1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điểm tin báo chí

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi meoconsg, 09/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bluesss_mizu_ha

    bluesss_mizu_ha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    Một cách để phân biệt giấm làm từ acetic công nghiệp và giấm ăn là giấm ăn thì thường đục hơn, đặc biệt giấm làm từ thơm thì ngả màu vàng
    Em đã từng thử uống 1 tách trà nhỏ giấm ăn và giấm làm từ CN thì thấy rằng giấm ăn có vị chua thanh hơn, còn giấm CN vị chua rất khó chịu, uống vào thấy khét khét cháy cháy ở cổ họng, cảm giác rất là ...[ko từ gì tả nổi ]
  2. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    trời ơi, hàng Merck mà 18K/lít hả? cũng đâu có mắc. 1lít pha thành 50lít nồng độ 2%, giá 360đ/lít. cũng còn lời chán. Mà em có nhầm hàng TQ không? sao rẻ kinh dị vậy?
    hihi, thích acid làm chi vậy trời. Mỗi thứ nó có ứng dụng khác nhau mà em.
     
    @mizzu: Chị chưa nếm thử giấm để phân biệt được vì ở nhà chị toàn dùng giấm nuôi từ chuối. Còn giấm ngoài chợ chị chưa mua bao giờ. Bên này thì chị mua giấm ngoài siêu thị, cả loại white vinegar cũng dùng. Chị thấy chỉ không thơm thôi, chứ vị chua cũng ngon, thanh, không khét và hắc gì cả. Có lẽ ở nhà mình dùng nguyên liệu không tốt.
    Chừng nào các bác ấy cải tổ, quy định kiểu chính tả mới nào đó thì tính em ơi.
  3. metavana

    metavana Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    1
    ờ nó bán can 50L mà chị, 50L mới có giá đó, nhà thằng bạn em dùng mà (làm thuốc thú y).
    Nói đến lactic acid mới nhớ, hùi làm lv em có nấu syrup đường nên để 2 bình lactic acid và saccharose ở gần nhau. hum đó em ko có ở trong phòng, con bạn pha cà phê uống. thế là tụi nó mở tủ của em ra chôm 1 ít đường, ko bít xui dại thế nào mà lại múc phải bình lactic acid . mà công nhận 2 thằng đó tinh thể trắng nhìn y chang nhau. He he, đến đây thì chị bít chiện gì xảy ra rùi chớ.
    Được metavana sửa chữa / chuyển vào 07:05 ngày 11/03/2007
  4. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Không dán label cẩn thận thì có ngày chết đấy nhé .
    Hồi ở nhà có đồng chí mua hóa chất về, đựng trong chai Lavie, để trên bàn. Một hôm đang làm trong lab, thấy anh chàng hớt hải chạy sang vòi nước phun và súc miệng phèo phèo. Té ra là quên, khát nước nên nốc luôn glycerine trong chai Lavie đó. Hắn hỏi không biết có sao không? Chị trả lời: ờ, để coi tí nữa có rụng lưỡi không .
    Ở VN thì ẩu tả như vậy, đi học rồi thì cẩn thận kinh khiếp. Sang nhà một Vnese (bên này), thấy đồng chí ấy chôm cái safety glasses trong lab Hóa về, chẳng hiểu ở nhà làm thí nghiệm quái quỉ gì nguy hiểm thế. Đồng chí ấy bảo: Khi nào chiên cá, đeo vào cho an tòan . Shock!Trời ạ! hôm đấy súyt nữa ngứa miệng định nói để tặng thêm cho cái lab coat và gloves nữa.
  5. metavana

    metavana Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    1
    hum sau vô phòng thấy lạ mới hỏi sao bình acid của tao hết lẹ vậy, chúng nó ôm bụng cười ngặt nghẽo mới ghê, hỏi ra mới bít. hix mình nấu syrup cho có chút xíu, tụi nó thì múc cả 4 - 5 muỗng cho cô coffee, he he.
  6. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0


    Bằng giả trong giới nổi tiếng Hàn Quốc


    [​IMG]

    Shin Jeong-ah
    Sau khi hàng loạt nhân vật nổi tiếng bị vạch trần, người ta mới giật mình nhận ra rằng việc sử dụng bằng giả ở xứ Hàn đang trở thành một xu hướng nguy hiểm.

