1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điểm Tin Thời Sự Hà Tây

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi jachinh, 04/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Điểm Tin Thời Sự Hà Tây

    Topic cập nhật thông tin thời sự của tỉnh nhà Hà Tây từ VnExpress , tintucvietnam.com và các trang thông tin tin cậy khác.


    1.500 tỷ đồng để chỉnh trang, mở đường ở 2 bờ sông Nhuệ


    Nhiều hộ dân lấn chiếm hành lang sông Nhuệ.
    Một dự án lớn đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng để biến 30 km đoạn sông Nhuệ chảy qua Hà Nội - Hà Tây thành một dải sông đẹp, làm tâm điểm phát triển đô thị hai bên bờ. Dự án 1.500 tỷ đồng này nếu được Chính phủ phê duyệt, sẽ được triển khai từ nay đến năm 2010.

    Ông Nguyễn Văn Bản, Viện phó Viện Khoa học thủy lợi - chủ nhiệm dự án cho hay, công trình là một phần trong quy hoạch tổng thể thành phố dọc theo sông Nhuệ của Bộ Xây dựng. Hai bên sông sẽ là những khu nhà vườn, biệt thự, làng sinh thái, hồ điều hòa... Hai làn đường dọc theo bờ sông, rộng 10-14 m, sẽ tăng cường giao thông vành đai Hà Nội. Ngoài ra, con sông sau khi nạo vét sẽ đảm bảo tưới cho 53.000 ha cây trồng và tiêu thoát nước cho 107.000 ha xung quanh khu vực.

    Theo Cục Thủy lợi, sông Nhuệ bị bồi lắng nhiều nên chỉ hoạt động được 85% công suất tưới tiêu.
    Việc chỉnh trang được thực hiện ở đoạn sông qua Hà Nội và Hà Tây, với chiều dài hơn 30 km trên toàn bộ con sông 74 km. Trong giai đoạn 1 (năm 2004-2005), các công trình đầu mối như cống Liên Mạc (xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm) và kênh dẫn thượng lưu, hạ lưu sẽ được gia cố hiện đại. Giai đoạn 2 (2005-2010), sẽ gia cố và chỉnh trang khu vực hai bờ sông. Ước tính, 1.000 hộ dân sẽ phải di dời trong dự án này. Hầu hết họ đang sinh sống trong hành lang bảo vệ lòng sông.

    Chủ dự án cho biết, ngoài hình thức thi công bảo vệ bờ bằng bê tông khung thông thường, phần chân móng sông (từ đáy sông lên cao 4 m) sẽ dùng công nghệ thảm bê tông bao khuôn FS. Công nghệ này lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, có thể thi công dưới nước mà không cần làm khô chân móng, không phải đắp đê quây. Kết cấu có khả năng chịu lực tốt, không bị ăn mòn hóa chất, tuổi thọ 30-50 năm.

    Mối lo ngại của các chuyên gia lập dự án là tình trạng ô nhiễm nước sông Nhuệ. Do vậy, song song với việc triển khai dự án, cơ quan chức năng phải kiểm soát và xử lý nước thải ngay từ các cửa cống để giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông.

    Dự án "Gia cố kênh dẫn cống Liên Mạc và bờ sông Nhuệ" được thực hiện bằng vốn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây. Chính quyền Hà Nội dự kiến xin Chính phủ cho đấu giá đất để tạo vốn thực hiện dự án.






    Hà Tây khởi tố 19 bị can về tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc


    Công an huyện Quốc Oai vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự với 19 bị can về hai tội danh trên. Họ bị bắt giữ vào đêm 4/2 khi đang sát phạt nhau bằng hình thức xóc đĩa tại nhà Nguyễn Văn Lợi, xã Cộng Hoà, huyện Quốc Oai.

    Tang vật thu giữ tại chiếu bạc gồm: một đĩa, một bát sứ, 4 quân bài và hơn 10 triệu đồng tiền mặt. Ngoài những tang vật trên, Công an còn thu giữ của các con bạc 4 điện thoại di động và tạm giữ 12 chiếc xe máy các loại.

    Trong số các bị can, Dương Đình Khoa có hộ khẩu thường trú tại xã Tân Hoà (Quốc Oai) và Tống Quang Hải ở xã Tiên Phương, Chương Mỹ, còn lại đều ở xã Cộng Hòa.



    Chùa Tây Phương có nguy cơ sạt đổ


    Người dân đang xẻ núi làm nhà.
    Chân núi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nơi ngôi chùa toạ lạc, đang bị người dân "xẻ thịt", san đất làm nhà. Việc làm này khiến chân núi bị rỗng, và nguy cơ chùa đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

    Hiện có khoảng 18-20 hộ dân sinh sống ở đây. Từ cuối năm 2003 đến nay đã có bốn hộ xẻ núi để làm nhà trước đường lên chùa, các hộ khác cũng đang chuẩn bị khởi công. Hằng ngày những chiếc xe công nông chở đầy đất tạo nên một lớp dày gây ô nhiễm môi trường và phá huỷ cảnh quan thiên nhiên chùa Tây Phương.

