1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điểm Tin Thời Sự Hà Tây

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi jachinh, 04/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _anh_yeu

    _anh_yeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    6.781
    Đã được thích:
    0
    Dời địa điểm xây dựng Nhà máy rác thải ra khỏi khu vực chùa Hương: Ở đâu? Như thế nào?
    ?Sẽ tham khảo ý kiến các nhà khoa học và nhân dân
    UBND tỉnh Hà Tây vừa ra Quyết định số 479 chính thức dừng việc triển khai xây dựng Nhà máy rác thải tại An Phú - cạnh chùa Hương.
    Dự án này sẽ được triển khai tại một địa điểm khác thuộc huyện Mỹ Đức. Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong hôm qua (22/2), ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây nói:
    Trước hết, UBND tỉnh Hà Tây hoan nghênh, xin tiếp thu ý kiến của nhân dân, đặc biệt là loạt bài của báo Tiền Phong trong thời gian qua. Tuy nhiên, xử lý rác thải là một vấn đề rất khó khăn của tỉnh.
    Với hơn 2,5 triệu dân, bình quân mỗi ngày tỉnh Hà Tây có khoảng 600 tấn rác thải sinh hoạt, chưa kể lượng rác thải ra của hơn 2 triệu lượt khách vào mùa lễ hội, riêng khu vực chùa Hương cũng có hơn chục tấn rác/ngày đang phải chôn lấp sơ sài tại Thung Mơ.
    Dự kiến lượng rác trong tỉnh tăng khoảng 10% mỗi năm, do đó áp lực về rác rất lớn. Trong khi đó, tỉnh mới chỉ có một điểm xử lý rác tại Sơn Tây.
    Một nguồn vốn ODA về lĩnh vực này cũng đang được triển khai. Tỉnh Hà Tây sẽ lựa chọn công nghệ tiên tiến, đồng thời kêu gọi các nguồn đầu tư khác tập trung làm tốt vấn đề môi trường, xử lý rác thải trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là khu vực Hương Sơn.
    Thưa ông, trường hợp Dự án An Phú phải di dời phải chăng do công tác khảo sát chưa được quan tâm đúng mức?Qua đó có thể rút ra kinh nghiệm gì?
    Đối với các dự án xử lý rác, phải chọn địa điểm trước sau đó mới khảo sát đánh giá tác động môi trường. Dự án nhà máy xử lý rác tại An Phú mới dừng lại ở bước chọn địa điểm, thực tế chưa có đánh giá tác động môi trường. Nhưng ngay giai đoạn này dư luận đã phản đối, do đó tỉnh quyết định dừng lại và không thực hiện các bước tiếp theo.
    Ngày 18/2/2005, UBND huyện Mỹ Đức có Báo cáo số 07 đề nghị được chuyển vị trí xây dựng Nhà máy xử lý rác sang địa điểm khác. Ngay sau đó, Thường trực UBND tỉnh đã họp và quyết định chính thức di dời địa điểm nhà máy tới một nơi khác, trong đó có tính đến các lợi ích, hiệu quả lâu dài, bền vững đối với môi trường, cảnh quan.
    Giải quyết được vấn đề xử lý rác tập trung nhưng phải gắn kết dược các lợi ích kinh tế, đảm bảo lợi ích của cả nhân dân, kích thích các tiềm năng kinh tế khác cùng phát triển.
    Địa điểm mới sẽ được khảo sát thận trọng. Hiện tỉnh Hà Tây tiếp tục giao cho UBND huyện Mỹ Đức chủ động tìm một địa điểm khác phù hợp hơn. Như vậy, dự án sẽ vẫn được triển khai trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
    Trong thời gian tới, khi chọn địa điểm xây dựng nhà máy tại vị trí mới, tỉnh sẽ có những bước khảo sát cơ bản, tính toán đến các lợi ích đa chiều, đảm bảo tiêu chí nhiều mặt, có sự tham khảo ý kiến nhân dân, các nhà khoa học. Chúng tôi không bị thúc bách về thời gian hay tiến độ. Sau khi xác định được địa điểm chính thức mới triển khai dự án.
    An Phú là một vùng đất có nhiều trầm tích lịch sử, có lợi thế du lịch sinh thái, bổ trợ cho tuyến du lịch văn hóa tín ngưỡng chùa Hương, chủ trương của tỉnh về vấn đề này thế nào?
    Trong quy hoạch chung của Hà Tây về phát triển du lịch, vùng Quan Sơn - An Phú chính là một điểm nhấn. Tỉnh chủ trương phát triển nơi đây thành một vùng du lịch-sinh thái. Tuy nhiên vẫn chưa có dự án cụ thể nào đầu tư vào khu vực này.
    Xin cảm ơn ông!
    Nguyễn Tuấn - Trần Thanh (Tiền Phong)
  2. raulgonzalet

    raulgonzalet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.414
    Đã được thích:
    0
    """ Bài viết của báo điện tử vietnamnet""
    Gần tháng nay, người dân làng Hà Vỹ, xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Tây sống trong cảnh hoảng loạn, sợ hãi vì tin đồn trong làng có ma. Hầu hết giả trẻ, trai gái cứ sau 8h tối là đóng chặt cửa không dám ra khỏi nhà. Liên tiếp những vụ việc kì quặc xảy ra chỉ trong vài tuần lễ càng khiến cho những người dân nơi này tin rằng lời đồn đại là có thật.

