1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điểm tin báo chí

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi meoconsg, 09/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Em Zu giỏi, đã quote được chỗ cần quote. Bài này hơi chuyên môn, nhưng ít nhất dân B2 cốc đọc cũng nên nhận ra vài chỗ phi lý một cách cơ bản.
    ______________
    ?oCũng theo ông Lãng, nước rửa chén bát của những hãng có tên tuổi và được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng thường sử dụng hoá chất có tác dụng tẩy sạch là Na-LAS trong khi nước rửa chén bát không nguồn gốc sử dụng kiềm là chủ yếu do giá thành của kiềm rẻ bằng 1/7 giá thành của Na-LAS. ?o
    ?oGiáo sư, tiến sĩ Trương Thế Kỷ, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Hóa hữu cơ Đại học Y Dược TP HCM, cho biết: "Các chất dùng pha chế nước rửa chén chủ yếu là chất có sức căng bề mặt, chất diện hoạt mà phần lớn là muối amoni (natri cacbonat, natri sunfat) của một số chất hữu cơ, vô cơ... Tất cả các chất này đều có tính kiềm và môi trường kiềm càng nhiều thì càng có hại cho da khi tiếp xúc trực tiếp".?

    ___________________
    Chị không nghĩ các bác dân chuyên môn và công việc liên quan mà lại phát biểu không chính xác như vậy. chỉ sợ rằng người ta nói chuyên môn, nhà báo hiểu không ra, chỉnh sửa câu chữ, thêm thắt vào ý này nọ như là hiểu biết thành ra như vậy. Làm thế thì mang tiếng người ta quá vì tòan các sếp chuyên môn không thôi.
    Muối amoni là muối amoni, muối natri là muối natri. Sao lại có thể mở ngoặc đóng ngoặc để giải thích muối amoni với natri cacbonat và natri sunfat nhỉ??
    Na-LAS là chất tẩy rửa chính, còn kiềm thì làm gì có tác dụng tẩy rửa mà thay thế chủ yếu dù giá có rẻ cỡ nào đi nữa. Trong sản phẩm nó ở dạng muối trung hòa, nhưng trong sản xuất chẳng ai dùng nguyên liệu dạng trung hòa cả vì nó ở dạng paste đặc y như hồ, rất khó đong rót, vận chuyển. Dạng acid ở dạng dung dịch lỏng, chứa trong bồn chứa và bơm qua hệ thống ống vào bồn khuấy trộn dễ dàng. Phản ứng trung hòa với dung dịch NaOH hay Na2CO3 (soda) để tạo muối của đồng chí kia và sau đó tiếp tục phối trộn các thành phần khác. Cái đáng sợ là không nắm được, không chỉnh pH trung tính mà để sản phẩm kiềm quá. 1 kg LAS dạng acid chị chỉ dùng 170g soda bột là đủ trung hòa mà trong bài báo kia 3kg dùng đến 1kg soda, vị chi gần 50% còn lại dư ra. Kiềm đến thế mà không lột được da tay thì buồn quá.
    Vài cái xàm xí nói thêm cho dân B2:
    Kiềm tính và sự sạch sẽ: thật ra môi trường kiềm giữ các micel chất bẩn lơ lửng, nước dễ lôi đi hơn. Do cấu trúc bề mặt da tay, kiềm dễ lưu trên da, rửa nước lâu mới sạch nên mình cảm giác nhớt nhớt. Tay nhớt thì cầm cái gì cũng thấy nhớt, chứ bề mặt chén, ly đa phần láng, đủ chất rửa và nước cuốn đi thì bề mặt sẽ sạch. Do đó nếu trung tính hay có vài chiêu tác động, mới có được cái màn như quảng cáo là rửa xong, quẹt tay ngang cái dĩa nghe tiếng rít rít thể hiện sự sạch sẽ. Còn kiềm mạnh quá, tác động tế bào da tay => mất cân bằng tự nhiên => hư lớp da => da chết bong ra => lột da tay. Sản phẩm trùm luôn về tính kiềm là bột giặt. Công thức được phối chế sao cho khi pha trong nước giặt, hệ chất đệm giữ nó luôn ổn định pH kiềm 9-11 để cơ chế tẩy rửa và tẩy trắng là tốt nhất. Thế nên đừng bao giờ tin chuyện bột giặt không hại da tay.
    Chất lượng: vai trò chính là tẩy rửa nên thành phần chất tẩy rửa là quan trọng. Trong các ?ocông thức? trong bài báo thì chỉ khỏang 2-3%, sự thật đúng thế. Các sản phẩm nổi tiếng thị trường VN như Sunlight, Mỹ Hảo thì từ 12-15%, sử dụng chất như nhau.