    Một người dân - anh Nguyễn Văn Nhiên - nói: "Mong muốn hiện nay của chúng tôi là có được một mảnh đất bằng phẳng để làm nhà nhưng do không có tiền mua đất, chúng tôi buộc phải san bớt đất để làm một căn nhà tạm dưới đường. Chúng tôi đều biết việc này là không nên nhưng vì nhu cầu cuộc sống vẫn phải làm".

    Gia đình anh Nguyễn Văn Dương và chị Đỗ Thị Suốt đang xẻ núi san đất làm nhà cũng phản ánh: "Mấy năm trước Nhà nước cũng đã có chính sách giãn dân đối với các hộ sống xung quanh chân núi, nhưng chúng tôi không mua được đất. Nếu xã có các biện pháp hỗ trợ một cách thích hợp thì chúng tôi sẵn sàng di dời để trả lại sự an toàn và cảnh quan cho chùa".

    Sư cụ Đàm Thanh, trụ trì chùa Tây Phương, cho biết: "Chúng tôi chỉ còn biết mong chờ vào ý thức của người dân và sự can thiệp của các cấp chính quyền". Sư thày Đàm Thuỷ, một trong những vị trụ trì chùa, đồng thời là đại biểu HĐND huyện cũng đã gửi văn bản đề nghị các cấp chính quyền huyện, xã có biện pháp cụ thể để bảo vệ cảnh quan của chùa nhưng vẫn chưa thấy hồi âm.

    Theo ông Nguyễn Xuân Biên, chủ tịch xã Thạch Xá, thì: "Đối với những hộ dân vi phạm cảnh quan của chùa, chúng tôi đã lập biên bản nhưng việc đào đất, san đất trộm vẫn diễn ra. Sở Du lịch cũng đề nghị các hộ dân nơi đây kiềm chế không được làm biến dạng khu di tích nhưng cũng không mấy khả quan. Hiện nay chúng tôi cũng đã có công văn đề nghị lên huyện xin quỹ đất để cấp cho các hộ dân ở dưới chân núi và sẽ được phê duyệt trong thời gian tới".

    Khi được hỏi ý kiến về sự việc trên, ông Lã Văn Lục, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây cho biết, UBND tỉnh sẽ yêu cầu UBND huyện Thạch Thất xử lý thật nghiêm sự việc trên đảm bảo di tích được giữ gìn tuyệt đối, một mặt cũng tính toán để người dân ở quanh đấy có cuộc sống ổn định.

    (


    Viện phó VKSND huyện Chương Mỹ làm sai lệch vụ án

    Hôm qua, TAND tỉnh Hà Tây tuyên phạt cảnh cáo Nguyễn Minh An, nguyên phó viện trưởng VKSND Chương Mỹ, do ông này sửa một số tình tiết trong bản cáo trạng để giảm hình phạt cho người cháu của một quan chức trong huyện.

    Quá trình thẩm vấn tại toà làm rõ, Nguyễn Trung Hoàng (xã Quảng Bị, Chương Mỹ) dùng gậy đánh trọng thương Nguyễn Bá Vinh (xã Hợp Đồng). Ngày 3/9/1999, Công an huyện Chương Mỹ chuyển hồ sơ vụ án sang VKS, đề nghị truy tố Hoàng về tội cố ý gây thương tích. Chánh văn phòng huyện Trịnh Văn Hạnh (chú của Hoàng) đã đặt vấn đề nhờ ông An giảm tội cho Hoàng. An đã sửa giám định thương tích của Vinh trong kết luận điều tra từ 32% xuống 29%, sửa cáo trạng truy tố Hoàng từ khoản 2 xuống khoản 1 Điều 109 Bộ luật Hình sự 1985.

    Tại toà, An khai làm như vậy để toà vận dụng tình tiết giảm nhẹ cho đình chỉ vụ án và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với Hoàng. HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo An đã phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, nên tuyên phạt cảnh cáo theo khoản 1 điều 236 Bộ luật Hình sự 1985.