    KỲ I: ĐÊM MA QUÁI

    10h tối. Đèn đường phụt tắt. Làng Hà Vỹ chìm trong bóng đêm. Cảnh vật tĩnh lặng lạ thường, chỉ có tiếng bìm bịp và bầy chó hoang bất chợt lại tru lên từng hồi. Bỗng ?oÁ á ah..?, giọng một người đàn ông la lên thất thanh từ phía cuối thôn. Sau đó là tiếng chân người nện thình thịch trên mặt đất?
    Tất cả những nhà dân quanh khu vực đó đồng loạt tắt điện. Bầu không khí u ám, rờn rợn bao phủ lên toàn bộ ngôi làng. Anh Quách Văn Toàn, một người dân có nhà ở gần chợ gà đầu thôn vác đèn pin bước nhanh ra khỏi cửa. 5 phút sau anh Toàn trở về thì thào: ?oBên ngoài có gì đâu. Chắc lại mấy thằng thanh niên làng bên sang đây chơi rồi giở trò dọa dẫm đấy...?.
    Nói thế nhưng gương mặt anh Toàn cũng không giấu nổi vẻ sợ hãi. Gần một tháng nay, cả nhà anh không dám đi chợ đêm bán gà như thường lệ nữa mà cứ phải ngồi nhà để chờ người ta đến mua hàng. Lí do nghe có vẻ hơi buồn cười. Vợ chồng anh Toàn? sợ ma.

    Tuy nhiên, không chỉ vợ chồng anh Toàn mà hầu hết dân làng Hà Vỹ đều lâm vào hoàn cảnh như vậy. Mọi việc bắt đầu từ lời ?otiên đoán? của một vị thầy bói có tên là Liên ở thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.

    Thầy Liên bảo, cái làng này có ngôi mộ do một gia đình mang từ nơi khác về chôn trộm cách cửa đền Hà Vỹ khoảng 300m. Hiện tại, ngôi mộ đó đang bị loạn âm dương. Vì thế, trong làng sẽ có nhiều người phải đền mạng. Tuy nhiên, nếu ai cố tình đụng vào ngôi mộ đó hoặc đào xới di chuyển hài cốt đi chỗ khác thì chính bản thân người đó sẽ phải chịu tội đầu tiên.
    Những người dân Hà Vỹ lúc đầu còn bán tín bán nghi nhưng càng về sau thì lại càng tin vào lời phán của vị thầy bói. Nguyên nhân vì thầy Liên ở tận Hải Dương nhưng lại nắm chi tiết, rành mạch về mọi vấn đề đang xảy ra trong làng. Đối chiếu lời thầy với thực tế, dân làng Hà Vỹ ngờ vực ngôi mộ mà thầy bói nói chính là mộ phần của gia đình bà Hồ Thị Khuyên, người xóm 1.
    Bà Hồ Thị Khuyên quê gốc ở xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Tây. Bà lấy chồng người Hà Vỹ và về làng này sinh sống từ vài chục năm trước. Tuy nhiên, cách đây hơn 10 năm, bà Khuyên có đem hài cốt của bố đẻ về chôn tại quê chồng. Người dân trong làng kháo nhau, cái mả này khi còn chôn bên xã Thống Nhất đã hại chết không biết bao nhiêu là người vì thế, dứt khoát không thể đem mộ phần đó đặt tại Hà Vỹ được.

