang câu khác. Còn ở Tiếng Anh thì bọn nó có xu hướng nhét càng nhiều thông tin (ở mức có thể) vào một câu. Xuất phát từ đặc điểm đó, tiếng Anh dùng nhiều giới từ, liên từ, nên người đọc thấy nó có vẻ lưu loát, nhịp điệu nhanh. Người Việt viết nghiêm trang hơn, theo mình, là do họ rất quý trọng ngôn ngữ. Một dân tộc đi lên từ ruộng cày, cái chữ là cái gì đó thiêng liêng lắm. Điều đó cũng là một sự khác biệt về văn hóa.
  4. ironfoot

    ironfoot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2008
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    0
    Thầy giáo dạy môn dịch của mình thì luôn "chê": tiếng việt dài dòng, nhiều cái "thừa" lặp đi lặp lại hoặc vô nghĩa. Khi dịch cái khó nhất là đừng để cái dài và vòng vo trong ngôn ngữ Việt "đánh lừa" làm mình cho ra 1 sản phẩm dịch tương tự. Chưa quen thì phải diễn đạt lại câu chữ tiếng Việt trong đầu mình đã rồi mới bắt đầu dịch. Thế nên nếu nói về văn hóa thì: Tiếng Anh gọn rõ, khó gây hiểu sai hơn. Khó nói dân tộc nào quý trọng ngôn ngữ hơn. Nếu bạn đặt tiêu chí số lượng làm đầu thì cũng có thể coi dân ta "quý trọng ngôn ngữ". [:D]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đặc thù về ngành kinh tế - tài chính cần rõ ràng minh bạch - câu văn rõ ràng, không thừa - chắc vì thế làm bạn cảm giác giống cấu trúc tiếng Anh.
  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Mình nghĩ lí tưởng nhất là một người khi viết tiếng Anh thì thuần Anh và khi viết tiếng Việt thì thuần Việt. Mình viết tiếng Anh để cho người nước ngoài đọc chứ có cho người Việt Nam đọc đâu mà cần lưu giữ cái sự nghiêm trang (nếu có) của VN. Nếu người Nhật cũng nghĩ vậy, tiếng Anh của họ sẽ dài dòng y như tiếng Nhật ... Mỗi nước cứ địa phương hóa tiếng Anh như thế thì làm sao các nước hiểu nhau được. Nếu đã coi tiếng Anh là một ngôn ngữ chung, là cầu nối kiến thức thì tôi nghĩ tốt nhất tất cả các nước cứ cố gắng đạt được như tiếng bản địa. Sự địa phương hóa là bần cùng bất đắc dĩ.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Tôi xin nối tiếp ý trên của bạn. Theo tôi thì trên phương diện truyền tải thông tin, cấu trúc câu Việt Nam không hiệu quả bằng cấu trúc câu của Anh. Có thể lấy ngay ví dụ của bạn vuhuynh ở trên, tiếng Việt phải mất đến 2 câu để biết đứa con 4 tuổi kia thường làm cái gì. Trong khi đó với cấu trúc của tiếng Anh thì ta sẽ biết ngay trong 1 câu. Ngoài ra, với việc viết 2 câu trong tiếng Việt, người đọc khó lòng biết vấn đề bé đang 4 tuổi hay vấn đề bé thường làm gì thì cái nào là thông tin chính mà người viết muốn truyền tải vì hai câu ngang nhau về mặt tư cách. Trong câu tiếng Anh, thông tin 4 tuổi được đẩy thành tính từ nên người đọc sẽ hiểu ngay thông tin này chỉ là thông tin bổ trợ, còn hành động bé làm gì là thông tin chính của câu.

    Nhìn chung thì cấu trúc tiếng Anh giúp người đọc nắm bắt thông tin cốt lõi nhanh hơn tiếng Việt. Ở nhiều văn bản thuần Việt, tôi thường thấy người viết kê một loạt trạng từ đằng trước, người đọc đọc đến 2 dòng trạng ngữ mới lần được đến cấu trúc chủ - vị chính để biết có chuyện gì xảy ra. Nó đại loại như thế này:
    "Trước tình hình kinh tế đi vào khủng hỏa trầm trọng, thêm nữa là nguồn ngân sách eo hẹp và sự thiếu kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng, trong thời gian thực hiện chính sách cứu doanh nghiệp giai đoạn từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012, chính phủ Việt Nam hầu như không tháo gỡ được các vướng mắc của doanh nghiệp là bao".
    Còn tiếng Anh thì phần trạng ngữ (tiếng Anh không gọi là trạng ngữ mà gọi là gì gì tôi quên rồi) chỉ điều kiện thường ngắn và đặt cả đầu lẫn cuối câu, đẩy phần chủ - vị chính lên gần đầu câu khiến người đọc sớm nắm bắt được thông tin.

