1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điểm Tin Thời Sự Hà Tây

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi jachinh, 04/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0



    Thuốc đắng nào trị nạn dân "vây" doanh nghiệp?!


    Cổng nhà máy của Cty Đức Thịnh vẫn bị vây hãm (chụp 12h00 ngày 9/4)
    Trò chuyện với báo chí, bà Nguyễn Ngọc Phúc - Giám đốc Cty TNHH Ngọc Phúc (Chương Mỹ - Hà Tây) bật khóc: "Sự nghiệp kinh doanh của chúng tôi có nguy cơ tan tành rồi...". Đã nhiều ngày Cty của bà Phúc và hàng chục doanh nghiệp (DN) khác bị nhiều người dân địa phương bao vây, rào cổng, cắt đứt mọi liên lạc và hoạt động.
    Cả dân và doanh nghiệp đều bị lừa?
    Tại huyện Chương Mỹ chúng tôi chứng kiến cảnh tượng khá hy hữu: Hàng chục người dân ngồi bịt kín các lối cổng vào những nhà máy trong khu vực, gây nên một cảnh rất lộn xộn. Được biết, cả huyện này có 34 DN đều bị "vây" như vậy. Các đối tượng quá khích đã đào hào, dùng bao tải cát, gạch, gỗ bịt cổng nhà máy, dựng lều lán ăn nằm tại chỗ, đánh trống ầm ĩ cả vùng...
    Bà Phúc kể: "Từ giữa tháng 3, người dân xông vào nhà máy đòi đóng cửa, đuổi công nhân, canh giữ 24/24 giờ. Mọi hoạt động kinh doanh hoàn toàn đình trệ. Bản thân giám đốc muốn đi qua lại phải thưa gửi với họ và phải... trèo rào mới vào được...".
    Khi chúng tôi đến phỏng vấn, người dân tỏ ra bất hợp tác. Thậm chí còn hăm doạ khi chúng tôi chụp ảnh. Ông Trần Thanh Chước - quyền Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ - cho biết: Vấn đề nảy sinh là do người dân không đồng ý với mức đền bù trước đây theo khung giá bồi thường của UBND tỉnh Hà Tây. Trên cơ sở kiến nghị của dân, UBND huyện đã có quyết định (số 279 ngày 25.3.2004) hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng đối với chủ sử dụng đất, theo đó các DN thuê đất phải trả cho dân 25,6 triệu đồng/ sào (360m2). Sự việc bùng lên từ đây, người dân dựa vào văn bản này ép DN phải trả thêm tiền thu đất.
    Tại buổi họp (tối 6.4) giữa Huyện uỷ, UBND huyện Chương Mỹ và các DN đang bị "vây", ông Trần Lợi, Bí thư Huyện ủy phát biểu: "Một trong các lý do để huyện ra quyết định nâng thêm tiền đền bù đất, là do giá đất trên thị trường biến động"(?).
    Ông Nguyễn Văn Toán - Phó Giám đốc Cty TNHH Văn Đạo - cho biết: "Khi đầu tư vào đây chúng tôi đã ký hợp đồng với chính quyền xã và huyện Chương Mỹ, đã trả tất cả các khoản đền bù theo yêu cầu, đã có hợp đồng thuê đất đàng hoàng, đúng luật. Không có lý gì, huyện Chương Mỹ lại vượt quyền tỉnh tự ý "đẻ" ra khung giá khác...".
    Chịu thiệt, vẫn không xong
    Ông Đoàn Quốc Thái - Giám đốc Cty TNHH Rồng Vàng VN cho biết: Để được yên ổn làm ăn, DN chấp nhận trả mức đền bù cao nhất (25,6 triệu đồng/sào). Nhưng để tránh thiệt thòi do sự "tiền hậu bất nhất" của huyện, đề nghị chính quyền miễn giảm tiền thuê đất cho họ 5 - 7 năm... Tất nhiên, trước hết chính quyền phải giải toả được đám đông người dân đang "vây" DN, để họ có thể trở lại kinh doanh.
    Theo ông Chước, UBND huyện cơ bản đồng tình với hướng giải quyết của các DN. Nhưng về việc có giải toả được người dân, ông Chước bảo: "Phải giải quyết quyền lợi cho dân trước mới giải tán họ được, nhức đầu lắm rồi"...
    Được biết, chiều ngày 7.4, Cty TNHH Rồng Vàng VN đã chấp nhận nộp tiền để thoát khỏi sự bao vây. Dưới áp lực của chính quyền địa phương, thêm 5 DN nữa ở xã Phụng Châu được giải toả.
    Chiều 8.4, ông Nguyễn Doãn Thuận - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Tây - khẳng định, đến ngày 8.4 địa phương giải toả xong việc dân "vây" DN. Nhưng sáng 9.4 chúng tôi vẫn chứng kiến hàng loạt DN ở xã này đang bị vây.
    Đại diện các DN Đức Thịnh, Trường Hạnh... cho biết: "Chúng tôi chấp nhận mang tiền vào nộp, nhưng chính quyền không cử người nhận tiền một cách đúng thủ tục, còn dân thì không chấp nhận mức tiền cũ mà đưa ra yêu sách... đòi đất (!)
    Đành rằng phải đặt quyền lợi người dân lên hàng đầu, nhưng cách giải quyết của UBND huyện Chương Mỹ là khó chấp nhận. Họ đã tạo ra những quy định bất nhất, hoặc hướng dẫn không chi tiết, khiến người dân không hiểu đâu là đúng, là sai dẫn đến hành động quá khích kể trên. Hơn nữa, chính quyền huyện đã không cương quyết khi sự việc còn là mầm mống, để lúc dân đánh trống bao vây DN, gây rối loạn trật tự trị an, làm đình đốn sản xuất của các DN thì sự việc đã trở nên trầm trọng...
    Theo Lao động