    Shin Jeong-ah, 35 tuổi, từng là một trợ lý giáo sư môn lịch sử nghệ thuật tại Đại học Dongguk và là đồng Chủ tịch trẻ nhất của Gwangju Biennale, Hội chợ mỹ thuật lớn nhất ở Hàn Quốc. Shin có biệt danh "nàng công chúa lọ lem của thế giới mỹ thuật" vì sự vươn lên bất ngờ, từ khởi đầu đầy khiêm tốn lên vị trí danh giá trong làng nghệ thuật nước này.
     
    Tuy nhiên, mọi thứ đổ vỡ khi người ta phát hiện cô này đã sử dụng bằng giả để thăng tiến nhanh chóng trong nghề nghiệp. Đại học Dongguk tuyên bố vị giáo sư trẻ đã giả mạo bằng tiến sĩ của Đại học Yale và bằng thạc sĩ của Đại học Kansas (Mỹ) để được nhận vào trường từ năm 2005.
     
    Luận án tiến sĩ mà cô này cung cấp cho trường Donggkuk, có tựa đề "Guillaume Apollinaire: Catalyst for primitivism", được "đạo" từ luận án của một nghiên cứu sinh tại Đại học Virginia vào năm 1981. Đại học Yale vừa gửi thư phúc đáp cho Đại học Dongguk, cho biết chưa bao giờ cấp bằng tiến sĩ cho Shin và cũng chẳng có sinh viên nào tên Shin Jeong-ah. Sau đó, Đại học Kansas thông báo Shin từng học tại trường từ năm 1992 đến 1996 nhưng chưa bao giờ tốt nghiệp.
     
    Tại một quốc gia mà những chuyện bê bối có liên quan đến các nhà tư bản đầy quyền lực hoặc chính trị gia cứ nhan nhản trên báo chí, vụ việc của Shin Jeong-ah quả là chấn động, thu hút sự quan tâm hết mức từ giới truyền thông và dư luận. Cái tên Shin Jeong-ah trở thành từ khóa được truy cập nhiều nhất trên Naver, công cụ tìm kiếm trên Internet phổ biến nhất nước Hàn.
     
    Các phóng viên báo đài luôn dõi theo từng sự kiện nhỏ có liên quan đến Shin. Còn những nhà bình luận Hàn Quốc bắt đầu gọi cô là "Hwang Woo-suk nữ" (Hwang Woo-suk là nhà khoa học giả mạo công trình nghiên cứu tế bào gốc trước đây). Hội chợ mỹ thuật Gwangju Biennale lập tức sa thải cô này khỏi vị trí danh dự và kiện cô ra tòa.
     
    Sau sự kiện này, nhiều người nổi tiếng khác đã bắt đầu tự thú trước dư luận với tội lỗi tương tự. Nhà viết truyện tranh nổi tiếng Lee Hyeon-se, 51 tuổi, thú nhận rằng ông đã nói dối khi phủ nhận chuyện mình từng rớt đại học. Thực tế là Lee chưa bao giờ tốt nghiệp một đại học mỹ thuật nào cả và cảm giác tội lỗi cứ đeo bám ông suốt 25 năm qua. Hiện ông Lee là giáo sư tại Đại học Sejong và là Chủ tịch của Hiệp hội nhà viết truyện tranh Hàn Quốc.
     
    Một trường hợp khai man khác là phát thanh viên nổi tiếng Lee Ji-young, 38 tuổi. Cô đã phải chia tay chương trình dạy Anh ngữ qua sóng phát thanh kéo dài suốt 8 năm qua tại Đài KBS sau khi bị phát hiện sử dụng bằng đại học giả. Trước khi từ chức, Lee Ji-young cho biết đã tốt nghiệp Đại học Brighton (Anh) và đang học tiếp để lấy bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, sự thật là cô này đã tốt nghiệp một trường trung học tại Gwangyang, tỉnh Nam Jolla. Khi đến Anh, Lee chỉ lấy chứng chỉ Anh ngữ tại viện ngôn ngữ trong vòng 1 năm. Lee Ji-young từng được KBS vinh danh là nhà dẫn chương trình xuất sắc nhất năm 2004.
     
