1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điểm tin báo chí

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi meoconsg, 09/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Điểm tin báo chí

    Check link của bài báo trong hình:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Đây là một ứng dụng mới được phát hiện của acid Sulfuric ở Việt Nam: làm giấm ăn. Và người Việt Nam cũng là number 1 khi đánh ghen tạt acid thì .... nhưng ăn vào không sao cả... material của bộ đồ lòng tốt

    => Nhu cầu kỹ sư hóa sẽ được mở rộng sang các tòa sọan báo .
  2. quach_tinh

    quach_tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ dấm là mình mới nghe, cám ơn nhìu.
    À cho hỏi các chuyên gia hoá là nếu chai dấm nó ghi là
    Artificial vinegar thành phần của nó là gì?
    nếu ăn dấm mà mình làm, có con dấm hẳn hoi thì có sao không?
    Kiểu này từ nay về sau chỉ ăn chanh thui, rau trộn dầu dấm xin hẹn gặp.
  3. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Artificial vinegar và Natural vinegar thì đều là acid acetic (CH3COOH) với mùi chua đặc trưng mà mình hay gọi là mùi giấm (bên cạnh vị chua đặc trưng).
    Natural vinegar thì thu được từ quá trình lên men từ gạo, malt, trái cây,.... do vậy trong vinegar đó ngòai acid còn có thêm các hợp chất được trích ra từ đối tượng lên men nên chúng có màu, mùi thơm đặc trưng.
    Artificial vinegar thu được bằng cách pha lõang acid acetic với nước, cộng vào các hợp chất tạo màu và hương để "giả" như natural vinegar. Hay có dạng white vinegar không mùi vị cũng là dạng pha lõang của acid.
    Mình nhớ mấy bà chị, bà cô ở quê mỗi lần đám tiệc mà muốn ngâm tai heo, ngó sen cho chua nhanh thì chạy ra chợ mua "giấm axít" (hổng hiểu sao lại gọi như vậy), hàm lượng acid trong đó cao lắm. Đây cũng là một dạng acid pha lõang. Chứ giấm nuôi (natural vinegar) đôi khi không chua bằng. Có lọai giấm malt của Chinese, màu nâu đỏ và độ chua chỉ nhàn nhạt.
    Tóm lại cái nào cũng là acid acetic. Nếu artifical thì acid acetic đem pha lõang phải cẩn thận các tạp, các thành phần phụ có gây độc hay không. Cũng như rượu và cồn, cũng là ethanol, nhưng uống rượu giả nếu pha từ cồn công nghiệp thì mấy thành phần tạp như methanol, andehyde,... mới nguy hiểm, chứ hàng tinh khiết thì có gì. Quach_tinh nếu mua vinegar hàng đàng hòang thì artificial cũng không sao đâu, vô tư trộn dầu giấm đi nhé .
    Có lẽ người ta làm giả thì cùng lắm là mua acid (acetic) công nghiệp để pha ra. Chứ acid sulfuric cực kỳ mạnh, ăn mòn cao (xơi cả kim lọai), mình chưa thấy chỗ nào nói đến vị của nó (thấy nó là sợ rồi, ai mà dám nếm để biết) và dùng trong thực phẩm thì đem pha lõang ra để bán sao được?? Có mà chết. Chắc phóng viên nghe axít... axít.. axít... thì liên tưởng ngay đến tạt axít -> mua ở mấy tiệm châm nước bình acquy -> axít sunfuric. còn tích cực giải thích bằng một công thức hóa học hoành tráng kế bên.
    Nói chung, kiểu tích cực như thế này không tốt vì người đọc sẽ hiểu sai lệch.
    @Mizzu: hôm nào em post cái bài củ chuối về rượu vodka mà em quote trên blog của em lên cho vui. Hôm trước chị cho một cử nhân Hóa KHTN đọc, xong rồi mà hắn vẫn đinh ninh là Vodka là do ông Men. sáng tạo ra.
  4. metavana

    metavana Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    1
    ờ, chắc mua acetic acid của Merk về pha loãng làm giấm ăn quá , còn em thì thích citric acid hơn.
  5. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    @meo: Đúng là chuyện làm giấm từ H2SO4 thì mới nghe lần đầu chị mèo ơi, chết cười, pha nó vào thì có vị gì??? có ra đc vị giấm ko? Cái bài báo về vodka củ chuối đó thì em đang xác minh lại coi nó có đúng ko, mấy dòng em highlight là mấy dòng em thấy nó kì khôi quá, mới nghe lần đầu, tưởng cái này chưa biết nên em highlight vào phát :D
    @Quachtinh: Giấm ngoài chợ đều là giấm công nghiệp hết anh à, đều pha từ acetic công nghiệp đó, ăn ko tốt đâu, nhà em có 1 bình nhỏ nhỏ đựng giấm lên men từ chuối, mình làm mình ăn cho an toàn :D
  6. quach_tinh