    Chất làm đặc: dùng nhiều lọai lắm, HEC chỉ là dẫn xuất cellulose được dùng. Mấy lọai muối natri sunfat, amoni clorua, natri clorua (muối ăn) cho vào là cung cấp chất điện ly, tác dụng làm đặc dung dịch thế nào thì? xem lại trong Hóa lý, phần hóa keo. (Dân TP cũng nên để ý, vấn đề làm đặc cũng quan trọng vì một số sản phẩm thực phẩm cần, tất nhiên chất khác nhưng cơ chế tương tự.) Natri cacbonat dùng trung hòa dư ra cũng có tác dụng này nhưng nguy hiểm là nó tạo kiềm. Natri sunfat không phải bỏ ra không dùng vì ăn da như bài báo mà vì giá tiền hơi cao so với muối ăn, chứ bọn cao cấp tòan dùng cái này. Không có thì dung dịch lỏng, không đặc.
    Vitamin: công nhận là sản phẩm cao cấp có cho vitamin E như quảng cáo. Nhưng nên nhớ rằng Vit E dạng oil. Quá trình tẩy rửa chung là lấy sạch dầu, vết bẩn ra khỏi bề mặt (kể cả da tay), thế nhưng rửa tơi tả xong mà anh dầu Vit E này nhất quyết ở lại trên da để làm đẹp da thì mấy anh dầu kia nhiều gấp n lần ganh tỵ chết. Bài tóan lội ngược dòng để lưu lại bề mặt sau khi tẩy rửa cũng có, nhưng hệ chất phải được thiết kế cấu trúc với công nghệ cao mới có thể được. Mặt khác, Vit E trong mỹ phẩm bôi trét lên mặt lên để yên mà còn không chắc thấm bao nhiêu để cho tác dụng thế nào, huống gì trong nước rửa thành phần cho vào cực kỳ nhỏ, rồi pha lõang ra, rồi rửa cái vèo mấy lần nước,?. Mà da tay thì dày hơn da chỗ khác nhé. Theo chị tác dụng tâm lý và quảng cáo là chính.
    Lúc nào rảnh sẽ xàm xí tiếp.
  2. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    vote chị mèo 5* vì bài viết chất lượng
  3. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    tình cờ đọc trong một blog sáng nay, thấy hay nên để lên cho các bạn tham khảo
    _____________________________________
    Trí thức mơ màng
    Có người có bằng cử nhân, thạc sĩ, có người ?odắt lưng? cả chục bằng cấp, nhưng vẫn long đong trên đường tìm việc. Họ không biết mình đang có gì và cần gì?
    ?oSao vậy? Người ta phỏng vấn những gì và anh trả lời thế nào??, tiếng chuyên viên tư vấn ngạc nhiên hỏi người đi xin việc. ?oSau khi xem hồ sơ, ông ấy chẳng hỏi gì liên quan đến kiến thức chuyên môn mà chỉ muốn biết chuyện cá nhân. Tôi trả lời ông ấy nhưng không hiểu sao kết quả lại như vậy??.
    Đây là một mẩu đối thoại ở Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh Niên trên đường Pasteur, Q.3, TPHCM. Chuyên viên tư vấn cho biết, sau khi trò chuyện, cô phát hiện thân chủ đi phỏng vấn thất bại vì thiếu vốn sống nhưng lại thích dạy đời.
    Chỉ tưởng tượng chuyện cao siêu
    Chị Giảng Thị Bích Phương, một chuyên viên tư vấn tại trung tâm cho biết: ?oHiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động trí thức cao cấp ở các công ty ngàng càng tăng. Tuy nhiên, việc đáp ứng đòi hỏi này chưa tốt. Một phần nguyên nhân xuất phát từ người lao động?.
    Chẳng hạn, có nhiều người không quan tâm, chăm chút hồ sơ xin việc trong khi đây là bộ mặt đầu tiên của người tìm việc trước nhà tuyển dụng. Có những hồ sơ bị loại ngay từ đầu chỉ vì ghi sai chính tả hoặc tên công ty. Mặc áo thun chụp ảnh làm hồ sơ, giấy tờ xộc xệch vì không được ghim kẹp đàng hoàng? cũng là lý do khiến người lao động bị từ chối.
    Một ứng viên từng thất bại than thở: ?oTôi tưởng người ta chỉ chú trọng bằng cấp, kiến thức chứ không phải những thứ nhỏ nhặt đó?. Sự ?otưởng? này khiến anh ta phải chạy tới chạy lui xin việc dù có bằng thạc sĩ loại khá.
    Bên cạnh đó là sự thiếu kinh nghiệm làm việc, vốn sống thực tế. Trong kỳ thi tuyển đầu vào lớp văn bằng 2 tại trường KHXH&NV TPHCM, PV đã gặp thí sinh đặc biệt tên Minh Vũ.