    <P><FONT color=royalblue>Về Quê với Mẹ ... </FONT></P>


    Được jachinh sửa chữa / chuyển vào 02:21 ngày 25/08/2004
  2. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Bánh chưng khổng lồ được ghi nhận kỷ lục Guiness

    Giấy chứng nhận Guiness thế giới và chiếc bánh chưng tượng trưng.
    Chiếc bánh được thực hiện bởi làng nghề truyền thống Ước Lễ, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây để chào mừng Tết Nguyên đán Nhâm Ngọ (2002), vừa được ghi tên vào quyển sách kỷ lục Guiness là chiếc bánh chưng lớn nhất thế giới.
    Ngoài ra chiếc bánh cũng nhận được giấy chứng nhận của Tổ chức Ripley?Ts ?oBelieve It or Not?, trụ sở đóng tại Thái Lan (được điều hành bởi cùng một công ty như Tổ chức Guiness).
    Chiếc bánh chưng này có chiều dài mỗi cạnh 1,5 m, dày 0,6 m, nặng 1,4 tấn, đã được 50 người thợ thủ công lành nghề thực hiện.
    Cây chả giò cao 4 m - biểu tượng ẩm thực SEA Games 22

    Cây chả gần được hoàn tất.
    Sáng nay, anh Nguyễn Đức Bình cùng các nghệ nhân làng Ước Lễ, Hà Tây đã hoàn tất cây chả giò cao 4 m, đường kính 40 cm từ 200 kg thịt và nhiều phụ gia. Cây chả giò này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay.
    Anh Bình cho biết, mục đích của nhóm nghệ nhân là cổ động vệ sinh an toàn thực phẩm nhân dịp SEA Games 22. Họ hy vọng cây chả sẽ được ghi vào kỷ lục Guiness, dù hiện vẫn chưa biết thủ tục đăng ký thế nào.
    Ngày mai (17/9), cây chả giò khổng lồ sẽ được trưng bày tại triển lãm Giảng Võ. Trước đó, các nghệ nhân đã làm lễ cúng Thành Hoàng làng Ước Lễ.

    Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Khánh động viên các nghệ nhân làm chả. Thịt làm chả được lựa chọn kỹ lưỡng. Xay thịt bằng máy.

    Đắp lớp chả dày 2 cm lên khuôn nhôm. Nhóm than quay chả. Than cháy, cây chả quay đều và chín dần.


    Hà Tây: Tái xuất hiện tình trạng dân ''rào'' doanh nghiệp
    Sáng 17/3, nhiều người dân (chủ yếu là phụ nữ cao tuổi) đã dựng lều lán trước cổng doanh nghiệp sữa đậu nành Vạn Xuân (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ), nhằm ngăn không cho công nhân vào làm việc. Họ đồng thời "trông coi" luôn 7 doanh nghiệp khác liền kề.
    Hành động này đã đẩy các doanh nghiệp vào thế "nội bất xuất, ngoại bất nhập", hoàn toàn không thể hoạt động được.
    Trước đó, từ ngày 22/2 đến trung tuần tháng 3, hiện tượng trên cũng xảy ra tại 4 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn xã Biên Giang (Thanh Oai). Nguyên do là một số hộ dân khu vực này cách đây 3 năm đã cho các doanh nghiệp thuê đất nông nghiệp với thời hạn 13 năm (2000-2013) với mức giá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/sào/năm.
    Các hộ cho thuê đất đã nhận tiền và mọi việc đều êm đẹp nếu như không có chuyện cuối năm 2003 khu vực này rộ lên thông tin là diện tích đất trên sẽ bị thu hồi vĩnh viễn, rằng Nhà nước sẽ giao đất hẳn cho các doanh nghiệp chứ không phải cho thuê có thời hạn như đã thoả thuận... Vì vậy, người dân một mặt yêu cầu xã, huyện và tỉnh phải giải quyết dứt điểm, nếu là thu hồi đất phải đền bù theo đúng pháp luật, mặt khác thay nhau túc trực trong các lều lán "bao vây, cấm vận" doanh nghiệp 24/24 giờ.

    Mở rộng thị xã Hà Đông
    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107 về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hà Đông (tỉnh Hà Tây), thành lập 2 phường mới Vạn Phúc và Hà Cầu.
    Theo đó, xã Yên Nghĩa - huyện Hoài Đức; xã Phú Lương, Phú Lãm - huyện Thanh Oai sẽ chuyển về thị xã Hà Đông, Hà Tây quản lý. Phường Vạn Phúc được thành lập với 143,12 ha diện tích tự nhiên, phường Hà Cầu có diện tích 154,17 ha.
    Như vậy, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Hà Đông có diện tích tự nhiên là 3.327,55 ha, dân số 129.479 nhân khẩu. Thị xã có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường Phúc La, Quang Trung, Yết Kiêu, Văn Mỗ, Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Vạn Phúc và các xã Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm và Kiến Hưng.
    Thầy giáo già dưới chân núi Tản

