1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐIỂM BÁO

Chủ đề trong '1982 - Cún Sài Gòn' bởi Rubi19, 05/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    ĐIỂM BÁO

    Chuyện lạ có thật ở Đà Nẵng:
    Hàng trăm người ngang nhiên ''thu hoạch'' trên cánh đồng người khác
    11:34', 5/7/ 2003 (GMT+7)
    Đoàn cào nghêu bỏ chạy khi phát hiện bị chụp hình.
    Từ ngày 9/6 cho đến tận ngày 3/7, mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến cào vớt hàng chục tấn nghêu trên cánh đồng của ông Huỳnh Viết Trí (Nại Hiên Đông - quận Sơn Trà). Một mình đứng ra ngăn cản, có lúc còn bị người ta hành hung nên nhiều khi ông Trí và vợ con chỉ biết đứng khóc ròng van xin những người đến ''hôi của'' này. Cấp chính quyền sở tại, công an, đồn biên phòng đều biết, nhưng sự việc vẫn diễn ra như ở chốn không người.

    5, 7 người chống lại vài trăm

    Năm 1994, ông Huỳnh Viết Trí, hiện trú tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng được phép chính quyền sở tại tổ chức nuôi nghêu trên vùng nước cạn thuộc cồn Ma trong vịnh Đà Nẵng. Nhờ tổ chức canh tác tốt, hơn 30.000m2 nuôi nghêu của ông ngày một phát triển và mang lại lợi nhuận kha khá. Học theo cách làm của gia đình ông Trí, vài năm gần đây, nhiều gia đình khác cũng xin phép chính quyền tổ chức canh tác nghêu trên vùng nước này và cũng thu được lợi nhuận không ít.

    Chuyện bắt đầu từ những lời đồn đại đâu đó rằng, ông Trí năm nay trúng lớn đến hàng tỷ đồng nhờ nuôi nghêu, thế nên từ 9/6, hàng trăm người tổ chức thành đoàn đổ bộ vào sân nghêu ông Trí cào vớt tha hồ như chốn không người. Với lực lượng chỉ có nội bộ gia đình 5, 7 người, ông Trí và vợ chỉ biết đứng khóc ròng và van xin. Nhiều kẻ còn hành hung cả chủ nhân khi bị ngăn cản. Quá bức xúc, vài ngày sau ông làm đơn gửi Công an phường Nại Hiên Đông. Ban chỉ huy cử hai cảnh sát xuống kiểm tra. Rồi từ đó cũng chỉ có gia đình tự xoay xở chống lại hành động trắng trợn này. Nhiều đơn thư gửi đến các cấp liên quan, nhưng vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

    Trưa 2/7, một nhóm phóng viên truyền hình tổ chức ghi lại cảnh "thu hoạch" nghêu trên cánh đồng người khác giữa ban ngày. Cồn Ma nằm trong vịnh Đà Nẵng và phải đi bằng thuyền mất khoảng 20 phút từ bến Nại Hiên. Quả thật, một hình ảnh không thể hình dung nổi. Hàng trăm người rộn ràng cào nghêu trên vùng mặt nước canh tác của ông Trí không một chút kiêng dè. Họ chỉ bỏ chạy khi thấy ống kính của phóng viên lia lên, nhưng sau đó lấy khăn bịt mặt rồi tiếp tục tổ chức cào, vớt như không có chuyện gì xảy ra. Sáng hôm sau, hình ảnh đó lại tiếp tục diễn ra. Duy khi phát hiện trên thuyền có bóng một sĩ quan bộ đội biên phòng, họ mới dừng lại, nhưng cũng như thủ đoạn cũ - bịt mặt rồi lại quơ cào tiếp.

    ''Hôi của'' hay công nhiên chiếm đoạt?

    Cũng như thời gian trước, mặc dù đã có sự xuất hiện của một số phóng viên báo chí ở đây nhưng chính quyền sở tại và các cơ quan liên quan trước sự kiện có thể nói chưa từng xảy ra ở Đà Nẵng, một địa phương vốn nổi tiếng về sự ổn định trong lĩnh vực an toàn xã hội, vẫn ''chuyển động'' rất chậm chạp.

    Theo ông Trí ước tính mỗi ngày ông bị chiếm đọat từ 4 - 5 tấn nghêu, trị giá 40 - 50 triệu đồng và nghêu của ông bị mất vẫn được bán công khai cho các quán nhậu dọc biển với giá 2 - 3.000 đồng/kg. Một cán bộ biên phòng Đồn 252, phụ trách địa bàn vịnh Đà Nẵng cho biết, sau khi nhận được tin báo, cán bộ biên phòng đã mật phục ba, bốn đêm nhưng ''có thấy gì đâu''. Theo cán bộ này: ''Vả lại, chúng tôi quản lý mặt nước, còn chính quyền địa phương, công an quản lý người dân, do vậy để chấm dứt tình trạng này, phải có sự phối hợp giữa các ngành với nhau''.

    Còn tại UBND phường Nại Hiên Đông, ông Hồ Văn Hảo, Chủ tịch phường sáng qua vừa cho biết có nghe tình hình và yêu cầu Công an kiểm tra, nhưng chưa thấy báo cáo lại. Bí thư Đảng uỷ phường, ông Nguyễn Văn Dũng thì khá tường tận sự việc và theo ông Dũng, chuyện này cũng có nguyên nhân một phần do gia đình ông Trí sống không được đàng hoàng với bà con quanh đó. Trước đó ông đã xô xát với một người ''hôi'' nghêu, gây thương tích cho cả hai. Mọi việc đã hoà giải. Còn chuyện cào nghêu trên đồng ông Trí thì có nghe, nhưng ông Trí không có làm đơn với chính quyền mà gửi đến các cơ quan cao hơn. Phường đã mời ông lên làm việc để tìm hiểu, nhưng ông không lên. Tuy vậy ông Dũng vẫn khẳng định việc này cần phải cương quyết xử lý dứt điểm.