    quach_tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    A, bàn chuyện naỳ mới thấy từ DẤM và GIẤM cái nào đúng vậy?
    Nói đến cái này mới nhớ, hồi học lớp 8, cô giáo đề nghị làm dấm, mình về nhà lấy hũ dấm của mẹ, lấy ra một miếng trắng trắng bỏ vào hũ chao, cho nước vào, vài ngày sau đem nộp cho cô, cô nếm khen ngon. Lúc đó mình không hề lấy dấm của nhà mà chỉ là lấy con dấm để bỏ vào. Cái này có phải là hành vi gian lận không nhỉ?
    Cái vụ làm dấm bằng chuối thì có nghe nói, nhưng mà thấy nó ghê ghê làm sao.
  7. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    @Mizzu: uh, đọc đến acid sulfuric là chị ấn tượng liền bài báo. Còn bài vodka thì chị hôm đó cũng check sơ thông tin. Thông tin thì đúng đấy em ạ, chỉ là tác giả khi rút tỉa từ nơi khác, dịch lại, trình bày ra thì lại diễn giải không hợp lý, dễ làm người đọc hiểu lệch hướng. Ngay cả chị đọc xong, cảm thấy bối rối và tìm lại các thông tin gốc để đọc.
    @quach_tinh:DẤM hay GIẤM? Mình viết GIẤM vì thói quen. vừa xem lại thấy có cả 2 cách dùng trong từ điển và trong hằng ngày. cái này để kiểm tra lại sau trong từ điển tiếng Việt xem từ nào là từ gốc. Nhưng mình nghĩ cả hai đều dùng được như nhau. Nuôi giấm bằng chuối phổ biến lắm, có gì đâu mà ghê. Có cái "con giấm" trắng trắng đấy thì giấm mau chua. Thế là quach_tinh gian lận rồi, đốt cháy giai đoạn thay vì phải bắt đầu từ ...trái chuối .
    @metavana: hàng Merck cũng nhiều loại nghen. hàng công nghiệp, hàng phân tích và hàng dùng trong công nghệ thực phẩm,... Merck hơi bị mắc đấy . Vị chua citric và acetic khác nhau mà em.


    Được meoconsg sửa chữa / chuyển vào 18:56 ngày 10/03/2007
  8. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0


     

    [​IMG]


    CHUYÊN MỤC NÀY DO
    CHUYÊN VIÊN GIA CHÁNH CẨM TUYẾT PHỤ TRÁCH 
     Mời quý vị gởi câu hỏi hoặc thắc mắc theo địa chỉ e-mail:
     nguoivienxu@vasc.com.vn 
    Cẩm Tuyết sẽ lần lượt trả lời quý vị trong thời gian sớm nhất
     
    Chào cô Cẩm Tuyết,
    Cháu mới biết website này, cháu muốn nhờ cô bày cách nuôi dấm. Rất cám ơn cô.
    Anh Viet cuoctinhcu@yahoo.com
    Gởi cô Cẩm Tuyết
    Tôi có vài thắc mắc về loại giấm mà trước kia ở VN tôi nghe người ta nói là giấm nuôi, phải cấy bằng con giấm, vậy con giấm là con gì? Làm sao có con giấm? Lại có người nói nuôi con giấm mà để chết là xui lắm, nghĩa là sao?
    Kim Khoi anguyen80@linktrans.net
    Bạn Anh Viet, Kim Khoi và bạn đọc NVX mến.
    Trước tiên Cẩm Tuyết xin phép bạn đọc được sử dụng từ giấm thay cho dấm. Theo đại tự điển Việt Nam (NXB VH 1999) "GIẤM" là danh từ chỉ cho một loại gia vị, dạng nước có vị chua - khác với DẤM trong DẤM DẲN là một trạng từ chỉ cho một cách nói. Thí dụ như nói dấm da, dấm dẳn. Chuyện nữa là trong tiếng Việt, hai từ này nếu phát âm theo giọng miền Nam rất khó phân biệt, trong khi giọng miền Bắc phát âm từ "giấm" nghe khác biệt rõ ràng với dấm. Đây không phải là chuyên môn của mục VHAT, chỉ xin nói qua để được thống nhất trong cách trình bày với bạn đọc.
    Nuôi giấm hay nói đúng hơn là tự làm loại gia vị dạng nước lỏng, có vị chua quen thuộc này là một kỹ thuật chế biến bằng các loại thực phẩm gốc thực vật đã có truyền thống lâu đời của bếp VN tương tự như làm nước mắm, tương hột, mắm tôm.vv. Trước khi người Pháp có mặt ở VN với các loại giấm công nghiệp chế biến bằng hoá chất đóng chai hay giấm gốc thực vật như nho, tỏi... mà đến bây giờ nhiều người vẫn gọi là giấm Tây, thì bếp Việt đã có nhiều cách làm giấm như giấm bỗng; giấm gạo; giấm chuối, giấm thơm. Nhưng hiện nay, ít nhất được nhận thấy tại Sài Gòn, những loại giấm sản xuất công nghiệp bằng hoá chất theo công nghệ của người Hoa sản xuất ngay trong nước, được kinh doanh rất mạnh trong hầu hết ngôi chợ lớn nhỏ. Lý do chỉ vì giá thành rẻ, độ chua mạnh có thể dễ dàng pha chế. Cho lợi nhuận cao so với việc dùng giấm nhập khẩu.