    Ông giáo Huyền với những học trò nhỏ.
    Đã 30 năm nay, ngôi nhà của ông Bùi Văn Huyền (thôn Thái Bình, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Tây) trở thành một ngôi trường hết sức đặc biệt. Kể từ năm 1999, Đồng Thái đã không còn trẻ thất học, nhờ ông giáo làng 85 tuổi này.
    Năm 10 tuổi, ông mồ côi mẹ. Bà nội ông rất nghèo nhưng cũng cố gắng lo cho ông đi học trường Tây. Khi lớn lên, ông sợ cưới vợ nên trốn làng ra đi; đến nơi nào cũng hỏi nhà lý trưởng để xin dạy học kiếm miếng ăn.
    Rồi ông gặp được Song An Hoàng Ngọc Phách, tham gia Hội truyền bá quốc ngữ, và theo cách mạng. Tháng 7/1945, ông bị Nhật bắt đem đi chém ở chợ Đồn Phao, Phả Lại. Trên đường ra pháp trường, ông tìm cách trốn thoát được. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông làm tuyên huấn ở Thái Nguyên, rồi dạy học ở Tân Cương. Năm 1973, nghỉ hưu ông về dưới chân núi Tản dựng nhà và dạy học.
    Lớp học mở ngay trong nhà. Ông đóng chiếc bảng lên tường, làm bàn bằng gỗ bìa bắp tận dụng, làm ghế học sinh bằng những chiếc đòn kê. Học trò mù chữ được ông dạy chữ và toán vỡ lòng. Học khoảng ba năm, đọc thông viết thạo, ông cho ?otốt nghiệp? ra trường.
    Năm nay, ông mở hai lớp, lớp 2 và lớp 5. Với cách dạy của ông, chương trình lớp 5 không có gì là khó hiểu với những đứa học trò nông dân chân đất. Trẻ con ngày nay đi học đều viết bút máy. Riêng ông vẫn tập cho học trò viết ngòi lá tre chấm mực để luyện được chữ. Và ông cũng cập nhật tất cả những đổi thay trong chương trình tiểu học.
    30 năm qua cả nghìn học trò của bốn thôn trong xã đã qua lớp học kỳ lạ này. Giáo viên cấp I, cấp II cũng giao con cho ông. Ông Tính, hiệu phó trường cấp II, giao ba em; thầy giáo Hồ trường cấp I giao một đứa; ông Hiền ở thôn Đồng Bảng kề bên, trước gửi con học, nay lại gửi cháu đến học. Những đứa học trò mù chữ của ông ngày xưa nay lại gửi con cái đến cho ông.
    Tất cả không đóng một đồng học phí. Bố mẹ nào hảo tâm thì mang đến cân đường, gói bánh. Còn mấy chục năm nay ông vẫn thường viết báo để lấy nhuận bút biến thành bàn ghế, sách bút. Vài năm nay, tay run, chân yếu, ông không đi viết xa được. Ngoài khoản lương hưu hơn 400.000 đồng, không còn thu nhập nào khác, nhưng ông vẫn lo đủ phấn, mực cho mỗi ngày lên lớp.
    Ngôi nhà tre khiêm tốn của ông dán đầy những vần thơ trào lộng. Ở chỗ cao nhất của bàn thờ là bốn chữ Nho ông tự viết: ?oCần, kiệm, liêm, chính?. Bên dưới là những khẩu hiệu thật ngang tàng: ?oĐừng chết trước khi chết, chớ nghèo lúc đang nghèo?. Không con cái, vợ chồng ông ngày ngày vui thú với lũ trẻ con, như người chèo đò không công dưới chân núi Tản.