    Chẳng ai biết đích xác vị trí ngôi mộ của gia đình bà Khuyên ở chỗ nào mà chỉ nghe loáng thoáng vợ chồng bà đem chôn trộm vào ban đêm cạnh một con mương dẫn thẳng vào khu đền trong làng. Đã từng có một thời gian, người ta hò nhau đào bới, xới tung những khu vực đáng nghi ngờ nhưng đào mãi cũng chẳng thấy mộ hay hài cốt đâu cả.
    Thậm chí, để bảo vệ ?onhân mạng? cho làng, có người còn đi khắp nơi rước các vị ?opháp sư? cao tay về để trừ ma diệt quỷ. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh ?ocái họa tà ma quấy rối? vẫn cứ khiến người dân Hà Vỹ ăn không ngon ngủ không yên. Đặc biệt, những câu chuyện thần thánh được thêu dệt càng khiến cuộc sống dân làng ngày càng trở nên bất ổn.
    Cụ Mơ bán nước gần cửa đền Hà Vỹ tâm sự: ?oKhoảng 12h đêm mồng 5 Tết, tôi lần mò ra ngoài vườn để đi vệ sinh bỗng nhiên trông thấy một bóng trắng thấp thoáng sau rặng tre đầu ngõ. Lúc đầu tôi cứ tưởng là ai đó mặc áo trắng đi lại ngoài đường. Tuy nhiên, cái bóng đó từ từ tiến dần lại phía tôi và đến khi chỉ cách tôi chừng chục mét thì tự dưng biến mất. Khi ấy, tôi mới hoảng hồn la ầm lên và bỏ chạy vào trong nhà?.
    Câu chuyện của cụ Mơ kể ban đầu khiến nhiều người không tin vì một bà cụ gần 70 tuổi mắt mũi kèm nhèm thì rất có thể sẽ nhìn gà hóa cuốc. Nhưng chỉ vài ngày sau, tin đồn lại được thổi bùng lên do có rất nhiều người dân cho rằng chính mắt họ cũng nhìn thấy ma.
    Chị Quách Thị Yến, chủ cửa hàng bán gà trong làng kể, đêm mồng 8 Tết, chị đem gà lên Hà Nội để bán tại chợ Long Biên. Tuy nhiên, khi vừa đi khỏi nhà chừng 1km thì xe chị Yến đâm phải ổ gà trên đường làng. Mất tay lái, chị Yến loạng choạng và ngã nhào xuống đất. Vừa lồm cồm bò dậy thì chị trông thấy có bóng người phía trước đang rảo bước rất nhanh. Tưởng là người trong làng chị Yến cất tiếng gọi nhưng người đó chỉ cười và bỏ đi. Lúc đó vào khoảng 3h sáng?
    Sau hôm ấy, gia đình chị Yến không dám đi chợ gà ban đêm nữa. Những hộ kinh doanh gà trong làng cũng đóng chặt cửa và chỉ dám mở hàng sau 6h sáng. Thậm chí, có nhiều nhà dân còn sợ hãi đến mức phải mua tỏi về treo trước cửa để đuổi tà ma.
    Giáo viên cấp I trong làng phản ánh: Học sinh cấp đi học ngoài cuốn vở cây bút, trong cặp và túi quần túi áo toàn?tỏi. (?!) Vào thời điểm ?onóng? nhất, dân trong làng kéo nhau sang chỗ ông Liên xem bói có tới hơn trăm người. Mà phải ăn ở hàng tuần chờ đợi tại đó mới đến lượt được xem?.
    Gia đình anh Quách Văn Toàn không dám cho con cái mình đi chơi tối. Ngay cả bản thân anh Toàn từ 10 ngày nay cũng bỏ bê toàn bộ công việc kinh doanh hàng ngày. Anh Toàn than thở: ?oLàng Hà Vỹ từ xưa đến nay không sợ trộm cắp, không sợ ma túy, không sợ bệnh dịch? thế mà lại sợ ma?. Những tưởng tin đồn ma quỷ chỉ tồn tại một thời gian ngắn nhưng bỗng dưng một loạt cái chết kì lạ xảy ra càng khiến dân Hà Vỹ nhốn nháo và náo loạn hơn?
    Kỳ 2:Những cái chết kỳ lạ ở làng Hà Vỹ
    ?oÔng Mang chăn bò chết đuối ngoài bãi ao sào kìa bà con ơi. Chết thảm lắm, ma dìm chết đấy?. Người đàn bà chừng 40 tuổi, đèo sau lưng một bao tải lông gà vừa đi vừa la toáng lên. Dân làng Hà Vỹ nhốn nháo, chạy toán loạn ra phía bãi ao sào để chứng kiến cái chết của ông Mang.

    Bãi Ao Sào là một hồ nhỏ cạn nước, rộng chừng 200 mét vuông, mực nước chỗ sâu nhất cũng không quá 70 cm. Ông Quách Văn Mang, 57 tuổi thuê địa điểm này của Hợp tác xã để thả cá và chăn vịt. Dân làng ai cũng biết, ông Mang vốn là tay ?obơi lặn như rái cá? lại rất ít khi rượu chè, nên khi có người đưa ra giả thuyết ông ?osay rượu ngã xuống ao chết đuối? liền bị đám đông phản đối ngay lập tức.
    Trước hôm chết, ông Mang vẫn còn rất khỏe mạnh. Nhiều người dân Hà Vỹ còn nhìn thấy ông tham gia lễ Thượng Nguyên do làng tổ chức vào chiều hôm trước. Khoảng 6h30 sáng 16 tháng giêng (tức 25/2 Dương lịch), ông ra khỏi nhà đi ăn sáng nhưng đến chiều tối vẫn không thấy về. Người nhà tưởng ông đi Chùa Hương theo lời mời của mấy người bạn nên không mấy ai để tâm. Khoảng 5h chiều cùng ngày, một số người dân Hà Vỹ trên đường đi làm về đã phát hiện xác ông Mang nổi trên mặt bãi ao sào.

