1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Điện ảnh kịch trường.... topic của những người yêu điện ảnh

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi honghoavi, 17/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Điện ảnh kịch trường.... topic của những người yêu điện ảnh

    Mới xem xong phim Cướp biển (Pirates of the Carribean) có mấy nhận xét sau đây..

    Ưu điểm

    1/ Kỹ xảo quá tuyệt không có gì để bàn luận cả, chỉ có thể nói là người xem được xem một trong những phim có kỹ xảo hay nhất, "No con mắt" đó là kết luận của những người xem phim này.... Đoạn con tàu Người Hà Lan Bay, Con quái vật Kraken và chi tiết nhỏ nhỏ như ông già trong tầng hầm chiếc tàu người Hà Lan bay bị dính chặc vào trong thân tàu.... những tên thủy thủ mang hình dáng hải sản và cả davy Jones với cái đầu mực... tất cả đều rất chân thực và sắc nét....

    2/ Nhân vật Jack, vẫn như phần một, khắc họa nên một hình tượng cướp biển rất khác biệt, tuy rất mưu mẹo lém lỉnh nhưng lại có bản lĩnh và dũng cảm khi cần thiết và đôi khi rất biết hài hước giải quyết khúc mắt trong những tình huống căng thẳng.... Tôi không thể quên được sự dũng cảm đối mặt với cái chết của Jack khi đứng trước cái miệng khổng lồ của Kraken và chính điều đó làm nên một một Jack parrow thuyền trưởng huyền thoại của chiếc Ngọc Trai Đen.

    3/ Góc quay cực đẹp và khá sáng tạo khán giả có thể nhìn thấy những đoạn quay con tàu trên không hùng vỹ với làn nước trong xanh tuyệt đẹp hay tim loạn nhịp theo những chiếc vòi khổng lồ của của con quái vật Kraken khi cuốn người, đoạn 3 người đánh nhau trên chiếc bánh xe đang chạy ra biển hay đoạn chiếc tàu Người Hà Lan bay trồi lên khỏi mặt nước rất ấn tượng....

    Khuyết điểm...

    1/ Câu chuyện được viết tiếp phần hai hơi khiên cưỡng hầu như chẳng ăn nhập vì với phần một, ngoại trừ được kết nối bằng tình tiết đám cưới hai nhân vật chính là Wil và Eli bị hoãn lại và Wil phải tìm được chiếc la bàn (chẳng biết vì sao người ta lại biết đến chiếc la bàn và lão Davy nữa). Nhân vật Jack ở phần một là thuyền trưởng chiếc NTD tưởng đâu ngon lành cũng chỉ là thuyền mượn của Lão Davy.... đó là hệ quả của sự ăn theo...

    2/ Câu chuyện là sư pha lẫn một chút hài hài, một chút rùng rợn, một chút tình cảm. Nếu là phim hài thì chẳng thấy sảng khoái khi cười, nếu là phim rùng rợn thì chẳng làm ai phải khóc thét lên, nếu là tình cảm thì chẳng làm ai phải nhỏ nước mắt cho cái mối tình của Wil và Eli cả... Cái gì cũng một chút --> người ta gọi cái bệnh này là bệnh hòn non bộ... xem hoành tráng mà thật ra là đồ giả...

    3/ Nhân vật Jack là ưu điểm và cũng là khuyết điểm không có gì khác so với phần một vũ như cẩn trong khi khán giả chờ đợi một cái gì hơn như thế. Túm lại là không có bất ngờ và nói như tôi vẫn thường nói phim ảnh xem xong phải để lại một cái gì đấy đằng này nó cứ trơn tuột. Xem xong mà chẳng thấy trong mình có gì phải suy nghĩ phải lo lắng phải thao thức..... Thế tôi kết luận một câu... Đúng là phim kiểu giải trí.....