    Được biết chiều qua (3/7), sau những cuộc tiếp xúc liên tục với phóng viên các báo đã có một cuộc họp chung giữa chính quyền, biên phòng và công an sở tại để bàn phối hợp giải quyết dứt điểm. Có thể sau cuộc họp hiện tượng trên sẽ dẹp được vì các đối tượng ''hôi'' nghêu đều sống quanh đó, nhưng thiệt hại và mức độ hành vi tổ chức chiếm đoạt tài sản công nhiên như vậy, nếu không được xử lý nghiêm e rằng có ngày ''cái sảy nảy cái ung''.
  2. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Điện thoại Internet vẫn im hơi lặng tiếng - Lỗi tại ai? Bộ Bưu chính Viễn thông (MPT) đã chính thức cho phép các công ty đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ điện thoại Internet kể từ 1/7/2003. Tuy nhiên, một tuần sau ngày 1/7, vẫn chưa có doanh nghiệp nào đưa dịch vụ này tới người tiêu dùng.

    Một tuần sau ngày 1/7, vẫn chưa có doanh nghiệp nào đưa dịch vụ điện thoại Internet tới người tiêu dùng.
    Theo quyết định được MPT ban hành, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lnternet và được cấp giấy phép OSP (cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng) thì đương nhiên được cung cấp dịch vụ điện thoại Internet. Tuy nhiên, trên thực tế trong số 13 ISP, chỉ có 3 ISP đã được cấp phép OSP là Techcom, Qtnet và Elinco. Trong số 3 công ty này thì Techcom bị vướng mắc ở vấn đề trộm cước nên chưa thể cung cấp dịch vụ, 2 công ty còn lại chưa có sự chuẩn bị để cung cấp dịch vụ kể từ 1/7/2003.
    Đối với các ISP còn lại đến ngày 3/7/2003, MPT mới cấp phép OSP cho 7 ISP bao gồm: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Điện tử viễn thông Quân đội, Hanoi Telecom, Công ty FPT, Công ty cổ phần Intemet One Connection (OCI), Công ty Điện tử quận 10, và Saigon Postel. Theo MPT, 3 ISP còn lại chưa được cấp phép OSP vì chưa có đề án trình lên.
    Doanh nghiệp chưa thật sự sẵn sàng
    Mặc dù được cấp phép OSP là điều kiện cơ bản nhất nhưng các doanh nghiệp còn phải qua một bước kiểm tra khác mới được chính thức cung cấp dịch vụ. Đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm 4 bộ (Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Công an, Bộ Khoa học -Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa -Thông tin) sẽ kiểm tra các điêu kiện về cơ sở hạ tầng, an ninh viễn thông... của các doanh nghiệp.
    Để đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra, các doanh nghiệp cần gửi bản đề nghị cùng các hồ sơ chứng minh doanh nghiệp đã sẵn sàng. Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Hải - Vụ trưởng Vụ Chính sách Viễn thông MPT cho biết: "Chưa có doanh nghiệp nào gửi bản đề nghị đến MPT". Ông Hải khẳng định: "Công ty nào gửi bản đề nghị tới đầu tiên, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ đến ?okiểm tra đầu tiên".
    Ông Trương Đình Anh - Giám đốc FPT cho biết: trong tuần này, chúng tôi sẽ hoàn tất các hồ sơ cần thiết để gửi bản đề nghị lên MPT" . Một đại diện của Công ty Điên tử viễn thông Quân đội (viettel) cho biết: "Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất hồ sơ và gửi đề nghị đến MPT sớm nhất".
    Tuy nhiên, cho dù có giấy chứng nhận kiểm tra thì không phải công ty nào cũng có thể cung cấp ngay dịch vụ. Đại diện của Viettel cho biết, công ty này vẫn chưa đàm phán xong với các đối tác về giá cước khi cung cấp dịch vụ nên bảng giá cước cho khách hàng vẫn chưa có. Viettel dự định cung cấp dịch vụ vào cuối tháng 7/2003.
    Nguồn tin từ một số công ty khác cũng xác nhận họ cũng chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc tung dịch vụ ra thị trường. Chỉ có 2 công ty vẫn tuyên bố họ sẵn sàng cung cấp ngay sau khi có chứng nhận của đoàn kiểm tra liên ngành là Công ty cổ phần Công nghệ thông tin (EIS) và Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC
  3. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Có một làng không sợ... chết!
    9:52'', 7/7/ 2003 (GMT+7)

