1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điểm thi vòng Chung Kết KHÁM PHÁ THIÊN VĂN 2009

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 20/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fire92

    fire92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    15
    chỉ cần 10/30 thui bác nhé
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tùy theo tình hình chung bạn à ^^
    Đã có một người được 30/30 và 1 người được 29/30
    4 người đã test thì cả 4 đều qua chuẩn 15/30 cả.
    Vòng này chưa khó, nhưng có lẽ nhiều bạn chưa quen với testonline trên web, nên bị tâm lý về thời gian.
  3. fire92

    fire92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    15
    Bác cập nhật luôn nhé
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Kết quả vòng loại cuộc thi Khám Phá Thiên Văn 2009
    Vòng 1 cuộc thi Khám Phá Thiên Văn 2009 đã kết thúc, 17 thí sinh đã đủ điểm qua vòng này trên tổng số 55 bạn thí sinh đăng ký dự thi.
    STT Họ và Tên Email
    1 Hoàng Văn Hưng hung.dn2121@gmail.com
    2 Huỳnh Hữu Thời thois12@yahoo.com
    3 Huỳnh Phước Hưng PhuocHung2321@yahoo.com
    4 Huỳnh Quốc Anh dragonstars24@yahoo.com.vn
    5 Ngô Đức Thiện hunter.astro@gmail.com
    6 Nguyễn Tân Khải Jupiter210909@yahoo.com.vn
    7 Nguyễn Văn Đông dongmetalhcm@gmail.com
    8 Phạm Vũ Lộc pvloc90@yahoo.com.vn
    9 Thái Vũ Hoàng Anh thaijerry012@yahoo.com.vn
    10 Trần Bảo Anh baoanhkgb@yahoo.com.vn
    11 Trần Hữu Khoa khoa10sn1@gmail.com
    12 Trần Huỳnh Thùy Trang galaxy_308@yahoo.com.vn
    13 Trần Tiên Tín phapli1991@gmail.com
    14 Vũ Trọng Quân quanconan1991@yahoo.com.vn
    15 Vy Văn Nghĩa earth_khongtinhyeu@yahoo.com
    16 Đặng Tuấn Duy ilovely142@yahoo.com
    17 Đỗ Hữu Tuấn dohuutuan1812@gmail.com
    -----------------------
    Đáp án đăng tại
    http://vietastro.org/haac/index.php/iya2009/96-nam-thien-van-quoc-te-2009/241-ket-thuc-vong-1-cuoc-thi-kham-pha-thien-van-2009.html
    ----------------------------
    Vòng chung kết sẽ diễn ra bắt đầu từ ngày 18/4/2009. Các thí sinh dự thi vòng chung kết sẽ nhận được email đề thi của ban tổ chức vào ngày 18/4 và có 1 tuần để hoàn thiện bài thi gửi về email khamphathienvan@gmail.com . Các bài thi có số điểm trùng nhau sẽ ưu tiên vào hạn nộp bài dự trên thời gian ban tổ chức nhận được email bài làm của các bạn.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đề thi vòng 2 cuộc thi Khám phá thiên văn đã được gửi tới các thí sinh đã vượt qua vòng 1. Thời gian làm bài khá dài, các thí sinh cố gắng làm cẩn thận, tuy nhiên cũng không nên trì hoãn quá lâu bởi vì nếu 2 bạn cùng diểm thì sẽ tính tới thời hạn nộp bài để xét.
    Nếu có vấn đề thắc mắc trong đề bài, các bạn có thể gửi email tới các địa chỉ sau để được giải đáp:
    khamphathienvan@gmail.com
    fairydream81@yahoo.com
    trantuantubk@gmail.com
    thohry@yahoo.com
    PS.Các bạn gửi tới tất cả các địa chỉ trên để mọi người trong BTC đều có thể được cập nhật
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đề thi khám phá thiên văn 2009 vòng chung kết
    BTC cuộc thi khám phá thiên văn 2009 thông báo thể lệ thi vòng chung kết:
    - Các thí sinh đã lọt vào vòng chung kết theo danh sách dưới đây sẽ thực hiện 12 câu hỏi trong đề và gửi email bài trả lời cho ban tổ chức ở địa chỉ email khamphathienvan@gmail.com Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
    - Thời hạn nộp bài bài đến trước 0h ngày 27/4/2009, căn cứ theo thời gian gửi email bài làm. Các email gửi sau thời hạn này sẽ không hợp lệ
    - Các thí sinh có quyền gửi email nhiều lần, nhưng BTC chỉ căn cứ vào bài làm ở email cuối cùng để chấm điểm.