    Sự vươn lên và sụp đổ của Shin cũng như một số người nổi tiếng khác đã bộc lộ một vấn đề trong xã hội Hàn Quốc. Những người tốt nghiệp từ các trường danh tiếng thường có cơ hội nắm giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ và tại các tổ chức, dẫn đến sự hình thành hệ thống cựu sinh viên đầy quyền lực. Ngược lại, nếu xuất thân từ các đại học tỉnh lẻ hoặc không mấy tiếng tăm, họ sẽ khó có cơ hội chen chân vào tầng lớp cao cấp của xã hội bất chấp nỗ lực đến đâu. Do đó, một số người đã tìm mọi cách để có được một tấm bằng "nặng ký", hòng cải thiện chỗ đứng trong xã hội. 
     
    Theo Thanh Niên/ Yonhap, Hankyoreh
    __________________
     
    Đọc cái này thấy đáng suy nghĩ đây. Vấn đề này đâu phải chỉ ở Hàn mà ở mình cũng vậy thôi.
    Tiêu chí chọn trường là gì nhỉ? Nếu trong nước thì đơn giản, còn nước ngoài? Chọn theo tên nước, tên thành phố hay tên trường? Cái khổ là đôi khi trường, ngành mình chọn học đúng cái mình cần lại không phải là trường được biết nhiều, không được đánh giá cao. Ngược lại thì cái trường nổi như cồn thì... [​IMG]. Thế nhưng trường nổi tiếng thì nhiều người biêt.
     
  7. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Thần dân B2 cốc vào bắt giờ bài này dùm chị xem. Nhất là em Rainysky nhé, bảo là thích môn Hóa mà. Bông hoa nhỏ than_lan nữa
    http://www19.dantri.com.vn/suckhoe/2007/8/191199.vip
    _____________________________
    Hà Nội: Độc hại nước rửa bát tự pha chế


    Nước rửa bát tự pha chế bầy bán tràn lan.
    Trên nhiều tuyến phố Hà Nội gần đây xuất hiện những chiếc xe đạp bán rong chất đầy các chai nước tẩy rửa giá rẻ giật mình. Chị Lê Hiệp Hoà cho biết, chị mua một chai nước rửa bát bán dạo về dùng thử, được vài lần thì thấy da tay tróc từng mảng?
    Nước rửa bát tự pha chế bầy bán tràn lan

    Nước rửa bát không nhãn mác có giá rẻ giật mình, chỉ khoảng 2.000 đồng - 3.000 đồng/lít, trong khi các loại nước rửa bát có thương hiệu như Sunlight, Mỹ Hảo từ 8.000 đồng - 10.000 đồng/lít.

    Người bán hàng đẩy xe đạp đi các phố, treo lủng liểng các loại nước tẩy rửa từ đầu xe đến cuối xe, tên các hoá chất như ?oben?, ?ojaven?? ghi nguệch ngoạch trên mấy mẩu bìa.

    Vỏ chai là đồ tận dụng từ vỏ dầu ăn, nước khoáng. ?oNước rửa bát này tự pha chế, nên chưa có thương hiệu gì cả. Thành phần thì không thể ghi đây được vì là bí quyết nhà nghề?, một người bán dạo giải thích.

    Đắt hơn đôi chút là nước rửa bát bán tại các cửa hàng hóa chất phố Hàng Gà và Phạm Ngũ Lão.

    Một chuyên gia của Viện Da liễu Quốc gia cũng cho rằng các loại hóa chất được pha chế một cách vô tội vạ, không đúng thành phần liều lượng, khi tiếp xúc trực tiếp sẽ gây viêm da.

    Khi các hóa chất này ngấm vào cơ thể, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan, thận, ruột, lâu ngày có thể gây ung thư.

    Chỉ 10 phút có mặt quầy số 2 Phạm Ngũ Lão, chúng tôi đã chứng kiến cảnh nước rửa bát bán chạy như tôm tươi. Cứ chốc chốc lại có chiếc xe máy đỗ xịch rồi quay ra với vài can hóa chất màu xanh.