    [​IMG]


    Con giấm
    Tuy nhiên cách làm giấm nuôi theo lối thủ công vẫn được phổ biến rộng rãi trong nhiều gia đình VN vì thực sự làm vài hũ giấm trữ sẵn rất kinh tế chứ không phải cứ dùng giấm công nghiệp mới rẻ tiền. Hơn nữa về mặt vệ sinh và an toàn thực phẩm, sử dụng giấm nuôi rất bảo đảm. Giấm nuôi còn để được rất lâu như nước mắm, tương làm theo cách truyền thống.Và ưu điểm nổi bật nhất của giấm nuôi là mùi thơm và vị chua chuyên biệt của từng loại. Chính nhờ yếu tố này mà hầu hết những hàng quán ở các thành phố lớn, kinh doanh các món ăn VN kinh điển như bún chả, bánh tôm, chả giò, bánh xèo, bún ốc.vv..đều tự làm giấm gốc thực vật với nhiều công thức khác nhau, để từ loại gia vị này họ pha chế thành những chén nước mắm có hương vị quyến rũ mà mỗi hàng quán nổi tiếng đều không ai chịu nhường ai.
    Để pha một chén nước mắm chua ngọt, tỏi ớt theo đúng kiểu bếp cổ truyền VN ngoài chất lượng nứơc mắm, còn lại chính giấm mới là gia vị quyết định phần lớn chất lượng thành phẩm vì dùng chanh thì vị chua và mùi thơm rất chung chung; còn đường, tỏi ớt...chỉ tạo vị ngọt ít hay cay nhiều. Còn nếu có nhiều loại giấm nuôi gốc gạo, thơm, chuối có mùi thơm và độ chua khác nhau thì một đầu bếp kinh nghiệm có thể pha chế ra những chén nước mắm có mùi thơm chua rất kích thích khẩu vị, hợp với từng món ăn một.
    Khi làm giấm, trong hũ chứa có một lớp men vi sinh, lớp men này càng ngày sẽ càng dày lên và chính lớp men này làm cho hỗn hợp nước trong hũ trở chua thành giấm. Hầu hết các bà nội trợ VN đều gọi lớp men vi sinh này là "con giấm". Vì có thể làm con giấm "mập ra" là nhờ " nuôi " bằng nước đường, con giấm càng lớn sẽ làm cho nước đường càng mau thành giấm. Như vậy càng "nuôi", con giấm sẽ làm cho thu lợi càng nhiều. Vậy thì sao mà không gọi là giấm nuôi cho được. Chữ nghĩa dân gian VN mà. Một số bà nội trợ tin rằng khi làm giấm nuôi, "con giấm" càng dày thì sẽ làm ăn phát đạt cho nên họ không cho ai con giấm bao giờ. Còn để cho "con giấm" mà chết thì chỉ có trừơng hợp là đã đem nó ra phơi nắng hoặc sau khi lấy hết nứơc giấm chua ra mà không cho thêm nước đường vào thì "con giấm" chẳng có gì để ăn là phải chết thôi. Điều này chứng tỏ tinh thần của người làm giấm đang "có vấn đề ". Có thể là đang phải đối đầu với một công việc gì đó mà nắm chắc thất bại chẳng hạn. Đây chỉ là chuyện ngoài lề kiểu "mê tín dị đoan" dân gian.
    Bếp VN sử dụng nhiều loại hột quả như chuối chín, thơm ( khóm, bứa), gạo, bã rượu sấu, me để làm giấm. Tùy vật liệu sử dụng sẽ cho ra giấm có mùi thơm và vị chua khác nhau. Xin trao đổi với các bạn một trong những cách làm đơn giản, hiệu quả nhất bằng chuối và nước đường. Cho ra thành phẩm có thể để lâu mà chất lượng không thay đổi.
     