    - Trong trường hợp 2 thí sinh bằng điểm nhau, BTC sẽ căn cứ vào thời gian gửi email cuối cùng của các thí sinh và người gửi trước sẽ được ưu tiên.
    Danh sách các bạn vào vòng chung kết
    STT Họ và Tên Email
    1 Hoàng Văn Hưng hung.dn2121@gmail.com.
    2 Huỳnh Hữu Thời thois12@yahoo.com .
    3 Huỳnh Phước Hưng PhuocHung2321@yahoo.com
    4 Huỳnh Quốc Anh dragonstars24@yahoo.com.vn
    5 Ngô Đức Thiện hunter.astro@gmail.com .
    6 Nguyễn Tân Khải Jupiter210909@yahoo.com.vn
    7 Nguyễn Văn Đông dongmetalhcm@gmail.com .
    8 Phạm Vũ Lộc pvloc90@yahoo.com.vn
    9 Thái Vũ Hoàng Anh thaijerry012@yahoo.com.vn.
    10 Trần Bảo Anh baoanhkgb@yahoo.com.vn.
    11 Trần Hữu Khoa khoa10sn1@gmail.com
    12 Trần Huỳnh Thùy Trang galaxy_308@yahoo.com.vn
    13 Trần Tiên Tín phapli1991@gmail.com.
    14 Vũ Trọng Quân quanconan1991@yahoo.com.vn
    15 Vy Văn Nghĩa earth_khongtinhyeu@yahoo.com
    16 Đặng Tuấn Duy ilovely142@yahoo.com
    17 Đỗ Hữu Tuấn dohuutuan1812@gmail.com
    -----------------------------------------------------------------------
    ĐỀ THI KHÁM PHÁ THIÊN VĂN NĂM 2009
    Câu 1.( 1 điểm)
    a- Tính đến nay, ai là người đã từng bay trên nhiều loại tàu vũ trụ nhất ? (0.25đ)
    b- Quốc gia nào là quốc gia thứ 3 (sau Liên Xô cũ và Hoa Kỳ) có người bay lên vũ trụ? Đó là phi hành gia nào, chuyến bay thực hiện với tàu vũ trụ gì, năm bao nhiêu ? (0.25đ)
    c- Quốc gia nào là quốc gia đầu tiên thực hiện thành công việc đưa sinh vật sống bay qua Mặt Trăng và trở về Trái Đất an toàn? Đó là tàu vũ trụ gì, vào thời gian nào? (0.25đ)
    d- Vào thời điểm hiện tại (04/2009), có bao nhiêu tàu vũ trụ đang thực hiện nhiệm vụ thám hiểm các hành tinh lùn? Đó là những tàu nào, thiên thể mục tiêu chính là gì ? (0.25đ)
    Câu 2: Kính thiên văn (2 điểm)
    Cu Tí rất mê thiên văn, cu cậu muốn làm một kính thiên văn khúc xạ cho mình. Tí đã mua được kính viễn 2 độ ở hiệu mắt kính và khi lang thang ở chợ trời Tí lại tìm được 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm
    a- Tí chỉ mới học lớp 6 thôi các bạn hãy giúp Tí với 2 thấu kính trên làm thành một kính thiên văn nhé, và cho Tí biết kính sau khi làm có độ phóng đại bao nhiêu lần. (Vẽ sơ đồ vị trí đặt của các thấu kính) (0.25 đ)
    b. Tí đã lắp xong rồi, đã thấy được mặt trăng rất đẹp, nhưng ảnh lại bị nhòe có màu cầu vồng vì sao vậy nhỉ ? (0.5 đ)
    d. Khi nhìn qua nhà hàng xóm Tí thấy mọi vật đều đảo ngược. Tí nghe nói là phải dùng thị kính phân kỳ thì mới không bị ngược hình, Tí đã tìm được 1 thấu kính phân kỳ tiêu cự 5cm, vậy phải lắp ra sao ? Với thị kính phân kỳ hình ảnh hết đảo ngược rồi, nhưng mà vùng nhìn nhỏ quá, khó nhìn quá. Giải thích giúp Tí với ! (0.25 đ)