    Tôi đánh giá phim này 2 sao rưỡi....

    honghoavi
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Ôi dào, túm lại là nếu tui làm đạo diễn thì cái cảnh cuối cùng, khi tên thuyền trưởng (gì ấy nhỉ) bước xuống bậc thang và bà con đang há hốc mồm ra, thì tui The End luôn, chứ chẳng cho bà con thấy cái mặt mo của hắn làm gì. Biết đâu tập 3 bà con lại ùn ùn đi xem nhể?
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Nhân ?oChuyện của Pao? tham gia LHP Quốc tế
    Tổng hợp ghi chép dưới con mắt khán giả
    1. Thoạt đầu, tôi nghĩ mình sẽ không đi xem ?oChuyện của Pao? vì không thích tựa đề cùng những dòng tóm tắt nội dung của nó, có vẻ thu hẹp vào một con người (và người đó cũng khác mình ?" không phải là dân tộc Kinh). Không giống như ?oTúp lều bác Tôm? (đầy tò mò), ?oChuyện của Pao? nghe như một lối đi hẹp dẫn vào câu chuyện của một cô gái dân tộc Mông.
    Nhưng sáng nay, thấy Nàng Pao lại xuất hiện trên trang nhất các báo điện tử. Cánh Diều Vàng Việt Nam chính thức cất cánh bay cao ra thế giới (tham gia LHP Thế giới (World Film Festival) lần thứ 30 tổ chức tại Montreal (Canada).Mang theo đó là niềm đam mê đeo đuổi sự nghiệp cháy bỏng của Hải Yến và Quang Hải: một blockbuster (phim bom tấn) made in Viet Nam của Hollywood. Tôi vội vàng tìm thuê đĩa phim về xem ...Xem phim xong mới thấy, thật lấy làm ngạc nhiên!
    2. Không chỉ bị Quang Hải dẫn dắt vào câu chuyện với nội dung đơn điệu mà bạn còn bị ép đi vào như một kẻ cuồng tín ?" nghiêng rạp mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp vật lý của Pao. Mặc dù anh mới làm với Hải Yến vợ mình có mỗi một phim là ?oChuyện của Pao? trong tư cách đạo diễn - diễn viên, nhưng anh đã toàn tâm toàn ý với vợ mình đến mức đánh chìm hoàn toàn những người khác vừa cả về hình ảnh lần về đất diễn.
    Tôi nhớ đến một bài bình luận về cặp đôi Lê Hoàng ?" Mỹ Duyên: Nếu ngày xưa, các chàng trai làm ?othơ tán gái? ca ngợi mắt môi, ngón tay thon, nụ cười e ấp, mái tóc thề, lúm đồng tiền, gót chân son ? của cô gái mình mê mẩn thì các bộ phim gần đây của Lê Hòang dành cho Mỹ Duyên có lẽ cũng được xếp vào dòng ?ophim tán gái.? Xem những phim ?oGái Nhảy?, ?oLọ Lem Hè Phố?, ?o Nữ Tướng Cướp? - không kể các phim của thuở hàn vi trước đó - thì sẽ dễ dàng nhận ra sự ưu ái của anh dành cho cô: các vai diễn bao giờ cũng đẹp - chủ yếu là rất thánh thiện trong sáng trong tâm hồn, kiếm bạc triệu trong vài giờ mà giày cao gót còn không biết mang cho đúng cách, cướp được tình yêu chân thật từ tay những đối thủ nặng ký chỉ bằng sự trong sáng của mình theo kiểu "bất chiến tự nhiên thành - Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh". Bất chấp mọi lô-gic và lý lẽ của đời sống thực tế, vô tình anh đã đóng khung cô trong những giá trị tôn thờ của mình, và biến cô trở nên lạc lõng ?" phi lý trong cả ?oLọ Lem Hè Phố? lẫn ?o Nữ Tướng Cướp?.
    Quay lại với Chuyện của Pao