    LÀM GIẤM NUÔI BẰNG CHUỐI

    [​IMG]


    Giấm nuôi bằng chuối
    VẬT LIỆU:

    - Lọ thủy tinh có nắp đậy, thể tích khoảng 10 lít- 1 lít nước dừa tươi- Nước lọc nấu sôi để nguội. - 100 cc. rượu trắng trên 30 độ. Có thể dùng saké Nhật, Vodka Nga, Gin Mỹ chỉ cần rượu trắng không mùi là được.- 5 hay 6 trái chuối sứ, chuối xiêm chín - khoảng 500 - 700 gram. Lột vỏ, tước chỉ bao quanh thân trái chuối. Hoặc các loại chuối trái lớn thông thường.
    THỰC HÀNH:
    - Cho nước dừa tươi + chuối + rượu vào hũ thủy tinh, châm nước lọc vào khoảng 8/10 thể tích hũ, đậy nắp, để chỗ thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và không xê dịch. Để trong khoảng 45 - 60 ngày, tùy thời tiết, trên mặt hỗn hợp sẽ kết một lớp men vi sinh nhìn như một lớp váng trắng đục, đó là "con giấm". Càng để lâu, con giấm càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, để càng lâu càng chua, canh chừng thời gian, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết giấm ra, đừng để con giấm trôi theo bể ra.
    - Sau khi chiết giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, châm vào hũ giấm và cũng chỉ châm 8/10 hũ. Thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn lần đầu tiên và sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên.
    - Cứ mỗi lần lấy giấm ra và châm nứơc đường vào, sẽ có thêm một lớp con giấm mới, mỏng hơn và lớp con giấm đầu tiên sẽ rất dày.
    - Phải gây hũ giấm khác khi trong hũ đã phải có kết vài lớp "con giấm" vì những lớp con giấm sẽ dày lên làm choáng hết thể tích hũ. Dùng một hũ thủy tinh khác, nhẹ tay sớt một lớp con giấm sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức trên, thời gian sau nước đường trong hũ mới sẽ trở chua thành giấm.
    - Giấm sau khi chiết ra lọc lược cho trong bằng túi vải thưa, có thể dùng được ngay, muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được.
    - Sau khi gây được hũ giấm thứ ba, vớt bỏ xác chuối ở hũ làm lần đầu.
    - Lưu ý trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra nắng.
    - Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục. Có thể thay chuối chín bằng thơm thật chín, cắt lát nhưng giấm làm bằng thơm thường có màu vàng.
    @ Đối với những bà nội trợ VN biết dùng giấm nuôi, đem tặng một hũ giấm nuôi có cả con giấm là cả một món quà rất thơm thảo, chân tình.
    CVGC C.T
  9. metavana

    metavana Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    1
    hì hì acetic acid của merk dạng cn là 18K/l (bán can 50l) còn dạng hoá chất phòng tn tới 1 trăm mấy lận. thui dại gì mua hoá chất cn, he he.
    còn em vẫn thích lactic acid hơn, ko có mùi khó chịu như acid acetic. Hix, lúc làm lv mỗi lần mấy đứa nó đổ BC (thạch dừa) là em chạy lun.
  10. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    Chẹp, cảm ơn chị mèo post bài này nha
    Em luôn tự tin là em không bao giờ sai chính tả [ trừ phi có chủ ý ], trừ 1 lần duy nhất năm lớp 4, bị 9đ vì viết sai từ "ngoằn ngoèo" thành "ngoằn nghèo" Nhưng mà hôm nay nhờ chị em phát hiện ra là em còn sai 1 từ khác
    Trước giờ em cứ tưởng là "dấm dẳng" chứ ko phải "dấm dẳn"
    Nói chung tiếng Việt thì phong phú, khó mà rõ hết tất cả các từ, vả lại ngôn ngữ cũng là do con người sáng tạo ra, nên việc tự con người thay đổi nó là điều hoàn toàn có thể xảy ra, và nó còn khác nhau tùy theo vùng miền nữa
    Miễn sao ai cũng hiểu là được, hic [ cái này hơi bị khó ]
    Có người đang nuôi mộng thay đổi cách viết các từ trong tiếng Việt kìa chị, bỏ chữ h ở phụ âm "ngh", bất kể phụ âm đó có đứng trước nguyên âm hay ko Theo ý người đó, "nghe","nghi"...sẽ thành "nge" , "ngi"
    Chị thấy sao? Tại sao lại ko thể thay đổi nhờ?

Chia sẻ trang này