    Chì vẫn là ''''cơm'''', là ''''gạo'''' của người dân nơi đây.
    Mỗi ngày ở thôn Đông Mai (xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), người ta có thể tái chế và đưa ra thành phẩm 7 - 8 tấn chì từ 14 tấn... ắc quy hỏng. Cũng tại đây, hàng trăm lao động được xác định có nồng độ chì trong cơ thể vượt quá mức cho phép. Nhiều vật nuôi uống phải nguồn nước nhiễm chì, đứt ruột, lăn ra chết. Rau cỏ ở đây đem giám định cũng... có chì. Cả thôn có tới 45 trường hợp bị tật nguyền hoặc thần kinh (trong đó có 25 trường hợp là trẻ em). Ấy vậy mà người ta vẫn chấp nhận sống cùng chì...
    Chì trắng trộn... cơm!
    Anh Nguyễn Văn Tuấn, một người dân làng chì Đông Mai, kể lại: ''''Trước đây, chỗ nào trong cái thôn này chẳng có chì. Có những khi phơi thóc, lẫn cả chì trắng không biết, mang đi xát thành gạo, khi ăn cơm, nhai thấy dẻo dẻo trong miệng, nhè ra cả miếng chì trắng?". Câu chuyện này, chỉ mấy năm trước không làm ai ngạc nhiên ở cái làng này.
    Tái chế chì là một nghề truyền thống của thôn Đông Mai có trước đây hàng thế kỷ. Thời kỳ nghề tái chế chì phát triển, cả làng có hơn 500 hộ thì có tới trên 100 hộ theo nghề. Cho đến nay, nhiều hộ gia đình không có vốn để đầu tư phát triển nghề nên chuyển sang làm thuê. Công việc thu mua ắc quy hỏng và tái chế chì tập trung vào khoảng 25 đầu mối, mỗi đầu mối thu nhận khoảng 20 lao động. Ngoài 500 lao động trực tiếp làm công việc tái chế chì còn có khoảng trên 200 lao động làm việc thu mua bình ắc quy hỏng, phá lấy chì bán cho các xưởng tái chế.
    Mặc dù số lượng các hộ làm chì tái chế giảm chỉ còn 1/4 so với đầu những năm 90 nhưng năng suất tăng gấp hơn 10 lần. Hiện nay, một ngày, thôn Đông Mai tiêu thụ khoảng 14 tấn ắc quy hỏng và cho ra lò 7 đến 8 tấn chì thành phẩm, như vậy một năm số lượng chì được tái chế ở đây vào khoảng 3.000 tấn.
    Những năm trước, người dân thôn Đông Mai sống chung với chì một cách rất "vô tư". Nơi ở và sinh hoạt cũng đồng thời là "kho" chứa chì. Ông Lê Nhân Hiểu, trưởng thôn Đông Mai, tâm sự: "Ngày đó, những tấm chì trắng sau khi được tái chế, người ta chất đầy trong nhà, đút đầy trong gầm giường, có ai biết như vậy là độc hại đâu?''''. Năm 1999, xã Chỉ Đạo cho xây một lò nung chì (tiếng địa phương là lò để "hẩy chì") ở ngoài cánh đồng thôn Đông Mai (cách khu dân cư vài trăm mét) để hạn chế bụi khói và quy định các chủ hộ chỉ được ?ohẩy? chì tại lò chung vào ban đêm vì theo lãnh đạo thôn... ban đêm hẩy chì sẽ đỡ độc hại hơn(?).
    Anh Trịnh Minh Quân, người trong thôn, đã sáng chế ra một loại máy hút bụi khói chì, đặt cạnh lò "hẩy" chì của xã, nhưng cũng chỉ giảm được khoảng 70-75% lượng bụi. Vậy mà mỗi đêm, bằng chiếc máy đó, anh Quân cũng thu về được 300kg bột bụi mà trước đây nó đã tự do bay trong không khí. Người dân ở đây cho biết, lúa mà bị khói chì sẽ lập tức táp vàng, không có hạt hoặc chỉ toàn hạt lép.
    Ở đây, hầu hết các hộ gia đình lấy nhà làm xưởng, người ta phá ắc quy lấy chì, axit sunfuarich còn lại được đổ trực tiếp xuống đất hoặc xuống cống, rồi từ đó chảy ra hồ, ao, ruộng. Người ta đãi chì ngay tại ao nhà, đổ xỉ chì ngay trước cổng ra vào. Phó Giáo sư Lê Đức và các cộng sự ở khoa Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội trong một nghiên cứu được tiến hành mới đây đã đưa ra kết luận: ''''Hàm lượng chì có trong nguồn nước ao, giếng khơi, nước tưới? vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 7,7 - 15,4 lần; đặc biệt, ở ao đãi và đổ xỉ, hàm lượng chì là 3,278mg/l, vượt qua tiêu chuẩn cho phép từ 32 đến 65 lần. Nước bề mặt bị ô nhiễm nặng?''''. Đó chính là nguyên nhân lý giải vì sao mà rau, bèo ở đây cũng nhiễm chì.
    Chì là nguyên tố có tính độc cao, tích luỹ trong cơ thể theo thời gian và như vậy, chì sẽ đi vào chuỗi thức ăn: thực vật- động vật- người. Chưa nói đến sự ảnh hưởng trực tiếp mà chỉ gián tiếp, con người ở đây đã bị ảnh hưởng sức khoẻ bởi chì. Ngày xưa bảo là không biết tác hại của chì đã đành, bây giờ người dân ở đây biết điều đó lắm chứ, nhưng ''''làm gì có việc gì khác, nếu trông chờ vào mảnh ruộng thì chết đói".
    Những nỗi đau do chì?
    Thôn Đông Mai có tới 45 trường hợp bị tật nguyền và thần kinh, trong đó có 25 trẻ em. Đây là thôn có số người tật nguyền và thần kinh nhiều nhất tỉnh Hưng Yên. Ông trưởng thôn Lê Văn Hiểu cho biết: "Không ai dám chắc toàn bộ số người bị tật nguyền và thần kinh này là do nhiễm chì mà bị, bởi chưa có một nghiên cứu nào làm cơ sở khẳng định, mặc dù chúng tôi biết chì rất có thể là một trong những nguyên nhân".
    Anh Lê Viết Chiến, một thợ nghiền xỉ và đãi chì nhiều năm, nhìn đứa con Lê Thị Làn năm nay 11 tuổi, liệt toàn thân, chân tay teo tóp, nhỏ như đứa trẻ lên 5 đang nằm bất động một chỗ, buồn rầu kể lại: ''''Ngày nhỏ, cháu cũng như những đứa trẻ bình thường khác. Lên 6 tuổi, đột nhiên cháu lên cơn sốt cao, nói nhảm. Chúng tôi đưa cháu lên viện Nhi Thụy Điển khám, bác sĩ nói cháu bị bại não do lượng chì trong cơ thể quá lớn. Đưa cháu vào viện Thanh Nhàn tẩy chì nhưng quá muộn". Được biết trước đây, Làn cũng như nhiều đứa trẻ khác trong thôn Đông Mai được bố mẹ cho nằm trên giường mà dưới gầm có khi là hàng tạ chì trắng.
    Có trường hợp rất thương tâm là gia đình anh Đỗ Văn Nhinh. Vợ anh qua 4 lần sinh thì 2 cháu đầu mắt không có con ngươi, cháu thứ 3 chỉ có 1 mắt. Anh Nhinh năm nay mới khoảng gần 40 tuổi và chưa từng tham gia chiến trường cũng như không từng sống ở nơi có khả năng nhiễm chất độc màu da cam. Nhưng có điều, anh từng là thợ tái chế chì khi sinh đứa con đầu lòng, sau đó là khoảng thời gian 10 năm anh bỏ nghề và sinh đứa thứ 4 khoẻ mạnh bình thường. Liệu nhiễm chì có phải là nguyên nhân để những đứa con anh không hoàn thiện?
    Được biết, chỉ mới vài năm gần đây, số lượng người của thôn Đông Mai phải vào điều trị tại Khoa Bệnh nghề nghiệp - Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội có thời điểm lên tới hàng chục người. Triệu chứng ban đầu của họ đều là đau nhức xương, chóng mặt, xanh da, nặng thì khó thở. Qua xét nghiệm, đa số các bệnh nhân này đều có hàm lượng chì trong cơ thể quá cao so với mức cho phép.
    Các bác sĩ ở đây cho biết, người lớn có, trẻ em có, tất cả khi đưa vào đây đều trong tình trạng nhiễm chì nặng. Theo thống kê của xã Chỉ Đạo, cả xã nói chung và nhiều nhất ở thôn Đông Mai, các căn bệnh phổ biến mà người dân hay mắc là: bệnh đường ruột, đường hô hấp, viêm phế quản, đặc biệt, trẻ em thường rất yếu về thể tạng, da xanh xao và hay bị viêm phổi.