    Về Quê thôi  ... Mệt lắm rồi .....
  2. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Tại sao chú không Post lên. Còn hỏi anh ?
    Về Quê thôi  ... Mệt lắm rồi .....
  3. emlaluan156nct

    emlaluan156nct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Chương Mỹ - Hà Tây: Dân "vây" doanh nghiệp?!

    Cổng nhà máy của Cty Đức Thịnh vẫn bị vây hãm (chụp 12h00 ngày 9/4)
    Đào hào, dùng bao tải cát, gạch, gỗ bịt cổng nhà máy, dựng lều lán ăn nằm tại chỗ, đánh trống ầm ĩ cả vùng... Đó là những cảnh thường gặp nếu đến huyện Chương Mỹ - Hà Tây vào thời điểm này. 34 doanh nghiệp tại đây đang bị bao vây bởi những phần tử quá khích.
    Cả dân và doanh nghiệp đều bị lừa?
    Trò chuyện với báo chí, bà Nguyễn Ngọc Phúc - Giám đốc Cty TNHH Ngọc Phúc (Chương Mỹ - Hà Tây) bật khóc: "Sự nghiệp kinh doanh của chúng tôi có nguy cơ tan tành rồi...". Đã nhiều ngày Cty của bà Phúc và hàng chục doanh nghiệp (DN) khác bị nhiều người dân địa phương bao vây, rào cổng, cắt đứt mọi liên lạc và hoạt động.
    Bà Phúc kể: "Từ giữa tháng 3, người dân xông vào nhà máy đòi đóng cửa, đuổi công nhân, canh giữ 24/24 giờ. Mọi hoạt động kinh doanh hoàn toàn đình trệ. Bản thân giám đốc muốn đi qua lại phải thưa gửi với họ và phải... trèo rào mới vào được...".
    Khi được phỏng vấn, người dân tỏ ra bất hợp tác. Thậm chí còn hăm doạ khi phóng viên chụp ảnh.
    Ông Trần Thanh Chước - quyền Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ - cho biết: Vấn đề nảy sinh là do người dân không đồng ý với mức đền bù trước đây theo khung giá bồi thường của UBND tỉnh Hà Tây. Trên cơ sở kiến nghị của dân, UBND huyện đã có quyết định (số 279 ngày 25.3.2004) hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng đối với chủ sử dụng đất, theo đó các DN thuê đất phải trả cho dân 25,6 triệu đồng/ sào (360m2). Sự việc bùng lên từ đây, người dân dựa vào văn bản này ép DN phải trả thêm tiền thu đất.
    Tại buổi họp (tối 6.4) giữa Huyện uỷ, UBND huyện Chương Mỹ và các DN đang bị "vây", ông Trần Lợi, Bí thư Huyện ủy phát biểu: "Một trong các lý do để huyện ra quyết định nâng thêm tiền đền bù đất, là do giá đất trên thị trường biến động"(?).
    Ông Nguyễn Văn Toán - Phó Giám đốc Cty TNHH Văn Đạo - cho biết: "Khi đầu tư vào đây chúng tôi đã ký hợp đồng với chính quyền xã và huyện Chương Mỹ, đã trả tất cả các khoản đền bù theo yêu cầu, đã có hợp đồng thuê đất đàng hoàng, đúng luật. Không có lý gì, huyện Chương Mỹ lại vượt quyền tỉnh tự ý "đẻ" ra khung giá khác...".
    Chịu thiệt, vẫn không xong