    Điều lạ là khách hỏi mua nước rửa bát hay nước lau sàn, rửa xe thì chủ cửa hàng đều bán cho cùng một loại! Nước rửa bát ở đây đóng trong can dầu ăn loại 5 lít, giá 17.000 đồng/can.

    Chủ cửa hàng quả quyết tuy giá đắt hơn loại bán dạo nhưng chất lượng đảm bảo hơn, không ăn tay vì người pha chế không cho Natri Sunphat ?" một hoá chất ăn da.

    Ngoài ra có thể đặt hàng màu nào cũng được tùy theo sở thích, nhưng phải mua nhiều mới làm.

    Theo chỉ dẫn của ông chủ cửa hàng, chúng tôi đi tìm Dũng, chủ một kho hóa chất cực lớn ngay phía sau Nhà hát Lớn. Đó là một nhà kho nhỏ nằm xen kẽ với nhà dân, chất ngổn ngang hàng chục thùng hóa chất. Ngay từ ngoài cửa, mùi hóa chất đã xộc lên nôn nao.

    Dũng tiết lộ, nước rửa chén bát đang là mặt hàng bán rất chạy, hiện nay ở khắp Hà Nội đã mọc lên những cơ sở tự pha chế nước rửa bát rồi cho xe đạp dạo bán khắp hang cùng ngõ hẻm nhưng không cạnh tranh được với cơ sở của anh.

    ?oDo tự pha chế nên không cần phải đăng ký hay ghi nhãn mác, thành phần làm gì. Chúng tôi chủ yếu bán cho khách quen, các hiệu rửa xe hay hàng ăn thường lấy vài chục lít một lần?, Dũng nói.

    Không chỉ có nước rửa bát dạo mà còn có nước rửa bát vỉa hè. Tại phố Hàng Gà, liền kề mấy cửa hàng hoá chất bề thế là gian hàng lề đường của bà Hoàng Thị Kiền.

    Khoảng hơn chục bình nhựa đựng hoá chất xanh đỏ đủ loại xếp la liệt dưới đất. Giá nước rửa bát loại 5 lít/can ở hàng bà Kiền 15.000 đồng, rẻ hơn bán trong quầy 2.000 đồng.

    Bà Kiền quả quyết nhà bà có hẳn một bãi đất ở Phúc Tân để pha chế nước rửa bát, lau sàn và giao khắp nơi nên giá rẻ, hơi ăn tay một chút nhưng được cái sạch, nhà làm hàng ăn thường dùng loại này để tiết kiệm chi phí. ?oChỉ cần đeo găng tay khi rửa bát là không sao hết!? - Bà Kiền vừa chìa danh thiếp vừa trấn an khách.

    Ảnh hưởng sức khỏe nếu dùng lâu ngày

    Theo ông Nguyễn Xuân Lãng, Trưởng phòng Phân tích và Kiểm tra môi trường, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, các hóa chất sử dụng để làm nước rửa chén bát gồm có chất tẩy rửa, chất làm đông, chất thơm...

    Ngoài ra còn có một số phụ gia làm mềm và phẩm màu. ?oNước rửa chén bát đạt chuẩn sử dụng chủ yếu màu thực phẩm. Nhưng để hạ giá thành sản phẩm, người pha chế thủ công thường sử dụng phẩm màu công nghiệp nhập từ Trung Quốc. Nếu các loại phẩm màu được pha chế không đúng liều lượng sẽ độc hại vô cùng?, ông Lãng nhấn mạnh.

    Nếu áp dụng theo đúng công thức pha chế với một tỷ lệ hóa chất thích hợp, nước rửa bát an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, với những loại nước rửa chén bát ?ovô danh tính? thì việc đảm bảo hàm lượng các hóa chất là không thể kiểm soát được, nhất là khi chúng được pha chế trong điều kiện thủ công và người pha chế không có chuyên môn.

    Cũng theo ông Lãng, nước rửa chén bát của những hãng có tên tuổi và được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng thường sử dụng hoá chất có tác dụng tẩy sạch là Na-LAS trong khi nước rửa chén bát không nguồn gốc sử dụng kiềm là chủ yếu do giá thành của kiềm rẻ bằng 1/7 giá thành của Na-LAS.