  4. phihai

    phihai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2001
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    VietNamNet) - Mấy ngày nay, các bầu sô, giới ca sĩ TP.HCM bỗng trở nên xôn xao khác lạ bởi một thông tin truyền tai nhau: "Có một danh sách khoảng gần 20 ca sĩ sẽ bị tẩy chay!". Ai tẩy chay? Đài truyền hình, phát thanh và được sự hậu thuẫn của các cơ quan đầu ngành văn hoá. Lý do? Hát không ra gì nhưng nổi tiếng vì được lăng xê, ăn mặc lố lăng, hát nhép miệng, đã từng hát nhạc của các nhạc sĩ hải ngoại bị cấm, "hét" cát-sê biểu diễn quá cao, có thái độ coi thường khán giả và đơn vị tổ chức biểu diễn... Điều đáng nói, danh sách này tập hợp rất nhiều ca sĩ đang rất nổi tiếng (Lam Trường, Phương Thanh, Đàm Vĩnh Hưng, Ưng Hoàng Phúc), thậm chí có cả Quang Dũng, nam ca sĩ được ca ngợi rất nhiều trong thời gian qua.
    Theo thông tin ban đầu VietNamNet có được, cách đây ít ngày đã có một cuộc họp giữa đại diện của Sở VHTT TP.HCM, Đài truyền hình TP.HCM và một số phòng trà ca nhạc để bắt đầu "chiến dịch" và cuộc họp này không cho phép các phóng viên báo chí tham dự.
    Chúng tôi đã liên hệ với ông Phạm Minh Tuấn, Phó giám đốc Sở VHTT TP.HCM, ông Nguyễn Nam, Trưởng phòng ca nhạc Đài truyền hình TP.HCM (HTV), ông Trịnh Lê Văn, Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam, ông Lê Nam, Trưởng phòng Quản lý biểu diễn và băng đĩa ca nhạc sân khấu Cục Nghệ thuật Biểu diễn và hai ca sĩ Quang Dũng, Phương Thanh.
    Đa số câu trả lời cho VietNamNet là có rất nhiều vấn đề trong giới ca sĩ và lĩnh vực sân khấu ca nhạc hiện nay cần phải giải quyết và chỉnh đốn lại để làm tăng tính văn hoá, thẩm mỹ trong lĩnh vực này. Nhưng một văn bản chính thức làm cơ sở cho "chiến dịch" và danh sách công khai những ca sĩ sẽ bị "tẩy chay" (ngoài Ưng Hoàng Phúc) vẫn còn là dấu chấm hỏi. Chính điều này là lý do gây nên sự hoang mang, thậm chí tranh cãi với các ca sĩ mà tên tuổi của họ đang "thống trị" thị trường ca nhạc TP.HCM vì đa số họ đều có "tật" hoặc một đôi lần "trót dại" mắc những lỗi như trên.
    Theo ông Phạm Minh Tuấn, Phó giám đốc Sở VHTT TP.HCM, đây chỉ là một cuộc họp nội bộ bình thường bàn về phương pháp chấn chỉnh hoạt động biểu diễn ca nhạc trong thời gian qua vì có nhiều vấn đề phức tạp: ca sĩ ăn cắp điện thoại di động, coi thường khán giả, "xé rào" giá cát-sê.
    Ông Nguyễn Nam thì không phủ nhận chuyện đã cắt tiết mục của Quang Dũng nhưng cũng nói rằng HTV không nhận được công văn hay văn bản nào về chuyện này cả. Theo ông Nam, chuyện các ca sĩ biểu diễn ở đâu và biểu diễn cái gì là quyền riêng của họ, còn phía đài truyền hình thì "đưa ai lên, cắt ai đi là nhu cầu của chương trình!".
    Tương tự với ý kiến của ông Nguyễn Nam, ông Trịnh Lê Văn, Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam cũng khẳng định rằng phía Ban văn nghệ chưa nhận được văn bản nào về việc phải cắt xén tiết mục của ca sĩ này hay ca sĩ kia.
    Ông Văn khẳng định: "Nếu muốn thực hiện bất cứ việc làm nào, chúng tôi đều phải dựa trên những văn bản theo đúng thủ tục hành chính. Tuy nhiên, về tinh thần chung để định hướng cho khán giả, chúng tôi ủng hộ những giá trị chân chính. Thời gian vừa qua, khán giả đã có rất nhiều ý kiến về chất lượng ca sĩ, ngay cả các đơn vị quản lý cũng có những ý kiến chưa thống nhất. Nhưng để thực hiện một việc gì đó mang tính chất lâu dài để quản lý ca sĩ, cái cần thiết nhất là một quy chế chính thức của Bộ VHTT".
    Ông Lê Nam, Trưởng phòng biểu diễn Nghệ thuật, Cục NTBD thì nói: "Xuất phát từ vụ việc của ca sĩ Ưng Hoàng Phúc khi biểu diễn tại Hải Phòng đã có thái độ coi thường khán giả và khi tường trình sự việc lại có thái độ xúc phạm đơn vị biểu diễn nghệ thuật kiểu như "túm áo lôi lại, khiến cho ca sĩ nổi nóng..." và một số vấn đề phức tạp khác trong giới ca sĩ trẻ nên các cơ quan chức năng đã phải vào cuộc".