    Tương tự như vậy, tiếng Việt thường đưa một danh sách đối tượng bị tác động (object) lên đầu câu khiến người đọc phải đọc rất lâu các object này mà chưa biết có chuyện gì xảy ra với chúng. VD cấu trúc Việt: "Đối với thịt các loại, cá và hải sản, rau củ quả tươi sống, đồ khô và đồ lưu niệm, siêu thị có nhân viên đứng quầy riêng để phục vụ khách hàng các mặt hàng này". Trong khi đó tiếng Anh luôn để object sau động từ, điều này khiến người đọc phải đọc chủ ngữ và động từ trước để biết chuyện gì xảy ra, sau đó đọc đến object để biết xảy ra với cái gì, như thế dễ nạp vào bộ nhớ hơn. VD cấu trúc Anh: "Siêu thị có nhân viên đứng quầy riêng để phục vụ thịt các loại, cá và hải sản, rau củ quả tươi sống, đồ khô và đồ lưu niệm tới khách hàng".
  6. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Nếu suy nghĩ kỹ càng một cách tường minh, thì quan điểm của bạn không hề sai. Suy cho cùng, ngôn ngữ chỉ là ngôn ngữ, dùng nó thế nào cho thoát ý mới là cái trọng tâm. Bản thân tôi khi nhận định về cách sử dụng ngôn ngữ, cũng đã bị cảm tính và lý trí của mình chi phối, cho rằng/cho nên thoát ý là quan trọng (cái đúng), có hồn (VIE) là cái hay. Nhưng nhận định bên vế thứ hai: "hay" đã/đang bị lung lay dữ dội, khi các bạn khác không đồng tình, và quan trọng là chính tôi thấy nó là điều bất khả thi.

    Khái quát hóa và chi tiết hóa là hai quá trình ngược nhau, nhưng chúng là một trong những quy trình bắt buộc để hình thành lên bất cứ ngôn ngữ nào. Không có công trình Phân tâm học nào cho thấy sự quá đặc thù, quá chuyên biệt để chỉ ra sự khác biệt trong cách vận hành của não bộ giữa người Việt và người Anh. Cái khác nhau duy nhất là nội dung mà não bộ Eng và não bộ VIE tiếp nhận, xử lý, truyền tải. Người Âu sống trong hoàn cảnh tự nhiên khác biệt với người Việt, cho nên nhận thức về thế giới khách quan giữa hai cộng đồng là hoàn toàn khác biệt. Quá trình tiếp nhận - xử lý - truyền tải của não bộ Eng và não bộ VIE là đồng dạng, nhưng không hoàn toàn đồng nhất ở nhiều mặt và nhiều phương diện. Cái khác biệt đó sẽ được san lấp trong một tiến trình gọi là đồng hóa. Vì vậy, cái đỏ đỏ (lý tưởng) của ULI nó nằm trên một xu hương đang được coi là hợp lý. Nỗ lực của vuhuynh biểu đạt một sự kháng cự, trước khi mọi chuyện trở nên tuyệt vọng, nhưng chính vuhuynh đang thấy nó là vô vọng [:D]

    Vậy thì câu hỏi của topic sẽ phải trả lời như thế nào? Dịch Vie-Eng thế nào cho đúng thì ULI nên hỏi thẩy hay hỏi sách. Dịch Vie-Eng thế nào cho hay thì chỉ duy nhất người hỏi có đủ tư cách để trả lời.

    Sự học là để người ta thành giỏi chứ không thể cải được người ta thành hay, thành đẹp. Nếu học mà thành hay, thành đẹp thì.... ôi thôi ^:)^ Cái hay cái đẹp nó nằm trong chính con người chứ ở đâu xa. Tác phẩm của văn nghệ sĩ được người đời ca tụng vì họ biểu đạt tâm hồn của chính họ, chứ còn photocopy thì người đời nay dùng mai mang gói xôi :)) Vậy thì câu nói : "Học cái hay..." của người Việt phải được xem xét lại, điểm khúc mắc nó nằm ở chỗ người ta hay nói : lý tưởng, chứ không ai nói THEO lý tưởng. VÌ trở thành cái phải là bởi người ta nhận thức được nó đúng thì người ta mới THEO, chứ còn cứ cắm đầu lao theo cái THEO thì nó là điều phiếm. Em nói vầy có đúng không thầy Nguyen :-* Trong câu hỏi của ULI rằng dịch Eng-Vie thế nào cho "hay", vấn đề sẽ tự động chỉ tới : dịch thế nào cho sâu sắc và biểu cảm. Câu trả lời thì mình nêu ở post trước rồi.

    Xét kỹ càng, câu hỏi của bạn thật sự rất nghiêm túc, vì đâu phải lúc nào ta cũng viết email hỏi thăm, hợp đồng đơn thuần, cũng có lúc phải chơi thật sự bay bổng chứ.
  7. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Chỉ lưu ý vuhuynh một chút là chủ đề mình mở tập trung vào dịch Việt - Anh chứ không phải là Anh - Việt.
  8. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Cảm ơn bạn! Mình viết nhầm đó.

Chia sẻ trang này