    Ông Đoàn Quốc Thái - Giám đốc Cty TNHH Rồng Vàng VN cho biết: Để được yên ổn làm ăn, DN chấp nhận trả mức đền bù cao nhất (25,6 triệu đồng/sào). Nhưng để tránh thiệt thòi do sự "tiền hậu bất nhất" của huyện, đề nghị chính quyền miễn giảm tiền thuê đất cho họ 5 - 7 năm... Tất nhiên, trước hết chính quyền phải giải toả được đám đông người dân đang "vây" DN, để họ có thể trở lại kinh doanh.
    Theo ông Chước, UBND huyện cơ bản đồng tình với hướng giải quyết của các DN. Nhưng về việc có giải toả được người dân, ông Chước bảo: "Phải giải quyết quyền lợi cho dân trước mới giải tán họ được, nhức đầu lắm rồi"...
    Được biết, chiều ngày 7.4, Cty TNHH Rồng Vàng VN đã chấp nhận nộp tiền để thoát khỏi sự bao vây. Dưới áp lực của chính quyền địa phương, thêm 5 DN nữa ở xã Phụng Châu được giải toả.
    Chiều 8.4, ông Nguyễn Doãn Thuận - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Tây - khẳng định, đến ngày 8.4 địa phương giải toả xong việc dân "vây" DN. Nhưng sáng 9.4 chúng tôi vẫn chứng kiến hàng loạt DN ở xã này đang bị vây.
    Đại diện các DN Đức Thịnh, Trường Hạnh... cho biết: "Chúng tôi chấp nhận mang tiền vào nộp, nhưng chính quyền không cử người nhận tiền một cách đúng thủ tục, còn dân thì không chấp nhận mức tiền cũ mà đưa ra yêu sách... đòi đất (!)
    Đành rằng phải đặt quyền lợi người dân lên hàng đầu, nhưng cách giải quyết của UBND huyện Chương Mỹ là khó chấp nhận. Họ đã tạo ra những quy định bất nhất, hoặc hướng dẫn không chi tiết, khiến người dân không hiểu đâu là đúng, là sai dẫn đến hành động quá khích kể trên. Hơn nữa, chính quyền huyện đã không cương quyết khi sự việc còn là mầm mống, để lúc dân đánh trống bao vây DN, gây rối loạn trật tự trị an, làm đình đốn sản xuất của các DN thì sự việc đã trở nên trầm trọng...

    Một Ngày Hà Tây-Mãi Mãi Hà Tây-Yêu vợ Nhất Nhà
  4. CASABLANCA1983

    CASABLANCA1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Thật buồn vì HÀ TÂY liên tục xảy ra những vụ việc như trên.Hết AN KHÁNH lại đến CHƯƠNG MỸ.Ko biết đến bao giờ mới giải quyết đc đây?bây giờ kêu gọi đầu tư vào HÀ TÂY chắc các DN chạy mất dép hết cả.Mà sao lãnh đạo những địa phương ấy ko bị kỉ luật khi để xảy ra tình trạng ấy nhỉ?
  5. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0



    Nghề buôn rắn chúa



    Người ta gọi gã là Tuấn ?orắn?. Cả cuộc đời 30 năm trời gã sống cùng rắn, vui buồn cùng rắn. Ngôi nhà ba tầng khang trang mặt phố cũng từ rắn và những ngày vùi đầu vào đống rắn chết mà khóc nức nở cũng vì rắn. Rắn là sự nghiệp, là cuộc đời của gã.
    Buôn rắn chúa là nghề vô cùng nguy hiểm. Vậy mà hiện nay ở làng Phụng Thượng (Hà Tây) có rất nhiều người làm nghề này để mưu sinh.