    Ông Nam cũng khẳng định lại rằng thông tin Ưng Hoàng Phúc sẽ được phép trở lại Hải Phòng biểu diễn là không có. Ca sĩ này sẽ bị cấm biểu diễn tại thành phố Cảng ít nhất một năm và có thể hơn nữa nếu thấy cần thiết. Các phòng trà ca nhạc ở TP.HCM cũng sẽ không mời Ưng Hoàng Phúc biểu diễn tại tụ điểm của họ.
    Trên đây là ý kiến mà VietNamNet đã nhận được từ phía đại diện của các cơ quan văn hoá. Cũng có thể coi đây là nguồn tin đáng tin cậy nhất để xoá đi những nghi ngờ tưởng chừng không có căn cứ ở trên.
    Ca sĩ Phương Thanh
    Nhưng, "lửa chưa biết ở đâu mà khói cứ ùn ùn kéo đến" nên chúng tôi đã liên hệ trực tiếp với ca sĩ Quang Dũng. Khi mới nghe tin, Quang Dũng tỏ ra rất ngạc nhiên và có phần bối rối nhưng đã rất khéo léo từ chối trả lời phỏng vấn vì cần phải kiểm chứng mọi thông tin rõ ràng. Khi liên lạc lại sau gần một ngày, Quang Dũng cho biết bản thân anh cũng đang cảm thấy rất hoang mang vì chưa biết thực hư ra sao những lời xì xào thì đã nhiều.
    Chúng tôi được biết, việc Quang Dũng có tên trong danh sách này có liên quan đến việc anh đã hát thu đĩa với nhạc của Trầm Tử Thiêng, một tác giả mà tác phẩm chưa được lưu hành tại Việt Nam. Tương tự như Quang Dũng, Đàm Vĩnh Hưng cũng là "nghi can" đã từng hát nhạc của Phạm Duy. Trả lời cho câu hỏi "Vậy trên thực tế, anh đã từng hát nhạc của Trầm Tử Thiêng chưa?", Quang Dũng nói: "Có, nhưng khi đó cách đây khoảng hơn 5 năm, lúc ấy tôi chỉ là một ca sĩ hát kiếm sống theo yêu cầu của hãng băng đĩa và thực sự không biết gì về Trầm Tử Thiêng ngoài việc ông là tác giả những bài hát ấy".
    Còn Phương Thanh? Hình như cô đã bị ''''đưa vào tầm ngắm'''' khi đứng ra thành lập CLB Đồng Cảm với sự tham gia của một số ca sĩ như Lam Trường, Phương Uyên, Phương Thùy, Quang Linh, Quang Dũng, Minh Thuận, Thu Minh, Thanh Thảo, Đoan Trường... mà chưa thực hiện khâu xin giấy phép (hoặc cũng có thể vì những lý do sâu xa hơn?).
    Mặc dù CLB ra đời chưa được bao lâu, đã có những hoạt động khá ý nghĩa và rôm rả nhưng ngay từ ban đầu, trong một tờ báo đưa tin CLB được thành lập, đại diện của một cơ quan quản lý đã nói đại ý rằng: "Cái gì cũng có quy trình của nó!". Gần đây nhất, trong chương trình riêng của Đan Trường, lẽ ra cô có vai trò là MC và biểu diễn nhưng cuối cùng, cô không được phép xuất hiện.
    "Chiến dịch" nếu có cũng chỉ mới được thực hiện đôi ba ngày nên mọi nghi ngờ ở đây là điều không có cơ sở. Trên thực tế, vài năm trở lại đây, khán giả đã phải "thưởng thức" không ít những tác phẩm ca nhạc giải trí "rởm" từ "đầu vào'''' đến "đầu ra". Dư luận cũng lên án không ít những ca sĩ nửa mùa, coi thường, đánh lừa khán giả nhưng vẫn xuất hiện trên sân khấu như những vì sao sáng và luôn được đón chào bởi các fan hâm mộ, hoa, quà tặng bởi hiệu quả của các công nghệ lăng xê rất tài tình.
    Vì vậy, nếu một chiến dịch như thế được mở ra để tẩy chay các ca sĩ "rởm" là điều nên làm và chắc chắn sẽ được khán giả chân chính ủng hộ. Bởi "tẩy chay" ca sĩ rởm là cách mang lại cho khán giả, nhất là lớp trẻ những giá trị nghệ thuật đích thực, có chất lượng. Và nếu lúc này đã bắt đầu một chiến dịch như thế, tuy có hơi muộn nhưng còn hơn không!
    Vấn đề ở chỗ, ai là những ca sĩ đáng bị tẩy chay và lý do vì sao? Câu trả lời có thể không quá khó nếu như những nhà quản lý đã đặt ra những mục tiêu và định hướng rõ ràng cho những nhu cầu thưởng thức nghệ thuật mà khán giả đáng được nhận. Và nếu một chiến dịch như thế là có thật, những người đáng được biết và sẽ tham gia "tẩy chay" nhiệt tình nhất không ai khác chính là khán giả!
    Hoàng Nhật Mai
    Ruby ơi ..post bài nên để tên tác giả và nguồi tin nha..thân ái