    e. Bây giờ Tí lại muốn tăng độ phóng đại lên gấp đôi để nhìn sao Mộc và sao Thổ rõ hơn, có bạn nói Tí phải tìm thấu kính có tiêu cự ngắn hơn, nhưng Tí không biết tìm đâu ra. Làm sao bây giờ nhỉ, Tí chỉ có 3 thấu kính trên thôi ! (0.5 đ)
    f. Tí vừa mua được 1 webcam Colorvis để chụp ảnh thiên văn theo kiểu trực tiếp (tháo thấu kính webcam và không qua thị kính) và chỉnh sao cho màn nhận sáng của webcam ở tại tiêu điểm của vật kính, như web vietastro hướng dẫn. Tháo ra đo được kích thước màn nhận sáng là 3x4 mm.. Với kính lắp theo câu e, Tí có thể chụp ảnh toàn bộ mặt trăng không nhỉ ? Cụ thể là bao nhiêu % mặt trăng. (Tí được biết mặt trăng có đường kính góc là 30 phút) (0.5 đ)
    Tham khảo: http://vietastro.org/haac/index.php/kien-thuc/kinh-thien-van/257-chup-anh-thien-van-bang-webcam.html
    Câu 3 (1 điểm)
    Vào đêm trăng rằm một nhà thiên văn học đo được đường kính của đĩa Mặt Trăng trên bầu trời là 0.5 độ, hãy tính khoảng cách từ nhà thiên văn đến Mặt Trăng vào lúc này nếu biết bán kính của Mặt Trăng là 1737km
    Câu 4 (1,5 điểm)
    a. Vệ tinh địa tĩnh là gì, hãy tính độ (cao cách mặt đất) của một vệ tinh địa tĩnh (1.0 điểm)
    b. Bạn cho biết một vệ tinh địa tĩnh có thể luôn đứng trên đầu của môt nước thuộc Châu Âu? Giải thích. (0,5 điểm)
    ( Nếu giải câu a bằng 2 cách sẽ được cộng thêm 1 điểm thưởng)
    Câu 5 ( 1 điểm)
    Trời mới chập tối, anh em nhà Tí vừa ăn cơm xong, đang đi ra sân để hóng mát. Tí anh nói : ?o Ồ, trăng lên rồi kìa, tròn mà to quá?. Tí em nhanh nhẩu, ?o Có cả một ông sao sáng gần bên ông Trăng kìa, trông thật đẹp. Đó là sao Kim có phải không?. Theo các bạn, Tí em có đoán đúng không? Hãy giải thích. Nếu đó là một hành tinh, theo bạn có thể đó là hành tinh nào?
    Câu 6 (1,5 điểm)
    Xét một hệ sao cặp đôi có khoảng cách gần, trong đó có một ngôi sao lùn trắng có khối lượng bằng khối lượng mặt trời và một ngôi sao bình thường có khối lượng 4,5 lần mặt trời. Giả sử ngôi sao lùn luôn luôn hút vật chất dạng khí từ ngôi sao đồng hành với nó. Hãy ước lượng khối lượng lớn nhất mà ngôi sao lùn có được.
    Câu 7 (1,5 điểm)
    Khi có hiện tượng nguyệt thực, bóng của Trái đất in trên Mặt trăng có di chuyển theo quy luật nào không? nếu có thì quy luật đó thể hiện như thế nào?, Tại sao?. (Thí sinh nên vẽ hình minh họa).
    Câu 8 (1.5 điểm)
    Chúng ta biết rằng vào tháng 2 vừa qua, sao chổi Lulin đã tiến gần tới Trái đất nhất và theo các nhà thiên văn học thì đây là lần xâm phạm vào khu vực bên trong của hệ Mặt trời duy nhất của sao chổi ?~mặt xanh?T này. Bạn hãy giải thích làm sao các nhà khoa học tính được đây chỉ là lần duy nhất sao chổi này ghế thăm hệ Mặt trời?