    PV Vietnamnet tình cờ có mặt tại hiện trường lúc vớt xác ông Mang. Đông đảo người dân Hà Vỹ rất sợ hãi và đa số đều cho rằng ông bị ma dìm chết. Tuy nhiên, việc ông Mang chết đuối trong bãi nước sâu chưa quá rốn không phải là căn nguyên gây ra toàn bộ sự hoảng loạn của dân Hà Vỹ.
    Trước đó, dân làng còn xôn xao vì ba vụ người trong làng chết ?obất đắc kỳ tử?. Đầu tiên là anh Nguyễn Văn Hòa, 26 tuổi làm nghề buôn gà bị ô tô đâm chết hồi tháng chạp năm 2004. Tai nạn xảy ra ngay đoạn đường cao tốc Pháp Vân (chỗ cắt qua đường vào làng) khi anh Hòa đang lúi húi chuyển gà từ xe ô tô xuống đường. Vụ việc xảy ra không bao lâu thì đến lượt bà Dinh ?" (cũng người làng Hà Vỹ) do thần kinh không ổn định, đi vào làn đường cao tốc bị ô tô đâm chết hôm mùng 7 tết âm lịch.
    Tai nạn giao thông tưởng chỉ là chuyện không may nhưng nhiều người trong làng lại liên tưởng đến lời đồn đại về việc gia đình Bà Hồ Thị Khuyên đem ?omả độc?về chôn tại làng Hà Vỹ nên mới gây ra tai họa.
    Hơn chục năm trôi qua, tưởng mọi chuyện đã chìm vào quên lãng, đột nhiên từ một vài tai nạn bất ngờ, người dân Hà Vỹ lại đinh ninh con ma dữ kia đã trở lại hại người. Tuy nhiên, khi được hỏi, bà Khuyên cương quyết khẳng định: ?oGia đình tôi không hề chôn cất mồ mả gì trong địa phận làng này cả?.
    Rất nhiều người dân Hà Vỹ do quá sợ hãi đã kéo nhau sang nhà ông Liên ở Hải Dương xem bói thì nghe thầy phán: ?oLàng Hà Vỹ đang có một con ma dữ với hàng trăm ?oquân? chuyên bắt người trong làng đem đi. Từ ngoài mùng 10 đến rằm, ma còn về bắt người nữa?. Không hiểu lời ông thầy bói này linh đến mức biết trước thiên cơ, hay do một sự trùng hợp ngẫu nhiên, trong thời gian sau đó một người dân gốc làng Hà Vỹ đang sống trên Hà Nội cũng bị chết bất đắc kỳ tử.
    Dân trong làng rất tin lời ông Liên nên đã họp nhau cắt cử các cụ bô lão trong làng đại diện sang gặp ?onhà ngoại cảm tài ba?. Các cụ đi về mang theo một băng cát sét dài hơn 45 phút, thu nguyên văn lời ông Liên khẳng định chuyện con ma là có thật. Theo thầy Liên, dân làng phải ?ođồng tâm nhất trí từ trên xuống dưới? rồi hãy sang cầu thầy tìm cách trừ ma.
    Một loạt sự việc mơ hồ mang nặng yếu tố tâm linh lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội của hơn 3000 người dân thôn Hà Vỹ. Chính quyền địa phương trước vụ việc này cũng đành bó tay. Vấn đề thuộc về yếu tố tinh thần, không thể giải quyết bằng pháp lí, chỉ còn cách tuyên truyền, giải thích cho dân bớt hoang mang. Song việc này lại càng vô hiệu lực khi nhân dân một mực ?otuyên truyền? lại cán bộ: ?oCậu Liên bảo bao giờ trong làng từ trên xuống dưới phải một mực thành tâm đến cầu thì mới trừ ma được?!?
    Kỳ 3: Sự thật về những con ma làng Hà Vỹ
    Hàng loạt cái chết kỳ lạ xảy ra chỉ trong thời gian ngắn. Nhiều người dân Hà Vỹ tin rằng, mọi việc chẳng lành xảy ra với họ do tà ma quấy rối. Vậy đâu là sự thật?

    Làng Hà Vỹ cách thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Tây khoảng 5km. Vài năm trở lại đây, đời sống kinh tế của người dân nơi này rất khấm khá nhờ nghề buôn bán và giết mổ gà, vịt. Hà Vỹ có dân số gần 3.000 người với khoảng 600 hộ gia đình. Bình quân hộ nào cũng có từ 2 xe máy trở lên. Vì thế, số lượng người Hà Vỹ tham gia hoạt động giao thông rất lớn.
    Ông Nguyễn Văn Chiển, chủ tịch UBND xã Lê Lợi cho biết, từ năm 2002 trở lại đây, năm nào Hà Vỹ cũng có người chết do tai nạn giao thông. Hầu hết, những người dân trong làng đều hoạt động buôn bán vào khoảng thời gian nửa đêm gần sáng. Đây là thời điểm tinh thần con người không thoải mái, dễ bị mệt nhọc nên việc đi trên đường cao tốc gặp phải tai nạn là chuyện khó tránh khỏi. Đấy là chưa kể đến việc những người buôn bán gà ở Hà Vỹ thường phải chở sau lưng cả ***g gà lớn hoặc những bao tải hàng nặng không đảm bảo an toàn.