    Lụa Vạn Phúc đắt hàng

    Ngày càng có nhiều người chọn sản phẩm làm từ lụa. Ảnh Anh Tuấn
    Ông Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc (thị xã Hà Đông, Hà Tây) cho VnExpress biết, do hè năm nay nhu cầu dùng các sản phẩm về lụa tăng mạnh, nên vào những ngày cuối tuần trung bình xã đón khoảng 1.000 khách đến mua hàng, đông chưa từng có.
    Ông Chỉnh nói: "Theo ước tính, doanh thu thương mại - dịch vụ tính riêng từ lụa của xã Vạn Phúc 6 tháng đầu năm đạt khoảng 22 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước. Nhờ vậy, có thêm 500 lao động được giải quyết việc làm".
    Hiện Vạn Phúc chủ yếu chỉ có lụa dệt từ tơ tằm và giá cả phụ thuộc vào tỷ lệ này trong lụa, dao động từ 13.000 đến 80.000 đồng/m2, hàng cao cấp chỉ khoảng 150.000 đồng/m2. Trong khi đó, tại những phố được mệnh danh "con đường tơ lụa" của đất Hà thành, những sản phẩm cùng loại như vậy được bán với giá từ 40.000 đồng đến 400.000 đồng/m2.
    Chị Nguyễn Bích Thủy, một khách mua lụa đến từ Hà Nội tâm sự: "Lụa Vạn Phúc có rất nhiều loại với màu sắc, chất liệu đa dạng. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là giá ở đây rẻ hơn cùng loại bán tại phố Hàng Trống, Hàng Gai... nên chị em từ thủ đô thường rủ nhau về đây mua hàng. Hơn nữa, thái độ phục vụ rất dễ chịu".
    Theo lãnh đạo xã Vạn Phúc, ngoài giá cả, kênh thông tin tuyên truyền cũng đóng vai trò quan trọng để có thể thu hút khách. Từ năm 2001 đến nay, xã đã tham gia 12 kỳ hội chợ cả trong và ngoài nước, qua đó phát được hàng trăm nghìn tờ rơi, tờ gấp đến tận tay người tiêu dùng. "Để đảm bảo chất lượng sản phẩm bán ra, những nhà buôn khi mua hàng tại đây đều phải xin giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất tại Vạn Phúc" - ông Chỉnh cho biết.
    Làng nghề Vạn Phúc cũng đang ngày càng nhận được sự hỗ trợ đầu tư nhiều hơn từ các ban ngành mà cụ thể là việc mới đây Tổng cục Du lịch đã quyết định đầu tư cho xã 1 tỷ đồng để xây dựng thêm 3 tuyến phố. Bên cạnh đó, Sở du lịch tỉnh Hà Tây và nhiều công ty du lịch trong, ngoài nước đã tổ chức thêm các tour tham quan làng lụa, vừa xem dệt vừa mua hàng... Theo lời ông Đỗ Minh Tâm, Bí thư xã Vạn Phúc, những hỗ trợ này đã và đang tạo ra những hiệu quả thiết thực tới đời sống bà con làng lụa.
    Vạn Phúc hiện có khoảng 60 cửa hàng buôn bán chính những sản phẩm "cây nhà lá vườn". Đến "phố lụa", nhất là vào buổi tối, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những gian hàng được trang trí rất sang trọng, có đèn màu, điều hoà nhiệt độ, lại được phục vụ bởi những cô gái duyên dáng. Các mác lụa do người dân nơi đây sáng tạo ra như Van Phuc silk, Mao silk, Thu Ha silk... đang dần dần trở nên nổi tiếng.
    Hiện nay, thu nhập của người dân cũng ngày một tăng với mức bình quân trên dưới 1 triệu đồng/người/tháng. "Đối với một làng nghề truyền thống thì mức thu nhập này có thể là cao", ông Chỉnh hồ hởi nói.



    Người Hà Nội đổ về Hà Tây đăng ký xe máy



    Trong lúc tình hình tiêu thụ xe máy cả nước có chiều hướng chững lại thì tại Hà Tây, số xe máy đăng ký mới tăng vọt. Trong 10 tháng của năm 2003, Công an tỉnh Hà Tây đã đăng ký mới cho hơn 93 nghìn xe máy, nâng tổng số xe máy của toàn tỉnh lên hơn 240 nghìn xe.
    Như vậy, tính đến tháng 10.2003, số xe máy của Hà Tây đã tăng 63% so với thời điểm cuối năm 2002. Đây được xem là mức tăng kỷ lục từ trước đến nay.

    Theo đánh giá của một số chuyên gia, hiện tượng tăng vọt số xe máy đăng ký mới tại Hà Tây có nguyên nhân từ việc nhiều người Hà Nội về Hà Tây nhờ đăng ký hộ.



    Cáp treo chùa Hương đã dừng việc khởi công


    Cảnh quan chùa Hương liệu có bị ảnh hưởng bởi cáp treo?
    Dự án cáp treo chùa Hương được khởi động từ năm 1998, trong 3-5 năm qua, sau khi giải quyết hàng loạt những khúc mắc với người dân địa phương, dự án cũng được Giáo hội Phật giáo và Bộ VH - TT đồng ý. Thế nhưng mới đây, Bộ VH - TT đã yêu cầu dừng ngay việc này. Vậy nguyên nhân là do đâu?
    Ngay sau khi nhất trí về chủ trương, Bộ VH - TT đã yêu cầu sở VH - TT Hà Tây xây dựng Đề cương quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy khu di tích Hương Sơn trong đó có hạm mục cáp treo.
    Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, Sở VH - TT Hà Tây vẫn không triển khai thì UBND Hà Tây lại quyết định cho phép công ty cổ phần cáp treo và dịch vụ chùa Hương - HUPACO khởi công dự án vào ngày 3.7.2003.
    Với quyết định này, cáp treo được xây dựng với chiều dài 1.219,6m, sử dụng loại hình cabin OMEGA III, kiểu kín 6 chỗ ngồi, với công suất vận chuyển 1.000 - 1.500/giờ. Tổng mức đầu tư dự kiến 48,9 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là 9 tháng kể từ ngày khởi công.
    Ngay sau khi biết quyết định này, Bộ VH - TT đã yêu cầu dừng ngay việc này, không chỉ vấn đề thủ tục mà còn vì thiết kết của nó có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan của chùa Hương.
    Ngày 17.7.2003, Bộ VH - TT đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan và đại diện Sở VH - TT Hà Tây. Tại cuộc họp, ông Bùi Văn Sướng - Chủ tịch Hội đồng quản trị HUPACO cho biết họ đã điều chỉnh khoảng cách nhà ga 1 cách chùa Thiên Trù 180m (phía sau), ga giữa cao hơn chùa Giải Oan 27m, ga cuối cách động Hương Tích 230m. Diện tích sử dụng đất là 6.700 mét vuông.
    Trước vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xây dựng nhà ga to (3 nghìn mét vuông) sẽ gây phản cảm khi nhìn vào tổng thể di tích và nhất thiết phải có biện pháp xử lý tiếng ồn. Vì vậy, cần phải điều chỉnh thiết kế ga Thiên Trù.
    Thứ trưởng Bộ VH - TT Trọng Toán cũng yêu cầu: "Chủ dự án cần điều chỉnh từng hạng mục sao cho hợp lý trên mọi phương diện và cần thiết phải có trao đổi công khai trên báo chí".