    Không rụt rè e lệ như Lê Hoàng, Quang Hải và Hải Yến mạnh dạn bày tỏ những nỗi niềm thông cảm ?" thán phục ?" khen ngợi của mình dành cho nhau. Chồng đạo diễn thì khen vợ diễn hay, ham học hỏi, chịu đựng cực khổ nằm gai nếm mật ở vùng sâu vùng xa hàng tháng trời vì nghệ thuật, vợ diễn viên thì khen chồng bản lĩnh ?" yêu nghề - hy sinh tất cả vì điện ảnh? Rồi cả câu chuyện trước đó về việc Hải dẫn Yến đi xem người ta casting cho The Quiet American, run rủi sao Yến lại lọt vào mắt xanh của ban tuyển chọn ? Nói chung thì luôn luôn là hai vợ chồng, khắng khít nâng bước không rời, đường đi của đôi ta là một. Và người xem tự hỏi, không biết Hải Yến rồi có tham gia vai chính trong bộ phim sắp tới của Quang Hải hay không?. Trong phim ấy chắc Yến sẽ vẫn đẹp (còn người khác thì vẫn xấu, nhạt) chứ?
    Tôi ngán ngẩm nghĩ tới ba từ không mấy xa lạ mà thằng bạn vẫn nhắc: Gia đình trị
    3. Chạy qua nhà thằng bạn chí cốt KillerFish - người ghiền video clips lẫn nhạc của John Lennon từ hồi mới 15 tuổi, vậy mà chẳng nói chẳng rằng nó ơ thờ ngồi trước đĩa nhạc DVD gồm rất nhiều video và nhạc của John. Lý do chính bởi vì anh đã đưa hình ảnh người vợ Yoko Ono quá nhiều vào trong các bài hát từ Imagine, Beautiful Boy, Stand by me sang #9 Dream, Woman, Jealous Guy, Love ? . Những hình ảnh đó, phải công nhận được quay rất nghệ thuật, tình cảm chân thật, đầy tính nhân văn cùng những ý nghĩa đẹp đẽ, thế nhưng đã chẳng đem lại cảm giác đặc biệt gì cho người xem. Với lời nhạc của John Lennon, thừa ý nghĩa và chiều sâu để dàn dựng thành các clips đẹp. Nhưng anh đã chọn Yoko ?" vì tình yêu. Và điều đó, đã làm giới hạn đi vẻ đẹp trong các ca khúc của anh.
    Nó chọn cách tắt DVD, mở lại CD cũng những bài đó, và thấy bay bổng hơn hẳn.
    4. ?oGia đình trị? sẽ trở nên tốt hay xấu, hay hay dở, thành công hay bị phản cảm, tùy thuộc vào loại hình nghệ thuật và sự tương xứng tài năng của những người đó. Ở đây, vấn đề đặt ra không mang nghĩa tiêu cực - Đạo diễn phải có một diễn viên của riêng mình. Tôi ủng hộ quan niệm này.
    Steven Spielberg và Tim Burton, hai đạo diễn tôi rất yêu thích, đã không mắc phải vấn đề này dù hai ông có thừa khả năng, lí do và cả cơ hội để làm điều đó. Khi Spielberg gặp Kate Capshaw trong bộ phim "Indiana Jones and the Temple of Doom" (1984), bà là một cô gái chân dài tóc vàng xinh đẹp và rất gợi cảm. Bộ phim này hiện vẫn đứng đầu Top 5 phim đắt khách nhất của Kate và 4 phim sau đó là phim của các đạo diễn hoàn toàn khác. Tim Burton, tuy vẫn ?ocài? vợ (Helena Bonham Carter) trong một số phim do ông đạo diễn như "Planet of the Apes", "Charlie and the Chocolate Factory", "Big Fish", "Corpse Bride" ... nhưng cách cài đặt khá nhẹ nhàng, thoáng qua, phần lớn không phải vai chính và dừng lại ở ?omật độ, cường độ? chấp nhận được. Hơn nữa, Helena Carter chính bà đã là một diễn viên đầy tài năng nên người ta không cảm thấy ?ochướng?.
    Nicole Kidman và Tom Cruise từng đóng cặp bên nhau trong rất nhiều phim ?ocũng rất tuyệt? như: Nghìn trùng xa, Những ngày sấm động (trước khi lấy nhau), Mắt khép hờ (đã thành vợ chồng). Tôi không hề cảm thấy tính chất ?ogia đình trị? khi xem các phim này.