    Cái chết của anh Nguyễn Văn Hòa vào tháng chạp 2004 và cái chết của bà Dinh vào mùng 7 Tết âm lịch đều được xác định nguyên nhân là tai nạn giao thông. Hồ sơ của hai trường hợp này hiện đang được công an huyện Thường Tín lưu giữ.

    Còn trường hợp của ông Mang chăn bò nghe qua có vẻ vô lý nhưng kỳ thực mọi việc cũng không quá khó giải thích. Ông Quách Văn Phổ, Bí thư Đảng ủy xã Lê Lợi phân tích: ?oKhi vớt xác ông Mang lên khỏi mặt nước, những người có mặt ở đó đều chứng kiến tận mắt việc khuy quần của ông bị tuột từ trước. Vì vậy, khả năng ông Mang đi vệ sinh vào sáng sớm và trúng gió rồi ngã xuống ao là có thể xảy ra?. Giả thuyết của ông Phổ càng được khẳng định khi gia đình ông Mang cho hay ông có tiền sử bệnh tim.
    Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao người dân Hà Vỹ lại tin lời ông Liên thầy bói đến như vậy? Nhiều người dân trong làng nói về ông Liên đều tán dương, tôn thờ ông. Thậm chí, có rất nhiều người còn đọc vanh vách cả địa chỉ, số điện thoại của ?onhà ngoại cảm? này. Chính quyền xã Lê Lợi cũng không phủ nhận việc ông Liên từng giúp đỡ rất nhiều người Hà Vỹ tìm mộ liệt sĩ hoặc mồ mả của người thân họ hàng bị mất tích. Thậm chí, ông chủ tịch xã Lê Lợi còn kể, gia đình chú ruột ông nhờ ơn thầy Liên mới tìm thấy phần mộ của người quá cố đã thất lạc lâu năm.
    Rất nhiều người dân Hà Vỹ hiện nay đang lưu giữ cuộn băng cát sét ghi âm lời ?otiên đoán? của thầy Liên. Nhưng nếu nghe kỹ đoạn băng này thì có thể thấy lời phán của ông thầy bói không hoàn toàn trùng khớp với những gì đã xảy ra ở Hà Vỹ. Chẳng hạn, thầy Liên bảo khoảng 12 hoặc 13 tháng Giêng ở Hà Vỹ sẽ có một người tầm tuổi 50, 51 bị chết bất đắc kỳ tử nhưng thực ra đến tận 16 tháng Giêng ông Mang mới qua đời ở tuổi 57.
    Khu vực thầy Liên cho là có ngôi mộ gây tai họa cho cả làng Hà Vỹ kỳ thực chỉ là một đoạn bờ mương dẫn thẳng vào làng. Đây là con mương dẫn nước tưới tiêu cho cả cánh đồng lớn của xã Lê Lợi. Trên mặt bờ mương toàn là cây cỏ dại, dứa dại mọc thành từng bụi lớn nhỏ. Người dân Hà Vỹ ai ai cũng tin rằng dưới gốc dứa gần cây cầu đầu làng là một cái ?omả độc?.
    Tuy nhiên, việc chôn giấu một ngôi mộ ở ven con mương nước chảy là rất vô lý. Đấy là chưa kể đến việc cách đây chục năm, dân làng Hà Vỹ đã từng đào bới xới lộn tung cả khu đất ở đó nhưng vẫn không tìm thấy bất kỳ mồ mả nào. Trong khi đó, gia đình bà K. vẫn khăng khăng, hài cốt của bố đẻ bà đã được chôn cất ở một nơi khác chứ không hề đặt trong địa phận làng Hà Vỹ.
    Những lời đồn đại về bóng trắng thấp thoáng xuất hiện trong đêm mưa phùn lại càng phi lý hơn. Khả năng trông gà hóa cuốc là điều chắc chắn vì PV VietNamNet đã từng ?ophục kích? ở Hà Vỹ cả đêm mà chẳng thấy gì ngoài bóng những cậu choai choai đi lại dật dờ. Thậm chí, tận 2h-3h sáng vẫn có những thanh niên làng say rượu vừa đi vừa lè nhè, ca hát?
    Nguyên nhân cơ bản khiến người Hà Vỹ tin vào chuyện ma quỷ, bói toán là do trình độ dân trí ở đây không cao. Cả làng có khoảng gần 3.000 dân nhưng chỉ có 2 người đạt trình độ đại học, số còn lại chỉ mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học sau đó ở nhà buôn bán. Chính ông chủ tịch xã Lê Lợi, Nguyễn Văn Chiển còn khẳng định, trình độ nhận thức của dân Hà Vỹ thấp hơn hẳn so với các làng xung quanh.
    Câu chuyện ma quỷ đã kéo dài hơn một tháng gây ra bao thiệt hại cho người dân Hà Vỹ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tình hình ở đây đã có vẻ êm ả hơn. Một số hộ dân bắt đầu rục rịch trở lại công việc kinh doanh buôn bán gà. Chợ gà Hà Vỹ đã tấp nập hơn trước do dân làng chủ động chở gà đi chứ không ngồi nhà đợi người từ Hà Nội về lấy hàng như trước nữa. Chính quyền xã Lê Lợi cũng đang tích cực tìm đủ mọi biện pháp để tuyên truyền giải thích cho mọi người hiểu rõ vấn đề. Nhưng để những người dân nơi đây tin rằng những lời đồn đại tà ma quấy rối chỉ là nhảm nhí quả thực không dễ dàng và khó có thể giải quyết trong một sớm, một chiều.
    Lê Tân - Thế Phong
  3. negociateur