    Về Quê với Mẹ ...
  3. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Nhà Bác nào hay có Báo Hà tây thỉnh thoảng lướt qua chút rồi Post vài tin lẻ của tỉnh nhà đọc đỡ sầu !
    Về Quê với Mẹ ...
  4. emlaluan156nct

    emlaluan156nct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    bác jachinh cũng cập nhật tin tức gớm nhẩy em xa nhà ông già có báo cũng có đọc được đấch đâu đến là chán như 1 con gián
    Một Ngày Hà Tây-Mãi Mãi Hà Tây-Yêu vợ Nhất Nhà
  5. Toannt

    Toannt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    1.657
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc cái Topic này thấy cũng rất hay và thú vị. Thực ra mình là người Hà Tây thật đấy nhưng không phải cái gì ở Hà Tây mình cũng biết và việc có một Topic như thế này cũng là một việc làm xác đáng.
    Mong rằng các bạn có những bài hay, bổ ích gửi lên đây để tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ, học hỏi và tự hào về điều đó.
    _____________________________
    Tiền tài che mắt gái.
    Sương gió phủ đời trai.
     
  6. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng các bác lướt qua Bào Hà Tây chút hoặc có thông tin gì của tỉnh Nhà các bác Post lên cho nó cập nhật ..
    Về Quê với Mẹ ...
  7. I_love_internet

    I_love_internet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    2.308
    Đã được thích:
    0
    1.500 tỷ đồng để chỉnh trang, mở đường ở 2 bờ sông Nhuệ
    Nhiều hộ dân lấn chiếm hành lang sông Nhuệ.
    Một dự án lớn đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng để biến 30 km đoạn sông Nhuệ chảy qua Hà Nội - Hà Tây thành một dải sông đẹp, làm tâm điểm phát triển đô thị hai bên bờ. Dự án 1.500 tỷ đồng này nếu được Chính phủ phê duyệt, sẽ được triển khai từ nay đến năm 2010.

    --------------------------
    Hay quá, thông tin này thật là vui.
    Bây giờ có ai đến bên dòng sông Nhuệ không? nó ô nhiễm quá rồi. Còn đâu cái cảnh trẻ em trốn nhà đi tắm sông cùng lũ bạn?
    Dòng sông quê hương với bao nhiêu kỷ niệm đẹp, bi giờ ô nhiễm nặng quá rồi.
    Lạy giời cho dự án 30 km này được thực hiện
    122216212277702
  8. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0


    Sống nhờ người chết
    Tám, tổ trưởng tự phong của tổ tu sửa mộ ở bãi tha ma Yên Kỳ (Hà Tây) vừa uống rượu, vừa chửi thằng bé tóc vàng hoe: "Mày mà không xin được hai chục thì đừng trách tao. Ăn đ... gì mà ngu thế, bám chặt nó vào. Nó đi ôtô chứ có phải xe đạp đâu mà lấy có 10.000 đồng".
    Thằng bé lóc cóc đạp xe đi nhưng vẫn không quên bật lại sếp vài câu. Nó phải nghĩ cách đòi thêm tiền công cho 5 phút lau mộ.