    Tiếc thay ở VN ta lại không được thế ? Cái kiểu tư duy phong kiến cha truyền con nối ?oCon vua rồi lại làm vua? đã ăn sâu bám rễ! Nhan nhản những trường hợp các bộ phim trong đó - chồng (hay người yêu) là đạo diễn nổi tiếng, đưa vợ (hay người yêu) có diễn xuất tàm tạm vào các vai chính trong phim. Từ cổ coi phim của đạo diễn Hồng Sền ?oCánh đồng hoang?, ?oMùa gió Chướng? ..sẽ thấy không chỉ người tình Thúy An mà còn cả con gái Mai Phương; đến kim xem phim Trần Anh Hùng thì sẽ thấy Trần Nữ Yên Khê, xem Lê Hoàng sẽ gặp Mỹ Duyên, xem Quang Hải sẽ thấy Hải Yến chói sáng.
    Khi yêu, người yêu trong mắt ta là thiên thần. Nhưng họ có là thiên thần trong mắt người khác hay không thì đó là chuyện hoàn toàn khác.
    5. Thay cho lời kết:
    Tôi chợt nhớ tới một cặp Sarah Brightman và Andrew Lloyd Webber - một cặp đôi rất cân xứng. Sarah Brightman là ngôi sao opera còn Webber là người chuyên viết các ca khúc opera và các vở nhạc kịch. Khi Sarah gặp Webber để thi tuyển vào vai diễn trong vở Cats, họ đã yêu và cưới nhau. Vở nhạc kịch thành công rực rỡ ?oPhantom of the Opera? chính là tác phẩm mà Webber viết riêng cho Sarah Brightman (thủ vai nữ chính). Với một tài năng xuất chúng, sánh đôi cùng Webber - một trong những người giàu nhất Anh quốc vậy mà ... Cuộc hôn nhân 6 năm là một thời gian cực kì khổ sở với Sarah. Cô phải sống trong sự dèm pha của báo chí cho rằng cô sống nhờ vào danh tiếng của Webber, và cô ra đi vì không thể chịu nổi áp lực bị "phủ bóng" cùng với ý muốn được khẳng định giọng hát trời cho của mình. Sau khi ly dị, cô trả lời báo chí: "Hãy gọi tôi là Ms Dependable", như một ám ảnh vẫn còn chưa nguôi ngoai ...
    "If you love somebody, set them free"
    Bitồ
    (Source: http://www.namtay.com)
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Cướp biển! Cướp biển!
    Cướp biển! Cướp biển! Nhắc đến hai chữ "cướp biển" có lẽ khiến người ta sởn gai ốc vì nghĩ đến những cảnh cướp bóc dã man, không chút tính người. Thế nhưng, trong giới giải trí, "cướp biển" gắn liền với những cuộc phiêu lưu hấp dẫn và đầy tính kì thú. Chẳng hạn, chỉ cần đọc tựa phim Đảo Cắt Cổ, khán giả đã có thể bị tính tò mò kéo đến rạp. Vậy mà mong muốn thỏa vây tang bồng trên sóng trên gió của khán giả mãi vẫn không được các nhà làm phim thỏa mãn.
    Năm 2003, khi Những tên cướp biển vùng Caribê: Lời nguyền Ngọc trai đen ra mắt, các nhà phê bình không ngần ngại khẳng định: bộ phim này đã làm sống lại dòng phim "cướp biển". Không những vậy, bộ phim thuần túy giải trí này được đề cử 5 giải Oscar, trong đó có đề cử ?oNam diễn viên chính xuất sắc nhất? dành cho Johnny Depp trong vai cướp biển lãng tử Jack Sparrow.
    Sau cú vơ vét tiền bạc tại các quầy vé, "thuyền trưởng" Gore Verbinski lại lèo lái con tàu "cướp biển" của mình đi tìm kho báu khác với tên gọi Những tên cướp biển vùng Caribê: Chiếc rương tử thần. Trên khoang người ta vẫn thấy có Johnny Depp - nên nhớ, sau mỗi lần được giải Oscar ghé mắt qua thì tiền cát sê sẽ có chiều hướng đi lên; Orlando Bloom - dư âm Chúa tể những chiếc nhẫn còn vương vấn đâu đây; Keira Knightley - cô đào người Anh đang tới độ tỏa hương toả sắc này cũng vừa được đề cử giải Oscar cho vai diễn trong Kiêu hãnh và định kiến.