    negociateur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    0
    Post một bài báo dài như thế này, nhưng lại chẳng hề có một câu bình luận cá nhân, phỏng có ích gì?????????? Chả nhẽ công nghệ Copy-->Paste--->Public bây giờ khiến con ng ta ít chịu nói lên quan điểm cá nhân? Thiết nghĩ cần có sự chọn lọc thông tin + tư duy cá nhân--->Đưa ra thái độ, quan điểm, giá trị của thông tin...... Như thế thì thời sự mới thực sự ko phải là thứ rơm rạ khô khan! Thanks!
  4. raulgonzalet

    raulgonzalet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.414
    Đã được thích:
    0
    tôi không muốn chỉnh sủa vì tôn trọng quyền của tác giả còn biến cái của người ta thành cái của mình thì có khó gi`
    ???
    mà đây cũng là một cách câu bài nhưng không thô thiển đến múc nói dc răm ba dòng .Mà thử hỏi ngày ông bạn online trên mạng dc mấy giờ có thời gian đủ để mở mỗi cái messenger để đọc tin nhắn thôi chứ gì. ac ac thế ma` bày đặt. không thấy gì sao
  5. negociateur

    negociateur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi! Nhưng đúng là ông bạn chưa hiểu những gì tôi góp ý. Tôi ko nói đến chuyện đạo văn ở đây. Hơn nữa những thông tin trên mạng (đặc biệt là những tin tức thời sự) chỉ mang tính truyền tin để cho mọi người hiểu qua diễn biến của sự việc. Và tôi nghĩ rằng đã viết nên một cái topic có tên hoành tráng như thế này ko phải chỉ có mỗi việc đi copy lại bài viết trên mạng cho vào topic. Thiết nghĩ những gì ông bạn làm mới đúng thực là câu bài (vì có phải là bài viết của mình đâu, đúng hơn thì là ông bạn đang vi phạm cái mà ông gọi là quyền tác giả đấy, nhìn lại đi!)
    Tôi tin rằng những người thực sự quan tâm tới thời sự thì luôn luôn muốn ngoài thông tin cung cấp cho mọi người, còn đưa ra quan điểm, đánh giá của bản thân về sự kiện (vụ việc đó). Đó ko chỉ là vài dòng (mà theo ông bạn cho đó là câu bài), bởi nếu thực sự yêu thích những thông tin công cộng quý giá, thì hẳn có rất nhiều cái để nói, để type, chứ ko phải là "rặn" ra mấy dòng lấy lệ. Điều này chắc chắn mọi người đều hiểu.
    Thứ ba, tôi vào đây một cách tình cờ, tham gia thảo luận (đúng hơn là thấy cách làm, cách nuôi dưỡng topic này ko được tốt) để đóng góp ý kiến chứ ko hề có ý đả kích, phá hoại, hay thậm chí là câu bài (Đối với tôi thì có nhiều gold, nhiều bài phỏng có quan trọng gì, cái chính là khi tham gia thảo luận, mình có thể đưa ra nhận định riêng và bảo vệ được nhận định đó đến cùng). Thế nhưng cách nhìn nhận của ông bạn vào thiện ý đóng góp của tôi, theo như những gì tôi cảm nhận, là đang có ác cảm lớn. Nếu ko thay đổi được cách nhìn, cách hiểu về thiện ý của tôi thì cáo lỗi ông bạn, cáo lỗi những nhân HT!
    Chào thân ái!
  6. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Trong nhiều năm qua, vụ kiện tụng liên quan đến dự án xây dựng tuyến cáp treo Chùa Hương do tỉnh Hà Tây cấp giấy phép cho nhiều doanh nghiệp cùng triển khai đã dẫn đến chuyện dự án xây dựng này bị đình trệ...
    Sau khi đã thắng kiện ông Ngô Minh Hoạt, Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Hà Tây, Công ty cổ phần cáp treo Chùa Hương (CPCTCH) lại tiếp tục khởi kiện ông Đào Văn Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây.
    Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện thứ hai này là văn bản số 127 QĐ/UB ngày 2/2/2005 do ông Đào Văn Bình ký với nội dung "thay đổi chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống cáp treo Chùa Hương" từ Công ty HUPACO của ông Bùi Văn Sướng sang cho Công ty HUTRANCO (Công ty cổ phần Vận tải và du lịch Hương Sơn) do ông Bùi Quốc Anh (con trai ông Sướng) làm giám đốc.
    Xin nhắc lại rằng trước đó, giấy đăng ký kinh doanh (ĐKKD) cấp cho HUPACO do ông Ngô Minh Hoạt ký đã bị tòa án 2 cấp tuyên hủy theo yêu cầu của ông Ngô Ngọc Lâm - Tổng giám đốc Công ty CPCTCH. Ngày 21/2/2005, ông Ngô Ngọc Lâm đã làm đơn khiếu nại gửi UBND tỉnh Hà Tây tố cáo: Toàn bộ hồ sơ dự án xây dựng tuyến cáp treo Chùa Hương (là tài sản của Công ty CPCTCH của ông Lâm) nộp cho Sở KH-ĐT trước đó đã bị chiếm đoạt trái phép để chuyển giao cho công ty khác.
    Đúng 1 tháng sau khi gửi đơn khiếu nại mà không được hồi âm, theo đúng quy định của pháp luật, ngày 21/3 vừa qua, ông Ngô Ngọc Lâm chính thức phát đơn khởi kiện hai quan chức của tỉnh Hà Tây gồm ông Đào Văn Bình - Phó chủ tịch UBND tỉnh và ông Nguyễn Tiến Học - Phó giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh.
    Theo đơn kiện, việc cấp giấy ĐKKD mới cho Công ty HUTRANCO là vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định của Chính phủ, vi phạm nguyên tắc ban hành văn bản hành chính và Luật Công chức (ông Bùi Quốc Anh đang làm giám đốc một doanh nghiệp nhà nước).
    Trao đổi với các nhà báo, Tổng giám đốc Ngô Ngọc Lâm cho biết doanh nghiệp của ông đang đứng trước nguy cơ phá sản vì vốn liếng nhiều tỉ đồng cùng công sức, trí tuệ trong suốt hơn 6 năm qua (1998-2005) của Công ty CPCTCH đã bị "mất trắng" bởi những văn bản nói trên của Sở KH-ĐT và UBND tỉnh Hà Tây, dẫn đến việc phần lớn số cán bộ công nhân viên của Công ty CPCTCH ở 2 doanh nghiệp thương binh của Hà Nội và Hà Tây đã bị mất việc làm.
    Vì những lý do trên, Công ty CPCTCH đề nghị Tòa Hành chính TAND tỉnh Hà Tây ra quyết định hủy bỏ giấy ĐKKD do Sở KH-ĐT Hà Tây cấp cho Công ty HUTRANCO.
  7. HDcomputer