    Câu 9 (3 điểm)
    Giả sử có một hành tinh X trong hệ Mặt trời. Bằng ống kính thiên văn, các nhà khoa học xác định được khoảng cách của hành tinh này tới Mặt trời là 5,0 AU(1 AU là khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời và bằng khoảng 150 triệu km). Giả sử hành tinh này nằm gần như hoàn hảo trong mặt phẳng hoàng đạo. Ngoài ra nguời ta còn xác định được chu kỳ tự quay quanh trục của hành tinh X là 16 giờ (Trái đất) với trục quay nghiêng không đáng kể (coi như vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo). Cả chuyển động quanh Mặt trời và chuyển động quanh trục của hành tinh X đều theo chiều ngược kim đồng hồ (tương tự Trái đất) ..
    Bỏ qua ảnh hưởng của các hành tinh khác trong hệ Mặt trời tới sự chuyển động của hành tinh X
    Hỏi:
    a/ Hãy tính chu kỳ quay của hành tinh X xung quanh Mặt trời (theo ngày Trái đất). (1 điểm)
    b/ Hãy tính thời gian giữa 2 lần liên tiếp hành tinh X ở vị trí xung đối với Trái đất (Mặt trời, Trái đất và hành tinh X làm thành 1 đường thẳng, trong đó Trái đất ở khoảng giữa). (1 điểm)
    c/ Tính thời gian 1 ngày đêm trên hành tinh X (theo giờ Trái đất) ( 1 điểm)
    Trong khi giải, coi quỹ đạo của Trái đất và hành tinh X là tròn tuyệt đối. Coi 1 năm Trái đất có 365.25 ngày.
    Câu 10 (1,5 điểm)
    Năm 2009 này, vào ngày 22/7 lúc 2h36?T (UTC) sẽ có nhật thực toàn phần xẩy ra. Nếu không tra lịch thiên văn, các bạn có thể nói luôn một ngày nhật thực trong tương lai đựơc không? Hãy giải thích ?
    Câu 11. (3 điểm)
    Cho một tên lửa nước với các thông số như sau:
    · Khối lượng (chưa kể nước) : 0,5kg
    · Dung tích chứa (tính cả nước và khí nén): 1,3 lít
    · Lượng nước : 0,3 lít
    · Áp suất khí bơm : 3 bar
    Coi hiệu suất đạt 100%, không tính tới sức cản của không khí, tia nước phụt ra đều và kết thúc khi tên lửa đạt độ cao 1/5 độ cao cực đại. Bỏ qua hao hụt động năng của tia nước. Hãy tính độ cao lớn nhất mà tên lửa đạt đựơc (nếu bắn lên theo phương thẳng đứng).Coi khí nén trong tên lửa tuân theo định luật khí lý tưởng.
    Câu 12 (1,5 điểm)
    Trong chân không, động cơ phản lực của tên lửa (rocket engine) có thể hoạt động được không?
    Nếu « không » thì nguyên nhân chính là gì?
    Nếu « có » thì hiệu năng của động cơ khi hoạt động trong chân không so với hiệu năng của động cơ khi hoạt động trong bầu khí quyển tốt hơn hay kém hơn? Giải thích.
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Ghi chú: Những thông số về các hành tinh / vệ tinh trong hệ Mặt trời mà trong đề chưa có đủ, thí sinh có thể tra trong trang Wikipedia.org.

  7. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Câu 4b ý hỏi là gì vậy kể tên hay giải thích ?
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bạn cho biết một vệ tinh địa tĩnh có thể luôn đứng trên đầu của môt nước thuộc Châu Âu hay không?
    Bạn giải được câu a rồi thì câu b chỉ là câu tặng không điểm.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bạn phải giải thích ý trả lời của bạn. Nếu câu trả lời là có - tại sao? và nếu không thì cũng phải nêu lý do.

    Thông báo: BTC đã nhận được 1 bài làm. Nhìn chung tương đối khá.

Chia sẻ trang này