1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điểm chung nào giữa Lý thuyết khoa học và Kinh thánh?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi 680089, 12/10/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà có nhiều bài "bị ẩn bởi ban quản trị" thì sao?
  2. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    chắc cậu quan tâm tới định luật cộng vận tốc
    vì c+v=c (vận tốc ánh sáng không phụ thuộc vào vận tốc của nguồn phát và máy thu)
    nên những cái khác cũng diễn ra tương tự
    0.99C+0.99C= khoảng 0.995C
    trong box vật lý có topic tương tự
    http://ttvnol.com/vatly/1155334/page-3
  3. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Vẫn chỉ là những tranh cãi không ai chịu ai.
    Có 1 điều, ngày nay ta biết rằng: không tồn tại chân không tuyệt đối ( dù có thừa nhận hạt Higgs và trường Higgs hay không). Vậy thì khái niệm "vận tốc ánh sáng trong chân không" đương nhiên phải xem xét lại. Nó vẫn là vận tốc ánh sáng trong môi trường chiết suất n, với n này chưa chắc là 1 hằng số. Việc chọn c làm hằng số chẳng qua chỉ là tìm lối thoát cho những phương trình bế tắc. Thật không may là những nghịch lý nó tạo ra thì ngày càng nhiều, như ta vẫn thường gọi là lợi bất cập hại.
    Ví dụ: giả sử trong " chân không" có chứa vật chất tối, thì n sẽ biến thiên theo mật độ hoặc (và) trạng thái của vật chất tối đó?
    Dù sao thì lập luận c là giới hạn mọi vận tốc (bất chấp mọi phép cộng vận tốc) cũng đang lung lay.
  4. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    LHC cũng là 1 giáo phái được khá nhiều kẻ sùng kính. Nhưng những thí nghiệm ở đây chưa bao giờ công bố dữ liệu.

    Người ta buộc phải tin đám tai to mõm dài = niềm tin tôn giáo.

    Bạn cứ cộng bình thường. Không nghe lời đám tín đồ cuồng tín làm gì. Năng lượng va chạm = 2xmx(0,99999)^2