    Nếu trên đời có hạnh phúc..hãy đến với bạn hiền của tôi...
    Nếu trên đời này có hai chữ đau khổ..hãy để tôi
  5. zerocool_destiny

    zerocool_destiny Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    hihi mấy bài này coi chừng bị quy là ********* đó , bên này báo chí la quá chòi coi chừng bị công an bắt là gián điệp đó
    mess with the best
    die with the rest
    http://www.picturetrail.com/gallery/view?uid=1055238
  6. nineteen

    nineteen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    1.868
    Đã được thích:
    0
    mấy bài này cũng là trên báo thôi mà... sao lại ********* chứ ?
    mục "điểm báo" mà, đúng chức năng rồi mà !!
    Ngồi đây với trăng tàn lẻ loi
    lòng em nhớ anh nơi cuối trời
    dù rằng anh giờ đây phôi pha... vui tình duyên mới...
  7. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Thứ hai, 21/7/2003, 11:29 GMT+7
    Cá cơm Phú Quốc có nguy cơ bị huỷ diệt

    Đảo Phú Quốc.
    Đêm xuống, biển Phú Quốc rực sáng, nhộn nhịp tàu đánh bắt cá cơm bằng mành đèn. Các tàu được trang bị những bóng đèn cực sáng rọi xuống mặt biển, cá đi ăn đêm đều bị hướng quang nổ mắt mất phương hướng và chết sạch. Cách đánh này có sức huỷ diệt khôn lường.
    Dọc tuyến ven đảo trên ngư trường huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), đâu đâu cũng thấy xuất hiện những tàu đánh cá được trang bị giàn đèn cực mạnh. Theo những chủ tàu trên đảo Phú Quốc, nghề khai thác thuỷ sản bằng pha xúc kết hợp với ánh sáng do các tàu từ miền Trung vào đây khai thác. Lúc đầu chỉ có vài trăm chiếc tàu, rồi số lượng cứ thế tăng dần.
    Trần Văn Lam, ngư dân ở Phú Yên, cho biết: "Đầu tư cho một giàn đèn khoảng 10-20 triệu đồng, đánh bắt vào ban đêm nên hiệu quả rất cao, nếu gặp cá đánh khoảng vài chuyến là lấy lại vốn". Chẳng thế mà mọi tàu đều đổ xô đầu tư vào giàn đèn. Ngay cả đội tàu gần 2.000 chiếc của đảo Phú Quốc cũng đã chuyển sang sử dụng ánh sáng để đánh bắt.
    Phổ biến nhất hiện nay là các loại ánh sáng kết hợp với lưới bao, ánh sáng với pha xúc hoặc câu... Mặc dù khai thác thuỷ sản bằng ánh sáng không nằm trong danh mục bị cấm, nhưng để hạn chế mức độ huỷ diệt nguồn tôm cá trên biển, Bộ Thuỷ Sản đã có quy định về cường độ ánh sáng, phạm vi hoạt động và giới hạn vùng nước khai thác quanh năm. Cụ thể: Không được sử dụng nguồn sáng trên 5.000W đối với nghề pha xúc, nghề lưới câu là trên 2.000W. Còn lại các nghề khác hạn chế thấp nhất nguồn ánh sáng khi khai thác. Nhưng trên thực tế, các chủ tàu đều sử dụng nguồn sáng cao hơn mức quy định cho phép. Đặc biệt đối với nghề pha xúc, lưới vây sử dụng ánh sáng từ 20.000 W đến 30.000 W. Với cường độ ánh sáng như vậy thì không một con cá nào sống sót.
    Đội tàu Kiểm ngư Kiên Giang hiện đông nhất nước với 9 chiếc, 27 nhân viên, kiêm luôn công tác cứu hộ cứu nạn. Tuy nhiên, họ phải tuần tra trên vùng biển rộng 63.000 km2, tính ra mỗi người phải bảo vệ 2.500 km2 mặt biển. Trong những năm qua, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Kiên Giang cũng đã thực hiện thường xuyên tuần tra, đóng chốt trên các ngư trường trọng yếu. Nhưng tình trạng tàu đánh bắt bằng ánh sáng vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Hiện nay, khoảng 2.000 tàu đánh cá bằng lưới đèn từ mọi miền đánh bắt trên ngư trường này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng "loạn" tàu lưới đèn là mức phạt 200.000 - 500.000 đ/vụ vi phạm (kèm theo tịch thu phương tiện ánh sáng) chưa nghiêm. Các chủ tàu vi phạm có thể "lấy lại vốn" một cách nhanh chóng. Hơn nữa, lực lượng tuần tra phải bắt được quả tang, phải có chứng cứ mới lập biên bản xử phạt.
    Kỹ thuật đánh bắt bằng giàn đèn có thể thực hiện quanh năm và khai thác ngay từ ngoài khơi. Vì thế mà nghề đánh lưới vây truyền thống đang bị bóp chết, hàng loạt chủ tàu lưới vây "sống dở chết dở".
    Ông Nguyễn Văn Hào, một chủ lưới bao cá cơm ở Phú Quốc bức xúc: "Dùng lưới bao, chúng tôi đi tìm luồng cá, chỗ nào nhiều mới bủa vây, cá cơm khai thác tỷ lệ không quá 5% cá tạp. Nước mắm sau khi chế biến có vị béo, độ đạm cao, màu đẹp". Thời vụ đánh bắt chính từ tháng 6 đến tháng 11 hằng năm. Các nhà thùng lâu nay vẫn muối các loại cá: than, đỏ, sọc tiêu, sọc phấn và phấn chì. Với cách đánh bắt này, trong nhiều năm qua, nguồn nguyên liệu cá cơm ở Phú Quốc luôn ổn định về số lượng và đảm bảo chất lượng.
    Trong khi đó tàu "lưới đèn" dùng ánh sáng cực mạnh sẽ bắt tất cả các loại cá tôm từ nhỏ đến to. Mỗi tàu 90 mã lực mỗi đêm đánh bắt được khoảng 5-6 tấn hải sản các loại. Nhưng tỉ lệ cá tạp, kém chất lượng lên tới 30%. Chính vì số lượng lớn như thế nên công đoạn muối cá cơm trên tàu sẽ không đạt tiêu chuẩn do không đủ nhân công để phân loại, chất lượng cá không tốt.
    Bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch hiệp hội nước mắm Phú Quốc, cho biết: "Phú Quốc mỗi năm cần trên 10.000 tấn cá cơm để sản xuất nước mắm, riêng 1.000 tàu làm nghề lưới bao cá cơm truyền thống của địa phương cũng đáp ứng đủ. Nguồn cá nổi trên ngư trường Kiên Giang không phải di cư từ xa đến mà có tính ổn định trong vùng, do đó nếu cứ tiếp tục khai thác ồ ạt và tận diệt, chẳng bao lâu nguồn cá cơm làm ra thứ nước mắm Phú Quốc sẽ không còn".
    Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng: "Phải quy định thời gian và sản lượng cho phép, nếu không thương hiệu Nước mắm Phú Quốc sẽ bị mai một dần vì nguồn nguyên liệu cạn kiệt".
    (Theo Nông Nghiệp