    Muốn được thiên hạ o bế, nể nang
    Đặc biệt anh chàng này có trong tay 10 loại văn bằng, chứng chỉ. Đó là bằng tốt nghiệp ĐH Luật, ĐH Kinh tế, bằng C tiếng Anh, vi tính, chứng chỉ đã hoàn thành khóa học quảng cáo?
    Vũ thừa nhận, trong đó có nhiều lớp anh chỉ học để có bằng chứ ?ochẳng hiểu, chẳng biết gì?. Hỏi tại sao cứ học mãi không đi làm, Vũ cười toe: ?oĐang có đà, học luôn một lèo, sau này vác bằng đi xin việc cho thiên hạ nể?.
    Đa phần những trí thức này thuộc con nhà khá giả. Họ được bố mẹ, gia đình lo cho ăn học từ A đến Z, chẳng phải làm gì. Họ quen với chuyện ?ohọc, học nữa, học mãi? nên không chủ động va chạm thực tế nhằm học hỏi kinh nghiệm.
    Với những lý thuyết suông, sau nhiều lần xin việc thất bại, không ít người bắt đầu sợ đi làm, chỉ thích học tiếp. Nếu có làm, họ chọn những việc làng nhàng để tập thích nghi. Đa phần dễ bỏ việc vì không thể chịu đựng áp lực.
    Không tự đánh giá hoàn cảnh thực tế, xác định mục tiêu, cũng khiến nhiều người mất điểm khi đi xin việc. Một số ứng viên vượt qua kỳ phỏng vấn nhưng lại rớt trong quá trình thử việc.
    Thay vì chứng tỏ năng lực trong giai đoạn này, họ lại tỏ ra tự tin một cách thái quá. Có người còn cho rằng công việc, mức lương không tương xứng với bằng cấp. Đó là trường hợp của Mộng Dung, sinh năm 1979. Cô có bằng thạc sĩ kinh tế nhưng đến giờ vẫn chưa trụ nơi nào quá 1 năm.
    Nguyên nhân là trong quá trình làm việc, cô không hòa đồng với mọi người. Không chỉ thế, Dung còn tự cho mình là ?onguồn tài nguyên sáng giá?, luôn yêu cầu tăng lương, muốn hưởng chế độ ưu đãi hơn những người khác.
    Chọn lầm đường và chỉ biết than thở
    Đó là những tri thức mất tự tin trầm trọng vào kiến thức đã học. Một trong những nguyên nhân là họ không được định hướng đúng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Họ tiếp thu những kiến thức chuyên ngành không đúng với khả năng và sở thích. Đến khi nhận ra điều đó thì đã quá muộn.
    Theo một cuộc điều tra của ĐH Quốc gia TPHCM, trong quá trình học, có đến 34,5 % sinh viên dứt khoát muốn bỏ giữa chừng hoặc dao động.
    Các nhà nghiên cứu cho rằng một khi sinh viên mơ màng với con đường đang đi, sau này họ cũng mơ màng với nghề nghiệp của chính mình.
    Ngoài ra, có những người sau một thời gian cảm thấy chán nản với công việc hiện tại, muốn thử sức ở lĩnh vực khác. Sau đó họ thấy không hợp và tiếp tục nhảy việc.
    Típ trí thức này thường là những người đa tài nhưng không hữu dụng. Xét về kiến thức tổng quát, họ biết rất nhiều. Tuy nhiên, với bản tính hay thay đổi, không xác định được mình muốn gì, họ dễ thất bại.
    Cần tập cách nhìn thực tế hơn
    Có thể thấy, người trí thức với bằng cấp cao chưa hẳn đã hoàn thiện trong mắt nhà tuyển dụng. Ông Hoàng Công, phó ban tổ chức cán bộ, phụ trách mảng nhân sự của chi nhánh Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, cho biết: ?oBằng cấp chỉ là phương tiện để nhà tuyển dụng biết ứng viên có khả năng hoặc chuyên ngành nào. Tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp hiện nay chủ yếu dựa trên năng lực. Bằng cấp không quyết định lương cao hoặc vị trí tốt. Một người làm thật tốt nhiệm vụ được giao sẽ có cơ hội thăng tiến, tăng lương và tưởng thưởng?.
    Chính vì vậy, điều quan trọng là người lao động phải chứng tỏ được khả năng áp dụng kiến thức, kinh nghiệm đã lĩnh hội vào thực tế công việc. Đồng thời, họ phải có tinh thần cầu tiến, chịu khó học hỏi, chấp nhận thử thách cũng như có cái nhìn thực tế về bản thân. Chỉ có như vậy, trí thức mới không bị gắn vào các từ như ?ongười cõi trên?, ?otay mơ?.
    Dân trí
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Em kính chào các anh các chị:
    http://www8.ttvnol.com/forum/baochi/988340.ttvn
    Em lại đi đây

Chia sẻ trang này