    Tám (bên phải) đang ngồi nhậu đợi đệ tử mang tiền về.
    Tám là tay được coi là đầu gấu nhất cái bãi tha ma thuộc thôn Yên Kỳ, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây này. Với cái dáng to khỏe, da đỏ tía như gà chọi, cộng thêm mấy cái hình xăm rồng phượng, chẳng ông khách nào đến viếng mộ dám kì kèo một hai đồng với hắn. "Anh yên tâm, ở cái đất Yên Kỳ này anh hỏi cái mộ nào em biết hết cái đó. Cần thì cứ nói em 1 tiếng, em thầu hết". Vừa nói chuyện, hắn vừa đệm vài câu chửi thề để át vía. Ai không quen biết ở cái đất này thì chỉ biết trông cậy vào hắn cho xong chuyện.
    Mặc kệ hắn với rượu, phóng viên VnExpress tìm đến Ngân, một tay thầu mộ nổi tiếng nói nhiều. Hắn vừa bán chiếc Dream "tàu" để tậu chiếc Jupiter Trung Quốc cho hợp mốt. Từ cuối năm ngoái tới giờ, đã 3 con xe qua tay hắn dù mỗi lần đổi phải mất thêm vài triệu. "Nhờ linh các cụ, em làm ăn cũng khá. Ấy thế nên em phải làm ăn tử tế, khấn lễ đàng hoàng chứ vớ vẩn là các cụ vật chết". Chẳng đợi ai hỏi, Ngân kể luôn một tràng về những kẻ dám "báng bổ thần linh" đã bị chết bất đắc kỳ tử.
    Chuyện người dân Yên Kỳ bỏ ruộng đi làm mộ đã không còn là chuyện lạ. Nhà nào cũng có 1-2 người làm nghề cải táng mộ phần. Kẻ thì chỉ cần cái giẻ, xô nước, ai thuê thì lau qua mấy viên đá ốp, tưới tý nước cho cái cây sắp chết khô. Người thì làm cái cuốc, xẻng, xô vôi, đi vén đất, quét vôi kiếm sống. Vậy mà trung bình một lần như vậy cũng được 20-30 nghìn. Bữa nào đông khách thì... khá. Nói như bà Trang, người gốc Thanh Hóa, bán nước ở đầu nghĩa địa thì làm cho người chết giàu hơn làm cho người sống 3-4 lần. "Một ngày làm cỏ xuân được 25.000 đồng thì thấm gì so với đi làm mộ này". "Thế sao bà không làm?". "Hề hề, buôn bán lặt vặt thế này nhàn hơn. Thiếu tiền thì bảo con cái nó cho", bà Trang cười nói.

    Xây sẵn mộ đợi người mua.
    Ngân cũng phải thừa nhận điều này: "Chỉ đào sẵn một cái hố đã được 10 nghìn đồng. Mấy bác nông dân khoẻ nên một ngày nhẹ nhàng cũng được 5-6 cái. Nghề nông làm gì cho ra bấy nhiêu tiền?". Ngân chỉ ra mấy cái mộ đã được xây gạch sẵn rồi bảo: "Khu A này 5 triệu đấy anh. Chỗ quen biết, nếu anh cần thì cứ nói em, 4 triệu rưỡi". Hoá ra quen với dân chăm mộ như Ngân cũng có lợi. Nhưng sau một hồi tâm sự, hắn lại chỉ cho tôi khu đất ở tít phía rìa đồi: "Em nói thật, khu D đấy mới là ngon, giá chỉ có 3 triệu. Hồi trước người Trung Quốc chọn mãi mới ra. Mà họ đã nhìn thì chỉ có đúng... long mạch". Đấy là Ngân đang nói đến khu mộ táng của gần 20 văn công Trung Quốc sang Việt Nam biểu diễn bị chết đuối ở hồ Tây (Hà Nội).
    Theo Ngân, kinh doanh đất âm chẳng mấy chốc mà giàu. Tiền bán một phần đất chia đi chia lại với nghĩa trang cũng còn được một nửa. Ai cần xây sửa mộ thì cũng kiếm được đôi ba triệu. Còn hằng ngày cứ chịu khó nhận chăm sóc vài ngôi mộ là cũng đủ tiền ăn hai ba ngày. "Tất nhiên là cũng tuỳ theo mùa. Như dịp thanh minh đầu năm thì người đông như trẩy hội. Làm không hết việc, có khi phải bỏ cả một số mối nhỏ. Còn bình thường chỉ trông vào dịp cuối tuần", Ngân cho biết.
    Khu nghĩa trang Yên Kỳ hiện nay có gần 110.000 mộ chí các loại. Đất thì chật mà người chết thì đông nên các ngôi mộ nằm sát sạt nhau. Mộ nào mà không nằm mặt tiền thì con cháu coi như khổ, muốn thắp nén hương cũng khó vái lạy được vì dễ đụng phải mộ khác. Những ngày cuối tuần thì tình trạng tắc nghẽn xảy ra thường xuyên bởi lối đi cực kỳ nhỏ, một đứa trẻ muốn vào cũng phải nghiêng người lách qua các ngôi mộ.

    Những nấm mồ nằm san sát nhau trải dài trong 1km vuông.
    Nhận thấy tiềm năng kinh doanh, mới đây một doanh nhân đã cho bạt một khu đồi để xây dựng Công viên vĩnh hằng. Với cái tên này nhiều khả năng sẽ thu hút được người dân đến cải táng cho người thân đã mất. Nhưng đúng với ý nghĩa kinh doanh của nó, giá một khu mộ đàng hoàng, đầy đủ ở đây đã có giá gần 10 triệu. Đó là còn chưa kể đến phí chăm sóc mộ phần hàng tháng là 30.000 đồng.
    Những tưởng Công viên vĩnh hằng ra đời thì người dân Yên Kỳ lo nhưng thực tế lại ngược lại. Như Ngân thì chỉ cười khểnh: "Đến mớ đời thì cái công viên đó mới hạ được đất Yên Kỳ này. Riêng khu này vẫn còn đủ đất cho hai chục năm nữa. Đó là chưa kể đến mấy khu đồi bên kia. Nói chung là nghề này vẫn còn được sống dài dài".