    Đổ tiền mời các diễn viên hạng sao lên tàu kể ra vẫn còn chưa đủ, nhất là khi ghế nhà sản xuất được Jerry Bruckheimer thượng tọa. Người ta phải bỏ ra gần cả năm trời để quay phim và tổng số tiền tiêu tốn lên đến 225 triệu đôla Mỹ. Nam diễn viên Johnny Depp chép miệng: "Jerry Bruckheimer mà! Phải khác chứ!". Cũng cần giải thích thêm, Jerry Bruckheimer là tay chuyên trị các siêu phẩm điện ảnh, chẳng hạn: Ngày tận thế (1998) - chi 140 triệu đôla, thu lại hơn 400 triệu; Trân châu cảng (2001) - chi 135 triệu, thu trên 250 triệu; Báu vật quốc gia (2004) - chi 100 triệu, thu gần 350 triệu. Như vậy, những người bỏ một phần tư tỉ đôla vào bộ phim này hẳn sẽ ít thấp thỏm hơn là đem tiền đó đi cá độ bóng đá.
    Sau ba ngày công chiếu, Những tên cướp biển vùng Caribê: Chiếc rương tử thần được các nhà phân tích thị trường trân trọng giựt những cái tít có cùng một nội dung: bộ phim đã đạt con số 100 triệu đôla tiền vé chỉ sau hai ngày - một chuyện chưa từng xảy ra, đồng thời phá kỉ lục bán vé trong những ngày cuối tuần với 132 triệu đô la. Đi sâu vào phân tích sự thành công của bộ phim, ta thấy một số điểm như sau.
    Thứ nhất, bộ phim nhắm vào một nhóm khán giả đầy tiềm năng. Cái tên Walt Disney hé mở cho bạn phần nào? Nhãn hiệu Walt Disney thường được dán trên các bộ phim gia đình, đối tượng phục vụ chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên. Một em tới rạp xem phim thường kéo theo gia đình hoặc bạn bè. Như vậy, giả sử bộ phim bình thường kéo được một khán giả đến rạp thì bộ phim này có thể kéo đến hai, đến ba.
    Nhưng làm sao để kéo các em thanh thiếu niên đến rạp? Các tay lựa chọn chủ đề của Walt Disney rõ ràng đã quá thông thạo: cướp biển và những màn đánh kiếm chẳng phải là trò chơi yêu thích của các em hay sao. Chắc hẳn mọi người còn nhớ James Barrie cùng câu chuyện về Peter Pan chiến đấu với thuyền trưởng Móc câu được dựng thành phim đã cuốn hút các em nhỏ như thế nào. Chính nam diễn viên Orlando Bloom từng tâm sự: hồi nhỏ anh rất thích chơi trò cướp biển, tưởng tượng ra các màn đu dây, leo cột buồm và rồi được thoả lòng mong ước khi tham gia bộ phim này. Hơn thế nữa, các màn đánh kiếm được tập luyện thật công phu: sao cho vừa quyết liệt mà lại vừa đẹp mắt, vừa an toàn mà lại vừa có vẻ nguy hiểm. Trong bản nháp của kịch bản phim có đoạn miêu tả: "màn đánh kiếm có không khí giống như đoạn cuối của bộ phim Kẻ tốt, Người xấu và Tên tồi tệ (chú thích: đây là một phim cao bồi kinh điển với Clint Eastwood và các màn đấu súng một mất một còn). Và thế là màn đấu kiếm hoành tráng nhất trong lịch sử điện ảnh bắt đầu!". Quả thật, các diễn viên trong bộ phim này như thể phải hóa thân thành những đứa trẻ tham gia vào những trận đánh ngoạn mục để dành được ánh mắt xoe tròn thán phục cùng những tiếng suýt xoa từ phía các em.