  8. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Truyền hình cho Sea Games 22: nước đến chân vẫn... chưa nhảy!
    (09:13:00 01-08-03)
    I-Today - Đầu năm 2002, trong các công tác chuẩn bị cho SEA Games 22 đã rộ lên câu chuyện về ?oPhút thứ 89 của CNTT cho SEA Games?. Nguyên nhân vì trước thời điểm đó nền thể thao Việt Nam hoàn toàn chỉ sử dụng các thiết bị đo đếm thủ công như đồng hồ, thước dây mà Sea Games là sự kiện thể thao quốc tế thì đương nhiên phải theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, sau khi bài toán thiết bị đo đếm đã được giải quyết đến 80% thì vẫn còn đó một bài toán thậm chí còn có tầm quan trọng lớn hơn: đó là truyền hình.
    Nguồn thu không nhỏ và những khoản đầu tư đắt tiền
    Với các sự kiện thể thao quốc tế lớn như Olympic, World Cup... truyền hình là một yếu tố không thể thiếu được vì lượng khán giả chứng kiến tại chỗ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tuyệt đại đa số công chúng yêu thể thao. Chính vì vậy mà các tổ chức như Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC), Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA)... hết sức chăm lo đến vấn đề truyền hình trước hàng năm trời vì truyền hình đem lại những khoản tiền rất lớn do bán được bản quyền cho nhiều nước.
    Đổi lại cho những khoản thu khổng lồ đó từ tiền bán bản quyền truyền hình, chất lượng kỹ thuật đương nhiên phải là rất cao và việc thực hiện nó nhiều khi không phải là truyền hình của nước đăng cai mà do các tổ hợp quốc tế về truyền hình thể thao mà ngày nay chúng ta biết đến những tên tuổi lớn như ESPN ở Châu Âu hay Star TV ở Châu Á. Để đổi lại cho những khoản tiền khổng lồ từ bản quyền truyền hình, lịch thi đấu và nhiều yếu tố khác phải được thoả mãn và một thực tế mà chúng ta đã thấy là nếu World Cup diễn ra tại Châu Mỹ thì các trận đấu phải diễn ra vào giữa trưa bất kể thời tiết nắng nóng để thuận lợi cho việc truyền hình trực tiếp về Châu Âu là buổi tối. Với nhiều môn thể thao khác, yếu tố thời gian cũng buộc phải thoả mãn tương tự.
    Và để có được những khuôn hình đẹp, đắt giá thì các trang thiết bị cho nó cũng là hết sức chuyên dụng, đắt tiền. Với bơi lội phải có camera dưới nước, với điền kinh phải có camera tự hành trên đường ray đặt dọc theo đường chạy, với đua ô tô thậm chí phải có cả camera vô tuyến gắn vào xe... Vấn đề không chỉ có ở đó mà truyền hình còn phải có mối liên hệ rất mật thiết với hệ thống điện tử xử lý thông tin của Ban tổ chức để luôn cung cấp đến khán giả của màn ảnh nhỏ những thông số kỹ thuật cùng kết quả thi đấu một cách chính xác và ăn khớp với các hình ảnh đắt giá được truyền đi.
    Riêng với điền kinh, cùng lúc trên sân vận động diễn ra các cuộc thi đấu ở rất nhiều môn và làm thế nào để không bỏ sót sự kiện và có được những hình ảnh trung thực, đầy đủ thì ngoài các yếu tố kỹ thuật phải đảm bảo như có đủ số lượng camera cho mỗi môn thi đấu, đạo diễn truyền hình phải là người bao quát được toàn bộ các cuộc thi đấu và sáng suốt lựa chọn những hình ảnh cần truyền đi. Nhìn chung, đó là các công việc mà các hãng truyền hình nước ngoài đã có cả một bề dày hàng chục năm và càng ngày thì chất lượng cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật của họ lại càng có tầm cỡ cao hơn.
    Truyền hình Việt Nam đã sẽ làm gì?
    Theo dự kiến, SEA Games 22 sẽ được phát hình cùng lúc trên 8 kênh và ngoài ra các hãng truyền hình nước ngoài còn cử phóng viên sang và thực hiện phóng sự gửi về. Ban tổ chức, phải cung cấp đầy đủ cho họ các dịch vụ về thu thập, xử lý thông tin, truyền dữ liệu và đảm bảo kênh tiếng để các bình luận viên nhiều nước thực hiện bình luận trực tiếp từ địa điểm thi đấu (thường thì các bình luận viên của ta chỉ ngồi nhà xem ti vi). Một khối lượng trang thiết bị rất lớn là điều ai cũng nhìn thấy và đương nhiên các đài truyền hình khu vực và địa phương sẽ được huy động để đáp ứng cho đủ.
    Đối với Đài Truyền hình Việt Nam và các đài khu vực trong nhiều năm qua, dường như chỉ có bóng đá là được ghi hình tại chỗ với hệ thống điện tử xử lý thông tin của chính truyền hình chứ không phải của ban tổ chức. Các cuộc thi marathon, xe đạp cũng đã được truyền hình trực tiếp song chưa bao giờ có kèm theo các thông số và kết quả được cung cấp từ hệ thống điện tử xử lý thông tin của Ban tổ chức. Và nếu chỉ nói thuần tuý là bài toán truyền hình thì marathon và đua xe còn cần đến máy bay trực thăng không phải chỉ để giám sát hay đặt camera trên đó mà còn là một trạm chuyển tiếp tín hiệu về đài cho các cameraman lưu động ngồi sau xe máy hộ tống đoàn đua. Không rõ sự phối hợp giữa truyền hình và không quân sẽ được thực hiện như thế nào cho SEA Games 22 và Truyền hình Việt Nam đã trang bị máy phát chuyển tiếp để đặt vào trực thăng hay chưa?
    Sang đến điền kinh, lại là một vấn đề chưa được ai trả lời vì chưa nói đến số lượng camera phải huy động lên tới 30 ?" 40 chiếc thì dấu hỏi đặt ra là Truyền hình Việt Nam sẽ tổ chức thực hiện ra sao vì dường như với điền kinh, chưa bao giờ họ thực hiện tại chỗ kể cả tại cuộc tập dược lớn nhất là Đại hội Thể dục Thể thao Toàn quốc cuối năm 2002. Thêm nữa, hệ thống điện tử xử lý thông tin sẽ được kết nối với truyền hình như thế nào và ai sẽ là đạo diễn thông tin? Cho đến nay, thực tế này vẫn chưa được ngã ngũ.
    Đến lúc này dẫu có tha thiết mời thì hãng Star TV cũng không dám nhảy vào cuộc như họ đã làm rất thành công tại SEA Games Brunei 1999 khi được nước chủ nhà đã giao khoán toàn bộ. Ông Dương Nghiệp Chí - Viện trưởng Viện Khoa học TDTT than phiền, còn hơn 4 tháng mà chưa bán được bản quyền truyền hình thì liệu chúng ta sẽ làm gì đây. Ông cho biết, với nhiều sự kiện thể thao quốc tế, truyền hình là cái nhân của hệ thống điện tử xử lý thông tin và chính truyền hình phải là người đầu tư cho nó vì có tiền bán bản quyền.
    Với SEA Games 22, bài toán truyền hình đang là những giây cuối cùng chứ không phải là phút thứ 89 như với CNTT hồi đầu năm 2002. Mong rằng Ban tổ chức và Đài Truyền hình Việt Nam sẽ có câu trả lời đích thực tại Hội nghị Quốc tế về Truyền hình cho SEA Games sẽ họp tại Hà Nội ngày 2/8/2003.