    Có nhiều thứ nằm ngoài giáo đường AnhxTanh. Chẳng hạn bạn cầm đèn bin vung vẩy ở đâu đó. Ở hành tinh X, có thể người ta sẽ thấy 1 đốm sáng, di chuyển với tốc độ 1 triệu, 1 tỷ, tỷ tỷ C bạn ạ. Miễn là hành tinh X cách xa bạn đủ lớn.
  5. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Thế này nhé :
    Cho đến giờ này vẫn chưa có cách nào gia tốc được hạt chạy nhanh hơn ánh sáng (người ta thường gia tốc e- hoặc p+ vì nó là hạt bền vững). Nếu họ mà gia tốc được thì họ sẽ lu loa lên ngay !
    Cho đến giờ này vận tốc ánh sáng luôn bằng C không phụ thuộc vào vận tốc máy thu hoặc vận tốc nguồn phát (không thấy gió ete) . C là hằng số là do người ta đo thấy thế chứ không phải là do nó được lựa chọn !
    Thực tế nó diễn ra thế, phán gì cũng phải tôn trọng thực tế diễn ra chứ !
    Vụ họ nhét các thứ linh tinh vào chân không cho đẹp phương trình của họ, tớ chưa thấy thực tế vật lý nào diễn ra chứng minh cho điều ấy !
  6. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Tạm thời vẫn thừa nhận c là hằng số, nhưng mặc định c là giới hạn trên của vận tốc thì chỉ đúng cho các chuyển động có tính sóng, vì nó chịu hiệu ứng Doppler, phép cộng vận tốc bị vô hiệu. Còn đối với các chuyển động không có tính sóng, thì phép cộng vận tốc phải được tôn trọng, và đây là cơ sở để tồn tại v>c. Con người chưa tạo được v>c, nhưng trong tự nhiên thì rất có thể.
  7. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    khi đo thời gian bán rã của Mezon pi người ta thấy rằng thời gian bán rã của mezon pi kéo dài ra khi nó chuyển động nhanh -> thời gian trôi chậm lại khi chuyển động nhanh
    quay lại phép cộng vận tốc
    Vận tốc của 1 vật được định nghĩa là quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian. Quãng đường đi được tính theo thước của người đo, thời gian tính theo đồng hồ của người đo. Nếu cậu đặt cái đồng hồ của cậu với cái thước đo của cậu lên (chạy nhanh như) cái proton kia, chắc gì cái đồng hồ của cậu đã chạy đúng như khi nó đứng yên, chắc gì cái thước của cậu nó vẫn còn như cũ (phép co Lorence). Như vậy phép cộng vận tốc của cậu (0.9c+0.9c=1.8c) chỉ là do cậu tưởng tượng ra thôi, chưa có thực tế chứng minh !
    Còn thực tế là họ đã gia tốc hạt đến 0.999..C rồi mà vẫn không gia tốc được vượt quá C, còn chút xíu nữa sao họ không cố được nhỉ ?
    Cậu thừa nhận C là hằng số và lý giải vì photon là sóng, không ổn đâu vì electron cũng là sóng, người ta quan sát thấy sự giao thoa , nhiễu xạ của electron. Và rất nhiều hạt nữa cũng là sóng. Tệ thế đấy
    Mà kể cả khi cậu quan niệm rằng photon là sóng thuần tuý thì khi đó cậu phải quan tâm đến môi trường truyền sóng. Phải tính đến vận tốc của môi trường truyền này, có người cũng từng nghĩ theo hướng này nhưng họ lại không đo thấy "gió ete"
    Thế nhé, cứ tự nghĩ tiếp đi nha !
  8. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Phép co Lorence là thuần túy toán học, chỉ có những gã đầu óc lợn nhất thì mới tưởng tượng ra đó là hiện tượng vật lý.

    Thế thím hỏi chú em điều đó được chứng minh ở đâu hả con lợn? Cái co lo ren ấy!

    Chính CERN cấm chỉ đám bác học lợn của họ tuyên truyền về meson pi, về tia vũ trụ. Vì sợ lộ ra cái loại meson pi đó chỉ có trong não lợn.

    Trên thế giới này chả có ai đo được thời gian bán rã cả lợn ạ. Người ta không thể nào biết 1 nguyên tử riêng rẽ sẽ phẫn rã vào lúc nào cả. Vì thế toàn bộ những cái chú em nói phía sau vô nghĩa. Còn khái niệm nửa tuổi bền chỉ là khoảng thời gian để 1 cục gì dó giảm đi 1 nửa so với trước. Vì nó là xác xuất nên người ta tính chứ chả ai đo.

    Chỉ có những con lợn nhất trong loài lợn Anhxtanh mới đi đo thời gian bán rã

    Thật xấu hổ cho những gã như dangiaothong bảo kê cho những con lợn ngu xuẩn như chú em.
  9. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Xác suất thì đo kiểu xác suất, khi xây môn toán xác suất người ta đã kiên trì tung đồng xu đến 5000 lần rồi đếm xem bao nhiêu lần xấp bao nhiêu lần ngửa, đấy chính là đo chứ còn gì nữa. Cả cái môn cơ lượng tử xây dựng trên cơ sở xác suất thông kê, không đo kiểm được thì chỉ nói chơi à ?
    Đầu óc không thể hiểu được thì trật tự đi cho người khác nói chuyện. Có ai tròng ghẹo gì đâu mà cứ phải nhảy dựng lên thế nhỉ !
    Đề nghị mod dọn hộ rác rưởi cho sạch diễn đàn.
  10. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Ố em. Thế thả 1 nguyên tử vào đo, nó phân rã ngay lập tức. Thả thằng khác thì mất 1 lúc, thả thằng khác nữa nó tồn tại đến vĩnh cửu.

    Thế làm sao biết "thời gian phân rã kéo dài"?

Chia sẻ trang này