    Về Quê thôi  ... Mệt lắm rồi .....
  9. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0



    Hà Tây: Chuyện về em gái 15 tuổi nhiều lần bị ?obố? hiếp dâm



    Sinh năm 1989, giờ mới 15 tuổi, nhưng từ gần 2 năm nay, em H. đã nhiều lần bị một người đàn ông nhận là ''''bố'''' của mình cưỡng hiếp.
    H là con ngoài giá thú của một người mẹ ở thôn Phượng Nghĩa, xã Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Tây. Năm H. 12 tuổi thì mẹ chết, em ở cùng với các cô cậu. Nhưng cũng từ sau khi mẹ em chết, vợ chồng ông Lê Văn Ổn bỗng dưng nằng nặc đến xin H về nuôi. Thậm chí ông Ổn còn nhận rằng đấy chính là đứa con rơi của ông với mẹ H.

    Một năm sau đó, bé H được đưa về ở cùng nhà với vợ chồng ông Ổn mặc dù không ai chứng minh được rằng cháu có phải là con của ông này hay không.

    Gần đây, gia đình H. đã gửi đơn kêu cứu đến nhiều cơ quan báo chí ở Hà Nội: ''''Tối 8/2/2004, cháu H. bỏ nhà ông Ổn về nhà chúng tôi. Thấy cháu khóc, gặng hỏi thì cháu kể lại là bố cháu, ông Lê Văn Ổn đã hãm hiếp cháu nhiều lần. Lần đầu tiên cháu nhớ nhất là khi mới về ở bên đó 2 tháng, buổi tối vừa ăn cơm xong, bố cháu rủ cháu ra ngõ chơi. Đến bờ ao, bố cháu bảo hai bố con mình ngồi đây nói chuyện. Nói được vài câu thì bố cháu quật hai tay cháu ra đằng sau và đè ngửa cháu ra. Cháu hỏi bố làm gì vậy thì bố cháu bịt tay vào mồm cháu và nói: im không tao giết chết, rồi hiếp cháu... Chính vì những lời đe dọa đó mà cháu sợ nên sự việc cứ thế tiếp diễn, bố cháu đã hiếp cháu hơn một chục lần cho đến ngày cháu bỏ trốn về nhà chúng tôi, sau khi định uống thuốc sâu tự tử nhưng lại uống nhầm phải thuốc diệt kiến của nhà ông Ổn nên không chết...''''.

    Đến lúc này, H. dường như đã mất hết xúc cảm, kể lại như một cái máy: ?oVâng ạ! Lúc thì ở ngoài ngõ, lúc thì ở trên giường ạ!'''' - ''''Thế có ai biết không?'''' - ''''Không ạ!'''' - ''''Sau này khi mẹ Mai biết rồi, thái độ mẹ Mai thế nào?'''' - ''''Mẹ Mai bảo là: Anh khốn nạn lắm!''''...

    Trong khi đó, ông Lê Văn Ổn thì vẫn điệp khúc: ''''Tôi không hề xin cháu về nuôi. Tôi cũng chẳng phải là bố đẻ của cháu. Tôi không làm gì cháu cả...''''.

    Gia đình cháu H đã đưa cháu đi khám nghiệm tại Viện Khoa học hình sự và còn giữ một bức thư tay của ông Ổn trong đó có đoạn ''''Bố không biết tại sao con lại nói những chuyện mà không thể nói được mà trước đây con từng nói với bố là con sẽ không bao giờ nói ra. Vậy là con đã phụ bạc bố rồi, con cố tình cắt đứt tình cảm bố con một cách mù quáng nhưng bố vẫn suốt đời thương yêu con như một đứa con gái yêu của bố?.

    Nhưng ông Ổn cũng chối rằng đó là bị người nhà bé H. nhốt vào buồng dọa đánh ép phải viết vào ngày 9.2 (chứ không phải do Ổn viết rồi nhờ người đưa cho bé H.).

    Hiện nay Công an tỉnh Hà Tây đã hoàn tất hồ sơ, chính thức ra quyết định khởi tố vụ án. khởi tố bị can đối với Ổn.


    Về Quê thôi  ... Mệt lắm rồi .....
  10. _godfather_

    _godfather_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    2.235
    Đã được thích:
    0
    Công nhạn an jaching rất quan tâm tới thời sự,nhưng chơ lên báo thì quá lâu rôi
    Bác có biết vụ xe tải mất phanh ở bưu điện hà tây chưa_Hai người chết tại chỗ,mười xe máy nát bét[thông tin chính xác]
    Mọi chuyện rồi cũng qua đi!!

Chia sẻ trang này