  9. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    ta vứt đi đâu?


    Luôn tự tạo cho mình thiên đường hạnh phúc
    Đạp xe trên phố đầy hương hoa sữa? Ôi dào, người đông, đường bụi, phóng xe nhanh cho xong. Tặng nhau những món quà xinh xắn tự làm? Thế để những cửa hàng lưu niệm sập tiệm chắc?... Không chừng, dành cho nhau một chút lãng mạn trong thời yêu tốc độ bây giờ cũng khó lắm thay!
    Dũng, SV nZm cuối ĐH Xây dựng, ngậm ngùi kể về cái thời xa vắng: "Khi bước chân vào ĐH, lãng mạn tràn trề là thế, đặc biệt khi chúng tớ mới yêu nhau. Chuyện tặng hoa hay quà, dù chỉ là món quà tự làm hay rất rẻ tiền cũng thật có ý nghĩa. Nhưng đến giờ thì suy nghĩ đã khác. Có thể do chúng tớ yêu nhau đã khá lâu rồi. Bây giờ khi có dịp lễ, chúng tớ chỉ việc kéo nhau đi Zn một bữa no nê và phóng xe dạo vòng phố hay ngồi quán cà phê ngắm mọi người".

    Tuấn Anh, hiện đang làm việc cho một công ty liên doanh với Pháp, bày tỏ: "Mình thấy việc mua hoa và cầm hoa trên tay sau đó đến nhà bạn gái tặng có vẻ miễn cưỡng thế nào ấy! Mình đã từng làm như thế và thấy rất ngại ngùng khi đi trên đường, đặc biệt là khi cô ấy mở cửa ra và rất ngạc nhiên... hỏi: "Có chuyện gì vậy? Sao lại tặng hoa?".

    Tặng hoa, tặng quà bỗng nhiên trở thành chuyện của những ngày mới... cưa. Còn đến khi "mâm đũa" mê tít nhau rồi thì giờ phút bên nhau nhiều nhất và lãng mạn nhất thường là ngồi... ăn gì đấy hay lượn lờ trên phố cho hết thời gian. Chuyện yêu nhau vào công viên có vẻ rất xa lạ với thanh niên thành phố hiện đại. "Tối, bẩn và nguy hiểm" là những lý do chính mà đa số bạn trẻ từ chối cho những cuộc hẹn hò của mình.

    Vả lại, trong con mắt mọi người, chuyện ra vào công viên có vẻ không được... trong sáng lắm. Thanh niên bây giờ bạo rồi, thường hò hẹn nhau giữa thanh thiên bạch nhật, âu yếm nhau tự nhiên trước bàn dân thiên hạ thì đâu cần đến vào công viên cho mất tiền gửi xe và tối om cả người. Các trục đường chính nhiều cây xanh, hồ nước hay trên cầu gió mát là những nơi người ta thể hiện sự lãng mạn hiện đại của mình.

    Cứ nhìn vào những gì đang diễn ra hàng ngày mới thấy rõ quan điểm của thanh niên hiện nay về sự lãng mạn. Đối với họ, yêu nhau không nhất thiết phải tặng hoa, nhưng quà thì phải thiết thực. Những đồ lưu niệm để trưng bày, khung ảnh... dường như chỉ dành cho lớp học sinh phổ thông miệng còn hôi sữa. Ngày nay, những chiếc áo mới, những chiếc túi hay ít nhất cũng phải là mũ... - những gì có thể dùng được - mới là những món quà đích thực có ý nghĩa.

    Vào các ngày 8/3 hay 20/10, những hàng hoa đông đến chật ních, các quý ông thay nhau xếp hàng mua hoa về tặng bạn gái hay người thân là phái nữ. Không phải lãng mạn quá đâu, vì theo lời rất nhiều người trong cuộc thì "Chẳng qua là trào lưu, người ta tặng thì mình tặng. Vả lại cả nZm không tặng hoa và quà thì đây là cơ hội để tặng vậy. Về phần quà thì nhất định phải thiết thực với cuộc sống chứ quà mà dở hơi thì chẳng ra gì".
    Và thế là, bài ca ?oXe đạp ơi!? với cảnh nàng ngồi trên gióng xe ngước mắt âu yếm nhìn chàng trong hương thơm ngát của hoa sữa hay dưới bóng râm mát của điệp vàng trở thành hình ảnh quen thuộc... trên video clip hay quảng cáo của Hazeline.

    Ngày nay, xe đạp dần biến mất, và những chiếc xe máy phân khối lớn cứ lướt qua nhanh đến vô tình trong không gian tràn ngập hương hoa sữa. Đám thanh niên thời đại mới ngồi trên xe ôm nhau rất chặt nhưng hai tâm hồn lại vương vất đâu đây trên những giảng đường dầy đặc ô chữ hay trong những vZn phòng tràn ngập công việc cần giải quyết.

    Nhưng điều quan trọng là chính các cô gái thời nay dường như chẳng buồn vì chuyện đó. "Thật là vô bổ nếu bỏ ra hàng đống tiền để mua hoa! Hoa bây giờ quá đắt, chứ mua hoa rẻ tiền thì lại xấu - Thà để tiền đó đi shopping mua cái áo mới hay cùng nhau mua vé xem phim, ngồi quán rủ thêm vài đứa bạn đến nói chuyện phiếm còn hơn" - Lam, nhân viên tiếp thị một công ty cổ phần vui vẻ nói.

    Và thế là, cuộc sống hiện đại cũng dần vắt kiệt đi những tâm hồn bay bổng lãng mạn. "Họ thực dụng và thiếu lãng mạn" - người lớp trước bây giờ ngồi chép miệng thở than, nhưng người lớp sau lại tròn mắt chê bai ?ocụ khốt? thiếu thực tế. ?oXã hội hiện đại đâu cần những thứ vớ vẩn ấy!?.

    Nhưng hình dung xem, một câu nói thì thầm êm dịu bên tai, một bữa tối trong ánh nến lung linh hay một lần tự thưởng cho mình giây phút ngọt ngào lãng mạn, dù rằng bạn cho là ?onực cười? đi nữa, xem sao - tất cả sẽ làm cho cuộc sống trở nên kỳ diệu hơn. Và bạn lại có thể tiếp tục hát với nhau rằng: ?oCuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao!...?

    Trần Lê Tú
    Giáo dục và thời đại

Chia sẻ trang này