    HDcomputer Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với xã Khánh Thượng( Ba Vì) và Trung Hưng (thị xã Sơn Tây) (7/6/2005).

    Ngày 7-6, đồng chí Vũ Huy Hoàng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã về làm việc, kiểm tra tình hình phát triển kinh tế (PTKT) với xã vùng cao Khánh Thượng huyện Ba Vì.
    Cùng làm việc có Giám đốc các sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp & PTNT, Xây dựng, Chánh văn phòng UBND tỉnh. Lãnh đạo huyện Ba Vì và xã Khánh Thượng đã báo cáo với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về những thuận lợi và khó khăn của xã Khánh Thượng: Là xã miền núi, địa bàn rộng, giáp ranh với 2 tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ, tỷ lệ dân tộc chiếm 63%, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo của xã Khánh Thượng còn cao, chiếm 19%, tốc độ PTKT chậm, năm 2004 mức tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 7,4%, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) còn hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng kinh tế đồi rừng, du lịch. Đại diện các ngành của huyện, tỉnh tập trung phân tích những khó khăn của Khánh Thượng: Sản xuất nông nghiệp (SXNN) chưa chủ động tưới tiêu, một phần diện tích cao hạn chưa có hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu ở đây vẫn trồng cây dong riềng là chính, cây măng Bát Độ do chưa thâm canh nên hiệu quả thấp. Phong trào chăn nuôi chưa mạnh, tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi chưa cao, chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, gia cầm còn hạn chế. Việc cải tạo, khai thác đất vườn đồi còn chậm, định hướng PTKT chưa rõ ràng nên không phát huy được tiềm năng. Khánh Thượng còn 2 trường học chưa được đầu tư phải học tạm ở hội trường các thôn và kho HTX, vẫn còn 100 hộ chưa có điện thắp sáng.
    Kết luận buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những cố gắng của xã Khánh Thượng trong PTKT và hướng chuyển đổi CCKT thời gian tới: Cần tập trung lãnh đạo khai thác thế mạnh và tiềm năng của địa phương, đặc biệt cần hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ tới. Cần làm tốt công tác quy hoạch (QH): về sử dụng đất đai, QH không gian gắn QH PTKT nông thôn, QH nông nghiệp, chuyển đổi CCKT. Các phòng, ban của huyện Ba Vì và các ngành của tỉnh cần quan tâm hỗ trợ Khánh Thượng: Bổ sung vào danh mục QH dân cư nông thôn, đề án PTKT của Khánh Thượng cùng với 7 xã miền núi Ba Vì cần hoàn chỉnh sớm, đi trước một bước để có mục tiêu, giải pháp đầu tư phù hợp. Cần xây dựng đề án đầu tư xây dựng hạ tầng, thứ tự ưu tiên, cơ chế đầu tư theo phương thức hợp lý, đề xuất nguồn vốn với cấp có thẩm quyền, trong đó chú ý xã hội hoá lĩnh vực đầu tư để nhanh chóng đáp ứng cơ sở hạ tầng. Các ngành của tỉnh nghiên cứu các đề nghị của xã đầu tư cho cơ sở hạ tầng: Ưu tiên trường học và đường điện hạ thế cho xã miền núi.
    *Chiều ngày 7-6, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc các sở về làm việc với xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Trung Hưng là xã thuộc vùng bán sơn địa có 1.645 hộ, chia thành 9 cụm dân cư, SXNN còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu do địa phương đảm nhận, hệ thống điện cung cấp cho các trạm bơm đã xuống cấp. Là xã không có nghề phụ nên đời sống nhân dân thu nhập còn thấp, mới đạt 2,6 triệu đồng/người năm. Mặc dù đặc thù là xã ven đô nhưng tốc độ chuyển dịch CCKT còn chậm, định hướng PTKT chưa rõ. Đặc biệt xã Trung Hưng có Đền Và nhưng chưa được QH tổng thể nên việc đầu tư vốn cho tu sửa, tôn tạo còn khó khăn không khai thác được thế mạnh du lịch và di tích.