    Cả làng đi bắt rắn
    Làng quê Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây của Tuấn ?orắn? ngày xưa nghèo lắm. Đất chẳng có, phù sa chẳng về nên trồng cây gì cũng héo hon, không cho quả, cho trái. Người dân bao đời lam lũ, đói nghèo.
    Thế rồi một ngày, cách đây hơn nửa thế kỷ, có một người đàn ông trong làng rủ ông nội Tuấn lên rừng ở mãi tận Sơn Tây bắt rắn về ngâm rượu bán cho các đại gia ở Hà Nội. Mỗi bình rượu rắn đủ bộ (tam xà hoặc ngũ xà) đem bán cũng đủ cho gia đình ăn no cả tháng. Thế là cả làng đi bắt rắn, ngâm rắn với rượu làng Vân. Nghề bắt rắn cứ thế nảy sinh, phát triển trong làng rồi tồn tại từ đời này qua đời khác.
    Rồi rắn mỗi ngày một cạn kiệt. Xưa kia, bắt một tuần có khi được cả tải rắn, giờ có khi cả tháng chả kiếm được con nào. Nhu cầu tăng thì lượng rắn ngày một giảm.
    Làm thế nào để có rắn đây? Thế là cả dân Phụng Thượng đổ xô vào nghề nuôi rắn. Nếu nói về tài nuôi rắn thì dân Lệ Mật (Gia Lâm), Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc) đã nổi danh từ nửa thế kỷ, song nếu nói về tài nuôi rắn chúa thì đất nước rộng lớn này chỉ có dân Phụng Thượng là cao thủ nhất. Để có rắn chúa làm giống cho hơn một ngàn hộ nuôi ở đây thì tất nhiên phải có một đội quân thu mua rất lớn mới có thể cung ứng kịp. Và Tuấn cùng hàng trăm tay ?osăn rắn? khác đã chuyển sang nghề buôn rắn để phục vụ làng nghề.
    Canh bạc nguy hiểm
    Có thể nói cuộc đời gã là những chuỗi ngày lang bạt khắp trong Nam, ngoài Bắc, không nơi nào không in dấu chân của gã nếu nơi đó có loài rắn chúa sinh sống. Buôn rắn chúa là nghề vô cùng nguy hiểm. Thứ nhất là vì chúng cực độc, nếu bị cắn mà không được cứu chữa kịp thời thì sẽ chết ngay tức khắc, thứ hai là khi bị tách khỏi môi trường tự nhiên chúng rất dễ chết, người buôn rắn có thể sạt nghiệp như chơi, thứ nữa là nếu bị kiểm lâm hay công an tóm là coi như ?otàn đời? vì rắn chúa là loài động vật đã được ghi trong sách những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Khó khăn, nguy hiểm là thế song gã vẫn có vô vàn cách để khắc phục.
    Để phục vụ cho cái nghề buôn rắn này, phương tiện quan trọng nhất là chiếc xe máy. Nếu đi bằng ô tô thì sẽ không có điều kiện chăm sóc chúng, vả lại dễ bị ?otóm?. Với chiếc xe máy cà tàng và chiếc ***g kín đằng sau, gã có thể rong ruổi dài ngày trong rừng, từ các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ đến tận Lai Châu, Sơn La, Hà Giang. Mấy năm nay số lượng rắn chúa ở các tỉnh miền Bắc đã cạn nên gã lại chuyển hướng khai thác vào Tây Nguyên, thậm chí sang tận Lào và Campuchia để tìm nguồn hàng. ở mỗi vùng, mỗi nơi gã đã có các vệ tinh nhỏ thu mua tại chỗ. Khi nào có rắn thì họ điện cho gã. Quãng đường vài trăm cây số gã cũng phải đến để bắt, cho dù chỉ có một con. Nếu để lâu, người săn rắn không biết cách nuôi dưỡng rắn sẽ chết.
    Rắn chúa rất lớn, con to có thể đến 30 kg, chúng chỉ sống ở trong rừng già, yên tĩnh và ẩm ướt. Mỗi ký rắn thịt hiện tại có giá 400.000 đồng, rắn giống có thể lên đến 1,5 triệu đồng/ký.
    Mỗi chuyến buôn rắn nếu kiếm được khoảng chục kg rắn chúa giống về làng thì gã có thể bỏ túi vài triệu đồng.
    Có con rắn chúa 5 - 6 kg đem về Phụng Thượng nuôi sau một năm có thể lãi được 2 triệu đồng. Nuôi vài năm, khi đó nặng cỡ 15 - 20 kg thì còn lãi cao hơn nữa. Tuy nhiên, chỉ nuôi một hai năm đầu là chúng nhanh lớn, sau đó lớn rất chậm, vậy nên dân Phụng Thượng thường chỉ nuôi từ đầu năm đến cuối năm là xuất.
    Trên đường buôn rắn, chuyện mất rắn chưa phải là nỗi kinh hoàng, mà đen đủi nhất là bị rắn cắn. Những tay buôn như Tuấn bỏ mạng ở trên đường là chuyện ?ongày một ngày hai?. Ở cái làng Phụng Thượng của gã mỗi năm nọc độc loài rắn cũng cướp đi tới vài sinh mạng. Chuyện bị cắn mà thoát chết thì hầu hết những tay buôn như gã đều đã trải qua. Người bị thối cả bàn tay, người rụng ngón tay, ngón chân, người bị nằm liệt... đầy rẫy trong làng cũng chỉ vì con rắn mà ra.
    Ngón tay cái chỉ còn một đốt của Tuấn cũng là do rắn cắn. Hôm đó, khi đang nhấc con rắn vào ***g, mọi khi hiền lành là vậy, sao nay nó trở nên dữ dằn đến thế, nó quăng mình đớp thẳng vào mặt Tuấn, Tuấn lấy tay gạt ra thì bị nó bợp vào tay. Tiện con dao Tuấn chặt đứt phăng một đốt và thoát chết trong gang tấc. Mẩu ngón tay bị chặt đứt này Tuấn đem ngâm với bình rượu giữ lại như một kỷ niệm đáng nhớ và coi nó như bài học để cẩn thận hơn.
    Nghề buôn rắn nguy hiểm vậy song nó lại là cứu cánh cho dân làng Phụng Thượng. Khi mà bình quân đầu người có vài thước ruộng thì người ta chẳng trồng cây gì để đủ sống được.
    Phạm Ngọc Dương
    Người Lao động