    Johnny Depp tâm sự: "Tôi mong muốn một đứa trẻ và một người lớn ngồi cạnh nhau trong rạp đều cảm thấy thích thú". Rõ ràng Walt Disney đã tính đến hiệu ứng dây chuyền: nếu một người lớn đi xem phim, cảm thấy hay, họ có thể sẽ bàn tán trong giờ cà phê cà pháo và rồi bạn bè của họ tò mò đi xem, lại kéo theo cả con cái, vợ chồng. Như vậy, có thể nói, những yếu tố cuốn hút trong phim không chỉ dành cho trẻ em mà còn cho người lớn.
    Nếu ngôi nhà được dựng trên cây giữa khu rừng rập - từng được nữ diễn viên Keira Knightley miêu tả là "đẹp mê hồn", "không thể thốt lên lời nào" và "chỉ biết đứng đó mà ngắm" là một kiểu hình ảnh hay xuất hiện trong giấc mơ của trẻ thơ thì những chiếc rọ làm bằng thừng và guồng xay nước trở thành niềm thích thú của người lớn khi những vật đó tham gia vào các pha mạo hiểm rợn người. Nếu ma thuật và quái vật làm lôi cuốn trẻ em thì những tư liệu mang tính truyền thuyết, như con tàu Flying Dutchman, được xây dựng thật tỉ mỉ, hẳn sẽ làm hài lòng người lớn. Nếu câu chuyện tìm kho báu kích thích trí tưởng tượng của các em nhỏ thì việc xây dựng tính cách nhân vật mang tính chất tăng tiến sẽ làm thỏa mãn đầu óc suy luận của người lớn.
    Cuối cùng có một thứ, cả người lớn lẫn trẻ em đều thích thú đón nhận, đó là sự hài hước. Khán giả xem phim không thể nào quên cách diễn xuất tưng tửng nhuốm màu tráo phúng của Johnny Depp, trong vai Jack Sparrow. Một khuôn mặt tô vẽ, một điệu bộ nhúng nhảy, hiền từ nhưng láu cá, nghịch ngợm, một nhân vật sẵn sàng biến những tình huống thập tử nhất sinh thành trò đùa, biến sự căng thẳng của khán giả thành những tràng cười thích thú. Còn nhớ khi Jack Sparrow khi bị phe đối nghịch bắt trong phần đầu của bộ phim. Tên trùm cướp biển ngạo mạn nói rằng: "Mi là một tên cướp biển tồi nhất mà ta đã từng nghe tiếng đó!". Jack lém lỉnh đáp lại: "À, nhưng ít ra thì ông cũng đã từng nghe thấy tiếng của tôi đấy chứ!". Jack Sparrow được các nhà viết kịch bản miêu tả là một tay cướp biển thông minh, vui tính, hảo hán nhưng họ đã bị Johnny Depp làm bất ngờ bởi sự sáng tạo trong diễn xuất của anh. Bạn diễn thì thán phục, các nhà làm phim thì lùi lại một bước để dành chỗ trống cho Johnny thăng hoa. Anh đã xây dựng được một hình tượng anh hùng được nhiều người yêu quí, như Indiana Jones chẳng hạn, từ con số không. Phần hai của bộ phim đã dựa vào nhân vật do anh thủ vai để làm khẩu hiệu quảng cáo: "Thuyền trưởng Jack quay trở lại". Điều này đã cho thấy sức hút của anh đối với khán giả mạnh mẽ như thế nào.
    Nhà sán xuất Jerry Bruckheimer từng nói: "Nếu phim của tôi làm ra chỉ dành cho các nhà phê bình thì chắc giờ tôi đang ở trong một studio nho nhỏ nào đó ở Hollywood". Như vậy, Những tên cướp biển vùng Caribê: Chiếc rương tử thần đã được nhà sản xuất dán mác: "dành cho quần chúng". Thế nhưng, người ta vẫn có thể kì vọng được thưởng thức một bữa dài hơn, thịnh soạn hơn và ngon hơn phần đầu tiên.
    nguồn Yxine.com
    http://yxine.com/?gf=bv&view=1&articles_id=438
    honghoavi
  5. KemTra