    Lãnh đạo các ngành của tỉnh đã đóng góp với xã Trung Hưng một số vấn đề về: Nguyên nhân chuyển dịch CCKT ở xã ven đô còn chậm; chưa phát triển được ngành nghề mới; chưa QH được định hướng phát triển bền vững. Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh phân tích rõ những lợi thế của Trung Hưng với đặc thù của xã ven đô nhưng chủ yếu vẫn là SXNN; sản xuất công nghiệp, dịch vụ còn hạn thế. Trung Hưng có nhiều tuyến đường đi qua nên thời gian tới sẽ mở ra triển vọng mới cho giao lưu, PTKT, mở mang dịch vụ, tăng thu cho ngân sách và cải thiện đời sống nhân dân. Trung Hưng đã thực hiện được công tác xã hội hoá đầu tư, huy động được sức dân tham gia xây dựng các công trình phúc lợi. Thời gian tới Trung Hưng cần xây dựng định hướng chuyển dịch CCKT, khai thác thế mạnh phát triển du lịch, di tích, dịch vụ và hình thành các vùng hoa cây cảnh phục vụ đô thị. Bên cạnh đó vấn đề tạo việc làm cho dân, thu hút các dự án đầu tư cần được quan tâm chỉ đạo của thị xã hỗ trợ để Trung Hưng cải thiện đời sống nhân dân. Trung Hưng cần thực hiện công tác QH, xác định đây là khâu đột phá cho phát triển, QH đô thị, dân cư, kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả của xã ven đô. UBND tỉnh sẽ đôn đốc Điện lực Hà Tây sớm đầu tư một số trạm biến áp cho xã Trung Hưng. UBND tỉnh giao cho thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư QH tôn tạo di tích lịch sử Đền Và gắn với đô thị Sơn Tây trong tương lai.

  8. HDcomputer

    HDcomputer Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Sẽ đầu tư sản xuất lắp ráp ôtô tại Hà Tây


    [​IMG]

    Lắp ráp ôtô tại công ty Ford Việt Nam
    Công ty Kinh doanh sản xuất ôtô xe máy Hà Nội dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp xe ôtô tải nhẹ 5 tấn trở xuống và xe chở người 9 chỗ ngồi tại cụm công nghiệp thị trấn Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Dự kiến, tổng mức đầu tư cho dự án này trên 135 tỷ đồng.

    Nhà máy được xây dựng trên diện tích 55.400m2, công suất thiết kế 6.500 xe/năm. Lộ trình tỷ lệ nội địa hoá toàn xe: năm 2009 đạt 40%; sau năm 2009 đến năm 2015 đạt 40-60%. Theo Bộ Công nghiệp, với mục đích phục vụ phát triển kinh tế xã hội, dự án trên của Công ty Kinh doanh sản xuất ôtô xe máy Hà Nội phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do vậy, Bộ Công nghiệp đã có văn bản thông báo ủng hộ dự án đầu tư này.Tuy nhiên, Bộ Công nghiệp cũng lưu ý, công ty cần chú ý một số vấn đề liên quan đến tính pháp lý cũng như hiệu quả đầu tư của dự án. Chủ đầu tư cần cân nhắc, đánh giá kỹ thị phần và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong bối cảnh hiện tại có nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư với quy mô lớn để sản xuất, lắp ráp ôtô.
  9. HDcomputer

    HDcomputer Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng, giao đất 5 cụm công nghiệp
    Tỉnh ủy Hà Tây thực hiện sát sao vai trò cơ quan chủ quản, giúp Báo Hà Tây hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
    Chương Mỹ hoàn thành công tác kiểm kê đất đai
    Xã Dân Hòa: Thu nhập cao từ nghề truyền thống
    Ba Vì với công tác đền ơn đáp nghĩa
    Thông báo ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh ủy về thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm và công tác sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
  10. _anh_yeu

    _anh_yeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    6.781
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này