    Điều nguy hiểm là nếu lượng kiềm vượt quá mức cho phép sẽ làm chén bát nhớt và phải rửa thật nhiều nước mới có thể sạch được. ?oDo khó trôi sạch, hóa chất, phẩm màu độc hại bám vào chén, bát có thể ngấm vào cơ thể qua đường ăn uống và gây bệnh?, ông Lãng lo ngại.

    Theo Mỹ Hằng
    Tiền phong

  8. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    thật thế à chị @___@
  9. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2006/08/3B9ED047/
    ?oThật ra, làm hàng này thì mỗi người mỗi kiểu, không ai giống ai? - anh Vinh nói. Theo anh, cách làm nước rửa chén rất đơn giản: Đầu tiên là mua ?onguyên liệu?, tùy theo lượng hàng bán mỗi ngày mà mình mua bao nhiêu phần một lần. Một phần gồm 3 kg LAS, 1 kg SODA, 300 g chất tạo đặc HEC, một ít hương chanh và màu, giá tổng cộng là 105.000 đồng. Chỗ hóa chất này có thể làm được 80-90 lít nước rửa chén. Mỗi tháng anh bán ra thị trường khoảng 1.000-2.000 lít với giá 2.000-2.500 đồng/lít.
    Còn anh Thành ở phường 22, quận Bình Thạnh, lại điều chế nước rửa chén từ LAS, xút, Natri sulfat, chất tẩy Triply, Amon Clorua, chất tạo đặc HEC, màu công nghiệp và hương liệu. Mỗi tháng anh ?oxuất xưởng? 2.000-3.000 lít.
    Chị Phương ở quận 4 lại ?ocông thức? lại đơn giản hơn rất nhiều: 1 kg bột tạo bọt, 1 kg muối, 100 g mùi (nước có mùi chanh) và 50 g màu. Một phần như vậy giá 51.000đồng, pha chế được 20-25 lít nước rửa chén.
    http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2006/03/3B9B6B16/
    Trong vai một người muốn mua nguyên liệu về sản xuất nước rửa chén, tại chợ hóa chất Kim Biên, PV được nhiều chủ sạp mời chào rất hấp dẫn: ?oEm cứ yên tâm mua đi, ở đây có hướng dẫn cách pha chế, bảo đảm làm được mà?. Tại sạp B., anh bán hàng còn hăng hái kê một danh sách pha chế khá dài: chất tạo bọt 20.000 đồng/kg, chất cô đặc 5.000 đồng/50 gam, chất tẩy 4.000 đồng/500 gam, hương liệu 4.500 đồng, màu 2.000 đồng, và hướng dẫn: ?oCơ bản là vậy thôi, nếu muốn nước rửa chén đặc sệt thì thêm 1 kg muối giá từ 2.000 đến 3.000 đồng. Bỏ các chất vào hòa tan trong 25 lít nước lạnh theo thứ tự đã ghi sẽ có hơn 25 lít nước rửa chén như ý. Vốn liếng tổng cộng hơn 30.000 đồng?. Tôi hỏi: ?oCó cần thêm vitamin để bảo vệ da tay không??, anh trả lời: ?oCó thêm bột vitamin cũng tốt, thêm 30.000 đồng nữa. Mà em làm để bán thì cần gì vitamin để giá thành lên cao?. Anh này quả quyết: ?oỞ đâu cũng vậy, có bấy nhiêu chất đó. Có khác là tên gọi hoặc người ta vẽ vời một vài thứ để lấy thêm tiền mà thôi?.
    Giáo sư, tiến sĩ Trương Thế Kỷ, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Hóa hữu cơ Đại học Y Dược TP HCM, cho biết: "Các chất dùng pha chế nước rửa chén chủ yếu là chất có sức căng bề mặt, chất diện hoạt mà phần lớn là muối amoni (natri cacbonat, natri sunfat) của một số chất hữu cơ, vô cơ... Tất cả các chất này đều có tính kiềm và môi trường kiềm càng nhiều thì càng có hại cho da khi tiếp xúc trực tiếp".
  10. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    nhà báo mà chị, thỉnh thoảng...hài lắm

Chia sẻ trang này