  6. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Một nghề thật nguy hiểm. Có bạn nào ở Hà Tây biết thêm về nghề này không?
  7. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
  8. anhdung1135

    anhdung1135 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào biết tin Thường tín sẽ bị cắt về Hà nội kô ?
  9. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0


    Một nữ sinh viên ÐH Nông nghiệp 1 tự tử



    Nạn nhân là Nguyễn Thị Thanh Dung (SN 1984, quê Phú Xuyên, Hà Tây), được phát hiện treo cổ chết rạng sáng 19.4, tại cây nhãn sau dãy nhà B3 Khu ký túc xá ÐH Nông nghiệp 1 (Châu Quỳ, Gia Lâm). Dung là sinh viên K48 trường ÐH Nông nghiệp, sống nội trú tại khu C2 KTX trường này.
    Khám nghiệm tử thi nạn nhân, cơ quan pháp y không phát hiện thương tích nghi vấn. Ðáng chú ý, một số sinh viên nữ cùng phòng Dung đã cung cấp cho cơ quan điều tra một bức thư nạn nhân để lại trước khi tìm đến cái chết. Trong thư, Dung cho biết lâu nay cô rất buồn chán muốn tìm đến cái chết, do không hòa nhập được với bạn bè...

    Từ những điều trên, cơ quan điều tra nhận định nạn nhân đã tự tìm đến cái chết vì những bất ổn về mặt tâm thần.

  10. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa nghe những vụ tử tử vì tâm lý, buồn chán chỉ có ở Phương Tây và các nước Công nghiệp. Ngày nay giới trẻ ta nhiều người cũng có sự căng thẳng quá tải trong cuộc sống.
    Thật xót thương và cũng cảnh giác trong giới trẻ chúng ta hay có một lối sống thật thoải mái , biết làm việc và giải trí.
    Ở Nước Nhật, có những website họ tập trung lại để tự tử tập thể.
    Nghe thì không thể tin được nhưng khi sống trong cuộc sống tự đày đoạ mình thì cái chết là một suy nghĩ rất gần gũi ...

Chia sẻ trang này