    KemTra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước đi Diamond thấy chiếu Nghệ Thuật quyến rủ của Hàn Quốc thấy hay hay nên bay vèo vô xem luôn.
    Phim được đó các bạn!
    hài nhẹ nhàng, Cool cực kỳ, đặc biệt là vẻ mặt "ngây thơ chính hiệu con nai tơ" của cô nàng Ji Won dễ thương vô cùng. diễn xuất tốt, trang phục thời trang, ... phim xem xả Stress được lắm đó!
  6. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Bộ lâu nay kô ai xem phim gì sao mà cái topic này vắng tanh vậy nè?
    Để chichi vào khuyấn động nó chút nha.
    Hôm bữa, xem phim Dạ yến xong. Cảnh quanh hoành tráng, đúng theo điểu của phim Trung Quốc.
    1) Cảnh cung điện: màu sắc khi quay cảnh cung điện thú vị thật. Nó thâm trầm, u tối, chỉ được thắp sáng bằng vô số ngọn nến. Có cảm giác ở đây, người ta đều không sống thật chính mình, luôn cố gắng che đậy những cảm xúc thật, suy nghĩ thật và bộ mặt thật. Tuy cung điện rất nguy nga tráng lệ nhưng nó cũng tạo cảm giác là sắp bị nổ tung lên bởi các âm mưu đen tối đã chất chứa quá nhiều trong cái khung son ***g vàng này. Cả đám thái giám, tì nữ cũng chẳng có sức sống, cứ âm thầm,lặng lẽ và sợ sệt. Tuyệt.
    2) Cảnh rừng trúc. Lại rừng trúc, ý tưởng bị trùng lắp quá nhiều ở các phim Ngọa hổ tàng long, thập diện mai phục. Mà rừng trúc trong phim này cũng không ấn tượng bằng 2 phim trước. Cho 0 điểm về mọi mặt.
    3) Trang phục. Đẹp. Quần áo của các diễn viên thực sự đc làm công phu và mô tả khá rõ tính cách của nhân vật. Uyển hoàng hậu thì luôn mặc bộ quần áo nặng nề, nghiêm trang và có màu đỏ thẫm, y như dục vọng,lòng ghen tuông của bà ta. Còn nàng Thanh Nữ thì y phục nhẹ nhàng, mềm mại , rất hợp với tính t ình trong sáng, dịu dàng và không vướng bận bất cứ tham vọng nào của nàng. Bộ y phục của Thái Tử thì hơi yếu đuối so với địa vị 1 thái tử, cũng giống như chính tâm trạng bất định và tính cách hơi nữ tính của chàng.
    4) Cảnh máu me. Đạo diễn cho tả thực và quay cận cảnh cảnh máu chảy đầu rơi quá nhiều, Đâm ngán. Gì mà hở ra là máu chảy ròng ròng thành sông thành suối. Có lẽ đạo diễn muốn gấy ấn tượng mạnh, nhưng vì lạm dụng nên lại phản tác dụng.
    5) Nhân vật. Thực ra, tất cả các nhân vật đều hay, nhưng có lẽ kịch bản không đào sâu được nhân vật nào và diễn viên thể hiện cũng yếu. Nhân vật Thái tử là đáng thất vọng nhất. Đang lý ra, khi nghe tin phụ hoàng bị giết, rồi hoàng hậu (cũng là người yêu cũ bị chiếm đọat thì 1 Thái tử chân chính sẽ nuôi lòng phục thù ghê gớm lắm. Đằng này, Thái Tử Vô Loan cứ dở dở ương ương thế nào í. Bảo đi trả thù thì cứ cà xịt cà xụi, mà bảo "lấy ân báo oán" thì làm cũng kô xong. Chả biết Thái tử nghĩ gì. Thậm chí chichi cho rằng, nếu Thái tử này mà lên ngôi, dám chỉ làm bù nhìn hay mất nước quá. Không thấy tính cương quyết và mạnh mẽ gì hết. Nhân vật Hoàng thượng của Cát Ưu cũng thiếu đất diễn và diễn biến tâm lý kô logic. Lúc đầu xem phím cứ nghĩ là ông ta chỉ ham muốn ngoi vua, khi được ngôi vua rồi thì thấy hoàng hậu đẹp quá nên chiếm luôn. Tự nhiên đến cuối phim, nhận ra là Hoàng hậu klô yêu mình, muốn giết mình thì ông ta đâm thất vọng và tử tự. Dzô dziên quá!!!. Một người dám giết vua để giành ngôi, dám hạ lệnh ám sát Thái Tử , nhẫn tâm hạ chỉ đánh chết mệnh quan của triều đình thì kô thể có tâm lý yến hèn đến vậy, không thể dễ dàng chết vì tình đến vậy. VÀ từ đầu đến cuối phim, chẳng có gì cho thấy là ông ta yêu Uyển Hoàng hậu đến nỗi có thể chết vì bị từ chối tình yêu.
    Túm lại, phim này coi cho đã mắt thôi, chứ nhìn chung thì còn kém cỏi lắm. Bà con rảnh thì coi, không thì đừng quá nô nức, coi chừng thất vọng. Ý kiến chủ quan thôi nhá. Mong mọi người hiểu cho.
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Ừ nhận xét của chi chi đúng đấy... Phim ảnh bây giờ coi no con mắt chứ không đã "cái lòng"
    Nhớ ngày xưa xem "bạn có thư" hay "đêm trắng ở Seatle" do Meg Ryan và Tom hanks đóng xem xong cứ nhớ hoài....
    honghoavi
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Ô hô, "You''ve Got Mail" và "Sleepless in Seatle" là 2 trong số những phim kinh điển của Tom Hank và Meg Ryan rùi. Tiếc là sau đó không thấy 2 người đóng chung nữa.
    Sao bà con không bàn về phim Ice Age nhỉ (Kỷ Băng Hà ấy). Phim nói về tình bạn giữa voi ma mút Manfred, cọp răng kiếm Diego, chồn lười Syd trên đường đưa em bé người về với Cha. Giữa những khó khăn và hiểm nguy, từ kẻ thù họ đã trở thành bạn bè lúc nào không biết và cùng nguyện đi bên nhau trọn đời.
    Sang tập 2 thì xuất hiện thêm nàng voi ma mút Ellie lúc nào cũng nghĩ mình là... Chuột. Và Manfred đã làm cô nàng nhận ra mình là 1 cô voi bằng nhiều tình huống cười bể bụng nhưng không kém phần xúc động.
    Đây là 1 bộ phim đáng xem vì nó truyền đạt những tư tưởng tốt đẹp về cuộc sống tập thể, đồng đội. Và những hình ảnh đẹp, thêm 1 nhân vật phụ là con sóc với quả hạt dẻ cũng làm cho ta thấy nhẹ nhàng.
    Mại dzô! Ice Age xin kính chào quý khách!
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tớ xem phim này trên HBO rồi (hay là Starmovies nhỉ - khửa khửa chẳng nhớ nữa)... đúng là phim đáng xem... nhưng mà đối với ...con nít. Có lần tớ đang xem phim hoạt hình "Sinbad và huyền thoại bảy đại dương" bị người bạn bảo... cái đồ con nít!!!!!
    Đừng nhầm... @vi cũng muốn làm con nít nè (sướng thí mồ) người có tâm hồn tươi trẻ (hay con nít hay trẻ con đều được )... Chẳng phải ai ai cũng thích phim mèo -chuột hay sao? (đừng hiểu nhầm tập hai ) Tom & Jerry chứ hổng phải... phim kiểu mèo chuột đâu àh nghen)
    honghoavi
    Phim hoạt hình muôn năm
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 10/10/2006
  10. vh1981

    vh1981 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    22
    coi phim xả stress thì chọn phim hoạt hình là hay nhất đó . Vh đề cử phim Madagaska - Phim nói về chuyến phiêu lưu tìm về với thiên nhiên của 4 con vật trong sở thú New York gồm: sư tử Alex, ngựa vằn Martin, hà mã Gloria và hưou cao cổ Melman. Vì được nuôi dưỡng tại sở thú từ nhỏ nên khả năng sinh tồn ngoài tự nhiên của 4 con vật đều không có. Chúng lạ lẫm với môi trường, sợ hãi những thú hoang khác.... nhưng khi cái đói ập đến, bản năng sinh tồn trỗi dậy.......

Chia sẻ trang này